Trình bày tại hồ sơ khởi kiện, DN cho biết:
1. Theo Nghị định 114/2020- NĐ-CP thì không yêu cầu phải có văn bản chấp nhận của tác giả, việc này thông qua trung tâm bảo vệ quyền tác giả.
2. Tác giả vở kịch này lại dựa theo vở Tiếng Trống hay Trưng Vương của tác giả Việt Dung soạn năm 1960. Năm 1975, đoàn cải lương Thanh Minh được tái lập, đã dựa theo vở kịch này rồi phát triển thêm thành Tiếng trống Mê Linh.
3. Soạn giả Vĩnh Điền là người chuyển thể ca kịch sang cải lương, ngoài ra còn có soạn giả Nguyễn Phương, Viễn Châu đóng góp, tuy nhiên, thực tế do các soạn giả Nguyễn Phương, Viễn Châu lúc đó đang bị cấm hoạt động, nên ghi gộp cho Vĩnh Điền. Rồi ghi chung là nhóm tác giả đoàn Thanh Minh.
4. Việc gặp tất cả các tác giả là điều không thể, vì họ đều đã qua đời hoặc sống ở nước ngoài. Hơn nữa, đây là vở cải lương yêu nước, chống quân Hán xâm lược, đã biểu diễn bao nhiêu năm mà không ai thắc mắc gì.
5. Sở có yêu cầu DN chỉnh sửa kịch bản, nội dung, phân cảnh :" cho phù hợp với văn hóa miền Bắc" nhưng không có văn bản chính thức, DN cho biết thế là phân biệt vùng miền, lại mang tiếng là chỉnh sửa so với bản gốc.
Nói thêm về vở kịch này là bản gốc đầu tiên được diễn chào năm mới 1978, do các danh ca lừng lẫy của sân khấu Miền Nam trước 1975 góp mặt như: Thanh Nga, Thanh Sang, Bảo Quốc...trước khi diễn vở này, bà Thanh Nga đã nhận được nhiều thư dọa giết. Và chính bà đã bị giết thật sau một đêm diễn vở này.
Đáp trả những lập luận này, Sở cho biết tất cả đều đúng quy trình, quy định.