[Funland] So sánh Frigate Gepard 3.9 & Sigma 9814 của nhà mình

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,297 Mã lực
Tuổi
50
Vô tinh nhà cháo đọc được bài này thấy hay phết .. phọt vào đây để các cụ nghía nhé ..

ới việc tập đoàn đóng tàu Damen của Hà Lan cho công khai mô hình tàu hộ vệ tên lửa Sigma 9814 xuất khẩu cho Việt Nam tại triển lãm Vietship 2014. Qua đó, đã có đủ cơ sở để so sánh sức mạnh của Sigma 9814 sắp được trang bị với 2 chiếc tàu hộ vệ Gepard 3.9 đang phục vụ trong Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Mô hình tàu hộ vệ tàng hình Sigma 9814 tại Vietship 2014.

Sigma phù hợp hoạt động ở Trường Sa hơn Gepard 3.9?
Cả 2 lớp tàu chiến này có thể xếp vào hạng heavy corvette hoặc light frigate tùy quan niệm của nước sử dụng. Kích thước ngoài (dài x rộng x mớn nước) của Sigma 9814 là 99,91 x 14,02 x 3,75m, lượng giãn nước 2.150 tấn, trong khi đó của Gepard 3.9 là 102,2 x 13,1 x 5,3m với lượng giãn nước đầy tải 2.100 tấn.
Có thể thấy kích thước của 2 lớp tàu này có độ chênh lệch không đáng kể, tuy nhiên do Gepard 3.9 được thiết kế lại trên cơ sở project 1166.1 đã cũ còn Sigma là một thế hệ tàu chiến mới hoàn toàn nên khả năng tàng hình trước radar đối phương của Sigma được đánh giá cao hơn hẳn. Ngoài ra do có độ mớn nước chỉ là 3,75m so với 5,3m của Gepard nên Sigma có thể hoạt động thuận lợi hơn tại vùng biển nông quanh các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 đóng cho Việt Nam.

Hệ thống điện tử Sigma 9814 cũng “đỉnh” hơn
Về hệ thống điện tử hàng hải, lớp Sigma 9814 được trang bị hệ thống quản lý tác chiến TACTICOS, radar tìm kiếm mục tiêu SMART-S MK2 và hệ thống điều khiển hỏa lực STING EO MK2 do hãng Thales Hà Lan phát triển. Đây đều là những hệ thống điện tử tiên tiến nhất của châu Âu hiện nay.
Radar SMART-S MK2 làm việc trên băng tần S, được tối ưu hóa cho hoạt động giám sát ở tầm trung-xa và chỉ thị mục tiêu trong môi trường ven biển, có tầm hoạt động tối đa lên tới 250km nếu anten quay với tốc độ 13,5 vòng/phút, hoặc tới 150km nếu quay với tốc độ 27 vòng/phút.
Anten (trên đỉnh cột) radar có khả năng phát hiện máy bay tàng hình SMART-S MK2.

Radar có khả năng phát hiện mục tiêu kích cỡ máy bay bay ở độ cao 1.000m từ cự ly 200km và mục tiêu kích cỡ tên lửa hành trình từ cự ly 50km, tổng số mục tiêu theo dõi là 500 (trên không và trên biển), bám bắt 3 mục tiêu cùng lúc cho tên lửa tiêu diệt. Theo Thales, SMART-S Mk2 có thể phát hiện máy bay tàng hình ở cự ly 50km.
Còn Gepard 3.9 được trang bị hệ thống quản lý tác chiến Sigma-E, radar mảng pha 3 chiều trinh sát mục tiêu trên không và trên biển Pozitiv-ME1, radar kiểm soát hỏa lực Mineral-ME dẫn đường cho tên lửa đối hải, radar MR-123 dùng để điều khiển pháo các cỡ từ 30 tới 76mm được tích hợp với hệ thống Palma.
Pozitiv ME-1.

