[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
40 triệu $ / mạng lính Mẽo =))

Hậu thảm họa hạt nhân Fukushima: 51 thủy thủ Mỹ mắc bệnh ung thư

51 thủy thủ Mỹ trên tàu USS Ronald Reagan cho biết, họ đã bị nhiễm các căn bệnh ung thư khác nhau. Đây hậu quả của việc tham gia vào Chiến dịch cứu hộ “Tomodachi” tại Fukushima sau thảm họa hạt nhân hồi tháng 3/2011.


Các binh sĩ hải quân Mỹ trên tàu USS Reagan trong chiến dịch cứu trợ thảm họa Fukushima. Ảnh: Getty Image

Những người này đang đâm đơn kiện Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), với lý do công ty này yếu kém trong xử lý khủng hoảng, không đưa ra các cảnh báo đúng mức đối với các nhân viên cứu hộ về mối nguy hiểm khi tham gia nỗ lực cứu trợ động đất.

Các thủy thủ này, phần lớn trong độ tuổi 20, được chẩn đoán mắc các biểu hiện bệnh như ung thư tuyến giáp, ung thư tinh hoàn và ung thư máu. Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Hải quân nước này đã tiến hành “các biện pháp phòng ngừa” nhằm giảm thiểu mức độ nhiễm độc đối với các tàu chiến và máy bay tham gia vào chiến dịch ở Fukushima” và rằng các thủy thủ không bị phơi nhiễm trước các mức độ phóng xạ nguy hại.

Charles Bonner, luật sư của các thủy thủ cho biết, các binh sĩ trên tàu sân bay USS Ronald Reagan đã bị phơi nhiễm ở mức độ nhất định trong Chiến dịch “Tomodachi”. Các tàu chiến được triển khai đã khử nước biển, và thủy thủ uống, nấu ăn, tắm từ nguồn nước ô nhiễm này ở gần khu vực thảm họa này mà không hay biết. Tàu USS Ronald Reagan cuối cùng cũng đã thông báo về tình trạng nhiễm độc sau một tháng đỗ cách bờ vùng thảm họa 16 km.

Số lượng các bị đơn trong vụ việc này có thể tăng lên nhiều, khi mà 150 thủy thủ khác đang tiến hành các kiểm tra y tế. Họ đang tính đến việc đòi mức bồi thương 40 triệu USD/người, cùng với khoản 1 triệu USD dành cho quỹ chi phí y tế cho các binh sĩ trên tàu USS Reagan.


HT (Theo aljazeera)

http://baotintuc.vn/the-gioi/hau-tham-hoa-hat-nhan-fukushima-51-thuy-thu-my-mac-benh-ung-thu-20131217093800546.htm

