APEC 2006 - Hanoi Vietnam!
APEC 2006 - Hanoi Vietnam!
Chia lại là chả còn có cái nước nào tên VN nửa đâucứ chạy đua vũ trang thế này thì ..... sắp chia lại thế giới roài
Kiểu ăn nhờ, sống dựa này cũng chả được lâu đâu kụ ơi, chán lắm roài.hic hic Thế này thì anh ý khỏe quá rồi. May mà còn có anh Mẽo anh ý lượn lờ thăm hỏi các cụ nhỉ, hix cũng chẳng biết thế nào.
Con soái hạm lởm mà cụ kêu mạnh, gặp con Tuần dương hạm hay khu trục hạm của Mẽo hoặc mấy con lớp Slava của Nga e rằng không chịu nổi một loạt bắn:tiềm lực của tàu thì ko có gì để bàn. quá mạnh rồi
Nó móc đâu ra 90 con soái hạm vậy cụ, tuy nó mạnh hơn mình nhưng cũng chưa đến mức khủng khiếp như vậy.Mình không thể chủ quan được cụ Lê minh Đức à! Nó ko ra gì nhưng nó đông,Hai con Ge nhà mình thịt đc 10 con nhà nó là đi, nhưng nó còn 90 con nữa!
Úi trời ơi .. Ghẻ nhà mình thuộc diện khinh hạm (một loại tầu khu trục hạng ... ruồi) có 2.000 tấn trong khi tầu của nó tàm 8-9.000 tấn có cả tên lửa phòng không tầm xa đới. Oánh nhau tay đôi thì ghẻ dễ đi sau 1- 2 loạt tên lửa của nó lắm ..Con soái hạm lởm mà cụ kêu mạnh, gặp con Tuần dương hạm hay khu trục hạm của Mẽo hoặc mấy con lớp Slava của Nga e rằng không chịu nổi một loạt bắn:
- Tầm bắn xa kém
- Phòng không kém
- Chống ngầm kém
Con này gặp 2 con Ghẻ cũng dễ đi lắm!
Vấn đề là có lắp được tên lửa và ngư lôi xịn trên Ghẻ không thôi. Con soái hạm này của khựa NATO nó cũng coi là hạng ruồi mà.Úi trời ơi .. Ghẻ nhà mình thuộc diện khinh hạm (một loại tầu khu trục hạng ... ruồi) có 2.000 tấn trong khi tầu của nó tàm 8-9.000 tấn có cả tên lửa phòng không tầm xa đới. Oánh nhau tay đôi thì ghẻ dễ đi sau 1- 2 loạt tên lửa của nó lắm ..
Nó mạnh thứ 2 cũng có lý do của nó.Em nghĩ mấy cái tàu này của Khựa chỉ là tự tâng bốc nhau lên thôi. Gì mà những ra đa của đối phương hoạt động hết công suất mà không phát hiện được gì, bốc phét, đến tàu của Mỹ mà còn vẫn hiện trên ra đa nữa là mặc dù biết tàu bé thì khả năng bộc lộ nhỏ nhưng không thể nói không thấy gì được, công nghệ của Khựa chưa đến được mức đó. Cái gì mà bắn phát nào ăn phát đấy, hạ luôn mục tiêu, đồ tàu chuẩn vậy sao. Cái chiến hạm to tướng của Anh ăn cái Ecoxet của Arhen mà còn chả tủm nữa là quả tên lửa còm của Khựa, toàn tự tâng bốc nhau, cho mình là mạnh nhất kiểu như vỗ ngực nói PLA mạnh thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ, hài vãi trong khi vũ khí trang bị vẫn đang phải đi nhái Nga, Mỹ, Đức, Pháp...Nhái từ xe tăng, máy bay, tên lửa, pháo, tàu chiến, tàu ngầm, súng ống, hệ thống phòng không...chả có gì là của Khựa cả. Cứ mỗi năm khi Khựa duyệt binh thì cả thế giới không phải ngồi xem Khựa khoe quân đội mạnh mà là xem năm đó Khựa khoe nhái được cái gì mới. Kiểu như nghe một bản nhạc của nhạc sĩ trẻ, ông nhạc sĩ già bảo tôi phải ngả mũ........chào bao nhiêu người tôi quen trong đó
Nga: Trung Quốc sẽ tấn công Nga trong vài năm tới
Sự tăng trưởng về chất lượng sức mạnh quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với Nga trong thập kỷ tới, và khả năng Trung Quốc tấn công nước Nga chỉ còn là vấn đề thời gian...
Trong thập kỷ vừa qua học thuyết quân sự của Trung Quốc đã hoàn toàn thay đổi: từ chiến thuật phòng thủ nay học thuyết quân sự của Trung Quốc đã mang định hướng tấn công bằng các quân đoàn có khả năng cơ động cao hơn trong các cuộc chiến tranh cục bộ. Quá trình trang bị lại của Quân đội Trung Quốc đang được triển khai mạnh mẽ, 80% trang bị là vũ khí của Nga. Mục tiêu chủ yếu của cuộc cải cách quân đội Trung Quốc là nhằm nâng cao khả năng chiến đấu và hiện đại hóa trang bị vũ khí.
So với Quân đội Nga Quân đội Trung Quốc đã có những ưu thế đáng kể: khả năng chiến đấu cao, số lượng đông, và được trang bị tốt hơn bằng chính vũ khí do Nga sản xuất. Điều này đã được các quan chức Nga chính thức thừa nhận, bởi vì Trung Quốc đã mua hầu hết tất cả các loại vũ khí mới nhất của Nga với số tiền, theo số liệu chính thức, là 30 tỷ USD hàng năm; còn theo số liệu không chính thức là 40-45 tỷ USD.
So với các nước láng giềng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc được tăng cường mạnh mẽ đến mức đã làm cho nhiều nước phải lo ngại. Quốc hội Nhật Bản - đối thủ địa chính trị truyền thống của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông - năm ngoái đã sửa đổi Hiến pháp để cho phép tăng cường khả năng xây dựng quốc phòng của Nhật Bản trước mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc.
Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ dọc theo toàn bộ biên giới của mình và thực hiện chính sách bành trướng một cách đa dạng. Nếu đối với Đài Loan về mặt lãnh thổ chính sách của lãnh đạo Trung Quốc không thay đổi trong suốt 40 năm nay (luôn coi Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc), thì đối các khu vực lãnh thổ tranh chấp khác trung Quốc lại sử dụng các chiến thuật khác nhau về cách thức và mức độ gây hấn. Như ở Nepal các nhóm bạo loạn theo chủ nghĩa Mao đã không ít lần đưa đất nước Nepal đến bờ vực của nội chiến. Còn Mông Cổ, tuy không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào đối với Trung Quốc, nhưng đất nước này có thể trở thành bàn đạp để Trung Quốc triển khai các cuộc tấn công vào vùng Đông Siberia và vùng Viễn Đông của Nga.
Sự tăng trưởng về chất lượng sức mạnh quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa chính đối với Nga trong thập kỷ tới. Sau khi giải quyết xong các vấn đề về lãnh thổ dọc biên giới, việc Trung Quốc tấn công nước Nga chỉ còn là vấn đề thời gian. Trung Quốc sẽ không dừng tấn công ngay cả khi Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, bởi vì nhiều lần quân đội Trung Quốc đã từng xâm nhập chống lại Liên Xô khi Liên Xô đã có vũ khí hạt nhân; hơn nữa hiện nay Trung Quốc cũng đã có một số lượng lớn đầu đạn hạt nhân.
Hơn thế nữa, tham vọng của Trung Quốc đối với vùng Viễn Đông Nga có lý do không đơn giản từ trong quá khứ. Vùng đất gốc rễ của nước Nga này chỉ thật sự trở thành của Nga trong thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh thuốc phiện thứ hai từ 1856 đến1860, khi đó Anh và Pháp đã đánh bại Trung Quốc, còn nước Nga của Sa hoàng đã khôn khéo tham gia vào việc phân chia thành quả cuộc chiến để có được vùng lãnh thổ Viễn Đông rộng lớn. Ngay năm sau (1861) nước Nga đã xây dựng cảng biển Vladivostok.
Trung Quốc thường xuyên gây ra các cuộc xung đột biên giới gần như với tất cả các nước láng giềng. Năm 1969 giữa Liên Xô và Trung Quốc đã xảy ra xung đột trên đảo Damansky (trên sông Ussuri) và ở vùng Hồ Zhalanashkol thuộc Kazakhstan ngày nay. Vào những năm 70 của thế kỷ trước Trung Quốc đã gây ra các cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và Việt Nam. Các sự kiện này cho thấy Trung Quốc là nước hiếu chiến và nguy hiểm đối với các nước láng giềng.
Vào năm 2005, cuộc diễn tập quân sự Nga-Trung Quốc tại bán đảo Sơn Đông là lý do tạo ra sự lạc quan trên các phương tiện truyền thông của chính phủ Nga. Mặc dù kịch bản của cuộc diễn tập quân sự mang tính chất chống khủng bố, nhưng rõ ràng về thực chất đối với phía Trung Quốc đó là cuộc diễn tập cho việc chiếm lại đảo Đài Loan. Trung Quốc muốn tìm hiểu sức mạnh và khả năng của vũ khí Nga trước khi mua. Những lời nói rằng Trung Quốc là đối tác và đồng minh của Nga thật là nực cười, bởi vì chỉ có những kẻ thiển cận mới không thấy mối quan hệ này là bất bình đẳng, mới không thấy nước Nga đang đứng trước một nước láng giềng hiếu chiến. Nước Nga chỉ có một vài năm để trang bị lại và huấn luyện quân đội, và nếu chúng ta không làm điều đó thì chỉ sau một vài năm tới có thể mất tới một phần ba lãnh thổ!
Trong lịch sử thế giới có rất nhiều bài học khi cuộc tập trận chung được một bên coi là sự phối hợp giữa các đồng minh, còn một bên lại coi là cơ hội để tìm hiểu và đánh giá đối phương. Một ví dụ kinh điển là cuộc tập trận giữa Liên Xô và nước Đức phát xít trước Cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai đã giúp cho nước Đức biết được vũ khí và khả năng tác chiến của Quân đội Liên Xô.
Lời bình của chuyên gia quân sự Anatoly Tsyganok Dmitrievich - giáo sư, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học quân sự, giám đốc Trung tâm dự báo quân sự trực thuộc Viện Phân tích Chính trị và quân sự:
Sau 15 năm nữa, thậm chí có thể sớm hơn. Trung Quốc sẽ trở thành một đối thủ quân sự nguy hiểm của nước Nga. Trong trường hợp Trung Quốc sụp đổ, giống như Liên Xô trước đây, nhiều vùng của Trung Quốc có thể tuyên bố trở thành các quốc gia độc lập, như từng đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử sóng gió của Trung Quốc, và các quốc gia này sẽ đòi hỏi mở rộng lãnh thổ sang các nước láng giềng.
Tập trận chung với Trung Quốc (lại còn phô diễn khả năng lực lượng máy bay ném bom chiến lược của chúng ta) là đi ngược lại với lợi ích quốc gia và an ninh của nước Nga.
Trung Quốc đã thông qua chương trình bành trướng dần sang lãnh thổ Nga – theo cách của Khổng Tử: nếu không bằng vũ lực, thì bằng sự khôn ngoan và trí thông minh. Điều này chúng ta thấy rõ ở vùng Viễn Đông, nơi hiện nay số lượng dân di cư Trung Quốc đang tăng lên một cách đáng sợ.
Trong cuộc diễn tập năm 2005 tại bán đảo Sơn Đông các chuyên gia quân sự Nga đã ngẫu nhiên nhìn thấy bản đồ tác chiến của phía Trung Quốc. Trên bản đồ màu vàng được phủ kín toàn bộ vùng Siberia, Kazakhstan và Trung Á. Trung Quốc coi các khu vực này bị nước Nga xâm chiếm hơn 300 năm trước đây.
