[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
lấy 1 quả tên lửa vài trăm ngàn để diệt khẩu pháo chục ngàn.
chả mấy kinh tế tq vsẽ tự sụp hí hí
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Đài Loan "khoe" tàu tên lửa đè bẹp Type 022 Trung Quốc

(Soha.vn) - Giới quân sự thế giới nhận định tàu tên lửa WPC của Đài Loan sẽ tạo ra thách thức lớn đối với Hải quân Trung Quốc.


Mặc dù cán cân quân sự trên eo biển Đài Loan vẫn nghiêng về phía Trung Quốc song Đài Loan cũng đã tự phát triển được những loại vũ khí có thể gây tổn thất lớn cho Hải quân Trung Quốc, thậm chí là đe dọa cả tàu sân bay Liêu Ninh.
Mới đây, tập đoàn công nghiệp tàu thủy Lung-De, Đài Loan đã giới thiệu một loại tàu tên lửa cao tốc mới được gọi là "High Efficiency Wave Piercing Catamaran (WPC)"(tạm dịch tàu hai thân lướt sóng hiệu suất cao).

Mô hình tàu tên lửa tốc độ cao WPC của Đài Loan được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao.
Tàu WPC được thiết kế dạng 2 thân giúp tàu có tốc độ nhanh hơn và hoạt động dễ dàng trên những vùng biển nông. Thân tàu được thiết theo công nghệ tàng hình giúp nó khó bị phát hiện từ xa bởi các khí tài trinh sát điện từ.
Tàu có chiều dài 60,4 mét, rộng 14 mét, mớn nước 2,3 mét, lượng giãn nước toàn tải 500 tấn, thủy thủ đoàn 34 người, phạm vi hoạt động 2.000 hải lý.
"Đè bẹp" Type 022 của Trung Quốc
Ngay khi tàu WPC của Đài Loan được giới thiệu, giới quân sự thế giới đã đánh giá rất cao loại tàu tên lửa tốc độ cao này. Trang Strategy Page nhận định rằng, WPC của Đài Loan sẽ là một thách thức lớn cho lực lượng Hải quân Trung Quốc, thậm chí còn có thể đe dọa hoạt động của tàu sân bay Liêu Ninh.
So với loại tàu chiến Type 022 của Trung Quốc, WPC của Đài Loan gần như vượt trội ở mọi chỉ số. Điểm tạo nên sức mạnh cho tàu WPC là nó được trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh.

Cận cảnh hệ thống hỏa lực cực mạnh của tàu tên lửa tốc độ cao WPC của Đài Loan.
Tàu tên lửa này được trang bị tới 16 tên lửa chống hạm Hùng Phong III, tên lửa có chiều dài 6,1 mét, đường kính 0,45 mét, trọng lượng phóng 1,5 tấn. Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS, giai đoạn cuối tên lửa khóa mục tiêu bằng radar chủ động với độ chính xác cao.
Tên lửa Hùng Phong III có tầm bắn 130km, tốc độ 2.300km/h mang theo đầu đạn nặng 181kg đủ sức nhấn chìm tàu chiến có tải trọng đến 4.000 tấn. Mũi tàu được trang bị một pháo hạm tốc độ cao Oto Melara 76mm. Pháo này có tốc độ bắn lên đến 220 viên/phút, tầm bắn hiệu quả khoảng 11km.
Đuôi tàu được trang bị một hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx CIWS 20mm nhập khẩu từ Mỹ để đối phó với tên lửa chống hạm hoặc các vũ khí dẫn đường khác. Ngoài ra tàu còn được trang bị 4 súng máy hạng nặng 12,7mm, tên lửa phòng không vác vai. Đuôi tàu có sàn đáp cho một trực thăng chống ngầm trọng lượng khoảng 10 tấn nhưng không có nhà chứa.
Trong khi đó, loại tàu tương tự của Trung Quốc Type 022 chỉ được trang bị 8 tên lửa chống hạm C-802, tên lửa này có tầm bắn khoảng 120km. Có thông tin cho rằng, Type 022 được trang bị 2 bệ phóng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Hongniao có tầm bắn từ 600-3000km. Tuy nhiên, việc phóng tên lửa hành trình tầm xa từ các tàu tên lửa nhỏ thường không phù hợp.
Mũi tàu được trang bị 1 pháo bắn nhanh sao chép từ AK-630 30mm của Nga, 18 tên lửa phòng không vác vai FLS-1. Như vậy, về hệ thống hỏa lực, Type 022 Trung Quốc hoàn toàn thua kém WPC của Đài Loan.