Trong đó, radar Pozitiv ME-1 hoạt động trên băng tần X, cự ly phát hiện mục tiêu tối đa 150km, có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ radar 1m2 bay ở độ cao 1.000m từ khoảng cách 110km, phát hiện mục tiêu là tên lửa đối hạm có diện tích phản xạ radar 0,03m2 bay ở độ cao 15m từ khoảng cách 15km, số mục tiêu có thể theo dõi cùng lúc chỉ là 40 mục tiêu mặc dù vẫn có khả năng bám bắt cùng lúc 3 mục tiêu cho tên lửa tiêu diệt như SMART-S MK2.
Vì thế, nhìn chung hệ thống điện tử trên tàu Sigma được đánh giá cao hơn hệ thống điện tử của tàu Gepard 3.9.
Hỏa lực: ai hơn ai?
Về hỏa lực chống tàu mặt nước, Sigma 9814 được trang bị 8 tên lửa đối hạm Exocet MM40 Block 3 có tầm bắn 180km, mang đầu đạn bán xuyên giáp nặng 155kg, vận tốc Mach 0,92 so với 8 tên lửa Uran-E trang bị trên Gepard chỉ có tầm bắn 130km, đầu đạn 145kg và vận tốc Mach 0,8.
Đặc biệt hơn Exocet là loại tên lửa đã trải qua thực tế chiến đấu và lập được rất nhiều chiến công. Hạn chế duy nhất của Exocet Block 3 so với Uran-E có lẽ chỉ nằm ở giá thành quá cao, gần 5 triệu USD/quả.
Rõ ràng Exocet MM40 Block có tầm bắn xa hơn Kh-35 Uran E trên Gepard 3.9.

Bên cạnh đó, Sigma 9814 còn được trang bị một pháo hải quân Oto Melara 76,2 mm với tháp pháo được thiết kế góc cạnh nhằm tăng khả năng tán xạ radar. So với pháo AK-176 trang bị trên Gepard thì Oto Melara vẫn được đánh giá cao hơn dù có cùng cỡ nòng, tốc độ và tầm bắn nhờ khả năng bắn được các loại đạn công nghệ cao được trang bị ngòi điện tử mà AK-176 không có.
Về hỏa lực phòng không, Sigma 9814 được trang bị 12 tên lửa phòng không VL MICA chứa trong hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) bố trí ngay phía sau ụ pháo Oto Melara.
Tên lửa VL MICA có trọng lượng 112kg, dài 3,1m, đường kính 160mm mang đầu nổ định hướng nặng 12kg, vận tốc Mach 3 có tầm bắn lên tới 20km với mục tiêu cỡ lớn như máy bay trực thăng và tới 10km với mục tiêu là tên lửa hành trình đối hạm bay thấp. Tên lửa có thể được trang bị đầu dò radar chủ động (VL MICA-RF) hoặc đầu dò hồng ngoại (VL MICA-IR).
Bắn thử nghiệm tên lửa phòng không VL MICA.

Trong tác chiến, tên lửa nhận lệnh trực tiếp từ hệ thống quản lý chiến đấu của tàu, có khả năng bao quát 360 độ và không cần đến bất kỳ hệ thống theo dõi và chiếu xạ hay dẫn đường nào. So với VL MICA, tên lửa 9M311 của hệ thống Palma-SU trên tàu Gepard chỉ có tầm bắn 8km, mang đầu đạn 9kg, được dẫn đường bằng laser nên rất thiếu ổn định khi phải chiến đấu trong điều kiện sương mù dày đặc. Loại tên lửa này còn bị chính Quân đội Nga phàn nàn rất nhiều về khả năng đánh chặn tên lửa hành trình của mình.
Hỏa lực phòng không trên tàu Gepard ngoài tên lửa 9M311 còn có thêm pháo bắn nhanh AO-18KD của hệ thống Palma ở phía trước và 2 pháo AK-630 ở đuôi tàu tạo thành 1 hệ thống phòng thủ tầm gần (CIWS) khá hoàn chỉnh.
Hỏa lực phòng không chính trên tàu Gepard 3.9 - Palma-SU.

Trong khi đó, trên Sigma ngoài VL MICA thì có thể thấy được 2 khẩu pháo chưa rõ loại nhưng rất có thể là pháo tự động MARLIN-WS cũng của Oto Melara, hệ thống này có thể lựa chọn pháo cỡ nòng 25 hay 30mm tùy yêu cầu khách hàng.
Tuy nhiên hệ thống này chỉ là Naval Gun System không phải là CIWS đúng nghĩa, đây là 1 hạn chế khá lớn của Sigma 9814, vì tên lửa phòng không được đánh giá hiệu quả nhất khi chống lại các tên lửa đối hạm siêu âm có kích thước, độ cao hành trình lớn còn đối với các tên lửa đối hạm cận âm có kích thước nhỏ và bay ở độ cao dưới 5m thì chống lại bằng pháo phòng không bắn nhanh sẽ cho hiệu quả cao hơn. Nếu được trang bị thêm 2 module pháo CIWS Goalkeeper hoặc tối thiểu là pháo Millenium 35mm của Rheinmetall mới có thể nói rằng Sigma 9814 có khả năng phòng không mạnh hơn Gepard.
Hỏa lực pháo phòng không CIWS của Gepard vượt trội hơn kiểu pháo trên tàu Sigma trong khả năng tác chiến chống tên lửa hành trình.

Về năng lực chống ngầm, đây là mặt nổi trội hoàn toàn của Sigma 9814 với Gepard 3.9. Trong khi 2 chiếc Gepard đầu tiên của Việt Nam không có khả năng chống ngầm thì Sigma 9814 rất có thể được trang bị sonar UMS 4132 Kingklip ASW của Thales cùng ngư lôi 324mm MU-90 cho khả năng chống tàu ngầm ở cự ly lên tới 23km, độ sâu đạt tới 1.000m.
Ngoài ra với việc thiết kế có hangar ở đuôi nên tàu có thể thường xuyên mang theo 1 trực thăng chống ngầm loại Ka-28 trong khi hoạt động, có 1 số ý kiến cho rằng hangar của tàu được thiết kế quá nhỏ, không đủ khả năng mang theo Ka-28. Tuy nhiên, rất có thể mô hình chiếc trực thăng Ka-28 có tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ 1/100 của mô hình tàu.
Tóm lại, có thể thấy Sigma 9814 có rất nhiều điểm vượt trội so với 2 chiếc Gepard 3.9 đầu tiên đang được trang bị trong Việt Nam. Hy vọng trong tương lai gần chúng ta sẽ được thấy sự hiện diện của 2 chiếc Sigma 9814 thực sự tại cảng Cam Ranh chứ không phải là mô hình trưng bày như trong cuộc triển lãm ngày hôm nay.
http://kienthuc.net.vn/quan-su-viet-nam/chien-ham-gepard-39-va-sigma-9814-viet-nam-ai-hon-ai-315051.html
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,376 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
về phòng không còn thiếu
nếu không dùng PALMA thì vẫn có thể dùng Shtil-1 trên GEPARD
đây là 1 option


so với SHtil-1 thì MICA lại dưới cơ

nếu dùng chung đc cả SIGMA và GEPARD thì lại quá ổn
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,376 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
bọn nga ngố đc voi đòi 2 bà trưng
quay ra mà nhìn goalkeeper nắng đẹp còn chả bắn đc cái cận âm nhá
lại còn chê PALMA SU =))
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Nhìn cách phân tích của bài báo thời có thể thấy sigma mạnh nhể ? Ơ thế cái tốc độ hành trình của 2 em nó nhà báo vứt mệ nó đi đâu òy :-??
Biển Trường sa VN làm chóa gì có sương mù mà lo nhể ? có chăng trời mưa thời điều khiển bằng Laze cũng hơi vất.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,376 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
hiện tại SIGMA nhỉnh hơn GEPARD về rada
cá chuồn thì samesame thôi chưa biết sẽ đc mua bản nào bản 5 triệu thì he he chưa chắc =))
 

niemsayme

Đi bộ
Biển số
OF-317475
Ngày cấp bằng
26/4/14
Số km
1
Động cơ
293,210 Mã lực
ôi mua hàng ông Pháp này ớn lắm các cụ ơi, bài học từ vụ Falkland năm xưa vẫn còn sờ sờ ra đó...
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,297 Mã lực
Tuổi
50
Nhìn cách phân tích của bài báo thời có thể thấy sigma mạnh nhể ? Ơ thế cái tốc độ hành trình của 2 em nó nhà báo vứt mệ nó đi đâu òy :-??
Biển Trường sa VN làm chóa gì có sương mù mà lo nhể ? có chăng trời mưa thời điều khiển bằng Laze cũng hơi vất.
Sigma dòng đời mới rờ xê ét chắc chắn tốt hơn, cấu trúc module dễ đóng & dễ thay thế ... hệ thống điện tử của Tây Âu hơn hẳn anh Ngố, về mặt phòng không Sigma có VLS ăn đứt Gepard chỉ có Palma tầm gần, chống ngầm thì tốt hơn là rõ rồi .. tên lửa chống hạm hàng hịn đã thực chiến khác hẳn chú nhái chưa thực chiến bao h .. nói chung ngoài việc giá thì em Sigma này hơn hẳn chú ghẻ mình đang có.
Nếu thay mấy cái gun bằng cái cờ lâu in gì đấy thì là .. perfect ... các cụ nhà mềnh sáng suốt phết ..
 