Vậy là lại lòi ra 1 cái tệ hại của TSB Mỹ, khả năng kháng lại phóng xạ, mà đây là phóng xạ ủ chứ ko phải phóng xạ ngay sau khi vụ nổ hạt nhân nhé, giờ Nga nó chơi 1 quả Kh-55 vào gần chỗ có hạm đội 7 thì chả cần bắn chúng TSB, cũng đã có 1 hạm đội toàn tàu ma rồi =))
Vậy tàu Nga có kháng được gì vậy nhỉ? Cứ thử vào cứu trợ xem.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Xin lỗi hay tôn trọng tôi 1 tí, ko rõ đằng ấy đọc hiểu ok ko ? đừng quote lại bài hay cmt gì đả động tới đây cả ok, đã ingore rồi. Tôi ko muốn tự kéo mình xuống với người bị hoang tưởng thiểu năng đọc hiểu
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cụ có tình người không ?, chúng nó làm lính nhưng chúng nó cứu dân Nhật khỏi thảm họa. Muốn giảm phóng xạ chỉ có phun tia áp, nhưng sự cố như vậy thì thằng lính quèn. Mà em nhớ là thằng Mỹ dùng cả tàu đổ bộ, mình phải ở đó mới biết có phải chiến tranh đâu. Phóng xạ có thể bám vào mọi thứ, mạng người dân Nhật không quan trọng bằng mấy cái đống sắt ?.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Xin lỗi hay tôn trọng tôi 1 tí, ko rõ đằng ấy đọc hiểu ok ko ? đừng quote lại bài hay cmt gì đả động tới đây cả ok, đã ingore rồi. Tôi ko muốn tự kéo mình xuống với người bị hoang tưởng thiểu năng đọc hiểu
Nếu cụ không post thêm mấy dòng chê bai thì cũng chẳng ai nói gì, đây là cộng đồng chung, cảm thấy không đúng có quyền phản bác. Nếu không muốn phản bác thì đừng đưa quan điểm của cá nhân vào.
Nhớ hôm trước tôi chỉ nói là nếu không kể về nhân đạo lấy bom chùm và bom phát quang diệt tăng thì đi hết có cụ nào đã chửi ầm tôi lên rồi, vậy mà cụ giả định (nếu) mang đầu đạn 200KT của KH55 đánh ra biển thì không thấy cụ ấy nói gì nhỉ.
Cụ viết ra để mọi người đọc, cụ đưa quan điểm của cụ thêm thì người khác không thích có quyền phản bác, sao cụ lại khó chịu? Hay cụ chỉ muốn nói ra điều gì là tất cả phải đồng ý? Có lẽ cụ sang Triều Tiên sẽ được trọng dụng lắm đấy.
Mà cụ blacklist rồi sao vẫn còn đọc được nhỉ?
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Cụ có tình người không ?, chúng nó làm lính nhưng chúng nó cứu dân Nhật khỏi thảm họa. Muốn giảm phóng xạ chỉ có phun tia áp, nhưng sự cố như vậy thì thằng lính quèn. Mà em nhớ là thằng Mỹ dùng cả tàu đổ bộ, mình phải ở đó mới biết có phải chiến tranh đâu. Phóng xạ có thể bám vào mọi thứ, mạng người dân Nhật không quan trọng bằng mấy cái đống sắt ?.
Có tình người, mà nói chung mình ko thích thằng Mỹ này lắm vì nó đểu giả với nhiều nước quá
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nhưng đây là box quân sự cụ ơi, em cũng chẳng thích người Mỹ đâu nhưng vũ khí quân sự của Mỹ đều do người Đức, Anh chạy sang làm đới. Mà mấy chú lính quèn này cũng chỉ là tôm tép dưới quyền các cốp lớn, chúng nó cứu dân Nhật cũng bù trừ.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Em bày tỏ quan ngại sâu sắc giữa cụ @ rafale và cụ @ Ducleminh, hai cụ hãy hạ hỏa vì vấn đề này có liên quan đến hòa bình thế giới và bất ổn chính trị trong khu vực. Em rất lấy làm tiếc vì chiến tranh sắp nổ ra, giờ mời 2 cụ nâng ly làm hòa(b) cảm ơn 2 cụ.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Nếu cụ không post thêm mấy dòng chê bai thì cũng chẳng ai nói gì, đây là cộng đồng chung, cảm thấy không đúng có quyền phản bác. Nếu không muốn phản bác thì đừng đưa quan điểm của cá nhân vào.
Nhớ hôm trước tôi chỉ nói là nếu không kể về nhân đạo lấy bom chùm và bom phát quang diệt tăng thì đi hết có cụ nào đã chửi ầm tôi lên rồi, vậy mà cụ giả định (nếu) mang đầu đạn 200KT của KH55 đánh ra biển thì không thấy cụ ấy nói gì nhỉ.
Cụ viết ra để mọi người đọc, cụ đưa quan điểm của cụ thêm thì người khác không thích có quyền phản bác, sao cụ lại khó chịu? Hay cụ chỉ muốn nói ra điều gì là tất cả phải đồng ý? Có lẽ cụ sang Triều Tiên sẽ được trọng dụng lắm đấy.
Mà cụ blacklist rồi sao vẫn còn đọc được nhỉ?
Don't feed the troll. Đây là cách phù hợp nhất đối với thể loại này cụ đừng tay đôi với nó làm gì. Cái loại cảm thấy sung sướng khi thấy người khác ngã xuống vì cứu trợ nhân đạo thì chỉ có thể là thiểu năng hoặc là ngợm
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em bày tỏ quan ngại sâu sắc giữa cụ @ rafale và cụ @ Ducleminh, hai cụ hãy hạ hỏa vì vấn đề này có liên quan đến hòa bình thế giới và bất ổn chính trị trong khu vực. Em rất lấy làm tiếc vì chiến tranh sắp nổ ra, giờ mời 2 cụ nâng ly làm hòa(b) cảm ơn 2 cụ.
Nhà cháu có nặng lời gì đâu mà phải hạ, nói gì cũng khách quan một tí chứ cụ. Chẳng qua anh em mình cũng chỉ trích bài rồi chém gió chứ có gì mà phải Troll nhau. Mọi cái post lên thì cũng chỉ dựa trên tin tức công cộng, chi tiết kỹ thuật làm gì có ai có, tài liệu các hãng nó đưa ra cũng chỉ là PR cả thôi, mỹ hay Nga nó thử có ai được xem thật đâu mà biết đúng sai, chém gió mà. Còn nếu là nhà phân tích quân sự thì chắc chả ai trên Of đủ tầm làm, mà có làm cũng chả mang lên trên này mà chém làm gì.
Còn có người chê lều báo hay wiki thì cũng chỉ là nó viết không đúng ý mình thì chê thôi, thử hỏi họ lấy tài liệu ở đâu mà chém gió thế nhỉ, tài liệu tuyệt mật à? Hay cũng là đồ PR của nhà sản xuất?
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Siêu hạm Hải quân Anh đã đến Việt Nam

Tàu khu trục tối tân nhất nước Anh HMS Daring đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào sáng ngày hôm nay bắt đầu chuyến thăm Việt Nam.