Nga lo ngại Trung Quốc lấn chiếm Viễn Đông
(10/03/2011 09:47:14) - Nga tìm cách khắc phục cân bằng quân sự mong manh ở Viễn Đông, đối phó với người Trung Quốc di cư và định cư vĩnh viễn tại Siberia-Viễn Đông.
Năm 2011 chứng kiến một số sự kiện quan trọng đánh dấu sự tham gia của Nga vào các quá trình chính trị-kinh tế Đông Á. Tháng 10, Tổng thống Nga sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á và dự các hoạt động kỷ niệm 60 năm quan hệ Nga-Việt. Hội nghị APEC sẽ diễn ra tại Vladivostok. Việc Nga và Mỹ tham dự Diễn đàn Đông Á là bước quan trọng đánh dấu việc Nga tham gia vào cơ cấu quyền lực tại khu vực rộng lớn này theo hướng tích cực.
Ngoài việc tăng cường liên kết chính trị, Nga đề ra hàng loạt các dự án khác như sân bay vũ trụ phía Đông ở tỉnh Amur, các dự án công nghệ hoàn chỉnh ở Viễn Đông. Hợp tác năng lượng đã có sự khởi đầu tốt đẹp với các dự án “Xakhalin 2”, hệ thống đường ống dẫn dầu Đông Siberia-Thái Bình Dương… Trong chương trình hiện đại hóa quốc phòng 640 tỷ USD cho các năm 2011-2020, 1/4 chi phí sẽ được dành để nâng cấp Hạm đội Thái Bình Dương, trong đó mua khoảng 20 chiến hạm, trong đó có đội tàu ngầm tấn công, tàu ngầm phóng hỏa tiễn, một số tàu khu trục và tàu sân bay.
Các nỗ lực trên nhiều hướng cho thấy Liên bang Nga bắt đầu cuộc hành quân thứ tư về phương Đông. Cuộc hành quân đầu tiên diễn ra vào giữa thế kỷ XIX khi Anh và Pháp đối đầu với Nga ở châu Á. Cuộc hành quân thứ hai là chiến tranh Nga-Nhật năm 1904-05. Cuộc hành quân thứ ba diễn ra những năm 1970-80 mở rộng ảnh hưởng ra Thái Bình Dương, lần đầu tiên thiết lập căn cứ quân sự tại Đông Nam Á (Cam Ranh).
Biên giới Nga-Trung nơi sông Amur (Hắc Long Giang) chảy qua
Về cơ bản, chiến lược của Nga vẫn dựa vào hướng Tây, ổn định hướng Nam và đi ra hướng Đông. Có thể xem hướng Đông là ưu tiên loại hai. Nhưng có nhiều yếu tố, đặc biệt là những tính toán chiến lược lâu dài của Trung Quốc đối với Viễn Đông, khiến Nga ngày càng phải quan tâm tới hướng này.
Trung Quốc có thể đánh chiếm Viễn Đông dễ dàng
Nhà Trung Quốc học người Nga, ông Alegsandr Aladin, gần đây trả lời mạng News (Mông Cổ) đặt câu hỏi: “Người Trung Quốc muốn gây chiến tranh chăng?”. Nội dung chính sau: Nhiều tuyến đường bộ đang được thi công từ lãnh thổ Trung Quốc hướng về phía biên giới Nga, được đổ bằng bê tông, có khả năng vận chuyển các trang thiết bị và vũ khí quân sự. Khi các tuyến đường này được đưa vào sử dụng, ngoài việc vận chuyển lực lượng, trang thiết bị, vũ khí đến dọc biên giới Nga, Trung Quốc sẽ không có trở ngại nào khi thực hiện tập kích tấn công chiến lược. Năm 2004, Tổng Thống Vladimir Putin và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ký Hiệp định bổ sung về biên giới của hai nước, theo đó, Nga trao trả cho Trung Quốc 337 km2. Vùng đất mà Nga trao trả cho Trung Quốc đang đe dọa đến an ninh chiến lược của thành phố Khabarovsk và vùng Viễn Đông của Nga. Nếu chiến tranh xảy ra, chỉ trong vòng 2-3 giờ, quân đội Trung Quốc có thể chiếm lĩnh được thành phố Khabarovsk. Khi thành phố này bị chiếm thì con đường sắt trên sông Amur cũng bị chiếm, các tuyến đường bộ, đường sắt khác trên con sông này cũng bị chiếm giữ. Như vậy, khu vực Viễn Đông sẽ hoàn toàn bị chia cắt. Trên thực tế, Nga không có năng lực để giúp đỡ khu vực này. Phần lớn trang thiết bị quân sự, vũ khí ở khu vực Viễn Đông rất lạc hậu, lực lượng lại mỏng; vì vậy lá chắn bảo vệ vùng Đông Siberia và khu vực Viễn Đông hầu như bị bỏ rơi.
Trung Quốc có từ tên lửa chiến lược cho đến vũ khí tấn công hiện đại. Tên lửa của Trung Quốc có thể tấn công bắn tới thủ đô Moscow và thành phố Hạ Novogorod. Còn các khu vực khác như Ural, Đông Siberia, Kamtratka và Viễn Đông đều nằm dưới tầm ngắm của tên lửa Trung Quốc. Máy bay Trung Quốc có thể tự do ra vào tại khu vực này; bởi vì, trên thực tế ở đó Nga không có lực lượng bảo vệ. Các tàu chiến của lực lượng Hải quân Trung Quốc về số lượng và chất lượng đã đuổi kịp và thậm chí còn vượt cả Nga. Tàu ngầm của Trung Quốc có thể tự do ra vào gần hải phận của Nga. Quân đội Trung Quốc có 2,250 triệu người, nhưng khi chiến tranh xảy ra, con số này sẽ là 208 triệu người. Quân đội Trung Quốc nếu bắt đầu tấn công theo đường bộ và đổ bộ hàng không thì họ sẽ nhanh chóng giành được thắng lợi hoàn toàn tại khu vực này và có thể tấn công đến vùng Ural và vùng đất Nga.