Ndmm02_voz

Xe đạp
Biển số
OF-315753
Ngày cấp bằng
13/4/14
Số km
22
Động cơ
294,648 Mã lực
Sao thấy bảo là con ghẻ nhà mình dùng được cả kh35 EV tầm 260 km mà các cụ nhỉ
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,297 Mã lực
Tuổi
50
Sao thấy bảo là con ghẻ nhà mình dùng được cả kh35 EV tầm 260 km mà các cụ nhỉ
Chú KH35 - Ha pon sờ ki có một phiên bản cải tiến tầm bắn tới 260km .. thực tế chửa biết ntn thì chú này chưa bao h tham gia cuộc chiến nào ..
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Sigma dòng đời mới rờ xê ét chắc chắn tốt hơn, cấu trúc module dễ đóng & dễ thay thế ... hệ thống điện tử của Tây Âu hơn hẳn anh Ngố, về mặt phòng không Sigma có VLS ăn đứt Gepard chỉ có Palma tầm gần, chống ngầm thì tốt hơn là rõ rồi .. tên lửa chống hạm hàng hịn đã thực chiến khác hẳn chú nhái chưa thực chiến bao h .. nói chung ngoài việc giá thì em Sigma này hơn hẳn chú ghẻ mình đang có.
Nếu thay mấy cái gun bằng cái cờ lâu in gì đấy thì là .. perfect ... các cụ nhà mềnh sáng suốt phết ..
Đồng ý về một số mặt thời em Sigma này hại điện hơn, Thực tế chắc gì Phú sẽ bán ếch chết Block 3 cho nhà mình :-??. Mà em sợ nhất là cái mã hủy :))
Đểm yếu chết người theo như báo nói là thiếu hệ thống phòng không tầm gần dùng để đánh chặn tên lửa hạm bay thấp và cận âm, hiện tại chưa biết sẽ trang bị pháo gì :-??
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Chú KH35 - Ha pon sờ ki có một phiên bản cải tiến tầm bắn tới 260km .. thực tế chửa biết ntn thì chú này chưa bao h tham gia cuộc chiến nào ..
Nói chung đợi được KH35 EV thì cũng còn khoai, hiện tại cụ biết cấu hình của 2 chú Ghẻ đang đóng không ? bật mý cho chúng em với :D
Em nghe bảo 2 em mới này được trang bị thêm chống ngầm mà không biết thế nao ?
 

Ndmm02_voz

Xe đạp
Biển số
OF-315753
Ngày cấp bằng
13/4/14
Số km
22
Động cơ
294,648 Mã lực
Thế các cụ cho cháu hỏi 2 con này gía cả ra sao ?
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
739
Động cơ
305,360 Mã lực
Mình kết cái pháo tàng hình Millenium 35mm của Rheinmetall cho Sigma wé è 8->
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,297 Mã lực
Tuổi
50
Nói chung đợi được KH35 EV thì cũng còn khoai, hiện tại cụ biết cấu hình của 2 chú Ghẻ đang đóng không ? bật mý cho chúng em với :D
Em nghe bảo 2 em mới này được trang bị thêm chống ngầm mà không biết thế nao ?
Thấy giang hồ đồn chú ghẻ mới có thêm sonar dưới thân & kéo cộng thêm ngư lôi chiến ngầm thì phải ..
 

Xe thể thao

Xe buýt
Biển số
OF-311088
Ngày cấp bằng
9/3/14
Số km
739
Động cơ
305,360 Mã lực
Cụ Mèo xem bài nì sẽ zõ [..] [..] [..]



Những lá chắn cuối cùng của chiến hạm (II)

Dương Phạm (TH) - theo Trí Thức Trẻ | 05/04/2014 19:40





Chia sẻ:
(Soha.vn) - Hệ thống CIWS được coi là lớp phòng thủ cuối cùng của chiến hạm. Trong phần tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu các hệ thống CIWS của Nga và Đức.