Sáng 18/12, tàu khu trục HMS Daring của Hải quân Hoàng gia Vương quốc Anh gồm 229 sĩ quan và thủy thủ đoàn đã cập bến cảng Tiên Sa, bắt đầu chuyến thăm xã giao thành phố Đà Nẵng từ ngày 18/12 đến ngày 21/12/2013.
Trong thời gian thăm, nhóm chỉ huy tàu sẽ đến chào xã giao lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng, Quân khu 5 và Quân chủng Hải quân. Cũng trong thời gian này, sĩ quan và thủy thủ đoàn sẽ giao hữu bóng chuyền với Hải quân Việt Nam, thăm trại trẻ mồ côi và tham quan một số danh lam thắng cảnh địa phương.
Sĩ quan Việt Nam bắt tay xã giao sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh.

Ngoài ra, phía Anh phối hợp với Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức phiên họp lần thứ hai của nhóm công tác song phương về hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Tại phiên họp này, hai bên sẽ trao đổi một số nội dung hợp tác quốc phòng song phương; hợp tác về đào tạo; hợp tác về công nghiệp quốc phòng; hợp tác Hải quân, thủy đạc và trao đổi một số vấn đề khác mà hai bên quan tâm.
Chuyến thăm của đoàn tàu Hải quân Hoàng gia Vương quốc Anh góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Vương quốc Anh nói chung, giữa quân đội hai nước nói riêng trong bối cảnh hai nước đang tích cực kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược đã được lãnh đạo cấp cao hai nước ký kết.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Don't feed the troll. Đây là cách phù hợp nhất đối với thể loại này cụ đừng tay đôi với nó làm gì. Cái loại cảm thấy sung sướng khi thấy người khác ngã xuống vì cứu trợ nhân đạo thì chỉ có thể là thiểu năng hoặc là ngợm
phản damage rồi :D

Cám ơn bác ltgbau nhé ^^
Dioxin với DU thằng Mỹ nó xài số 1 thế giới, các cụ bàn về vũ khí đê chứ đừng lôi nhân đạo với tình người ra với mấy tay lái súng làm gì ạ :D


Tiếp theo loạt bài vì tính nhân đạo - tình người của quân đội Mỹ :)

Nhiều phi công điều khiển máy bay không người lái (UAV) của không quân Mỹ gặp bất ổn tâm lý nghiêm trọng do bản chất của loại khí tài này.


“Tôi đã giết nhiều người”. Nỗi ray rứt này, ngày này qua ngày khác làm Brandon Bryant suy sụp. Không thể chịu nổi gánh nặng tâm lý, anh quyết định xuất ngũ. Mới đây, Bryant đã trải lòng mình với tờ Der Spiegel. Trong bối cảnh UAV thường xuyên xuất hiện trong các cuộc đấu Mỹ - Iran tại vùng Vịnh hay Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Hoa Đông, lời kể của cựu phi công 27 tuổi một lần nữa khiến dư luận nhìn lại mặt trái của chiến tranh từ xa.
Cho đến giữa năm 2012, nơi làm việc chính trong 6 năm tại ngũ của Bryant là căn phòng bề ngoài trông giống một container đặt tại căn cứ ở bang New Mexico. Căn phòng không có cửa sổ, cửa chính cũng thường xuyên đóng để đảm bảo an ninh. Đây chính là buồng lái của những phi công đặc biệt như Bryant.