Lãnh đạo Nga đã đồng ý chương trình hợp tác giữa khu vực Viễn Đông và vùng Đông Siberia của Nga với các địa phương của khu vực Đông Bắc Trung Quốc để đến năm 2018, biến khu vực này trở thành Đối tác chiến lược. Thực chất của các chương trình này là hợp tác khai thác các mỏ tại Nga, song lại xây dựng các nhà máy chế biến thành phẩm tại lãnh thổ Trung Quốc. Người Trung Quốc đang khẩn trương xây dựng các trạm kiểm tra biên giới, cầu đường đến các mỏ. Các nguyên liệu của Nga được chở sang Trung Quốc để chế biến thành sản phẩm. Nhìn từ góc độ chính sách quân sự, Trung Quốc sẽ chiếm lĩnh khu vực này và khi cần lực lượng quân sự của Trung Quốc có thể tiến nhanh vào sâu trong vùng đất Nga. Các mỏ vàng bạc và các nguyên liệu chiến lược khác của Nga như vofram, đồng, vanadium cũng đang được trao cho Trung Quốc. Công việc xây dựng các khu nhà dân cư cần phải có lao động Trung Quốc. Do đó, người Trung Quốc luôn nghĩ đến kế hoạch di cư sang Nga và định cư vĩnh viễn tại đây. Người Trung Quốc đã bắt đầu chui vào ban lãnh đạo địa phương của Nga. Họ đã bắt đầu cung cấp tài chính cho các hoạt động bầu cử Thống đốc địa phương và các cuộc vận động tranh cử khác. Họ mua đại diện của chính quyền và các quan chức nhà nước. Tầng lớp tinh hoa chính trị và kinh tế địa phương đã bị người Trung Quốc mua chuộc.
Mật độ dân cư tại khu vực phía Trung Quốc giáp với Nga đông gấp nhiều lần. Riêng dân cư của 2 tỉnh Trung Quốc giáp với khu vực Viễn Đông của Nga có tới 114 triệu người, trong khi đó cả khu vực Viễn Đông và vùng Đông Siberia của Nga chỉ có 6 triệu người Nga sinh sống; và họ lại đang có khuynh hướng di chuyển về phần lãnh thổ châu Âu của Nga để định cư, do họ lo ngại về sự an toàn của mình và không tin tưởng vào tương lai. Sắp tới, người Trung Quốc ở khu vực này sẽ đông gấp nhiều lần người Nga bản địa, như vậy người Trung Quốc sẽ dễ dàng áp đặt điều kiện, nội quy, điều lệ của mình cho người dân bản địa tại đây. Như vậy, Nga sẽ mất khu vực Viễn Đông.
Thủ tướng Putin thị sát vùng Viễn Đông Nga
Nga đối phó với Trung Quốc như thế nào?
Theo Reuters (Moscow 1/3), trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Nga đang phải xem xét lại chiến lược quốc phòng được hoạch định từ thời kỷ nguyên Xôviết, chuyển trọng tâm từ tranh giành đất đai ở châu Âu và ngăn chặn chiến tranh hạt nhân với Mỹ sang chú trọng khu vực phía đông nước Nga.
Cuộc cạnh tranh giữa nước sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới, Nga, và nước tiêu thụ năng lượng của Nga nhiều nhất, Trung Quốc, làm nảy sinh câu hỏi: Làm thế nào để Moscow có thể cung cấp dầu cho con rồng Trung Quốc mà vẫn hài lòng trước sức mạnh ngày càng tăng của quốc gia này?
Nỗ lực của Nga nhằm khôi phục ảnh hưởng tại Viễn Đông, khu vực đầy rẫy những tranh chấp lãnh thổ và được cả hai quốc gia chi tiêu cho quân sự nhiều nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Trong số những vũ khí đầu tiên mà Nga sẽ triển khai tới phía Đông có hai tàu sân bay Mistral mà Moscow mua của Pháp cuối năm ngoái và dự kiến sẽ được chuyển giao cho Nga vào cuối năm 2013. Một trung đoàn thuộc hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, có thể đánh chặn tên lửa và máy bay, cũng sẽ được triển khai tại Viễn Đông. Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Ekho Moskvy hồi tháng trước, Thứ trưởng Quốc phòng Nikolai Pankov cho biết quân đội coi Viễn Đông là khu vực “quan tâm số một”.
Với Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới giữa Nga và Mỹ, Kremli rảnh tay hơn để tập trung thêm nguồn lực cho phía Đông. Tháng trước, Tổng thống Dmitry Medvedev đã cam kết sẽ triển khai vũ khí tới một số hòn đảo nhỏ thuộc Kuril. Song một số người cho rằng những tuyên bố nhằm vào Nhật Bản chỉ là vỏ bọc, trên thực tế Nga đang tìm cách ngầm đối phó với Trung Quốc mà không làm Bắc Kinh “nổi đóa”. Nga đã giành được vùng đất rộng giàu tài nguyên ở miền đông Siberia từ tay Trung Quốc thông qua đàm phán kết hợp với sức mạnh quân sự hồi giữa thế kỷ 19. Phần lớn chính sách của Moscow đối với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Nga với kim ngạch thương mại hai chiều khoảng 9,5 tỷ USD, xoay quanh những nỗi lo sợ rằng Bắc Kinh muốn lấy lại vùng đất dân cư thưa thớt trên để đưa dân đến sinh sống và khai thác các mỏ khoáng sản, dầu và khí đốt ở đây.
Năm 2008, Moscow đã nhượng lại cho Bắc Kinh vùng đất rộng tại biên giới chung dọc các sông Ussuri và Amur, tại đây hai cường quốc này đã đấu pháo vào năm 1969, khiến gần 60 người thiệt mạng. Dmitry Gorenburg, nhà phân tích kỳ cựu của Viện tư vấn quân sự và hành chính công, nói: “Nga vẫn lo sợ rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ xâm lược Siberia để giành giật tài nguyên bởi lẽ đây là một khu vực dân cư thưa thớt, khó phòng thủ, và rất xa trung tâm nước Nga.