Phần 1: Những lá chắn cuối cùng của chiến hạm
4. Pháo tự động AK-630M


Thông số cơ bản:
Trọng lượng: 1.800 kg
Loại đạn: 30x165 mm
Tốc độ bắn: 5.000 phát/phút
Sơ tốc đạn: 900 m/s
Tầm bắn hiệu quả: 4.000 m (Mục tiêu máy bay)
Góc xoay ngang: 3600 -Tốc độ 700/giây
Góc nâng hạ: -120/ 880 - Tốc độ 500/giây
Hệ thống pháo tự động 6 nòng 30mm AK-630M là sản phẩm của hãng Tulamashzavod (Nga), ra đời từ năm 1976. AK-630M được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay như tên lửa đối hạm, máy bay, và các loại phương tiện tấn công đường không khác cũng như tàu nổi có lượng giãn nước nhỏ, ngư lôi, các hỏa điểm và binh lực bờ biển của đối phương.
Pháo AO-18 của hệ thống có cơ cấu xoay với 6 nòng được làm mát liên tục, có thể bắn với tốc độ 5.000 phát/phút, vận tốc đầu nòng đạt 900 m/s có khả năng bắn rơi các tên lửa đang bay đến ở cự ly lên tới 4 km. Tháp pháo được điều khiển từ xa bởi radar kiểm soát hỏa lực MR-123 Turel và đài quan sát hỗ trợ. Pháo bắn được đạn nổ phá mảnh OF-84 hoặc đạn vạch đường phá mảnh OR-84, hộp tiếp đạn của pháo dạng băng tự động chứa được 2.000 viên đạn và khoảng 1.000 viên dự trữ trong một thùng chứa khác, một cơ cấu khóa nòng cơ khí dùng để nạp đạn và hất vỏ đạn sau khi bắn.
Hệ thống pháo tự động AK-630M được lắp đặt trên hầu hết các tàu chiến mặt nước của hải quân Nga, được xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam để trang bị cho các tàu tên lửa cỡ nhỏ Molniya, tàu hộ vệ tên lửa Gepard, tàu pháo tuần tra Svetlyak hay TT-400TP.
5. Pháo tự động AK-630M2 Duet


Tại triển lãm hàng hải quốc tế IMDS-2007, Tulamashzavod đã giới thiệu một bản nâng cấp của AK-630M có tên gọi AK-630M2 Duet với nhiều khác biệt về hình dáng đặc biệt là tháp pháo có cấu tạo góc cạnh thay vì tháp pháo tròn như thế hệ trước. Thiết kế này giúp tăng khả năng tàng hình trước radar đối phương, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng bị tấn công. Trọng lượng của hệ thống tăng thêm 700 kg so với phiên bản cũ lên 2.500kg. Tốc độ xoay ngang của pháo tăng lên 800/giây và góc nâng hạ cũng tăng lên -250/ 900, tốc độ 600/giây.
Trái tim của AK-630M2 Duet vẫn là 2 pháo ổ quay tự động 6 nòng AO-18 30mm, khoảng cách giữa trục của 2 khẩu pháo là 320 mm. Pháo có khả năng điều chỉnh tốc độ bắn từ 4.000 phát/phút lên tới 10.000 phát/phút, tầm bắn tối đa lên đến 8.100m, tầm bắn hiệu quả đối với các mục tiêu mặt đất, mặt nước và trên không là 4.000-5.000m. Đạn của AK-630M2 tương tự AK-630M gồm đạn nổ phá mảnh OF-84 và đạn vạch đường phá mảnh OR-84.
Duet sử dụng hệ thống kiểm soát bắn Vimpel-AM2 với radar MR-123AM2 và MR-176M2. Ngoài ra pháo còn được trang bị máy đo xa laser KM-11-1 và LDM-1 Cruiser. Trong thử nghiệm, AK-630M2 đã bắn rơi 1 bia bay mô phỏng tên lửa đối hạm bay ở độ cao 10m chỉ với 200 phát đạn, 1 hiệu suất đáng nể.
Hiện nay, hải quân Nga đã trang bị AK-630M2 Duet cho các tàu hộ vệ tên lửa tàng hình cỡ nhỏ dự án 21631 Buyan-M.
6. Hệ thống pháo/ tên lửa Kashtan