Hai phi công Mỹ điều khiển UAV MQ-1B Predator từ một căn cứ ở Iraq - Ảnh: US Air Force
Nhấn nút - giết người
Trước mặt Bryant và các đồng nghiệp là hàng loạt màn hình máy tính. Hình ảnh, dữ liệu liên tục được truyền về. Khi xác định được mục tiêu, chỉ cần một cú nhấn nút của anh là sẽ có người thương vong cách đó hàng ngàn cây số. Trong số hàng loạt nhiệm vụ đã thực hiện, Bryant vẫn nhớ như in đợt không kích ở Afghanistan.
Lần đó, UAV Predator do anh điều khiển truyền về hình ảnh một ngôi nhà nhỏ vách đất, bên cạnh có xây chuồng dê. Phòng chỉ huy xác định đây chính là mục tiêu “chống khủng bố” và ra lệnh tấn công. Bryant nhấn nút, đánh dấu mái nhà bằng tia laser và đồng nghiệp ngồi kế bên nhấn nút phát hỏa. Chiếc UAV phóng ra một tên lửa Hellfire. Vào những giây cuối cùng trước khi tên lửa chạm mục tiêu, Bryant tá hỏa khi thấy một em bé thình lình xuất hiện bên hiên nhà. Quá trễ để đổi hướng bay của tên lửa. Màn hình máy tính lóe lên một vệt sáng. Căn nhà đổ sập, đứa trẻ biến mất.
“Chúng ta vừa giết một đứa trẻ?”, Bryant quay sang hỏi đồng nghiệp, trong lòng quặn thắt. Viên phi công kia gật đầu. Trong lúc họ vẫn còn hoang mang thì viên chỉ huy đợt tấn công xuất hiện và nói chắc nịch: “Chỉ là một con chó”. Bryant xem lại đoạn phim và tự hỏi: “Một con chó đi trên 2 chân?”.
Gặp nhà báo của Der Spiegel tại quê nhà ở bang Montana, Bryant cười nhẹ nhõm: “Đã 4 tháng rồi, tôi không còn mơ thấy những hình ảnh từ máy quay hồng ngoại nữa”. Anh đã thực hiện 6.000 giờ bay với UAV, đã “chứng kiến rất nhiều người chết, đàn ông, phụ nữ và cả trẻ em”.
Trước đây, Bryant không bao giờ nghĩ sẽ có ngày mình giết người. Tốt nghiệp cấp 3, anh muốn trở thành nhà báo, nhưng chỉ sau 1 học kỳ ở đại học, anh đã “xính vính” vì học phí quá cao. Tình cờ nghe bạn bè bảo đại học của không quân hoàn toàn miễn phí, Bryant thi thử rồi đậu rất cao. Anh bắt đầu học cách điều khiển UAV, phân tích dữ liệu như hình ảnh, bản đồ, điều kiện thời tiết…
Lần đầu tiên được quyền khai hỏa, Bryant nhớ rất rõ đã giết chết 3 người. Anh thường xuyên nhận nhiệm vụ theo dõi những đối tượng bị nghi dính líu với Taliban, có khi trong vài tuần lễ. Anh nhìn thấy mọi sinh hoạt, đôi khi rất “riêng tư” của họ vì nhiều người Afghanistan có thói quen leo lên nóc nhà ngủ vào mùa hè. Và khi lệnh trên đưa xuống, Bryant sẽ nhấn nút để khai tử những người bị xác định là khủng bố. Viên phi công trẻ tuổi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng trong suốt 6 năm trời, không lúc nào tâm hồn anh được thanh thản.
Về nguyên tắc, giới chức quân sự Mỹ luôn khẳng định chỉ ra lệnh tấn công bằng UAV khi đảm bảo thân nhân của đối tượng không ở cùng nơi. Tuy nhiên, theo Der Spiegel, máy móc, dù hiện đại, tinh vi đến đâu, vẫn không thể “nhìn” tuyệt đối chính xác. Đó cũng là lý do, chính quyền Afghanistan và Pakistan phải thường xuyên phản đối các vụ UAV thảm sát dân thường trong thời gian qua.

Tờ The New York Times đăng một nghiên cứu cho thấy 46% phi công UAV “căng thẳng cao độ” trong công việc. Trong đó, 29% có dấu hiệu “kiệt sức” và 4% mắc hội chứng rối loạn stress sau sang chấn tâm lý. Trên thực tế, tuy không bị đe dọa trực tiếp bởi bom đạn nhưng nhiều phi công UAV không thể vượt qua khó khăn về mặt tinh thần như: cùng lúc phải sống ở cả thời chiến và thời bình, giết người một cách quá dễ dàng… Theo một số nguồn tin, thậm chí có người đã tự sát.


http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130116/phi-cong-uav-am-anh-vi-giet-nguoi-nhu-choi-game.aspx

 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Dioxin với DU thằng Mỹ nó xài số 1 thế giới, các cụ bàn về vũ khí đê chứ đừng lôi nhân đạo với tình người ra với mấy tay lái súng làm gì ạ :D
Theo e cần rõ ràng, cái gì đáng lên án thì lên án, cái gì nhân đạo cần phải thừa nhận. Ko nên đánh đồng để chửi văng được. Nga hay Mỹ cũng đều có những trang đen tối cả. Tin vào một bên là Thiên thần và một bên là Ác quỉ thì quả là vô tri.
Muốn nói về nhân đạo & tội ác của Nga thì hỏi các nước Baltic, Poland là rõ nhất. Có điều là tội ác của Mỹ bị báo chí phơi bày còn của Nga thì dấu nhẹm :(.
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Theo e cần rõ ràng, cái gì đáng lên án thì lên án, cái gì nhân đạo cần phải thừa nhận. Ko nên đánh đồng để chửi văng được. Nga hay Mỹ cũng đều có những trang đen tối cả. Tin vào một bên là Thiên thần và một bên là Ác quỉ thì quả là vô tri.
Muốn nói về nhân đạo & tội ác của Nga thì hỏi các nước Baltic, Poland là rõ nhất. Có điều là tội ác của Mỹ bị dư luận phơi bày còn của Nga thì dấu nhẹm :(
Bài nói về Mỹ tự dưng tổ lái sang Nga làm gì ? và đây là VN thằng Nga xưa giờ chả thảm sát người VN như Mỹ ok

Sự thật đau lòng đằng sau bức ảnh về vụ thảm sát Mỹ Lai


(Dân trí) - Mới đây, một bài báo trên trang tin ảnh BagNews của Mỹ đã khiến độc giả bàng hoàng khi đưa ra một sự thật đau lòng đằng sau bức ảnh lịch sử về vụ thảm sát Mỹ Lai năm 1968 do quân đội Mỹ tiến hành tại thôn Mỹ Lai, tỉnh Quảng Ngãi.
>> Báo Mỹ tố cáo tội ác vụ thảm sát Mỹ Lai sau 45 năm




