Em cảm ơn 2 cụ noidongquatchay và Nhatbaivn. Các cụ thích thì em xin tiếp. Ko có gì hay ho để tiếp e xin viết lại chuyện mà đâu đó trong các bài truoc e có viết thì phải e ko nhớ. Kệ
Ra Hà Nội e có nghe 1 người nói "ăn thả giàn (dàn)". E giựt mình nhìn cho kỷ vì cụ này phải là người hoặc đã đi B hoac có vào Nam tiếp thu 75 mà ở đó sướng quá chịu ko nổi phải trở về Bắc lại. Thả giàn là 1 thành ngữ xuất phát từ dười vùng sông nước này. No có liên quan đến cái nhà lồng chợ nên e kể lại - là trải nghiệm của chính bản thân. Thả giàn là làm cái gì mà ko phải hạn chế. Thi dụ "Mày uống thả giàn đi bia còn nhiều".
Các đoàn cải lương dưới này, cho đến những năm 1980-90 thì phải, di chuyển bằng ghe bầu, gọi là gánh. Vì tấp vào đây, dưới cầu tàu nhà lồng họ phải
gánh đủ thứ linh kiện lên để
dựng giàn. Giàn chủ yếu là cái phên tre hay tấm tôn vây quanh cái nhà lồng làm thành 1 cái hí viện. Vây kín để chỉ cho ai mua vé mới đc vào xem, ko thì xem cọp, là ghé mắt vào khe giàn ngồi ngoài tối mà xem. Xưa cọp dưới này đi lang thang vùng đất nổi là ko hiếm tí nào, nhiều là đằng khác.
Mỗi đêm trình diễn khi gần cuối tuồng ông bầu gánh cho hạ các tấm giàn đó xuống, để bà con kop mua vé đc xem chừng 15 phút cuối, bây giờ các cụ gọi là "demo". Cho chúng thèm, ngày mai chúng sẽ mua vé mà xem. Thành ngữ thả giàn từ đó mà ra. Em có đi coi thả giàn 1 lần.