- Biển số
- OF-138332
- Ngày cấp bằng
- 13/4/12
- Số km
- 2,331
- Động cơ
- 390,417 Mã lực
Đông Nam Á chạy đua mua tàu hộ vệ bảo vệ biển
(Kienthuc.net.vn) - Các nước Đông Nam Á trong nhiều năm trở lại đây đồng loạt trang bị nhiều lớp tàu hộ vệ tên lửa đa năng để tăng cường năng lực phòng thủ biển.
Theo thống kê của Tạp chí Bình luận Quốc phòng châu Á Australia này, Hải quân Thái Lan đã được trang bị 6 tàu hộ vệ của Trung Quốc (gồm các lớp Naresuan Type 25T, Giang Hồ III Type 053HT), 2 tàu hộ vệ lớp Knox mua của Hải quân Mỹ và 1 tàu hộ vệ tên lửa kiểu cũ của Anh được sử dụng như một tàu huấn luyện.
Hiện nay, Hải quân Thái Lan đã đặt hàng Hàn Quốc đóng tàu hộ vệ đa năng thế hệ mới DW3000H do hãng Daewoo. Nước này cũng sẽ nhận viện trợ 2 tàu hộ vệ Oliver Hazard Perry từ Mỹ.
Mô hình tàu hộ vệ DW3000H.
Bên cạnh đó, Thái Lan sẽ thực hiện chương trình nâng cấp tàu hộ vệ Type 25T với trang bị hệ thống quản lý chiến đấu Saab 9LV MK4, radar Sea Giraffe, radar điều khiển hỏa lực CEROS 200, hệ thống quang - điện EOS 500, hệ thống liên kết dữ liệu và đặc biệt là hệ thống phóng thẳng đứng MK41 với tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM.
Về phần Hải quân Hoàng gia Malaysia, nước này đã có trong trang bị 2 tàu hộ vệ đa năng lớp Lekiu do BAE System đóng. Tuy nhiên lớp tàu này có hỏa lực hạn chế với pháo hải quân 57mm, tên lửa phòng không tầm thấp và tên lửa chống tàu Exocet MM40 Block II chỉ đạt tầm bắn 70km.
Nhằm tăng cường sức mạnh hải quân trước hành động gây căng thẳng từ Trung Quốc trên Biển Đông, Malaysia đã ký hợp đồng mua 6 tàu hộ vệ cỡ lớn lớp Gowind của hãng DCNS Pháp. Lớp tàu này có lượng giãn nước 3.000 tấn, dài 111m, trang bị hệ thống radar có thể phát hiện máy bay tàng hình SMART-S Mk2 3D, hệ thống quản lý chiến đấu SETIS và nhiều cảm biến khác.
Mô hình tàu hộ vệ lớp Gowind.
Hỏa lực của Gowind mạnh mẽ với pháo hải quân 57mm, pháo phòng không 30mm, tên lửa phòng không phóng thẳng đứng VL-MICA, tên lửa Exocet MM40 Block III đạt tầm bắn 180km và ngư lôi chống ngầm 324mm.
Còn Hải quân Indonesia, nước này đang tăng cường việc mua sắm tàu hộ vệ thế hệ mới thay thế tàu chiến lớp Ahmad Yani kiểu cũ.
Trong giai đoạn 2007-2008, quốc gia này đã nhận lần lượt 4 tàu hộ vệ tàng hình kiểu mới Sigma 9113 và mua thêm 2 tàu hộ vệ Sigma 10514 do hãng đòng tàu Damen Hà Lan chế tạo. Bên cạnh đó, nước này đã quyết định mua 3 tàu hộ vệ Nakhoda Ragam của nhà máy Anh đóng cho Hải quân Brunei nhưng sau đó Brunei đã không nhận bàn giao. Dự kiến, trong năm tới, 3 tàu này sẽ lần lượt được chuyển về Indonesia.
Tàu hộ vệ Sigma 9113.
Như vậy, trong năm tới Hải quân Indonesia sẽ có tổng cộng 7 tàu hộ vệ tên lửa thiết kế tàng hình kiểu mới, hiện đại. Hai tàu hộ vệ Sigma 10514 với cấu hình điện tử - vũ khí rất mạnh sẽ nhận vào năm 2017.
Hải quân Nhân dân Việt Nam năm 2007 đã ký thỏa thuận mua 2 tàu hộ vệ Geprad 3.9 của Nga. Sang năm 2012, Việt Nam tiếp tục ký mua thêm 2 tàu Gepard 3.9 với cấu hình cải tiến hơn so với mẫu trước đó. Ngoài ra, năm 2013, Việt Nam đã đạt được những thỏa thuận với hãng đóng tàu Damen đóng 2 tàu hộ vệ Sigma 9814 trang bị vũ khí phương Tây.
Tính tới năm 2017, Việt Nam có thể có trong biên chế 4-6 tàu hộ vệ tàng hình hiện đại.
Hải quân Philippines trong nhiều năm chỉ sử dụng những tàu chiến thời Chiến tranh Thế giới thứ 2. Những năm gần đây trước hành động gây căng thẳng của Trung Quốc, nước này đã mua lại 2 tàu hộ vệ từ lực lượng tuần duyên bờ biển Mỹ để tăng cường tuần tra, bảo vệ biển. Trong năm 2013, Philippines đã công bố kế hoạch mua 2 tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới.