Bức hình được chụp bởi nhiếp ảnh gia phục vụ trong quân đội Mỹ - Ronald Haeberle. Haeberle đã đi theo quân Mỹ tới làng Mỹ Lai trong vụ thảm sát lịch sử và ghi lại nhiều bức ảnh chân thực. Sau này, những bức ảnh này đã trở thành bằng chứng lịch sử về một cuộc thảm sát kinh hoàng khiến hơn 500 người dân Việt Nam vô tội thiệt mạng.
Bức ảnh trên đây thường chỉ được biết tới một cách chung chung rằng dân làng Mỹ Lai trong trạng thái hoảng loạn trước khi bị lính Mỹ giết hại. Tuy vậy, vẫn còn một chi tiết ám ảnh khác mà mãi tới gần đây trang tin ảnh BagNews mới phát hiện ra và công bố rộng rãi cho người dân Mỹ biết.
Tác giả của bài viết trên BagNews, cô Valerie Wieskamp, cho biết trong bức ảnh này còn ẩn chứa một bi kịch thứ hai chưa từng được nói đến, câu chuyện nằm ở “Cô gái mặc áo cánh đen”. Cô gái đang cài lại cúc áo, hành động này chưa từng được để ý tới một cách kỹ càng.
“Trong khi những người khác đang hoảng loạn vì sắp bị giết, cô gái lại lo lắng cài mấy chiếc cúc áo bị bung, điều đó không có gì kỳ lạ sao?”, tác giả đưa ra nghi vấn.
Ngay sau đó, câu trả lời đau xót được đưa ra. Đó là bởi trước khi những người phụ nữ này bị thảm sát, trước khi bức ảnh này được chụp, cô gái đã bị một nhóm lính Mỹ cưỡng hiếp.
Dù vụ xâm hại này có liên hệ trực tiếp tới bức ảnh, dù sự thật này thực tế đã được khẳng định rõ ràng trong các tài liệu lưu trữ chính thức về vụ thảm sát Mỹ Lai nhưng nó đã bị giới truyền thông Mỹ “lờ đi” trong suốt 45 năm qua. Công chúng Mỹ hầu như không hề hay biết đến một thảm kịch thứ hai ẩn sau bức ảnh nổi tiếng này.
Trước chi tiết mới mà BagNews đưa ra, rất nhiều độc giả đã bị sốc. Tờ tin tức The Nation của Mỹ đăng tải bài viết của tác giả Greg Mitchell, trong đó có câu: “Tôi đã sống ở thời kỳ đó, đã từng viết bài về vụ thảm sát Mỹ Lai, từng quan sát bức ảnh này, từng phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam, nhưng đến tận hôm nay tôi mới được biết toàn bộ câu chuyện ẩn sau một bức ảnh lịch sử tưởng như đã rất quen thuộc”.
Tại sao chi tiết này lại bị che giấu quá lâu như vậy? Tờ BagNews đặt ra hàng loạt câu hỏi: “Chúng ta định đạt được điều gì bằng cách che giấu đi một phần thông tin trong bức ảnh này? Một bức ảnh lịch sử cho thấy một phần quá khứ của quân đội Mỹ, cho thấy một trong những vụ tấn công tình dục, cuối cùng đã được đưa ra ánh sáng. Tại sao người Mỹ có thể thẳng thắn nhìn vào bức ảnh Em bé Napalm nhưng lại không dám thừa nhận bi kịch xảy ra với Cô gái mặc áo cánh đen?”
Dưới bài viết, có nhiều độc giả bình luận, họ đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi mà BagNews để ngỏ. Trong đó, có nhiều người cho rằng những vụ tấn công tình dục xảy ra trong chiến tranh luôn bị “giấu nhẹm” đi một cách đầy chủ đích.
Những nạn nhân của các vụ tấn công tình dục xảy ra trong chiến tranh, nếu họ còn may mắn giữ được mạng sống, thường chỉ được biết đến, được quan tâm đến sau khi cuộc chiến đã đi qua.
Những nỗi đau thầm lặng của họ vốn đã không dễ tỏ bày lại càng dễ rơi vào quên lãng khi truyền thông tìm cách che giấu còn dư luận dường như từ xưa đến nay vốn đã không sẵn sàng tiếp nhận những sự thật bẽ bàng như thế này.

Câu chuyện về “Cô gái mặc áo cánh đen” chỉ có phía Mỹ là biết đến rõ nhất nhưng họ đã “giấu nhẹm” đi trong suốt 45 năm qua.
Nhiều độc giả “thú nhận” rằng đến tận lúc này họ mới thực sự quan sát nỗi thống khổ hiện trên khuôn mặt của những con người xuất hiện trong ảnh. Đó không hoàn toàn là nỗi sợ trước cái chết đang đến gần, nó còn là nỗi đau, nỗi uất ức tột cùng của những con người đã phải trải qua hoặc chứng kiến bi kịch đau lòng này.
Các độc giả Mỹ đều tỏ ra bất bình trước thông tin mới được công bố. Có lẽ phản ứng của dư luận cũng là một phần lý do khiến phía Mỹ bấy lâu nay vẫn che giấu một phần sự thật đằng sau bức ảnh.
Bài báo trên Huffington Post cho rằng bức ảnh này khiến người Mỹ phải đối diện lại với một trong những giai đoạn “đau đớn” của lịch sử Mỹ.
Một độc giả lớn tuổi viết: “Nhìn bức ảnh và đọc bài báo này khiến tôi suy sụp. Nó gợi nhớ lại trong tôi nỗi kinh sợ một thời khi đọc những tin tức về vụ thảm sát Mỹ Lai”. Một độc giả khác bình luận: “Tôi cảm thấy thật khó nhìn lại bức ảnh này. Câu chuyện khiến người ta bàng hoàng. Đây là một bức ảnh đầy sức mạnh, đầy sự ám ảnh”.
Những bức ảnh như thế này chắc chắn sẽ khiến dư luận Mỹ đặt ra nhiều câu hỏi cũng như sự chỉ trích đối với quân nhân Mỹ. Một câu hỏi mà rất nhiều độc giả đặt ra chính là: “Còn bao nhiêu cuộc tấn công tình dục như thế này từng xảy ra trong những chiến dịch quân sự mà Mỹ tiến hành ở các quốc gia khác?”
Tờ Huffington Post nhận định, dựa trên cách phản ứng của độc giả Mỹ đối với thông tin mới này, có thể thấy dù sự thật có khắc nghiệt thế nào, người Mỹ cũng muốn được biết chân tướng sự thật. Vì vậy, cách diễn giải những bức ảnh chiến tranh cần phải được thay đổi, theo chiều hướng trung thực hơn. Những câu chuyện đang được ẩn giấu, che đậy rồi cũng sẽ bị phanh phui.


http://dantri.com.vn/van-hoa/su-that-dau-long-dang-sau-buc-anh-ve-vu-tham-sat-my-lai-804379.htm


Mỹ giết người vẫn nhiều hơn Nga, muốn rõ hãy hỏi cả bọn đàn em Nhật. Còn ko thì đi khắp VN này đều có nhiều nơi ghi lại tội ác của tụi nó. Ba lan là co điếm hết ngủ với thằng này rồi mai lại thằng khác. Từng cắn trộm thằng Nga/ Đức vài lần trong sử xưa, ở Đông Âu thằng Ba Lan là cái thằng bị ghét vì như gái điếm ko thua gì thằng Pháp ở Âu chấu :)) nhắc lại đây là VN thằng Nga nó có làm gì với mấy thằng Slaver thì cũng kệ nó, đây là VN và luôn nhớ tới tội ác của Mỹ
 
Chỉnh sửa cuối:

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Chém ngoài lề chút, có câu chuyện vui về Nga và Mỹ. Một người Mỹ nói chuyện với người Nga " Ở nước tao dân chủ tự do, Mày có thể đứng trước của Nhà Trắng đốt cờ Mỹ, chửi Tồng thống Mỹ". Chú Nga trả lời "Tưởng chuyện gì, nước tao cũng vậy. Tao có thể đứng giữa Quảng trường Đỏ đốt cờ Mỹ & chửi Tổng thống Mỹ vô tư" :))
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Tiếp theo loạt bài "tính nhân đạo" của quân đội Hoa Kỳ :D

“Tướng Giáp chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước ông. Còn Westmoreland tàn sát sinh linh để chứng minh rằng chúng ta có thể ném bom đẩy Việt Nam về thời kỳ đồ đá.”


Sau khi đăng tải trên New York Times, bài viết của nhà báo Nick Turse mang tựa đề “Với người Mỹ, mạng sống ở Việt Nam từng quá đỗi rẻ mạt” đã nhận được rất nhiều ý kiến đồng tình của độc giả.
Tất cả đều tán thưởng những lập luận sắc bén của tác giả bài báo khi phản bác lại quan điểm ngụy biện đầy phi lý và giả dối của tướng Westmoreland, cựu Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ, rằng quân đội Mỹ thua là vì Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã “không tiếc tính mạng binh lính để đổi lấy chiến thắng”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong cuộc gặp với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara năm 1995

