Sông nước miền Tây

texu

Xe tải
Biển số
OF-1236
Ngày cấp bằng
10/8/06
Số km
453
Động cơ
579,250 Mã lực
Bác toàn nghe đồn. Quê bác Ba Dũng ở Kiên Giang,có nhà ở Rạch giá, nhưng không to bác ạ.
 

htaduc

Xe tải
Biển số
OF-66697
Ngày cấp bằng
19/6/10
Số km
238
Động cơ
434,962 Mã lực
Ai nhớ miền tây thì cứ đi dịch vụ mass... là nghe đúng giọng luôn . gần như 1 lạo đặc sản ấy các cụ nhỉ
 

dtp1904

Xe đạp
Biển số
OF-84346
Ngày cấp bằng
5/2/11
Số km
26
Động cơ
410,950 Mã lực
Ảnh của cụ chủ sinh động thật
 

ktslengoc

Xe tải
Biển số
OF-46223
Ngày cấp bằng
11/9/09
Số km
339
Động cơ
465,100 Mã lực
Miền tây là em thích nhất đấy,hồi đầu năm em vào đó được đúng 1 ngày,chả thă thú được gì hết
iem cũng vậy, lăm ngoái iem được 2 ngày, đêm lên thuyền nghe đờn ca tài tử lãng mạn lắm, tiện thớt của bác Bigfun iem show cái mẹt ợ...

2 bố con iem chụp chỗ bến tàu, ngã 3 sông, phía xa là cầu Cần Thơ...


2 mẹ con gấu trên xuồng đi miệt vườn & chợ nổi Cái Răng (t6/2010)
 

Little Sushi

Xe buýt
Biển số
OF-102482
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
748
Động cơ
404,400 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
1 miền đất nhà cháu chưa từng đặt chân tới,cám ơn cụ chủ thởt đã cho nhà cháu mở rộng tầm mắt,vuốt cụ cái ạ (b)
 

bigfun

Xe điện
Biển số
OF-11881
Ngày cấp bằng
3/12/07
Số km
2,115
Động cơ
547,200 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam quê hương tôi
túm lại là thiếu ...ái là không có chịu được.
Này thì ái Tàu


này thì...ái Nhật



này thì ..ái Tây


này thì ..ái Chăm
 
Chỉnh sửa cuối:

a_cheng

Xe điện
Biển số
OF-72663
Ngày cấp bằng
11/9/10
Số km
3,422
Động cơ
444,005 Mã lực
vuốt bác,nhìn bảng giá các món cò buồn thật =((
 

phu_xe

Xe hơi
Biển số
OF-74627
Ngày cấp bằng
4/10/10
Số km
170
Động cơ
424,502 Mã lực
Nơi ở
Thái nguyên
mẫu của cụ quá khủng
 

Lacetti_EX

Xe buýt
Biển số
OF-13819
Ngày cấp bằng
9/3/08
Số km
559
Động cơ
522,230 Mã lực
Vào miềm tây thích nhất là nhậu và lối sống con người trong đó. Còn cảnh vật cũng thường thường.
Nhớ khô lóc nướng uống bia quá.
 

benghe

Xe điện
Biển số
OF-25158
Ngày cấp bằng
3/12/08
Số km
2,127
Động cơ
510,985 Mã lực
Nơi ở
Quán 217
mời các cụ ở Cần Thơ, các cụ đã từng đến, từng sống tại đây tiếp nhé. Em đi ngủ đã, mai tiếp tục hành trình Rạch Giá, Hà Tiên, Châu Đốc, Đồng Tháp.
Chở rượu các cụ:6::6::6:
Tiện thớt của cụ em cũng làm mấy bô hôm tuần trước lang thang trong miền Tây:
Cụ được đi tầu bay chứ em phải bò đường bộ, cầu Cần thơ đây


Bến Ninh Kiều


...ái Cần thơ loại nguyên bản đây


Các cụ đi miền Tây mùa nước nổi mà không chén món lẩu cá linh này thì coi như không đi


hoa Điền điển

dọc lục bình


... em có seri ảnh sang sòng bên cam bốt đi a, up lên sợ nhạy cảm, có nên không các cụ? :D
 

korandovinhyen

Xe container
Biển số
OF-115722
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
6,784
Động cơ
454,834 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh yên - Vĩnh phúc
Tiện thớt của cụ em cũng làm mấy bô hôm tuần trước lang thang trong miền Tây:
Cụ được đi tầu bay chứ em phải bò đường bộ, cầu Cần thơ đây


Bến Ninh Kiều


...ái Cần thơ loại nguyên bản đây


Các cụ đi miền Tây mùa nước nổi mà không chén món lẩu cá linh này thì coi như không đi


hoa Điền điển

dọc lục bình


... em có seri ảnh sang sòng bên cam bốt đi a, up lên sợ nhạy cảm, có nên không các cụ? :D
Ảnh của cụ đẹp quá>
 

man_X

Xe hơi
Biển số
OF-119771
Ngày cấp bằng
8/11/11
Số km
116
Động cơ
383,658 Mã lực
Ảnh đẹp quá, ước gì mình được đến đây:-?
 

phuni56

Đi bộ
Biển số
OF-1806
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
8
Động cơ
569,180 Mã lực
Nơi ở
Phòng Viễn Thông BĐTP.HCM. 125 Hai Bà Trưng TP.HCM
Một thoáng miền Tây (Nam Bộ)…

Thưa các bác OFers, đăng ký thành viên của OF cũng khá lâu nhưng cũng chỉ xem và cảm nhận về những nét riêng về người và cảnh phương Bắc. Nay nhân đề mục nầy (cái nhìn của một người ngoài nầy về sông nước nam bộ). Phuni xin được gửi thêm vài hình ảnh một vùng đất phương Nam...với ước mong sao những người Việt cùng nhau sẽ được rộng cẳng rong chơi cùng nhau trên những nẻo đu7o2ng đất nước...

Đã thành lệ, cứ tháng ba hàng năm là cái bệnh "hành phương nam" lại giục giã đôi bạn già nỗi niềm khao khát lên đường…

Năm nay cung đường dự kiến sẽ là SG- Đồng Tháp Gáo Giồng - Long Xuyên - Châu Đốc Thất Sơn - Trà Vinh và về lại SG theo tuyến QL60 qua Bến Tre theo phà Cổ Chiên.

Ngày 1 : SG - Gáo Giồng Đồng Tháp - Long Xuyên.

Nghe đồn, rồi tìm trên internet…thấy đây cũng là một nơi khá thú vị…nhưng đường để đến thì hơi nhỏ dành cho xe ôtô. Đặc biệt là nếu đi theo hướng ĐT 847-D9T846 thì quả là một thử thách đáng nhớ.

Đường như thế nầy đây.







Lạc vào ngỏ cụt. Không chổ quay đầu…



Nhưng đã có Lục Vân Tiên.
Ông bạn người địa phương (Năm Dũng) thấy khách phương xa "lâm nạn", dù đang phải vét bùn be bờ ven rạch, nhưng đã nhanh chóng ra tay tương trợ. Thật đúng với tinh thần:

"Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả
Lâm nguy bất cứu mạc anh hùng"


Tuy nhiên, ở đây ta lại có cảm xúc của một tấm lòng vị tha, hào hiệp nhiều hơn.
Do quen địa thế nên, anh Năm Dũng, sau khi chạy vội về nhà tắm vội cho sạch bùn, đã de một mạch gần 500m đường xóm, giải thoát "binh nhì Prelude" khỏi ngỏ cụt. Cám ơn chàng Lục Vân Tiên, chụp một tấm ảnh làm kỷ niệm…lại tiếp tục trực chỉ Gáo Giồng.





Đường vào Gáo Giồng tuy đã được tráng béton nhung bề ngang cũng chỉ vừa một xe hơi và 1 xe gắn máy tránh nhau. Nếu gặp xe hơi ngược chiều thì trong trường hợp may mắn, đó là gặp một chổ tránh (khoản 400 m thì có một chổ đường làm rộng ra gấp đôi) thì còn đỡ. Nếu không thì một trong 2 xe (chiếc gần chổ tránh hơn) sẽ phải de lại. Đó là dạo mùa khô, nếu như hiện nay (mùa nước nổi) thì đi đò là một giải pháp "khuyên dùng" đối với du khách.