(Kienthuc.net.vn) - Các nước Đông Nam Á trong nhiều năm trở lại đây đồng loạt trang bị nhiều lớp tàu hộ vệ tên lửa đa năng để tăng cường năng lực phòng thủ biển.
- Chiến hạm Sigma 9814 Việt Nam chống được máy bay tàng hình?
- Hé lộ thêm về cấu hình tàu chiến Sigma Việt Nam
Theo thống kê của Tạp chí Bình luận Quốc phòng châu Á Australia này, Hải quân Thái Lan đã được trang bị 6 tàu hộ vệ của Trung Quốc (gồm các lớp Naresuan Type 25T, Giang Hồ III Type 053HT), 2 tàu hộ vệ lớp Knox mua của Hải quân Mỹ và 1 tàu hộ vệ tên lửa kiểu cũ của Anh được sử dụng như một tàu huấn luyện.
Hiện nay, Hải quân Thái Lan đã đặt hàng Hàn Quốc đóng tàu hộ vệ đa năng thế hệ mới DW3000H do hãng Daewoo. Nước này cũng sẽ nhận viện trợ 2 tàu hộ vệ Oliver Hazard Perry từ Mỹ.
Bên cạnh đó, Thái Lan sẽ thực hiện chương trình nâng cấp tàu hộ vệ Type 25T với trang bị hệ thống quản lý chiến đấu Saab 9LV MK4, radar Sea Giraffe, radar điều khiển hỏa lực CEROS 200, hệ thống quang - điện EOS 500, hệ thống liên kết dữ liệu và đặc biệt là hệ thống phóng thẳng đứng MK41 với tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM.
Về phần Hải quân Hoàng gia Malaysia, nước này đã có trong trang bị 2 tàu hộ vệ đa năng lớp Lekiu do BAE System đóng. Tuy nhiên lớp tàu này có hỏa lực hạn chế với pháo hải quân 57mm, tên lửa phòng không tầm thấp và tên lửa chống tàu Exocet MM40 Block II chỉ đạt tầm bắn 70km.
Nhằm tăng cường sức mạnh hải quân trước hành động gây căng thẳng từ Trung Quốc trên Biển Đông, Malaysia đã ký hợp đồng mua 6 tàu hộ vệ cỡ lớn lớp Gowind của hãng DCNS Pháp. Lớp tàu này có lượng giãn nước 3.000 tấn, dài 111m, trang bị hệ thống radar có thể phát hiện máy bay tàng hình SMART-S Mk2 3D, hệ thống quản lý chiến đấu SETIS và nhiều cảm biến khác.
Hỏa lực của Gowind mạnh mẽ với pháo hải quân 57mm, pháo phòng không 30mm, tên lửa phòng không phóng thẳng đứng VL-MICA, tên lửa Exocet MM40 Block III đạt tầm bắn 180km và ngư lôi chống ngầm 324mm.
Còn Hải quân Indonesia, nước này đang tăng cường việc mua sắm tàu hộ vệ thế hệ mới thay thế tàu chiến lớp Ahmad Yani kiểu cũ.
Trong giai đoạn 2007-2008, quốc gia này đã nhận lần lượt 4 tàu hộ vệ tàng hình kiểu mới Sigma 9113 và mua thêm 2 tàu hộ vệ Sigma 10514 do hãng đòng tàu Damen Hà Lan chế tạo. Bên cạnh đó, nước này đã quyết định mua 3 tàu hộ vệ Nakhoda Ragam của nhà máy Anh đóng cho Hải quân Brunei nhưng sau đó Brunei đã không nhận bàn giao. Dự kiến, trong năm tới, 3 tàu này sẽ lần lượt được chuyển về Indonesia.
Như vậy, trong năm tới Hải quân Indonesia sẽ có tổng cộng 7 tàu hộ vệ tên lửa thiết kế tàng hình kiểu mới, hiện đại. Hai tàu hộ vệ Sigma 10514 với cấu hình điện tử - vũ khí rất mạnh sẽ nhận vào năm 2017.
Hải quân Nhân dân Việt Nam năm 2007 đã ký thỏa thuận mua 2 tàu hộ vệ Geprad 3.9 của Nga. Sang năm 2012, Việt Nam tiếp tục ký mua thêm 2 tàu Gepard 3.9 với cấu hình cải tiến hơn so với mẫu trước đó. Ngoài ra, năm 2013, Việt Nam đã đạt được những thỏa thuận với hãng đóng tàu Damen đóng 2 tàu hộ vệ Sigma 9814 trang bị vũ khí phương Tây.
Hải quân Philippines trong nhiều năm chỉ sử dụng những tàu chiến thời Chiến tranh Thế giới thứ 2. Những năm gần đây trước hành động gây căng thẳng của Trung Quốc, nước này đã mua lại 2 tàu hộ vệ từ lực lượng tuần duyên bờ biển Mỹ để tăng cường tuần tra, bảo vệ biển. Trong năm 2013, Philippines đã công bố kế hoạch mua 2 tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới.