Về mặt kinh tế thì chính phủ cũng được ví như 1 doanh nghiệp (loại đặc biệt) trên thị trường vốn quốc tế.
Chính phủ có các nguồn thu từ: thuế, phí, lệ phí,...và còn tiền đi vay (của các chủ nợ trong và ngoài nước) để phục vụ cho các mục đích chi hoạt động thường xuyên (trả lương công chức viên chức, an sinh xã hội, chi hành chính hoạt động bộ máy hành chính công, chi hoạt động bộ máy quân đội...) và chi đầu tư (xây dựng cầu cống, sân bay, bến cảng, đường xá, bệnh viên, trường học... và cả tượng đài triệu đô)
Vỡ nợ xảy ra do quản lý tài chính kém, các dự án đầu tư không hiệu quả dẫn tới nguồn thu để bù đắp chi thiếu hụt không còn khả năng trả nợ, vỡ nợ này chỉ xảy ra với nợ quốc tế bằng ngoại tệ, nợ trong nước bằng nội tệ sẽ được giải quyết qua lạm phát (tăng cung tiền ra thị trường). Được coi là vỡ nợ khi không thể trả lãi/nợ đúng hạn cho chủ nợ (hoặc ko thể đàm phán gia hạn trả lãi/nợ với chủ nợ), việc này đúng là không tốt nhưng như các cụ bảo nó là thảm họa kinh tế thì chả phải, thằng chủ nợ và con nợ sẽ tìm mọi cách (gia hạn lãi/nợ, khoanh lãi khoanh gốc, giảm lãi...và yêu cầu chính phủ cắt giảm chi tiêu ko hiệu quả, thắt lưng buộc bụng...) để từ đó cái nguồn thu lớn hơn cái chi ra để có tiền trả nợ
Có thằng vay chưa đến 100% GDP đã vỡ nợ, có thằng vay 200% GDP vẫn chưa vỡ nợ. Nó như 1 doanh nghiệp, nợ nhiều nhưng dòng tiền tốt, quản lý tài chính hiệu quả thì càng nợ lại càng làm tăng hiệu quả sử dụng vốn (đòn bẩy tài chính).