Xét về khả năng cơ động, WPC được trang bị 4 động cơ phản lực nước giúp tàu chiến này đạt tốc độ tối đa khoảng 68km/h. Type 022 cũng được trang bị động cơ phản lực nước nhưng tốc độ chỉ đạt 58km/h. Khả năng cơ động của Type 022 kém hơn so với WPC trong khi lượng giãn nước của nó nhỏ hơn.
Ngoài lợi thế về hỏa lực và khả năng cơ động, tàu tên lửa cao tốc WPC của Đài Loan còn có sự trợ giúp của một trực thăng. Trong nhiệm vụ tác chiến độc lập, WPC có thể dựa vào trực thăng để tăng cường khả năng cảnh báo sớm cũng như hỗ trợ dẫn đường cho tên lửa.
Đài Loan có thể sử dụng tàu tên lửa cao tốc WPC trong chiến thuật đột kích tốc độ cao vào đội hình tàu chiến của Hải quân Trung Quốc. Với lợi thế về hỏa lực, WPC có thể gây những tổn thất nặng nề cho Hải quân Trung Quốc, thậm chí còn là mối đe dọa lớn cho tàu sân bay Liêu Ninh của nước này.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Chú WPC tải trọng bi nhiu các cụ nhể .. dễ đến cả nghìn tấn vì nó có cả sân đỗ trực thăng .. thì dùng nó để so với con Missile boat đôi ba trăm tấn kể cũng khập khiễng quá .. chả cứ chú Ngố, Mẽo .. anh Đài cũng nổ tung trời ..
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Chú WPC tải trọng bi nhiu các cụ nhể .. dễ đến cả nghìn tấn vì nó có cả sân đỗ trực thăng .. thì dùng nó để so với con Missile boat đôi ba trăm tấn kể cũng khập khiễng quá .. chả cứ chú Ngố, Mẽo .. anh Đài cũng nổ tung trời ..
Mô hình tàu tên lửa tốc độ cao WPC của Đài Loan được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao.
Tàu WPC được thiết kế dạng 2 thân giúp tàu có tốc độ nhanh hơn và hoạt động dễ dàng trên những vùng biển nông. Thân tàu được thiết theo công nghệ tàng hình giúp nó khó bị phát hiện từ xa bởi các khí tài trinh sát điện từ.
Tàu có chiều dài 60,4 mét, rộng 14 mét, mớn nước 2,3 mét, lượng giãn nước toàn tải 500 tấn, thủy thủ đoàn 34 người, phạm vi hoạt động 2.000 hải lý.
Em thấy nó có mỗi tý đây, tại bác không đọc kỹ
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Mô hình tàu tên lửa tốc độ cao WPC của Đài Loan được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao.
Tàu WPC được thiết kế dạng 2 thân giúp tàu có tốc độ nhanh hơn và hoạt động dễ dàng trên những vùng biển nông. Thân tàu được thiết theo công nghệ tàng hình giúp nó khó bị phát hiện từ xa bởi các khí tài trinh sát điện từ.
Tàu có chiều dài 60,4 mét, rộng 14 mét, mớn nước 2,3 mét, lượng giãn nước toàn tải 500 tấn, thủy thủ đoàn 34 người, phạm vi hoạt động 2.000 hải lý.
Em thấy nó có mỗi tý đây, tại bác không đọc kỹ
Vâng em chưa đọc thật .. chú Hồ Bắc tải trọng chưa được non nửa hàng anh Đài .. nó thiết kế theo phương châm nhỏ, gọn, tàng hình, cắn & chạy .. em thấy dòng Hồ Bắc thiết kế hiện đại ăn đứt mấy chú Mon của anh Ngố chứ chả chơi ..
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Vâng em chưa đọc thật .. chú Hồ Bắc tải trọng chưa được non nửa hàng anh Đài .. nó thiết kế theo phương châm nhỏ, gọn, tàng hình, cắn & chạy .. em thấy dòng Hồ Bắc thiết kế hiện đại ăn đứt mấy chú Mon của anh Ngố chứ chả chơi ..
Cái chuyện hồ bắc cắn đứt anh Mon nhà mềnh chì chắc rùi, em không ưa trung cẩu nhưng vẫn phải công nhận điều này. Vấn đề em củng đang mong đài bắc và Hồ bắc nó cắn nhau 1 cái để anh em mình có kịch mà xem bác ợ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu 2 thân Đài Loan đánh chìm được TSB Trung Quốc? (Kienthuc.net.vn) - Khán Hòa cho rằng, thiết kế tàu tên lửa 2 thân mới của Đài Loan có thể tạo ra mối đe dọa với tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc. Mỹ sẽ cấp 20 tàu chiến, xe tăng M1 cho Đài Loan? Xem 3 quân chủng Quân đội Đài Loan tập trận Theo tạp chí Khán Hòa, tại triển lãm quốc phòng Đài Bắc 2013, Đài Loan lần đầu giới thiệu dự án tàu chiến cỡ nhỏ mới được thiết kế với 2 thân, trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh. “Đài Loan đang đóng tàu chiến 2 thân nguyên mẫu đầu tiên. Tàu này sử dụng 4 động cơ, tốc độ hành trình đạt 38 hải lý/giờ. Vũ khí mạnh hơn nhiều so với tàu cao tốc Type 022 của Hải quân Trung Quốc, pháo hạm sử dụng pháo Oto Melara 76 mm. Nó có thể là mối đe dọa của tàu sân bay Trung Quốc”, Khán Hòa cho biết. Mô hình tàu chiến 2 thân tàng hình tốc độ cao của Đài Loan. Còn theo trang mạng Strategypage (Mỹ), tàu này có tốc độ rất cao, trang bị hỏa lực hạng nặng. Tàu này áp dụng loại tàu song thân lướt sóng hiệu quả cao (WPC), lượng giãn nước khoảng 500 tấn, dài 60,4 m, tốc độ cao nhất 68 km/giờ, thủy thủ 34 người. Trên tàu trang bị nhiều hệ thống vũ khí gồm: 16 tên lửa chống tàu Hùng Phong 3 hoặc Hùng Phong 2, một khẩu pháo 76mm, một khẩu pháo cao tốc 20mm dùng và 4 khẩu súng máy 12,7 mm. Trên tàu không có hệ thống phòng không nhưng có thể trang bị tên lửa phòng không vác vai, cũng không thể mang theo máy bay trực thăng (nhưng phần đuôi có thể cất/hạ cánh máy bay trực thăng). Tàu áp dụng hệ thống đẩy Waterjet nên có tính cơ động rất cao. Vũ khí nguy hiểm nhất của tàu tên lửa 2 thân này là các tên lửa chống tàu siêu thanh Hùng Phong 3. Đây là loại vũ khí diệt hạm mới nhất của Đài Loan được thiết kế để tấn công hủy diệt tàu chiến Trung Quốc, gồm cả tàu sân bay Liêu Ninh. Tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Hùng Phong 3. Hùng Phong 3 dài 6,1m, nặng 1,5 tấn, đầu đạn nặng 181kg, đạt tốc độ tối đa 2.300km/h, tầm bắn xa đến 130km. Tên lửa áp dụng phương thức dẫn đường quán tính và GPS, sau khi tiếp cận mục tiêu, radar trên tên lửa sẽ tự động khóa và tấn công mục tiêu. Với tốc độ cực lớn, Hùng Phong 3 khiến kẻ thù rất ít có cơ hội đánh chặn. “Ý nghĩa ít nhiều của lớp tàu mới này là tàu chiến đấu ven biển phiên bản Đài Loan, tất nhiên khi cần thiết có thể thực hiện nhiệm vu tác chiến chống các cuộc tấn công từ biển vào đất liền”, Khán Hòa cho biết thêm.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
5 lý do khiến Trung Quốc khinh thường siêu tàu khu trục Mỹ (Soha.vn) - Một thời gian ngắn sau khi tàu khu trục tương lai DDG-1000 Zumwalt của Mỹ được hạ thủy, trang mạng Trung Quốc đã chỉ ra những hạn chế của tàu này nhằm tự an ủi mình. Tàu khu trục tương lai DDG-1000 Zumwalt đã được lặng lẽ hạ thủy vào chiều tối ngày 28/10/2013. Chiếc tàu khu trục được mệnh danh là “cỗ máy chiến tranh thế kỷ” đang chuẩn bị những bước cuối cùng để đi vào hoạt động trong biên chế Hải quân Mỹ. Rõ ràng, trên thế giới hiện nay không có một loại tàu khu trục nào có thể so sánh với Zumwalt gần như ở mọi chỉ số. Tất cả những hệ thống điện tử - vũ khí trên tàu DDG-1000 đều được cho là sẽ mang lại kỷ nguyên mới cho chiến tranh hải quân hiện đại. Mạng Trung Quốc cho rằng, DDG-1000 chỉ là một chương trình tàu khu trục thử nghiệm và không có gì đáng ngại. Mạng Trung Quốc cho rằng, DDG-1000 chỉ là một chương trình tàu khu trục thử nghiệm và không có gì đáng ngại. Một thời gian ngắn sau khi tàu khu trục DDG-1000 Zumwalt được hạ thủy, trang mạng quốc phòng Trung Quốc đã lập tức có bài chỉ ra những điểm hạn chế của tàu khu trục này. Thực tế thì các tàu chiến hiện đại nhất hiện nay của Trung Quốc vẫn không thể so sánh được với các tàu chiến hiện có của Mỹ, chứ chưa nói đến tàu khu trục DDG-1000 nhưng đây có thể coi là một động thái “tự an ủi mình” trước sức mạnh của Hải quân Mỹ. Dưới đây là những điểm yếu của tàu khu trục Mỹ mà trang mạng china.com của Trung Quốc đã chỉ ra: 1. Chỉ là một tàu khu trục thí nghiệm Sức mạnh Hải quân Mỹ trong tương lai đang xoay quanh 3 chương trình đóng tàu quân sự lớn là tàu sân bay USS Gerald R. Ford, tàu chiến tuần duyên (LCS) và tàu khu trục Zumwalt. Trong 3 chương trình này thì chương trình LCS đã được đưa vào sản xuất hàng loạt với khoảng 50 chiếc sẽ được đóng mới. Việc xây dựng lớp tàu sân bay Gerald R.Ford mới của Mỹ không mấy khả quan, sau khi tàu sân bay USS Enterprise nghỉ hưu, tàu sân bay chính của Mỹ vẫn là lớp tàu Nimitz. Chương trình tàu chiến LCS và tàu sân bay Gerald R.Ford được ví như một sự phô trương của Mỹ. Bài viết nhận định rằng trái ngược với 2 chương trình trên, sự phát triển của tàu khu trục DDG-1000 khá tồi tàn, giống như một loại tàu khu trục thử nghiệm. Ngược lại, tàu sân bay mới với chương trình LCS có vẻ phù hợp hơn với kế hoạch hiện tại của Hải quân Mỹ. Trước đó tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Seawolf cũng chỉ có 3 tàu được chế tạo sau đó đã chuyển đổi thành tàu ngầm tấn công lớp Virginia với những đặc tính kỹ thuật đã bị giảm xuống, không loại trừ khả năng Zumwalt cũng sẽ là một Seawolf thứ 2. 2. Khác xa với "quảng cáo" Có thể nhận thấy rằng, tàu khu trục DDG-1000 hiện tại thu nhỏ hơn rất nhiều so với thiết kế ban đầu. Trong kế hoạch ban đầu, tàu khu trục DDG-1000 sẽ được trang bị vũ khí chủ lực là 2 pháo laser công suất cao. Nhưng chiếc tàu khu trục DDG-1000 mới được hạ thủy được trang bị 2 pháo hạm bắn đạn có điều khiển tầm xa 155mm. Từ thời điểm này, cấu hình kỹ thuật của con tàu đã thu hẹp rất nhiều so với thiết kế ban đầu, như vậy Hải quân Mỹ sẽ phải chờ đợi một thời gian dài nữa mới có được thế hệ vũ khí mới để có thể tạo ra một bước đột phá mới. 3. Một hình thức "khoe của" Với chi phí khoảng 2,5 tỷ USD/chiếc, loại tàu khu trục này đắt ngang ngửa một chiếc tàu sân bay. Bài viết nhận định từ trước đến nay, Mỹ luôn cho mọi người thấy họ là những kẻ giàu có và hùng mạnh, nhưng trong thực tế họ kiểm soát rất chặt chẽ các vấn đề chi phí. Đầu tiên đó là việc sản xuất loạt tàu hộ tống chi phí thấp lớp Oliver Hazard Perry, tiếp đến là lớp tàu LCS với chi phí xây dựng cũng được cân nhắc, trong đó có khái niệm về hệ thống vũ khí mới để giảm chi phí. Tuy nhiên, việc kiểm soát chi phí cho tàu khu trục DDG-1000 đã trở thành vấn đề cực kỳ nan giải đối với Mỹ, nhất là trong bối cảnh ngân sách quốc phòng đang bị cắt giảm mạnh như hiện nay. Quá trình phát triển được lực lượng tàu khu trục này để tạo nên sức mạnh cốt lõi cho Hải quân Mỹ sẽ tạo ra một sự “stress” rất lớn đối với nền kinh tế đang kiệt quệ của quốc gia này. Chỉ có 3 chiếc được lên kế hoạch cho thấy Mỹ không đủ khả năng để đóng loạt tàu chiến loại này. Chỉ có 3 chiếc được lên kế hoạch cho thấy Mỹ không đủ khả năng để đóng loạt tàu chiến loại này. Kế hoạch sản xuất 32 chiếc tàu khu trục lớp Zumwalt đã bị phá sản hoàn toàn và hải quân nước này buộc phải quay lại với lớp tàu Arleigh Burke. Điều này đã cho thấy sự “lực bất tòng tâm” của kinh tế Mỹ. 4. Chỉ để "làm cảnh" DDG-1000 nếu rời xa sự yểm hộ của các tàu sân bay, thì tác dụng của nó khi hoạt động ở các vùng biển có nguy cơ cao sẽ không mấy lạc quan. Nhưng nếu đặt một chiếc tàu chiến đắt đỏ và hiện đại như thế vào thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ tại các vùng biển ít nguy cơ giao tranh thì lại quá lãng phí. Bởi vậy trên thực tế sự có mặt của DDG-1000 không thể thay đổi được cấu trúc chiến lược lấy tàu sân bay làm trung tâm của quân đội Mỹ. DDG-1000 phù hợp với việc thực hiện các nhiệm vụ thông thường ở các vùng biển có nguy cơ trung bình. Từ góc độ này, có thể thấy DDG-1000 sẽ không có quá nhiều đóng góp đặc biệt cho hải quân Mỹ. Với các nhiệm vụ cấp thấp, tàu chiến tuần duyên LCS có thừa khả năng thực hiện và lại rẻ hơn rất nhiều. Nếu DDG-1000 chỉ được đưa vào biên đội mẫu hạm và làm tàu yểm hộ cho các tàu sân bay, thì rõ ràng các hệ thống hoả lực của nó lại trở nên thừa thãi. Trong khi đó nếu xét về khả năng phòng không thì DDG-1000 lại không có ưu thế đột phá so với lớp tàu chiến Aegis. Chính vì vậy, trong điều kiện trước mắt thì tàu DDG-1000 không có được đối tượng và môi trường tác chiến rõ ràng cụ thể. 5. Trung Quốc có thể sao chép dễ dàng Mạng Trung Quốc hiến kế cho hải quân nước này nên sao chép lại chương trình DDG-1000 cùng với những sửa đổi theo nhiệm vụ riêng của họ. Mạng Trung Quốc hiến kế cho hải quân nước này nên sao chép lại chương trình DDG-1000 cùng với những sửa đổi theo nhiệm vụ riêng của họ. Bài viết thừa nhận DDG-1000 cũng mang lại nhiều đột phá trong công nghệ, chẳng hạn như; các loại radar băng tần mới, pháo hạm mới cũng như hệ thống điện tử và động lực mới. Tuy nhiên, bài viết nhấn mạnh Trung Quốc phải đối mặt với DDG-1000 một cách bình tĩnh, đồng thời khẳng định nước này sẽ dễ dàng "sao chép" công nghệ này để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và phát triển các thiết bị chiến tranh tương lai.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,914
Động cơ
605,894 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
lấy 1 quả tên lửa vài trăm ngàn để diệt khẩu pháo chục ngàn.
chả mấy kinh tế tq vsẽ tự sụp hí hí
Các tướng lĩnh không phải là nhà kinh doanh. Chiến trường không phải là cái chợ.
Nó thịt được mấy khẩu kháo thời WWII xong thì nó chiếm cả nước.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Đây là mình chém gió chơi thôi chứ theo em thấy thực tế trên chiến trường, để diệt được mục tiêu của đối phương thì nó sẽ dùng tất cả những gì có thể. Trong topmic nói về súng bắn tỉa các cụ không thấy để tiêu diệt được 1 ông bắn tỉa việt nam mẽo huy động đủ các loại từ súng đến pháo vãi đạn sáng rực cả 1 vùng sao?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Chuyên gia Nga “khen lấy khen để” tàu sân bay Ấn Độ

(Kienthuc.net.vn) - Các chuyên gia Nga đều dành những lời nhận xét, đánh giá cao về tàu sân bay INS Vikramditya Ấn Độ, vượt hơn cả tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc.



Theo Đài tiếng nói nước Nga, mới đây, Nga đã chính thức bàn giao tàu sân bay INS Vikramaditya cho Hải quân Ấn Độ. Vikramaditya được cải tạo từ tàu sân bay Đô đốc Gorshkov đóng từ thời Liên Xô, Ấn Độ mua lại nó với giá rẻ và nhờ Nga hiện đại hóa.
Chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ ông Vasily Kashin cho rằng, hợp đồng nâng cấp tàu sân bay được ký năm 2004 là những ví dụ điển hình cho sự hợp tác cùng có lợi giữa Nga - Ấn Độ.
Tàu sân bay INS Vikramaditya được trang bị nhiều công nghệ tiên tiến.

So sánh với tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Trung Quốc vốn cũng được cải tạo từ tàu sân bay Varyag của Liên Xô – cùng nguồn gốc với tàu Vikramaditya, ông Vasily Kashin nói rằng: “tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc vẫn chỉ là một nền tảng thử nghiệm, máy bay tiêm kích hạm chỉ có thể hạ và cất cánh trong điều kiện thời tiết lý tưởng, còn tàu sân bay INS Vikramaditya có thể sẽ sớm bước vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu ngay”.
Ông này cũng cho rằng, INS Vikramaditya là tàu sân bay thứ 2 theo đúng nghĩa của Nga, tiêm kích hạm có thể tiến hành cất hạ cánh bình thường. Đồng thời nó là tàu sân bay đầu tiên đóng tại Nga, còn tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc thì đều được đóng tại Nikolaev của Ukraine.
Tàu sân bay INS Vikramaditya được cải tạo từ tàu sân bay Đô đốc Gorshkov thuộc Hải quân Liên Xô. Theo thiết kế ban đầu, chỉ có các máy bay cất hạ cánh thẳng đứng như Yak-36/38 mới hoạt động trên Gorshkov. Nhưng sau khi cải tạo thì tàu có thể sử dụng tiêm kích cất hạ cánh truyền thống MiG-29K/KUB.
Chuyên gia Nga chỉ coi tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc là một nền tảng thử nghiệm.

Trên thực tế, Nga đã thay thế tất cả các thiết bị cũng như hơn 3.000 tấn kết cấu kim loại của tàu sân bay Gorshkov trước đó. Nga đã áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất để cải tạo, nâng cấp tàu sân bay cho phía Ấn Độ.
Tàu sân bay INS Vikramaditya được trang bị những thiết bị vô tuyến điện và hệ thống vũ khí hiện đại. Ngoài ra, nhằm đảm bảo viêc cất hạ cánh thông thường cho tiêm kích hạm, Nga đã tái sản xuất một số thiết bị để phục vụ riêng cho tàu sân bay của Ấn Độ.
Có thể nói, tàu sân bay INS Vikramaditya còn hoàn thiện hơn nhiều so với tàu Đô đốc Kuznetsov, nó có thể đảm bảo điều kiện đời sống tốt nhất cho thủy thủ đoàn.
Vikramaditya chở được 34 máy bay.

Về vấn đề chi phí nâng cấp liên tục nâng cao và liên tục lùi thời hạn bàn giao khiến Ấn Độ “bực mình”, chuyên gia Nga cho rằng, việc thời gian hợp đồng bị kéo dài không phải là việc hiếm thấy, ngay như cả tàu sân bay Varyag đã được chuyển tới Trung Quốc vào năm 2002 nhưng mãi tới năm 2012 mới hoàn thành việc nâng cấp, hơn nữa những chi tiết nâng cấp của tàu sân bay Varyag còn ít hơn rất nhiều so với tàu sân bay Vikramaditya.
Tàu sân bay INS Vikramditya có lượng giãn nước toàn tải 45.400 tấn, dài 283,3m, rộng 59,8m. Với kích thước này, đây được xem là tàu sân bay lớn thứ 2 châu Á. Thiết kế tàu có thể chở tổng cộng 34 máy bay gồm 24 tiêm kích hạm MiG-29K/KUB và 10 trực thăng loại Ka-27, Ka-31. Theo truyền thông Ấn Độ, INS Vikramaditya có thể được chọn làm soái hạm hải quân nước này.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc nổi giận vì Mỹ bán cho Đài Loan 4 tàu hộ vệ cực khủng lớp Perry

Thứ sáu 22/11/2013 07:15
ANTĐ - Ngày 20.11, Ủy ban Ngoại giao Hạ viện Mỹ đã cho phép chính phủ Mỹ bán cho Đài Loan 4 chiếc tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry.