Trung Quốc là khách hàng lớn mua vũ khí của Nga, song đơn đặt hàng của Trung Quốc trong năm nay nhiều nguy cơ sẽ giảm, mà một trong những lý do là ngành công nghiệp quốc phòng của nước này đã bắt đầu đáp ứng được nhu cầu trong nước một phần nhờ sao chép công nghệ của Nga.
Bắc Kinh đã gây lo ngại cho các nước láng giềng bằng những tuyên bố chủ quyền đối với hàng loạt hòn đảo không có người ở mà Nhật Bản cũng coi là của mình. Tuyệt nhiên Nga không muốn gây chiến với Trung Quốc, song một số nhà phân tích cho rằng Moscow muốn đảm bảo chắc chắn rằng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc không làm đảo lộn thế cân bằng quyền lực mong manh tại vùng Viễn Đông./.
Sáu cuộc chiến tranh trong 50 năm tới của Trung Quốc?
[FONT="]Bài trên trang [/FONT]China News về 6 cuộc chiến tranh mà Trung Quốc sẽ phát động trong 50 năm tới. Sau khi dùng vũ lực thống nhất với Đài Loan thì mục tiêu tiếp theo là phát động chiến tranh để thu hồi các đảo ở Biển Đông.
[FONT="][FONT="]Trung Quốc là một nước lớn chưa thống nhất, đây là nỗi nhục của dân tộc Hoa Hạ, là nỗi hổ thẹn của con cháu Viêm Hoàng để thống nhất đất nước và sự tôn nghiêm của dân tộc, trong vòng 50 năm tới, Trung Quốc cần phải tiến hành 6 cuộc chiến tranh. [/FONT][/FONT]
[FONT="]Cuộc chiến tranh thứ nhất : Thống nhất Đài Loan (giai đoạn 2020 - 2025) [/FONT]
[FONT="]Mặc dù, quan hệ hai bờ hiện nay đang có xu hướng đi vào hòa hoãn, nhưng đừng hy vọng nhà đương cục Đài Loan (cho dù là Quốc dân đảng hay Dân tiến đảng) muốn thống nhất hòa bình với Trung Quốc đại lục, vì điều này không phù hợp với lợi ích tranh cử của đảng cầm quyền tại Đài Loan, cho nên trong thời gian dài sẽ tiếp tục nêu chủ trương giữ nguyên hiện trạng với Trung Quốc đại lục (như vậy đều có lợi cho hai đảng, Dân tiến đảng hung hăng một chút, Quốc dân đảng hòa hoãn một chút, cả hai đều giành được lợi ích chính trị trên chính trường Đài Loan), “độc lập” nhưng không dám “độc lập” thật sự, chỉ có thể kích động dư luận để kiếm lợi, trong khi đó “thống nhất” cũng sẽ là không “thống nhất” thật sự, chỉ có thể là đề cập chung chung. Đài Loan không thống nhất, đây là một tổn thương lớn nhất của Trung Quốc. [/FONT]
[FONT="]Cho nên trong 10 năm tới, tức trước năm 2020, Trung Quốc cần phải nắm cho được phương châm chiến lược thống nhất, tuyên bố trước Đài Loan về thời hạn cuối cùng để thống nhất đất nước là năm 2025, hoặc là Đài Loan chấp nhận thống nhất hòa bình (đây là kết quả mà toàn thể người Hoa trên khắp thế giới mong đợi), hoặc là phải sử dụng vũ lực để thống nhất (đây là sự lựa chọn duy nhất mà Trung Quốc đại lục buộc phải làm). Để thống nhất, Trung Quốc phải làm tốt công tác chuẩn bị từ 3 đến 5 năm (thời điểm này, Trung Quốc hoàn toàn có đủ thực lực quân sự để thống nhất Đài Loan, như hàng không mẫu hạm của Trung Quốc chính thức được đưa vào biên chế, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 4 được hoàn thiện…), khi thời điểm đến, cho dù là sử dụng phương thức thống nhất như thế nào, Trung Quốc vẫn nhất định phải thống nhất, đây là một sứ mệnh lịch sử của dân tộc Hoa Hạ. [/FONT]
[FONT="]Theo phân tích tình hình hiện nay, Đài Loan tất sẽ cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc đại lục duy nhất chỉ có con đường sử dụng vũ lực để thống nhất. Cuộc chiến tranh thống nhất này là một cuộc chiến tranh đích thực mang ý nghĩa hiện đại hoá kể từ sau khi nước CHND Trung Hoa được thành lập, là một cuộc chiến tranh kiểm nghiệm toàn diện sức chiến đấu hiện đại hoá của quân đội Trung Quốc. Trong cuộc chiến này, Trung Quốc có thể dễ dàng giành chiến thắng, nhưng cũng có thể sẽ gian nan giành chiến thắng. Tình hình này phụ thuộc vào quyết định tham chiến của Mỹ, Nhật Bản đối với Đài Loan. Mỹ, Nhật Bản viện trợ cho Đài Loan, thậm chí xuất quân phản công Đại lục, Trung Quốc buộc phải sử dụng tổng lực để đối kháng Mỹ, Nhật Bản, như vậy sẽ trở thành cuộc đại chiến gian khổ và kéo dài. Nếu Mỹ, Nhật Bản không dám đối kháng với Trung Quốc, để Trung Quốc đại lục thu hồi Đài Loan, quân đội Đài Loan đương nhiên không thể chống đỡ, nhiều nhất là 3 tháng là có thể kiểm soát hoàn toàn Đài Loan. [/FONT]
[FONT="]Mặc dù hiện nay ai cũng cho là Trung Quốc có đủ khả năng chống lại các thế lực can thiệp, nhưng trước khi thu hồi Đài Loan, tốt nhất là tiến hành bố trí thế cục, để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến, như vậy Trung Quốc mới có thể thần tốc đánh chiếm Đài Loan. Vậy phải bố trí thế cục như thế nào để Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không dám tham chiến? Tốt nhất là gây ra một, hoặc hai cuộc chiến tranh trước đó, ví dụ như chiến tranh Ixraen-Iran, chiến tranh Nga-Nhật, chiến tranh Ấn Độ-Pakixtan, hay đối đầu giữa hai miền Triều Tiên, như vậy Mỹ, Nhật Bản khó có thể kịp thời hoặc không dám tham chiến. [/FONT]