Gáo giồng một thoáng nhìn….














Chiều hôm ấy…TP Long Xuyên rộng tay đón khách phương xa với một vòng thăm Cù Lao Ông Hổ - Quê nhà của Cố Chủ Tịch Tôn Đức Thắng.





Hậu viên nhà Bác Tôn



Mà Bác cũng có hủ "gụ" thiệt bự nhe bà con...Hủ rượu còn đây



mà cố nhân đã mây ngàn hạc nội...ôi thật là

"Đình thụ bất tri nhân khứ tận
xuân lai hoàn phát cựu thời hoa"

Sầm Tham

dịch Nôm: Cây ở trước sân đâu biết người đã đi mất - (mổi) mùa xuân về lại nở hoa như ngày xưa.

Trước sân cây chẳng hay người vắng
mổi độ xuân về lại trổ bông
...
rượu còn đây mà tri kỷ giờ đâu
biết cùng ai uống cạn một chung sầu
ta một nửa và chia người một nửa...








lại nhớ mấy câu...:

"
...
Lục bình điên điển linh đinh
con cò lặn lội cá linh đổ đồng
thương em bạc áo bờ sông
hờn mình một nắng để chồng hai sương
mười hai bến nước tư lương
trăm năm tấm mẳn còn thương thuở đầu..."

LTN.

Sân trước



Và những âm vọng tuyệt vời của đờn ca tài tử Nam Bộ.





Buổi điểm tâm ngày mới trên sân thượng Khách Sạn Đông Xuyên.





Một thoáng khu vực chùa bà Chúa Xứ - Núi Sam:


Trái thốt nốt tươi, đã gọt vỏ.



Mắm....



Lão "Đại Gia" bên những phẩm vật cúng dường bố thí...



Miễu Bà Chúa Xứ - Lăng Thoại Ngọc Hầu và Chùa Cha thờ Phật Thầy Tây An. Ba nơi hành hương tập trung quanh chân núi Sam hàng năm, liên tục từ hàng trăn năm nay, qua bao dâu bể vẫn đều đặn đón khách thập phương về chiêm bái. Sản vật và tài vật mang về đây là một con số rất đáng kể và lể hội Núi Sam đã trở thành một nét văn hoá không thể thiếu của vùng An Giang Bảy Núi. Có thể nhiều người đến với Núi Sam chỉ với đơn giản là sự cầu xin đối với thần quyền và tha lực siêu nhiên cho những mong cầu "cơm áo gạo tiền" và để rồi họ lại trở lại đều đặn và càng về sau thì lại càng có thêm những hành trang tinh thần là lòng tri ân và sự hiểu biết nhiều hơn về công sức của tiền nhân...Võ công và ân đức của Thoại Hà Tướng Quân thì sử sách đã ghi nhận minh bạch, có dịp các bác sẽ đọc được trong Lăng Thoại Ngọc Hầu. Thế mà lạ một điều Miễu Bà mới lại là nơi có số lượng người chiêm bái đông đúc bội phần....Mê tín dị đoan chăng ? Câu hỏi, xin được để ngỏ. Chỉ có điều, cảm xúc nhẹ nhàng, hạnh phúc, tin tưởng...của người hành hương khi tất lễ ở Miểu Bà là có thật. Như vậy phải chăng, Bà, chính là biểu tượng của Bà Mẹ Việt, bà mẹ hiền hoà mà thông minh, dũng cảm, tài trí...qua hiện thân của Công Chúa Ngọc Hân, Công Chúa Ngọc Vạn...đã quên thân cành vàng lá ngọc và tình riêng để vì đại nghĩa mà mang về cho dân Việt một dãi non sông Nam Tiến mà hiệu quả và tính vững bền chưa một cuộc binh đao nào sánh được. Là hiện thân qua bà Vĩnh Tế Phu Nhân ?. Công trường Kinh Vĩnh Tế thời ấy, thi công dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đức Ông Thoại Ngọc Hầu, luôn có mặt khoản 40.000 dân công thường trực. 40.000 miệng ăn, công cụ, chăm sóc thuốc men, chữa bệnh...và bao nhiêu vấn đề về hậu cần đều do một tay Vĩnh Tế Phu Nhân (người vợ hiền của Đức ông Thoại Ngọc Hầu) chu toàn. Thành ra, cũng có thể vì điều nầy, người nay, cũng theo gương Đức Ông Thoại Ngọc Hầu, khi được vua ban thưởng công bằng cách lấy tên ông đặt cho công trình kênh, thì ông xin được đặt theo tên Bà, vì ông khẳng định: Bà mới là người có công lớn hơn.

Lão bạn đường già của Phuni - Quangdung1955 mổi khi "cám cảnh" thường tự thán:
- Trong lẽ hữu nó có lẽ vô, đời mà, tái ông thất mã vốn là sự thường.
Gẫm lại, như trong ngày đầu, vì cái sự đi lạc vào ngỏ cụt mà lại nhận được sự tương trợ và bức ảnh chụp với ông bạn Năm Dũng "Lục Vân Tiên" đối với Phuni tui thì giờ đây, khi tĩnh tại, lại thấy nó thành là một trong những kỷ niệm đẹp nhất của kiếp nhân sinh nầy. Nếu không đi lạc, không lâm nạn, liệu ta có được cơ hội đón nhận những tình cảm, những hành động tương thân nầy không. Những trải nghiệm nầy chắc chắn sẽ làm cuộc sống ta phong phú hơn nhiều.

(còn tiếp)
 

phuni56

Đi bộ
Biển số
OF-1806
Ngày cấp bằng
6/10/06
Số km
8
Động cơ
569,180 Mã lực
Nơi ở
Phòng Viễn Thông BĐTP.HCM. 125 Hai Bà Trưng TP.HCM
Rồi ngày thứ hai, trên đường từ Núi Sam Châu Đốc về Núi Cấm, theo QL91 được chừng nửa đoạn đường đến Nhà Bàng thì gặp một đội CSGT và công nhân chặn lại: Đường đang sửa chữa nên các xe phải chạy vòng theo đường tránh N1. Và cũng chính nhờ phải đi đường tránh nầy mà mình lại có dịp nhìn những khung cảnh của một vùng quê hương biên giới tuyệt đẹp. Nhơn Hưng. Một con đường trải nhựa nhỏ, phẳng phiu với những vườn cây thốt nột xanh mượt chạy dài và trải rộng. Ngôn từ như bất lực để có thể diễn tả được phần nào cái đẹp và đặc biệt là những xúc cảm mà nơi nầy dành cho khách qua đường. Đành gửi các bác vài bức ảnh và mong, chúc các bác có dịp đi qua một nơi tuyệt đẹp nầy để tự trải nghiệm thì mới có thể cản nhận được những gì mà Nhơn Hưng mang lại.

Đường N1 qua Nhơn Hưng - chạy dọc biên giới Việt Nam - Campuchia



Đường vào Đình Nhơn Hưng



Thốt nốt....





Các chai PET dần dà thay thế các ống tre để lấy nước từ bông thốt nốt, đây là nguyên liệu để làm đường thốt nốt, hay rượu thốt nốt...



...Rời đường N1, qua TT Nhà Bàng theo ĐT-948 để về vùng Thất Sơn Huyền Bí mà trung tâm là Núi Cấm - Thiên Cấm Sơn. ĐT-948 tuy không rộng nhưng cũng tráng nhựa khá tốt, mùa hành hương khách thập phương tụ về nên xe cộ cũng khá đông vui, phần nhiều là xe gắn máy. Hai bên đường phong cảnh tươi tốt, thanh bình với những hình ảnh đặc thù của một "Thủy Chân Lạp" dạo nào, những cánh đồng lúa xanh tươi xen lẫn những rừng cây thốt nốt và khá nhiều chùa theo kiến trúc Km'Mer của Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Ta cũng sẽ thấy nhiều căn cứ, doanh trại của bộ đội, nó nhắc nhớ về một thời binh lửa đã qua và cũng chừng như về cái giá về sự cảnh giác cho một nền hoà bình quý báu….









Thiên Cấm Sơn

Là ngon núi "phong phú" nhất trong cụm thất sơn của vùng Bảy Núi. Dân gian và các nhà văn phương nam đã có nhiều công bút mực để thêu dệt bao nhiêu huyền thoại về vùng nầy..với bao chuyện rắn thần, ông đạo, thuốc linh và bùa chú…pha trộn của hai nền văn hoá Việt và Kh'Mer…
Ngày nay, Thiên Cấm Sơn đã được Cty Du Lịch An Giang đưa vào khai thác. Đường lên núi đã được làm bằng béton ngon lành. Tuy nhiên khách du lịch, nếu không phải là người muốn thử sức đôi chân với 3 km đường dốc chỉ có hai lựa chọn hoặc đi xe honda ôm để thử thần kinh với cảm giác mạnh hoặc là dùng dịch vụ xe đặc chủng (SUV 7 chổ máy dầu - Tài xế là thổ địa chạy hàng ngày, quen đường chạy khá an toàn nhưng cảm giác chắc không thua cảm giác ngồi trên đường đua Raily…)của Cty DuLịch. Xe hơi cá nhân, vì lý do an toàn, không được chạy lên núi.









Đêm Long Xuyên

NGƯỜI PHƯƠNG NAM
(Viếng hương hồn người xưa mở đất phương nam)

Trăng phương nam như tan trong sương
Người phương nam cạn chén "hồ trường" (*)
Từ giã kinh kỳ bạt lau lách
Đuổi thú hung tàn dạt biển Đông

Người phương nam ngày xưa áo tơi
Dòng Hàm giang cuộn sóng không lời
Đêm sâu đối ẩm tràn chung rượu
Rượu say tim bốc đến tận trời

Người phương nam đi là cứ đi
Một chiếc ghe con có sá gì
Đời lắm phong trần nên lỗi hẹn
Không cần danh vị, bỏ vinh quy

Người phương nam say thì say trọn
Người phương nam buồn thì buồn sâu
Nỗi nhớ cố hương còn chếnh choáng
Văng vẳng ầu ơ, giọng ví dầu...

Cạn chén này đi rồi bạn về
Bạn ở kinh kỳ, ta ở quê
Phương nam nhuốm khóc tình tri kỷ
Bạn bước xa dần ta tái tê...

Vũ Hồng - 1993


Đêm phương nam ở Long Xuyên bây giờ cũng ngập trong lung linh ngọn đèn hoa phố hội. Mà sao, ngoài kia gió sóng đầu sông Hậu vẫn như cứ miên man một nỗi nhớ thật lạ lùng. Hai thằng bạn già cũng vốn sinh là con dân miền châu thổ… nhẫm tính cũng đã được mấy đời…thế mà đêm nay, trong tiếng đàn kìm bổng trầm của bác nghệ nhân già, thì tận trong lòng sâu vẩn thổn thức một niềm riêng… vẫn mang một chút gì như ray rứt quá !

"đêm rất dài mà câu vong cổ dỡ dang
chim bói cá Tầm Vu áo bà ba Miệt Thứ…"




Vọng cổ…mãi vẫn là "vọng cổ buồn"… cũng như "trường tương tư" là cái tình của Quan Họ vùng Kinh Bắc và "khí khái cương thường" là cái lý của nghệ Tuồng xứ Quảng đàng trong. Có khi chếnh choáng chút rượu nồng và thăng hoa với tình bằng hữu, có người đã "phát minh" ra rằng: Cái chất vọng cổ nó buồn là bởi vì nó là "đặc sản" của những người Việt phương Nam, những người đã vì chén cơm manh áo, vì ân cõi nghĩa bờ…mà hơn 300 năm trước đã để lại sau lưng vùng Kinh Bắc câu Quan Họ người ơi, đã bỏ lại sau lưng biển xanh ngàn mây vùng Ngũ Quảng để hành phương Nam. Nơi phương nam xa xôi biên viễn đó, đêm ngân nga câu vọng cổ….lòng nhớ nhà "thấy bà cố" thì vui sao được mà vui !