Theo báo cáo, các thành viên Hạ viện Mỹ, trong đó có Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Ed Royce đã đề xuất “Luật sửa đổi về chuyển giao tàu chiến hải quân và kiểm soát xuất khẩu vũ khí năm 2013”, cho phép chính phủ Mỹ bán cho Đài Loan 4 chiếc tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry. Trước đây Mỹ đã từng bán cho Đài Loan 4 chiếc tàu chiến loại này.
Tàu tuần tiễu lớp Oliver Hazard Perry (còn được coi là tàu hộ vệ), có chiều dài 136m, lượng giãn nước 4.200 tấn, thủy thủ đoàn 176 người. Tàu có phạm vi hành trình tối đa 8.334 km, tốc độ tối đa 29 hải lý/h. Trên tàu có một nhà chứa máy bay có thể sử dụng cho 2 trực thăng.
Nguyên bản tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry được trang bị tên lửa hành trình chống hạm chủ lực RGM-84 Harpoon (tầm bắn 130km) được phóng đi từ bệ phóng Mk-13. Bệ phóng Mk-13 cũng được dùng để phóng tên lửa đối không tầm trung SM-1MR (dự trữ 40 đạn) có khả năng bắn hạ mục tiêu ở trần bay hơn 24.000m, tầm bắn từ 70-170km.
Oliver Hazard Perry được trang bị pháo hạm Oto Melara Mk75 cỡ 76mm có khả năng tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ tầm gần ở cự ly tối đa 16km và mục tiêu trên không tầm bắn 12km. Nó được còn trang bị tổ hợp pháo phòng không tầm cực gần Phalanx Mk15 Block 1B (tầm bắn 1.500m) cung cấp khả năng đánh chặn tên lửa hành trình đối hạm và chống máy bay tầm thấp.

Tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry của Mỹ


Để thực hiện nhiệm vụ săn lùng tàu ngầm, Oliver Hazard Perry trang bị 2 cụm ống phóng MK32 bắn ngư lôi hạng nhẹ Mk-46 (tiêu diệt mục tiêu ở tầm 11km) và ngư lôi hạng nặng Mk50 (tiêu diệt mục tiêu ở tầm 15km). Với lượng giãn nước lớn và hệ thống vũ khí mạnh mẽ, đến nay Oliver Hazard Perry vẫn được sử dụng trong hải quân 8 nước trên thế giới.
Tuy nhiên, đầu những năm 2000, Hải quân Mỹ đã tiến hành gỡ bỏ hầu hết các bệ phóng Mk-13, hệ thống tên lửa chống tàu RGM-84 Harpoon và tên lửa đối không SM-1MR trên tàu. Như vậy, Oliver Hazard Perry mất hoàn toàn khả năng phòng không tầm trung và tiêu diệt mục tiêu trên biển ở tầm xa.
Tuy nhiên, việc khôi phục những hệ thống vũ khí này đối với Đài Loan không thành vấn đề, họ có thể lắp đặt trên tàu các hệ thống tên lửa chống hạm Hùng Phong II/III, tên lửa phòng không và ngư lôi của mình của mình như đã từng làm với tàu hộ vệ lớp Thành Công - một phiên bản sản xuất tại Đài Loan của tàu hộ vệ lớp Oliver Hazard Perry.
Ngày 21-11, Trung Quốc đã tổ chức họp báo bày tỏ sự không hài lòng và kiên quyết phản đối các Ủy ban của Quốc hội Mỹ thông qua dự án bán vũ khí cho Đài Loan và hối thúc Quốc hội Mỹ tuân thủ chính sách một nước Trung Quốc và các tuyên bố chung Trung - Mỹ.
Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi kêu gọi, Mỹ phải chấm dứt ngay bất kỳ hình thức bán vũ khí nào cho Đài Loan đồng thời ngừng làm những việc gây tổn hại đến mối quan hệ Mỹ-Trung cũng như sự phát triển hòa bình của quan hệ song phương giữa hai bờ eo biển Đài Loan”.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Các tướng lĩnh không phải là nhà kinh doanh. Chiến trường không phải là cái chợ.
Nó thịt được mấy khẩu kháo thời WWII xong thì nó chiếm cả nước.
Với các chú rồ Nga và chuyên gia bàn giấy thì họ không biết giá trị của chiến tranh đâu cụ ạ. Người ta có oto sao phải đi xe máy, 1 ví dụ rất đơn giản. Nhân công, vật liệu, trình độ kỹ sư.. Khác nhau thì giá thành khác nhau.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
C802, kh31.. nhà chú Ba Tập không đủ sức chống 1 con thời CTL à ? Hay 1 chiêu mới để nhờ Đài học mót vũ khí Mỹ ? .
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Với các chú rồ Nga và chuyên gia bàn giấy thì họ không biết giá trị của chiến tranh đâu cụ ạ. Người ta có oto sao phải đi xe máy, 1 ví dụ rất đơn giản. Nhân công, vật liệu, trình độ kỹ sư.. Khác nhau thì giá thành khác nhau.
Lại lèm bèm nhảm. Tầu có bao nhiêu tên lửa. Vn có bao nhiêu pháo d30.
Hồ bắc tác chiến khu vực nào?
Maybach lại cứ nhập nhèm lôi rồ nga cái é gì ở đây
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Trung Quốc liên tiếp hạ thủy tàu hộ tống tàng hình Type 056

(Soha.vn) - Chiếc khinh hạm tàng hình Type 056 thứ 17 đã được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Hudong ở Thượng Hải vào ngày 20/11/2013.
Ngày 20 tháng 11 2013, tại Thượng Hải, Nhà máy đóng tàu đóng tàu Hudong thuộc Tập đoàn đóng tàu Hudong-Zhonghua (một thành viên của Tổng công ty đóng tàu nhà nước - CSSC) đã hạ thủy chiếc tàu hộ tống Type 056 tiếp theo được xây dựng cho Hải quân Trung Quốc (tên và số hiệu của con tàu chưa được biết rõ). Đây là chiếc tàu Type 056 thứ 17 được hạ thủy.