Bạn đọc Tina ở Monroe, bang Oregon bình luận: Bài viết hoàn toàn chính xác. Chính nước Mỹ đã coi thường tính mạng của những người Việt Nam vùng dậy chống lại sự xâm lược của Mỹ. Những kẻ chỉ trích Tướng Giáp không hài lòng vì người Việt Nam đã giành thắng lợi trong cuộc chiến. Một câu hỏi đơn giản như thế này: Tướng Westmoreland có được vị thế anh hùng ở Mỹ như vị thế của Tướng Giáp ở Việt Nam hay không?
Ý kiến này ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của một độc giả khác, Craig Geary ở Redlands, bang Florida: Tướng Giáp chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước ông. Còn Westmoreland tàn sát sinh linh để chứng minh rằng chúng ta có thể ném bom để đẩy Việt Nam về thời kỳ đồ đá.
Độc giả Eduardo Rios, ở Chicago bày tỏ: Những người còn chưa dám nhìn thẳng vào sự thật đang làm vấy bẩn giá trị của một người đã chiến đấu chống lại chiến tranh phi nghĩa. Ông xứng đáng được coi là một anh hùng, không chỉ bởi người dân của mình, mà bởi hầu hết mọi người trên thế giới.
Một độc giả khác ở Oakland viết: Có hai điểm cần lưu ý: Thứ nhất, Tướng Giáp, cũng giống như Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong rất nhiều năm, đã chiến đấu bảo vệ tổ quốc của mình trước các cường quốc phương Tây với sức mạnh vượt trội. Ông xứng đáng có một vị trí trong lịch sử Việt Nam. Thứ hai, Tướng Westmoreland đã sử dụng một công thức bất minh để tính toán con số thương vong. Cách đó không dựa trên những báo cáo thực mà dựa vào số đầu đạn bắn ra. Kết quả là, con số thương vong đã bị phóng đại lên rất nhiều để biện minh cho những tổn thất khổng lồ về mạng sống và tiền bạc trong cuộc chiến bất hạnh này.
Bạn đọc Asher, Brooklyn, New York cũng chia sẻ: Thật khủng khiếp. Giết hại hàng ngàn người ở các ngôi làng, trên phố chợ và ngoài cánh đồng, đó không phải là điều đáng vinh quang hay tự hào. Đó là hành động tàn sát. Những gì xảy ra nhiều năm trước đây ở Việt Nam lại đang diễn ra ở Afghanistan. Tôi cảm ơn Tổng thống, Liên Hợp Quốc đã ngăn chặn thêm một thảm họa nữa ở Syria.
JJ Coker ở Mandeville Louisiana bình luận: Những người phương Tây coi trọng mạng sống của những người phương Tây khác nhưng lại coi rẻ mạng sống của những người khác màu da. Westmoreland đã rất sai lầm.
Độc giả Bob ở New York bày tỏ cảm nhận theo một cách khác: Cảm ơn Nick Turse về bài viết. Chiến tranh luôn luôn là điều khủng khiếp nhất và Việt Nam từng phải chứng kiến một cuộc chiến như vậy. Nhưng ngày nay, Việt Nam là một đất nước thanh bình thu hút nhiều khách du lịch Mỹ. Tôi chẳng nhận thấy bất cứ sự de dọa nào ở đây cả. Nếu Mỹ không đánh chiếm Việt Nam, chúng ta đã không mất 50.000 binh lính và sinh mạng của biết bao người Việt Nam khác, trong đó có cả phụ nữ, trẻ em và người già.

http://chientranhvietnam.wordpress.com/tag/toi-ac-quan-doi-my/
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
Phơi bày tội ác của đế quốc Mỹ

QĐND - Chủ Nhật, 09/12/2012, 23:21 (GMT+7)
QĐND - Bước sang năm 1972, tình hình nước Mỹ “rối như tơ vò”, chiến tranh Việt Nam đã “dìm” xã hội Mỹ vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, nạn thất nghiệp tăng, nội bộ mâu thuẫn sâu sắc. Tiếp đó, những cuộc đấu tranh công khai và bí mật giữa Chính phủ Việt Nam và Mỹ vẫn diễn ra quyết liệt trong các tháng 8, 9 và 10-1972. Ngày 8-10-1972, ta đưa ra bản dự thảo Hiệp định mà mỗi bên đều chấp nhận được và thống nhất ký tắt tại Hà Nội vào ngày 22-10-1972 và ngày 31-10-1972.
Bệnh viện Bạch Mai sau một đợt ném bom của máy bay Mỹ. Ảnh tư liệu