Trăng phương nam như tan trong sương
Người phương nam cạn chén "hồ trường"


Nhà thơ Quang Dũng mới rời xứ Đoài đi kháng chiến có mấy năm mà đã nhớ nhà như thế nầy:

Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Thăm núi Sài Sơn ngóng lúa vàng
Sông Đuống chậm nguồn quanh Phủ Quốc
Sáo diều thao thức suốt canh thâu
Quang Dũng


….còn trong đây, những đứa con phương nam đã xa quê cả một con đường cái quan thiên lý, cả tam bách niên thương hải tang điền…và nẻo về thì sao nó vẫn còn ngao ngán quá khói rơm xưa (*). Nên cái buồn của vọng cổ là cái buồn "nhớ nhà" tuyệt vọng. Đã vậy, bác Cao Văn Lầu, khi viết Dạ Cổ Hoài Lang lại cám cảnh tình riêng mà "ấn chứng" cho bài vọng cổ đầu tiên cái nỗi buồn nhớ chồng (ông "nhà" của tui)….thì cái nỗi buồn đó đã buồn thì nay lại càng buồn thấu xương thấu ruột…

"…Đêm càng về khuya câu ca như càng thấm trong sương, tình mới gặp mà đã là tình trắc trở…" giọng ca của đôi uyên ương tài tử xứ Long Xuyên vẫn hoà cùng tiếng đàn kìm đưa người nghe vào một không gian xưa thẳm…Đường đã khuya, luyến lưu từng bước xe người rời…đêm phương Nam buồn tan trong sương.

Ngày 3 Long Xuyên - Cần Thơ - Trà Vinh

Từ Long Xuyên về Cần Thơ thì (trong chuyến nầy) cũng không có gì đáng nói. Kể ra thì cũng xin các bác miễn thứ chứ xứ Trà Vinh thì mãi, lần nầy Phuni tui mới có dịp về qua. Nhìn trên bản đồ, hai thằng già quyết định sau khi qua cầu Cần Thơ sẽ đi theo tuyến QL-54 và 60 để về Trà Vinh. Tuyến đường dẫn ta qua một vùng châu thổ trù phú nằm giữa hạ lưu hai con sông Tiền Và sông Hậu. Trước khi đổ ra Biển Đông với hai cửa Cung Hầu và Định An, hình như còn bao nhiêu mật ngọt phù sa thì dòng Mekong đã hào phóng mà trao tặng hết cho vùng đất nầy.
Đoạn đầu QL-54 phía Cần Thơ là Trà Ôn. Có qua vùng nầy, ta mới thấm vì sao nơi đây lại sinh ra một kỳ tài vọng cổ là Ông Vua ÚT TRÀ ÔN. Đất ngọt lành với những ruộng lúa tuy không mút mắt như vùng An Giang Đồng Tháp, nhưng cảnh quan lại hết sức trữ tình nhờ những vườn trái cây xinh tươi xen lẫn. Mùa tháng ba, người Saigon sẽ như được bớt chút nắng nồng khi đi trên con đường NTMKhai với những xe bán trái Thanh Trà vàng cam rực rỡ….Thì nay, phuni tui mới biết xuất xứ của những trái thanh trà đó chính là vùng đất Trà Ôn nầy. Hai bên đường, những vườn thanh trà cao rợp bóng, những vườn mận, bưởi, cam sành….trĩu quả…

Có đi qua vùng những vùng đất phương Nam nầy thì ta mới càng thấm thía thêm đến nao lòng khi nghe lại khúc Tình Ca của nhạc sỹ Hoàng Việt. Người nghệ sỹ tài hoa của Miền Nam nầy, khi trở lại Miền Nam trong thời khói lửa với ấp ủ là viết bản một bản giao hưởng cho Nam Bộ. Ý nguyện chưa thành thì ông đã hy sinh. Tuy nhiên, lòng yêu quê hương của ông , trong thời gian ngắn ngủi nầy cũng đã kịp để lại cho đời những lời ca bất hủ:

"Sóng nước Cửu Long còn đó em ơi
bãi mía nương dâu còn mãi muôn đời
là còn riêng tình ta với trong tiếng ca
chung thủy thiết tha...."
Hoàng Việt