Chương trình xây dựng hàng loạt tàu hộ tống Type 056 được thực hiện tại 4 nhà máy đóng tàu bao gồm nhà máy đóng tàu Hudong ở Thượng Hải, nhà máy đóng tàu Guangzhou Huangpu tại Quảng Châu, nhà máy đóng tàu Wuchang Shipbuilding ở Vũ Hán và Nhà máy đóng tàu Dalian Liaonan ở Đại Liên.


Chiếc khinh hạm 056 thứ 17 được hạ thủy vào ngày 20/11/2013 tại Thượng Hải.

Chiếc tàu hộ tống đầu tiên thuộc dự Type 056 mang tên Bạng Phụ (số hiệu 582) được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Hudong, nơi bắt đầu xây dựng các tàu này trong năm 2010, đã được hạ thủy ngày 22 tháng 5 năm 2012, bắt đầu thử nghiệm trên biển vào ngày 06 tháng 11 năm 2012, và bàn giao cho Hải quân Trung Quốc vào ngày 25 tháng 2 năm 2013. Tổng cộng từ tháng 2 đến tháng 10 năm 2013, trong hạm đội Trung Quốc đã có sự phục vụ của 8 tàu hộ tống Type 056, và 2 đang trong giai đoạn thử nghiệm, và ít nhất là 11 chiếc đang ở trong các giai đoạn xây dựng và hoàn thành khác nhau.

Chiếc khinh hạm Type 056 hạ thủy vào ngày 20 tháng 11 vừa qua được xây dựng tại nhà máy đóng tàu Hudong. Điểm đặc biệt của con tàu này so với tất cả tàu hộ tống Type 056 trước là nó được lên kế hoạch lắp đặt hệ thống sonar kéo.








Tàu hộ tống tàng hình Type 056 được thiết kế chế tạo để thay thế các tàu chiến lớp Giang Hồ Type 053 và tàu pháo – tên lửa cỡ nhỏ Type 037 thế hệ cũ.

Type 056 có lượng giãn nước 1.440 tấn, chiều dài 95,5m và chiều rộng 11,6m. Tàu được trang bị một sân đáp trực thăng ở phía đuôi.

Hỏa lực của các khinh hạm Type 056 gồm pháo chính 176 mm, 2 hệ thống pháo tự động 30mm và hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp FL-3000N có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 6 đến 9km. Ngoài ra, tàu còn được trang 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm YJ-83 có tầm bắn 280km.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Điều ít biết tàu tên lửa Việt Nam trong xuân 1975

Ít ai biết rằng, trong các chiến dịch mùa xuân 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã điều 3 tàu tên lửa vào Nam đánh địch.


Ngay trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ các tàu tên lửa cỡ nhỏ.
Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, tháng 12/1972, Liên Xô đã chuyển giao cho Việt Nam 4 tàu tên lửa Project 183R lớp Komar. Toàn bộ số tàu này được biên chế vào Tiểu đoàn 136, Trung đoàn 172 Hải quân.
Tàu tên lửa Project 183R lớp Komar do Liên Xô thiết kế từ đầu những năm 1950 dành cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt các loại tàu mặt nước bằng tên lửa hành trình chống tàu. Đây được xem là tàu tên lửa đầu tiên trên thế giới.
Hỏa lực chính của tàu Komar gồm: 2 đạn tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-15 Termit đặt trên bệ phóng KT-67 và tháp pháo 2 nòng cỡ 25mm 2M-3M (cơ số đạn 1.000 viên).

Biên đội tàu tên lửa Project 183R Komar của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Đạn tên lửa P-15 Termit nặng 2,3 tấn, dài 5,8m, đường kính thân 0,76m. Tên lửa được lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ hành trình nhiên liệu lỏng.
P-15 Termit trang bị cho tàu Komar Hải quân Nhân dân Việt Nam có tầm bắn khoảng 40km (sau này một số tàu tên lửa Osa II, Project 1241RE cũng dùng loại tên lửa này nhưng là biến thể mới nâng tầm lên 80km).
Khi phóng, tàu tên lửa Komar phải chạy tốc độ trên 15 hải lý/h, và chỉ bắn được trong điều kiện sóng cấp 4. Hệ thống đài radar điều khiển hỏa lực MR-331 sẽ quét, tìm, phát hiện và khóa mục tiêu trước rồi tên lửa mới rời bệ.
Ở pha giữa, tên lửa hành trình bay tự động (cách mặt biển 100-300m), cách mục tiêu 11 km, radar chủ động được kích hoạt từ tìm mục tiêu tấn công. Với đầu đạn hình phễu nặng gần 500 kg, P-15 Termit có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn. Điều này đã được chứng minh trong lịch sử chiến đấu của tên lửa P-15 Termit.
Năm 1967, tàu tên lửa Project 183R Komar của Hải quân Ai Cập đã phóng P-15 đánh chìm tàu chiến Eilat của Hải quân Israel. Sự kiện này gây ra cú sốc trên thế giới khi một tàu chiến dài gần 100m, lượng giãn nước gần 2.000 tấn bị đánh chìm bởi tàu nhỏ hơn nhiều lần.
Hoặc sự kiện năm 1971, trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, 2 tàu tên lửa cỡ nhỏ của Ấn Độ đã phóng 4 quả P-15 Termit đánh chìm một tàu quét mìn và một tàu chiến có lượng giãn nước 3.290 tấn của Pakistan.

