Trong số người H’mong ở tây bắc thì ở Hồng Ngài là giữ đc bản sắc nhất (đây là vùng đất nguyên mẫu của chuyện “vợ chồng A Phủ”, nếu lên đây cụ hãy một lần đến thăm hang A. Phủ, nhà thống lý Pá Tra - chỗ quay phim thôi ạh).
Kỷ niệm hãi hùng nhất là dự đám tang người H’mong. Họ treo xác chết trong nhà, hàng ngày đút cơm cho ăn, khi không đút đc vào miệng sẽ đút vào trái bầu bên treo gần đầu người chết”.
Theo tục xưa hàng ngày người nhà khiêng người chết ra sân ngắm trời, khi mặt trời lặn mới khiêng vào, người chết có bao nhiêu con sẽ khiêng ra bấy nhiêu ngày. (Bây ở đỡ hơn rồi họ chỉ khiêng ra 1-2 ngày thôi).
Em đã đến vào ngày thứ 3 thứ 4 gì đó, mùi xác chết phân huỷ lẫn mùi ôi thiu của cơm canh khiến em không thể thở nổi, nó hãi hùng đến mức bây giờ em đi viếng đám ma nhưng không dám đứng gần quan tài.
Ngoài hủ tục ma chay thì người H’mong rất hay: họ yêu tự do, sống phóng khoáng, hồn nhiên như con chim con thú trong rừng. Với họ rừng là nguồn sống là “Cha”.
Có một chút buồn là hiện tại người H’mong không đc ưng cái bụng cho lắm, họ không còn thấy đc tự do như trước kia, rừng bây giờ không còn là của chung nữa, bản sắc văn hoá dần thay đổi. Nói ra thì có vẻ không phù hợp với đường lối cho lắm nhưng em nghĩ một phần nguyên nhân nạn tự tử cao trong mấy năm nay là vì niềm tin suy giảm.
Cách đây chục năm họ tin tưởng tuyệt đối vào Đ và Nhà nước, giờ thì khác rồi.
Còn điều nữa là họ không thích gọi là người Mèo hay Người Mông mà phải gọi là H’mông hay Đồng bào. Nếu ra chợ thấy Đồng bào bán mèo hỏi con gì đây đồng bào sẽ bảo: “con Kinh đấy”