Về miền tây trong những năm gần đây, nếu tinh ý, ta sẽ thấy có những đổi thay trên những cánh đồng nam bộ.: Ruộng như ngày càng lớn, càng phẳng, bờ ngày càng ít, máy ngày càng nhiều, người ngày càng vắng, càng như thãnh thơi hơn và lúa thì ngày càng nhiều…Người nông dân vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long đã biết ứng dụng công nghệ làm cho đất thật phẳng với máy làm đất, điều khiển/kiểm soát với tia laser, họ đã tìm tòi lai tạo nhiều giống lúa mới, cho đẻ nhân tạo hầu hết các giống cá có giá trị thương phẩm cao để phần thi nuôi bán và cũng không quên hào phóng hàng năm thả về tự nhiên hàng triệu con cá giống và đặc biệt là họ đã có thể thực sự hợp tác để làm được mô hình "cánh đồng lớn". Hàng chục, hàng trăm nông dân có đất đã tổ chức lại để cho ruộng đất liền nhau thành những cánh đồng hàng trăm mẫu…từ đó chi phí giãm 30%, doanh thu tăng từ 30 - 50% và bán chắc ăn vì có đầu ra ổn định, tin cậy. Ảnh trong bài cho thấy là các máy gặt đập liên hợp đã trở thành "chuyện thường ngày ở huyện" và người nông dân trong mùa thu hoạch bây giờ thì tập trung vào mỗi việc coi lúa vô bao chứ không "vái trời bái đất" "bụng thóp lưng cong" như trước đây…
Cha Quangdung1955 chừng như vẫn còn "tủi thân" về cái thời dân Nam Kỳ Lục Tỉnh mà phải ăn bobo nên hỏi bâng quơ một câu trớt quớt:
- Ủa! cũng mấy cha nầy mà sao thời 77 - 80 kêu gom ruộng vô tập đoàn mấy chã trốn mất mà giờ tự nhiên làng nước hỏng biễu mà lại tụ tập làm "Cánh Đồng Lớn" ta ? Khó hiểu, khó hiểu….
- Ông hỏi tui thì tui biết hỏi ai? thôi nhảy xuống chụp hình đi cha nội. Sau nầy con cháu mình, nếu trời phù hộ tụi nó chịu học sử, sẽ có đứa lý giải cho nghe. Đừng có chưa già mà sinh sự chi cho mệt.





Qua Trà Ôn rồi Cầu Kè - Tiểu Cần… cung đường đang được làm mới rộng hơn và chắc là sẽ đẹp hơn, nhưng đó là chuyện sau nầy, chứ còn bây giờ thì bò hơi mệt vì đường toàn đá dăm.

Vào thị xã Trà Vinh….không hiểu sao lúc ấy lại liên tưởng đến câu:

"Một hôm bước chân về phố nhỏ - thành phố đã đi ngủ trưa" TCS

Đường vào TX Trà Vinh rợp bóng hàng cây dầu cổ thụ xen những hàng phượng vĩ đang mùa hoa. Thị xã nhỏ và tĩnh lặng…nhẹ nhàng buồn như mặt nước ao Bà Om và trầm mặc như những ngôi chùa Miên trăm tuổi.











Rời Trà Vinh, nơi một lần ghé qua cho biết….về lại Saigon theo hướng QL 60 qua phà Cổ Chiên…Cách nhau có một con sông, nhưng Bến Tre bây giờ nhờ giao thông thuận lợi nên đã trông có vẻ xuân sắc hơn nhiều so với người láng giền bên kia sông, Trà Vinh. Nghe tin công trình cầu Cổ Chiên cũng đã khởi động. Mong rằng rồi đây giao thông miền đồng bằng sẽ thông thương, để cảnh và người đồng bằng sẽ càng ngày càng thanh tân mỹ lệ như nó vốn đáng được như thế.

Cũng không ngờ rằng, đây là hình ảnh cuối cùng Phuni chụp chung với người bạn đường Honda Prelude sau nhiều năm với bao phong trần gắn bó…



(Hết)
 

ruaf

Xe máy
Biển số
OF-30119
Ngày cấp bằng
27/2/09
Số km
59
Động cơ
482,070 Mã lực
Hay quá bác ơi!!! Miền Tây là vùng đất em luôn mong ước được đến... Em chỉ được nghe về cây thốt nốt qua sách truyện, giờ là lần đầu được nhìn thấy trái cây này, và rất nhiều điều lạ nữa... Cảm ơn bác vì chuyến du lịch nhỏ qua màn ảnh nhỏ nhé!!! Tiếc là hết hơi sớm ạ. :)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top