Cán bộ, chiến sĩ Việt Nam nạp đạn tên lửa P-15 Termit lên bệ KT-67 trên tàu Komar.
Dù xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1972, nhưng tàu tên lửa Komar không tham gia đánh trận nào. Năm 1975, Quân chủng Hải quân đã điều biên đội 3 tàu Komar vào phía Nam làm nhiệm vụ uy hiếp địch, gây hoang mang buộc chúng không thể thực hiện yểm trợ hỏa lực cho quân trên bộ.
Tài liệu Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam viết: “phối hợp với các cánh quân của ta, từ ngày 1-3/4/1975, các đơn vị hải quân lần lượt tiến vào chiếm các căn cứ Quy Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh. Mũi tiến công trên biển gồm: 3 tàu tên lửa của Tiểu đoàn 173 (Trung đoàn 172); 4 tàu tuần tiễu chiến đấu của Trung đoàn 171 và lực lượng tàu vận tải quân sự của Trung đoàn 125 đã có tác dụng uy hiếp địch, làm cho chúng hoang mang dao động, giảm bớt các hoạt động chi viện, yểm trợ từ tàu cho đất liền”.
Dù không phải khai hỏa, nhưng nếu phải chiến đấu thì tàu Komar của Hải quân Nhân dân Việt Nam thừa sức đánh chìm những chiến hạm lớn nhất của Quân đội Sài Gòn.
Sự tham gia của hải quân trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
Trong các chiến dịch xuân 1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã điều động nhiều tàu vận tải để đưa bộ đội, xe tăng vào phía Nam. Điển hình, Đoàn 125 đã huy động 143 lần chiếc ra khơi chuyên chở 8.721 tấn vũ khí, 50 xe tăng và pháo, 18.741 cán bộ chiến sĩ.
Cùng với đó, Quân chủng Hải quân cũng quyết định điều động tàu vận tải 673, 674 và 675 (Đoàn 125) chở bộ đội đặc công Đoàn 126 và các lực lượng khác ra giải phóng quần đảo Trường Sa. 4h sáng ngày 11/4, ba tàu vận tải của hải quân rời bến nhằm hướng Song Tử Tây.
Ngày 14/4, các đơn vị của đoàn 126 đã đổ bộ thành công lên đảo và đánh bại lực lượng đồn trú quân đội Sài Gòn chỉ trong 30 phút. Tiếp sau Song Tử Tây, lực lượng của ta đánh chiếm đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và cuối cùng là Trường Sa lớn. Ngoài ra, ta cũng tổ chức chiếm giữ một số đảo khác ở khu vực Trường Sa.
Lực lượng hải quân điều các đơn vị tàu chở bộ đội ra đánh chiếm một số đảo ở phía Nam như: Cù Lao Thu, Côn Đảo, Cù Lao Xanh, Hòn Tre, Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré.
Riêng ở đảo Phú Quốc, hải quân phải huy động lực lượng mạnh để đánh đuổi quân Khmer đỏ lợi dụng sự suy yếu của Quân đội Sài Gòn chiếm đóng các đảo.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu chiến Hàn Quốc chìm vì một cơn gió

(Kienthuc.net.vn) - Theo hãng thông tấn Yonhap, tàu chiến tên lửa của Hải quân Hàn Quốc đã chìm tại một xưởng đóng tàu do gió mạnh.



Nguồn tin nhà máy cho biết, tàu tuần tra trang bị tên lửa có điều khiển lớp Gumdoksuri có lượng giãn nước 430 tấn bắt đầu chìm ngay tại cảng nhà máy lúc 3h sáng (giờ địa phương) do gió mạnh và sóng lớn.
Ảnh minh họa.

Gumdoksuri được các công ty đóng tàu Hanjin và STX chế tạo để thay thế cho lớp tàu Chamsuri trong Hải quân Hàn Quốc từ giữa những năm 2000. Đơn giá một chiếc khoảng 37,7 triệu USD.
Lớp tàu có lượng giãn nước toàn tải 570 tấn, dài 63m, rộng 9m, thủy thủ đoàn 40 người, tốc độ tối đa 76,9km/h. Về hỏa lực, tàu được trang bị pháo hải quân Hyundai Wia 76mm, pháo phòng không 2 nòng 40mm, tên lửa hành trình chống tàu SSM-700K Hae Sung.
 

milicaanj

Xe buýt
Tưởng nhớ
Biển số
OF-90
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
900
Động cơ
590,060 Mã lực
Tàu chiến Hàn Quốc chìm vì một cơn gió

(Kienthuc.net.vn) - Theo hãng thông tấn Yonhap, tàu chiến tên lửa của Hải quân Hàn Quốc đã chìm tại một xưởng đóng tàu do gió mạnh.



Nguồn tin nhà máy cho biết, tàu tuần tra trang bị tên lửa có điều khiển lớp Gumdoksuri có lượng giãn nước 430 tấn bắt đầu chìm ngay tại cảng nhà máy lúc 3h sáng (giờ địa phương) do gió mạnh và sóng lớn.
Ảnh minh họa.

Gumdoksuri được các công ty đóng tàu Hanjin và STX chế tạo để thay thế cho lớp tàu Chamsuri trong Hải quân Hàn Quốc từ giữa những năm 2000. Đơn giá một chiếc khoảng 37,7 triệu USD.
Lớp tàu có lượng giãn nước toàn tải 570 tấn, dài 63m, rộng 9m, thủy thủ đoàn 40 người, tốc độ tối đa 76,9km/h. Về hỏa lực, tàu được trang bị pháo hải quân Hyundai Wia 76mm, pháo phòng không 2 nòng 40mm, tên lửa hành trình chống tàu SSM-700K Hae Sung.
Con này so với mấy chú Mol nhà mình thì thế nào nhỉ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top