[FONT="]Đương nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, cuối cùng Trung Quốc đều giành chiến thắng, đây là điều không phải nghi ngờ. Nhưng khác biệt ở chỗ, nếu Mỹ, Nhật Bản tham chiến, nguyên khí kinh tế của Trung Quốc sẽ bị tổn thương nặng nề; nếu Mỹ, Nhật Bản không kịp hoặc không tham chiến, kinh tế của Trung Quốc sẽ không bị tổn thất. Tuy nhiên, cho dù Mỹ, Nhật Bản có tham chiến hay không, về mặt quân sự, Trung Quốc sẽ có bước phát triển mang tính nhảy vọt. Vì sau khi thống nhất Đài Loan, hợp nhất kỹ thuật quân sự của Đài Loan, trong vòng từ 5 đến 10 năm, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc sẽ có bước phát triển vượt bậc. [/FONT]
[FONT="]Trong cuộc chiến này, Mỹ không tham chiến còn có thể giữ được địa vị độc bá của mình, một khi tham chiến, địa vị độc bá tất bị lung lay. Sau khi bị tổn thất nặng nề trong cuộc chiến này, địa vị bá chủ thế giới của Mỹ sẽ bị các nước nghi ngờ, đặc biệt là các nước nhỏ Đông Nam Á, đối diện với một Trung Quốc láng giềng hùng mạnh, buộc các nước này không thể không tính toán lại xem đi theo hướng nào, đi theo ai. Mỹ không tham chiến còn có thể duy trì địa vị bá chủ thế giới khoảng 40 năm nữa, trong 40 năm này, Trung Quốc sẽ không có cớ thách thức bá quyền của Mỹ, Trung Quốc chỉ có thể tiếp tục chuyên tâm vào sự nghiệp thống nhất đất nước. [/FONT]
[FONT="]Điểm có lợi nhất của cuộc chiến thống nhất Đài Loan là Trung Quốc đã phá vỡ chuỗi đảo bao vây thứ nhất của Mỹ, để hướng ra Thái Bình Dương, như vậy Trung Quốc từ đó có thể tiến quân ra đại dương, mở rộng lợi ích thiết thân của Trung Quốc. [/FONT]
[FONT="]Cuộc chiến tranh thứ hai : Thu hồi các đảo tại Biển Đông (giai đoạn 2025-2030) [/FONT]
[FONT="]Sau khi Trung Quốc thống nhất Đài Loan, nghỉ ngơi chỉnh đốn nhiều nhất là 2 năm, trong khoảng thời gian này Trung Quốc tuyên bố với các nước có tranh chấp tại Biển Đông về thời hạn cuối cùng Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo là năm 2028, tất cả các nước có thể đàm phán với Trung Quốc trong khoảng thời gian này. Trung Quốc sẽ xuất phát từ quan điểm láng giềng hữu nghị và phong cách nước lớn, Trung Quốc còn có thể bảo đảm một phần lợi ích kinh tế của các nước xung quanh đã đầu tư vào các đảo ở Biển Đông, nếu không Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực để thu hồi các đảo, đồng thời tịch thu toàn bộ lợi ích kinh tế, cũng như các khoản đầu tư trên các đảo này. [/FONT]
[FONT="]Cuộc chiến tranh thứ ba: Thu hồi Nam Tây Tạng (giai đoạn 2035-2040) [/FONT]
[FONT="]Hai mươi năm sau, mặc dù thực lực quân sự của Ấn Độ không bằng Trung Quốc, nhưng khi đó cũng sẽ là một trong số không nhiều nước lớn trên thế giới, vì vậy “đá chọi với đá” chắc chắn sẽ chịu nhiều tổn thất, cho nên tác giả cho rằng tốt nhất là ngay từ bây giờ Trung Quốc phải tìm mọi cách khiến Ấn Độ bị chia cắt thành mấy nước nhỏ, để Ấn Độ không còn sức đối kháng với Trung Quốc, tuy nhiên sách lược chia cắt Ấn Độ không chắc chắn thực hiện được, nhưng ở mức độ thấp nhất cũng phải làm cho bang Assam tiếp giáp với Nam Tây Tạng (Ấn Độ gọi là bang Arunachal Pradesh) và Sikkim bị Ấn Độ xâm chiếm được độc lập, làm suy yếu thực lực của Ấn Độ trong đối kháng với Trung Quốc, như vậy mới là thượng sách. [/FONT]
[FONT="]Trung sách là chuyển một lượng lớn vũ khí quân sự tiên tiến sang Pakixtan, trong khoảng thời gian năm 2035, ngầm giúp Pakixtan tấn công khu vực phía Nam Casơmia của Ấn Độ, giúp đỡ Pakixtan hoàn thành đại nghiệp thống nhất lãnh thổ. Tất nhiên, trong khi Ấn Độ và Pakixtan chưa thể kết thúc chiến tranh, Trung Quốc thần tốc tấn công Ấn Độ thu hồi khu vực Nam Tây Tạng bị chiếm đóng. Ấn Độ sẽ không thể cùng lúc tác chiến với hai cuộc chiến tranh, kết cục đều gặp thất bại, như vậy Trung Quốc có thể dễ dàng lấy lại khu vực Nam Tây Tạng, Pakixtan cũng có thể hoàn thành việc kiểm soát hoàn toàn Casơmia. Đây là trung sách, là một biện pháp hay có thể thực hiện. Nếu tất cả các sách lược trên đều không thể thực hiện, Trung Quốc có thể tấn công trực diện Ấn Độ để thu hồi Nam Tây Tạng. [/FONT]
