Bác so sánh về lý thuyết là vậy. Tuy nhiên có điều thục tế việc sử dụng đất, thế hệ mới, tư duy mới nó khác nhiều với việc tăng giá đất. Nên tỉ lệ sinh chết nó ko ảnh hưởng gì giá đất. 1 số điều này mới gây tác động lớn.
1. Thế hệ năm 1970-2000 đất ở còn nhiều. Đất CN chưa nhiều, mức tích trữ tiền chưa nhiều, tâm lý tích trữ đất chưa nhiều.
2. Trải qua vài chục năm 2000-2020. Trải qua nhiều đợt tăng chóng mặt giá đất, nhiều người khó mua được đất ưng ý, sẽ gây ra tâm lý cần mua tích trữ cho các thế hệ sau.
3. Bên cạnh tâm lý tích trữ, 1 bộ phận giàu lên và giàu nhanh từ BĐS gây ra tâm lý càng tích nh càng thắng, và chắc chắn thắng
4. Qua vài lần tăng nóng, có nhiều người đã đang thành công từ mua bán đất, lại càng gom tiền vào đất
5. Trải qua nhiều năm kinh doanh họ rút ra knghiem ko gì lời bằng mua tích đất.
6. Nhiều người bán đất đi kinh doanh, đi tây( nước ngoài). Đi du học.... Rồi 15-20 năm sau ko mua lại đc những mảnh gần đó đã bán.
7. Tâm lý đám đông như, người sinh ra chứ đất ko sinh ra, Nhà mặt phố, bố làm to. Tấc đất, tấc vàng. An cư lạc nghiệp....
8. Đại đa số top 100 ng giàu nhất Vn. Đều có liên qua. Hoặc giàu lên từ BĐS.
9. Xu hướng dịch chuyển từ nông thôn lên Tp học( đầy đủ trường học, tiện ích.....). Dẫn đến di dân lớn. Dịch chuyển dân .....
9 cái lý do của cụ đều vớ vẩn hết, lý do chính để bds tăng giá liên tục vì thằng có nhiều đất nhất cũng là thằng viết ra luật và nó muốn đất tăng giá.
ai nắm giữ nhiều đất nhất, ai nắm quyền chuyển đổi đất ruộng thành thổ cư để giá trị tăng 100 lần, ai nắm quyền quy hoạch làm đất có giá khủng, ai hạ lãi suất ngân hàng và bơm tiền để bds tăng giá,
khi bds tăng giá thì ai có lợi nhất? chính là chú phỉnh.
Giá đất tăng cũng là niềm hạnh phúc của 80% nhân dân VN, người nông dân nếu không nhờ bds tăng giá sẽ mãi không bao giờ đổi đời được. xin cảm ơn Đảng chính phủ vì 3 ơn huệ lớn nhất:
1- tịch thu đất địa chủ & tư sản chia đều cho nhân dân
2- tăng giá bds để người nông dân (chiếm 80% dân số VN) ai cũng có cơ hội trở thành tỉ phú
3- không đánh thuế thừa kế cao như Tư bản nên đất đai để dành cho con cháu vẫn còn nguyên giá trị
còn 80% dân số là người nông dân có đất đang hưởng lợi nhờ ơn đảng ơn chính phủ vì đất tăng giá, ngu dại bán sớm thì thiệt, kêu ca gì.
nếu cần vốn làm ăn thì có thể cầm cố đất đai để vay nhân hàng. Đất lên giá thì mới có nhiều vốn
thuốc chữa ung thư phải nhập từ âu mỹ giá vẫn thế, du học Úc vẫn 500tr/ năm; xe Fortuner Nhật vẫn 1 tỉ 1 cái.. nếu đất ko tăng từ 1 tỉ lên 10 tỉ thì người nông dân sẽ ko dám dùng thuốc tốt chữa ung thư, ko thể cho con đi du học, và mãi mãi cả đời sẽ ko mua được chiếc oto.
Giá bđs VN vẫn ở mức thấp so với các nước cùng khu vực Asian như (Tháilan, philipin, Indo) : nên sẽ còn tăng tiếp.
Tỉ lệ giá nhà/ thu nhập Hà Nội có 17, trong khi các nước kia trên 22 trở lên, Bangkok là 27, Manila còn 38 , còn so với TQ thì đúng là hít khói toàn 40-50. Em nghĩ giá bds ở VN cũng còn khá thấp so với khu vực, nếu gói bơm tiền được thông qua thì tiềm năng x2,x3 trong 1-2 năm vẫn rất khả thi.
Nếu so với các nước trong khi vực (không tính mấy nước quá nhiều đất như Lào hoặc quá bé như Sing) thì số đất người VN đang có chỉ bằng 1/2 người Thái Lan; 1/3 người Malaysia : 1/4 người Campuchia) vậy giá đất VN vẫn còn rẻ so với các nước kia .
mật độ vn cao gấp 5 lần thế giới tức là trung bình người việt chỉ có diện tích đất bằng 20% của nhân loại.
Số đất mà người dân VN có trên đầu người chỉ bằng 50% dân trung quốc và bằng 10% dân Mỹ và bằng 1% dân úc. và bằng 17% trung bình của người dân các nước G7 và bằng 22% trung bình các nước G20. vậy ko phải thiếu đất thì là gì?
Thiếu thì phải sống chật, phải tăng giá.
ở các nước tư bản người ta có thể mua nhà trước năm 30 tuổi: nhưng đó là mua trả góp: trả dần trong 30 năm. thế nhưng không phải phần lớn nhân dân đều mua được nhà nhé: ở mấy nước như đức và thuỵ sỹ tỉ lệ thuê nhà đến 60% dân số.
Đây là bảng so sánh giá bds ở HN và thủ đô các nước khác mời các bác tham khảo
1- so sánh HN và Bangkok
www.numbeo.com
2- so sánh HN và Manila
www.numbeo.com