Em không vod cho cụ thêm được rồi. Có điều em được dạy và hiểu hơi khác tí. Dạy về nhân cách cách sống để người đời tôn kính (nói hơi quá), không xem thường hay bị người đời xem thường đều do mình tự chọn thôi
Một bài văn cổ có nhiều cách đọc và cảm thụ!
Cách nào gần gũi nhất thì minh chia sẻ!
Trong bài đồng dao đó, trẻ em hát câu:
“Thương Lang chi thủy thanh hề,
khả dĩ trạc ngã anh
Thương Lang chi thủy trọc hề,
khả dĩ trạc ngã túc”.
Nghĩa: nước sông Thương nếu mà trong, thì ta đem giặt dải mũ của ta. Nước sông Thương mà đục, thì ta dùng để rửa chân ta.
Đức Khổng Tử thì bảo học trò rằng:
- Các con nghe đấy: Nước trong thì tự khắc người ta mới giặt dải mũ, đục thì tự khắc người ta chỉ để rửa chân. Đó đều là do nước tự thủ cả.
Đó là cách
hiểu và dạy, cũng như hướng con người ta theo cách nhìn và nghĩ cùng như hành xử lối phong kiến, xưa cũ "nặng mùi" áp đặt nhân sinh quan!
Và, cũng có thể hiểu theo nghĩa khác như em đã chia sẻ: "
Lành làm gáo, sứt làm môi"
Hay:
"Giẻ rách cũng đỡ lấm tay"
Mọi cái đều do mình quyết định và "
Hay dở đều do mình cả " cũng như phải vận dụng sao cho Optimum (tốt nhất) VÌ "
ở đời này không có cái nào mà không có ích"!
Còn hai câu (
Vô năng tu bỉ anh!, Hào năng tri bỉ trí!) là em muốn
đối lại câu bác viết cả âm, từ lẫn cả ý:
Khả dĩ trạc ngô túc (Có thể rửa được chân mình)
Khả dĩ trạc ngô túc
Vô năng tu bỉ anh!
(Không thể sửa được cái đẹp của nó)
Hào năng tri bỉ trí!
(Có thể (khả năng) biết rõ được (trí khôn) đầu óc của nó)
Những ai sành tiếng Hán sẽ biết
tu là sửa mà
tu cũng có nghĩa là râu, cũng như hai từ
tri, trí dùng liền kề mới thấy cái hay của vế đối và sự thâm thúy trong câu chữ!