[FONT="]Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh thứ nhất và thứ hai, Trung Quốc đã có thời gian khôi phục và tiếp tục phát triển trong vòng 10 năm, khi đó Trung Quốc đã là cường quốc mang tầm thế giới cả về kinh tế lẫn quân sự, duy chỉ có Mỹ và châu Âu là có thể xếp trên Trung Quốc (thời điểm đó nhiều khả năng châu Âu sẽ hoàn thành nhất thể hoá). Vì vậy, sau khi thống nhất Đài Loan và thu hồi các đảo tại Biển Đông, kỹ thuật quân sự của Trung Quốc đã có bước phát triển nhạy vọt, các trang thiết bị vũ khí hải, lục, không quân và vũ trụ đều có bước tiến dài, nhiều kỹ thuật quân sự ở vào trình độ dẫn đầu thế giới, khi đó sức mạnh quân sự của Trung Quốc chỉ có thể xếp sau Mỹ. Với thực lực như vậy, trong cuộc chiến thu hồi Nam Tây Tạng, Ấn Độ chắc chắn chịu một cuộc đại bại. Thứ nhất, sức mạnh tổng hợp của Ấn Độ yếu hơn nhiều so với Trung Quốc. Ấn Độ không có khả năng nghiên cứu, phát triển cũng như độc lập sản xuất các loại vũ khí mũi nhọn kỹ thuật cao. Năng lực động viên kinh tế cho thời chiến của Ấn Độ không bằng 1/10 của Trung Quốc, cho nên trong cuộc chiến với Trung Quốc, Ấn Độ không thể duy trì chiến tranh lâu dài, trong khi đó khả năng chiến tranh thần tốc của Ấn Độ lại kém xa so với Trung Quốc, vì vậy trong cuộc chiến này, Ấn Độ thất bại là điều không phải nghi ngờ. Thứ hai, trong cuộc chiến này, tuyệt đối không có quốc gia nào dám công khai giúp đỡ Ấn Độ. Khi đó, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới, không có nước nào (kể cả Mỹ) dám công khai coi Trung Quốc là kẻ thù, nhiều khả năng nhất chỉ có 3 nước là Mỹ, Nga, Nhật Bản sẽ ngấm ngầm cung cấp vũ khí cho Ấn Độ, nhưng động thái này sẽ không gây ra những vấn đề lớn; ngược lại Pakixtan có thể nhân cơ hội này tấn công Ấn Độ. Thứ ba, Ấn Độ không dám và không thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Mặc dù nói Ấn Độ đã có vũ khí hạt nhân, nhưng trong cuộc chiến này, Ấn Độ không dám sử dụng vũ khí hạt nhân, vì vũ khí hạt nhân của Ấn Độ không đủ để huỷ diệt Trung Quốc; đã không thể huỷ diệt, một khi sử dụng, khả năng phản kích của Trung Quốc có thể huỷ diệt vĩnh viễn Ấn Độ. Sau khi thu hồi Nam Tây Tạng, Trung Quốc sẽ đóng trọng binh tại đây, Ấn Độ sẽ không dám phản công, cuối cùng phải thừa nhận là lãnh thổ của Trung Quốc, đồng thời tích cực triển khai hợp tác với Trung Quốc, như vậy vẫn có thể bảo toàn thực lực nước lớn tại khu vực. [/FONT]
[FONT="]Cuộc chiến tranh thứ tư : Thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (giai đoạn 2040 - 2045) [/FONT]
[FONT="]Thời điểm đến giữa thế kỷ 21, Trung Quốc đã là cường quốc thế giới thật sự, khi đó Nhật Bản, Nga suy yếu; Mỹ, Ấn Độ không phát triển, Trung Quốc và châu Âu đồng thời nổi lên, là thời cơ tốt nhất để Trung Quốc thu hồi đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu (Nhật Bản gọi là Okinawa) bị Nhật Bản chiếm đóng. [/FONT]
[FONT="]Nói tới đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu, có lẽ nhiều người chỉ biết rằng đảo Điếu Ngư là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc, nhưng lại không biết Nhật Bản đã xâm chiếm Lưu Cầu. Hiện nay, bất luận là trong diễn đàn nhân dân hay cấp trung ương, khi đề cập đến vấn đề Đông Hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản, đề cập đến cái gọi là “đường trung tuyến” do Nhật Bản hoạch định, hay vấn đề Lưu Cầu, đều bị Nhật Bản dẫn giải sai lầm về lịch sử và chính trị - tức cho rằng Lưu Cầu là lãnh thổ của Nhật Bản. [/FONT]
[FONT="]Nhật Bản đã xâm chiếm đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu của Trung Quốc nhiều năm qua, đánh cắp phi pháp nhiều tài nguyên tại Đông Hải của Trung Quốc, vì vậy đây sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại từ tay Nhật Bản. Vì thời điểm đó Mỹ muốn can dự cũng khó, châu Âu càng không quan tâm đến vấn đề này, trong khi đó Nga cũng chỉ có thể ngồi nhìn. Nhiều nhất là trong vòng nửa năm, cuộc chiến có thể kết thúc, Trung Quốc đại thắng, Nhật Bản đành phải thừa nhận kết cục thất bại - đảo Điếu Ngư và Lưu Cầu trở về vô điều kiện với Trung Quốc. Đông Hải trở thành nội hải của Trung Quốc. [/FONT]
[FONT="]Cuộc chiến tranh thứ năm : Thống nhất Ngoại Mông (giai đoạn 2045 - 2050) [/FONT]
[FONT="]Mặc dù, hiện nay có người cổ vũ Ngoại Mông (Mông Cổ) trở về Trung Quốc, nhưng điều này có hiện thực không? [/FONT]