Thông số cơ bản:
Trọng lượng: 15.500 kg (12.500 kg - Kashtan-M)
Loại đạn: 30x165 mm (AO-18); Tên lửa: 9M311 Sosna-R
Tốc độ bắn: 10.000 phát/phút - Giãn cách giữa 2 lần phóng tên lửa: 3 giây
Sơ tốc đạn: 960 m/s; Tên lửa: 1.100 m/s
Tầm bắn hiệu quả: Pháo: 300-4.000 m; Tên lửa: 1.500-8.000 m, độ cao 3.500 m
Góc xoay ngang: 3600 -Tốc độ 700/giây
Góc nâng hạ: -250/ 900 - Tốc độ 500/giây
Hệ thống pháo-tên lửa phòng không kết hợp Kashtan ra mắt năm 1988, cung cấp khả năng tự vệ cho các tàu mặt nước chống lại máy bay, tên lửa đối hạm hoặc tên lửa chống radar cũng như tác chiến chống các mục tiêu nhỏ ven bờ và trên biển.
Hệ thống có kết cấu module gồm module chỉ huy và các module chiến đấu (từ 1 đến 6 tuỳ theo lượng giãn nước của tàu), trên các tàu lớn mỗi module chiến đấu có thể chứa tới 32 tên lửa phòng không. Module chỉ huy và điều khiển hỏa lực có khả năng phát hiện, nhận dạng, bắt bám và truyền dữ liệu cho các module chiến đấu. Module chiến đấu bao gồm một bệ pháo - tên lửa, hệ thống điều khiển hỏa lực bằng radar và thiết bị ngắm quang học, hệ thống máy tính và hệ thống phát điện. Hệ thống này tự động tiếp nhận thông số về mục tiêu, bám và tiêu diệt chúng bằng pháo hoặc tên lửa thông qua kênh radar hoặc quang truyền hình. Hệ thống Kashtan còn có thêm khoang chứa và máy nạp (chứa 32 tên lửa, mỗi bệ với 4 ống phóng kiêm container bảo quản, có thể tái nạp tên lửa trong vòng 1,5 phút).
Hệ thống Kashtan sử dụng tên lửa phòng không 2 tầng nhiên liệu rắn 9M311 Sosna-R với đầu đạn nổ mảnh tạo nên lớp phòng thủ thứ nhất. Bệ pháo phòng không gồm 2 pháo bắn nhanh 6 nòng AO-18KD có nhiệm vụ giải quyết nốt những mục tiêu mà tên lửa để lọt; pháo vận hành bằng khí nén, làm mát bằng nước với một hệ thống tiếp đạn đơn giản (dung tích 1.000 viên) và một hệ thống làm mát kiểu bay hơi tự động .
Kashtan có thể được lắp trên tàu có lượng giãn nước từ 400 tấn trở lên. Các tàu nhỏ được lắp một module Kashtan duy nhất còn các tàu lớn có thể lắp các module chiến đấu ở cả hai bên mạn tàu. Một module chỉ huy có thể điều khiển tới 6 module chiến đấu tạo ra hoả lực bảo vệ tin cậy cho tàu chiến chống lại đội hình gồm 3 đến 4 tên lửa đang bay tới.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, tàu tuần dương hạt nhân Kirov, tàu hộ vệ tên lửa Neustrashimy, tàu khu trục Sovremenny của Nga, tàu chiến lớp Talwar của Ấn Độ là những tàu đầu tiên ở châu Á được trang bị hệ thống này.
7. Hệ thống pháo/ tên lửa Palma


Hệ thống Palma có thể coi như một biến thể của hệ thống Kashtan, cũng được thiết kế để phòng vệ trước các cuộc tiến công đường không của đối phương. Nó có thể tiêu diệt tên lửa đối hạm, máy bay cũng như các mục tiêu cỡ nhỏ trên mặt nước và trên bờ.
Module tác chiến của hệ thống Palma có ký hiệu 3R-99E hoạt động hoàn toàn tự động, mỗi module tác chiến gồm 8 tên lửa Sosna-R lắp sẵn trong container kiêm ống phóng và 2 bệ pháo 6 nòng tự động cỡ 30mm AO-18KD (với 1.500 viên đạn) tương tự như hệ thống Kashtan, tuy nhiên pháo và tên lửa nhận lệnh từ hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện đa kênh 3V-89 thay vì radar như hệ thống Kashtan. Hệ thống điều khiển hỏa lực quang điện 3V-89 bao gồm kênh truyền hình và ảnh nhiệt cùng máy đo xa và kênh điều khiển laser.
Mỗi module tác chiến 3R-99E có trọng lượng 6.900 kg và có thông số kỹ chiến thuật tương tự như module chiến đấu của hệ thống Kashtan. Hệ thống Palma được trang bị cho một số tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ Molniya của Hải quân Nga và biến thể Palash của nó đã được trang bị cho các tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam.
8. Hệ thống Millennium


Thông số cơ bản:
Trọng lượng: 3.750 kg
Loại đạn: 35x228 mm
Tốc độ bắn: 1.000 phát/phút
Sơ tốc đạn: 1.050-1.175 m/s
Tầm bắn hiệu quả: 3.500 m
Góc xoay ngang: 3600 -Tốc độ 1200/giây
Góc nâng hạ: -150/ 850 - Tốc độ 700/giây
Hệ thống Millennium của Rheinmetall (Đức) nằm giữa ranh giới của CIWS và pháo hải quân đơn thuần đi vào phục vụ từ năm 2003. Đây là hệ thống vũ khí tích hợp đa năng: phòng không/ chống tàu mặt nước với bộ não là hệ thống điều khiển hoả lực quang điện tử MSP 500 của STN Atlas, có thể thực hiện các chức năng điều khiển tác chiến phòng không chống tên lửa đối hạm, máy bay; chống tàu mặt nước, chi viện hoả lực và chống mục tiêu ven bờ.
Millennium được trang bị pháo ổ quay 1 nòng 35 mm Oerlikon KDG35/1000 có các chế độ bắn phát một, phát một tốc độ cao và bắn liên thanh 1.000 phát/phút. Pháo bắn được đạn có ngòi điện tử AHEAD và tất cả các loại đạn 35 mm tiêu chuẩn khác. Bệ pháo có thiết kế tàng hình chứa được 230 viên đạn cho phép bắn chặn trên 8 tên lửa mà không cần nạp lại. Do không sử dụng các đường kết nối dữ liệu nên có thể tiếp thêm đạn cho pháo bất kỳ lúc nào mà không cần đợi thùng đạn bắn hết. Trong trường hợp nguồn điện bị trục trặc, pháo vẫn có thể vận hành bằng nguồn ắc quy riêng.
Pháo Oerlikon KDG35/1000 được kết nối trực tiếp với đường trục truyền dữ liệu của hệ thống điều khiển tác chiến và tiếp nhận dữ liệu bám mục tiêu 3D từ bất kỳ nguồn nào. Máy tính là bộ phận hợp thành của pháo đảm nhiệm chức năng thanh lọc mục tiêu, tính toán góc bắn, hiệu chỉnh và cài đặt ngòi nổ điện tử của đạn AHEAD thông qua sóng radio. Khi nổ, đạn AHEAD tạo ra chùm mảnh nổ xoáy tròn hình phễu đan xen nhau bao lấy mục tiêu, với loại đạn này, hệ thống Millennium có khả năng tiêu diệt máy bay ở cự ly 3.500 m hoặc tên lửa đối hạm và tên lửa chống radar ở cự ly trên 1.200 m.

Tên lửa mục tiêu bị tiêu diệt bởi đạn AHEAD​
Hệ thống Millennium hiện được trang bị trên một số tàu hải quân của Đan Mạch, Venezuela và tàu cao tốc Sea Slice của hải quân Mỹ.
http://soha.vn/quan-su/nhung-la-chan-cuoi-cung-cua-chien-ham-ii-20140403170631718.htm
.
 
Chỉnh sửa cuối:

tuctuc2010

Xe điện
Biển số
OF-60773
Ngày cấp bằng
3/4/10
Số km
3,694
Động cơ
1,174,641 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số
Các cụ cho em hỏi là con pháo xoay này thì đường đạn nó có ảnh hưởng bởi cái việc xoay nòng kia không ạ?
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực

Ndmm02_voz

Xe đạp
Biển số
OF-315753
Ngày cấp bằng
13/4/14
Số km
22
Động cơ
294,648 Mã lực
Các cụ cho em hỏi là con pháo xoay này thì đường đạn nó có ảnh hưởng bởi cái việc xoay nòng kia không ạ?
theo cháo biết thì không ảnh hưởng vì tất cả các nòng nhỏ đều song song 1 cách tuyệt đối
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top