[FONT="]Trung Quốc chỉ có thể sau khi thống nhất Đài Loan, lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ. Như vậy sẽ có người hỏi, vì sao phải lấy hiến pháp và bản đồ Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ? Làm như vậy khác nào nói Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị Trung Hoa Dân Quốc thống nhất? Nói như vậy không có gì vô nghĩa cả, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc cũng là Trung Quốc, không cần quan tâm ai thống nhất ai, làm người Trung Quốc, chỉ cần tổ quốc thống nhất, không bị làm nhục là tốt nhất. Cũng phải biết rằng hiện nay Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thừa nhận nền độc lập của Ngoại Mông, nếu lấy hiến pháp và bản đồ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa làm căn cứ để thống nhất Ngoại Mông, thì rõ ràng đây là hành động đi xâm lược, cho nên chỉ có thể lấy hiến pháp và bản đồ của Trung Hoa Dân Quốc làm căn cứ để tiến hành thống nhất Ngoại Mông, như vậy xuất quân mới danh chính ngôn thuận. Trung Quốc cần đề xuất đại cương thống nhất với Ngoại Mông, tạo dựng bầu không khí dư luận xã hội Ngoại Mông trở về Trung Quốc, đồng thời tìm kiếm những tộc người tại Ngoại Mông có mong muốn sáp nhập vào Trung Quốc để ra sức giúp đỡ, cố gắng để họ có thể tiếp cận tới tầng lớp có quyền quyết sách, nhằm chuẩn bị tốt cho sự nghiệp thống nhất Ngoại Mông. Bên cạnh đó, sau khi thu hồi Nam Tây Tạng (dự kiến vào năm 2040) Trung Quốc cũng phải tuyên bố với các nước trên thế giới rằng Ngoại Mông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. [/FONT]
[FONT="]Đương nhiên, Ngoại Mông có thể ra điều kiện để trở về, như vậy là điều tốt nhất so với việc phải sử dụng vũ lực để thống nhất. Nếu thế lực bên ngoài can dự hoặc Ngoại Mông cự tuyệt thống nhất, Trung Quốc cần phải làm tốt mọi sự chuẩn bị về trang bị vũ khí nhằm thống nhất Ngoại Mông. Tài liệu cho rằng Trung Quốc vẫn có thể áp dụng mô hình như đã thống nhất Đài Loan, đưa ra thời hạn cuối cùng để thống nhất là vào năm 2045, để Ngoại Mông có thời gian mấy năm suy nghĩ, khi đến thời điểm nếu không chủ động chấp nhận trở về, cuối cùng mới sử dụng vũ lực thống nhất. [/FONT]
[FONT="]Tới thời điểm đó, 4 cuộc chiến tranh đã kết thúc, Trung Quốc đã có đầy đủ thực lực về chính trị, quân sự và ngoại giao để thống nhất Ngoại Mông. Mỹ, Nga suy yếu sẽ không dám tham chiến, chỉ có thể tiến hành phản đối bằng ngoại giao, trong khi đó châu Âu sẽ giữ thái độ nước đôi, Ấn Độ không lên tiếng. Không đến 3 năm, Trung Quốc có thể hoàn thành thống nhất mang tính tuyệt đối đối với Ngoại Mông. Sau khi thống nhất Ngoại Mông, tuyến đầu sẽ bố trí trọng binh nhằm ngăn chặn Nga, đồng thời trong vòng 10 năm, ra sức tiến hành xây dựng mang tính nền tảng và thiết bị quân sự, để chuẩn bị cho sau này tiến hành thu hồi lãnh thổ do Nga xâm chiếm. [/FONT]
[FONT="]Cuộc chiến tranh thứ sáu : Thu hồi lãnh thổ bị Nga xâm chiếm (giai đoạn 2055 - 2060) [/FONT]
[FONT="]Hiện nay, Trung-Nga được coi là láng giềng hữu nghị, song chẳng qua là vì có cùng mục tiêu chống Mỹ, thực chất vẫn tồn tại sóng ngầm và cảnh giác lẫn nhau. [/FONT]
[FONT="]Sau khi giành thắng lợi trong 5 cuộc chiến tranh trước đó (khoảng năm 2050), Trung Quốc phải lên tiếng đòi Nga phải trả lại lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc từ đời nhà Thanh, tạo dư luận trên toàn thế giới có lợi cho Trung Quốc, nhưng tốt nhất là khiến Nga một lần nữa bị giải thể, tách thành nhiều nước nhỏ. [/FONT]
[FONT="]Trước đây, Nga đã xâm chiếm tổng cộng khoảng 1,6 triệu km2 lãnh thổ của Trung Quốc, tương đương 1/6 tổng diện tích lãnh thổ lục địa của Trung Quốc hiện nay, Nga vẫn là kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Trung Hoa, cho nên sau khi kết thúc 5 cuộc chiến tranh trước, sẽ là thời điểm thích hợp để lấy lại lãnh thổ bị Nga xâm chiếm từ đời Thanh. [/FONT]
[FONT="]Mặc dù thời điểm này các phương diện về hải, lục, không quân và vũ trụ của Trung Quốc đã vượt Nga, nhưng rõ ràng đây là một cuộc chiến tranh nhằm vào một cường quốc hạt nhân, cho nên lúc đó Trung Quốc phải huy động mọi khả năng hạt nhân, như các loại vũ khí có khả năng đánh chặn hạt nhân tầm xa, tầm trung và tầm ngắn. Khả năng Nga đánh trả khi tiếp cận Trung Quốc là không thể, vì vào thời điểm này Nga đã không còn là đối thủ của Trung Quốc, chỉ có thể chấp nhận trả lại phần lãnh thổ đã xâm chiếm của Trung Quốc, nếu không cái giá phải trả là quá đắt. [/FONT]
[FONT="]Sau khi kết thúc 6 cuộc chiến tranh, Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và quân sự duy nhất trên thế giới, Trung Quốc cùng với châu Âu, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, châu Phi và Braxin thiết lập trật tự thế giới mới do Trung Quốc chủ đạo./.[/FONT]