Kế hoạch ném bom hủy diệt lớn
Thế nhưng, tháng 12-1972, cuộc đàm phán hòa bình lại bế tắc. Để bảo đảm đi tới một hiệp định cho phép Mỹ rút quân khỏi cuộc chiến tranh “trong danh dự”, Tổng thống Ních-xơn đe dọa sẽ tiến hành một cuộc ném bom hủy diệt lớn. Sau khi đơn phương hoãn ngày ký Hiệp định, sức ép của Quốc hội và nhân dân Mỹ càng tăng đối với Ních-xơn và Chính phủ của ông ta, dẫn đến sự chia rẽ ngày càng sâu sắc giữa các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp nước Mỹ.
Nội tình trong nước như vậy, còn trên bàn đàm phán, Mỹ bị ta phản ứng quyết liệt, nên “Tổng thống Ních-xơn đã ra lệnh tiến hành chiến dịch ném bom Bắc Việt Nam từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972, dưới tên gọi Lenebacker II với mục đích là đưa cuộc đàm phán hòa bình ở Pa-ri đi đến kết thúc”.
Vì sao Ních-xơn lại hành động điên cuồng như vậy, dù biết chắc chắn rằng sẽ vấp phải sự phản đối dữ dội cả trong nước và quốc tế? Tính toán của Ních-xơn đã lộ rõ: Sử dụng B-52 với quy mô, cường độ cao, đánh phá ác liệt vào Thủ đô và hải cảng quan trọng nhất của đối phương nhằm thay đổi một số điều trong dự thảo Hiệp định tháng 10-1972, có lợi cho Mỹ, ngụy; đồng thời nhằm biểu dương sức mạnh bằng không quân trong việc hủy diệt các mục tiêu của đối phương bằng vũ khí thông thường; đe dọa sử dụng con bài này trong tương lai nếu chế độ ngụy gặp nguy kịch. Nhưng bao trùm lên tất cả là thông điệp của Ních-xơn: “Mỹ đã nói là làm”!.
Trong thời gian 12 ngày đêm đó, hơn 20.000 tấn bom - cả bom điều khiển và bom thường - được thả chủ yếu xuống Hà Nội, Hải Phòng và lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh, B-52 được phép góp phần không hạn chế. Trước sức công phá ấy, giới quân sự Mỹ cho rằng các trung tâm dân cư cũng như các mục tiêu quân sự sẽ bị quét sạch và trong phần lớn các trường hợp, khu vực mục tiêu chỉ còn là những đống gạch vụn. Giô-dép A. Am-tơ, tác giả cuốn “Lời phán quyết về Việt Nam” cho biết: “Trong 12 ngày đêm, Mỹ đã ném bom Hà Nội, Hải Phòng với sự tàn bạo hơn bao giờ hết trong lịch sử chiến tranh Việt Nam” .
Khi chiến sự xảy ra, giới báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, các nhà nhiếp ảnh, và nhất là các phóng viên truyền hình đã đổ xô đến Hà Nội. Một số tác giả thu lượm rất nhanh những thông tin cần thiết qua các buổi thông báo hằng ngày được gửi tới SAC (Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ) và Lầu Năm Góc. Tin tức được chuyển tải rất nhanh về tòa soạn hoặc đài truyền hình trong khi chiến sự còn đang tiếp diễn, điều đó đã kịp thời cung cấp cho công chúng Mỹ và nhân dân thế giới những hình ảnh ghê tởm nhất mà đế quốc Mỹ sử dụng bom B-52 rải thảm tại Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương khác ở miền Bắc Việt Nam.
Sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Việt Nam
Hành động chiến tranh tàn bạo của Mỹ đã gây xúc động sâu sắc lương tri của nhân dân tiến bộ. Dư luận thế giới phản ứng mạnh mẽ, từ người đứng đầu các Chính phủ, tổ chức xã hội, chính khách, văn nghệ sĩ, nhà khoa học, đến người lao động bình thường, kể cả nước đồng minh với Mỹ và ở ngay nước Mỹ. Chỉ một ngày sau khi đế quốc Mỹ sử dụng bom B-52 bắn phá miền Bắc Việt Nam (19-12-1972), hãng Thông tấn xã Liên Xô đã lên tiếng mạnh mẽ: “Nhân dân Liên Xô căm phẫn tố cáo các hành động kẻ cướp mới đó của giới quân phiệt Mỹ, đòi chúng phải ngừng ngay hành động này và đòi Mỹ phải nhanh chóng ký kết hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, nếu Chính phủ Mỹ bất chấp nguyện vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam, nhân dân Mỹ và nhân dân toàn thế giới, một mực theo đuổi chiến tranh xâm lược, thì nhân dân Trung Quốc sẽ trước sau như một “kiên quyết thi hành nghĩa vụ quốc tế của mình, dốc sức ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam cho tới thắng lợi hoàn toàn”.
Chính phủ các nước biểu thị sự phản đối mạnh mẽ, sự lên án nghiêm khắc nhất đối với chính sách tàn phá và hủy diệt trên quy mô lớn mà Ních-xơn mưu toan dùng để ép Việt Nam phải chấp nhận tối hậu thư của chúng, hòng chia cắt lâu dài đất nước và duy trì chính quyền bù nhìn Nguyễn Văn Thiệu. Tổng bí thư **** Cộng sản Mỹ G. Hôn khẳng định rõ ràng: “Kết quả việc Mỹ ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam làm uy tín của Mỹ trên thế giới tụt xuống mức thấp chưa từng có. Phản ứng trên khắp thế giới sẽ càng thêm gay gắt”.
Tại Pháp, phong trào đấu tranh ủng hộ Việt Nam rầm rộ. **** Cộng sản Pháp liên tiếp có những bài phát biểu đanh thép trên truyền hình vạch rõ cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Xã luận Báo Nhân đạo không chỉ kiên quyết ủng hộ Việt Nam dưới mọi hình thức mà còn vạch trần sự trở mặt của Mỹ, sự dối trá của Ních-xơn và khẳng định: “Mỹ có biện bạch như thế nào đi nữa, cũng không gì có thể bào chữa được cho việc tiếp tục và tăng cường sự tàn sát. Và kẻ nào muốn làm nhẹ tội cho Ních-xơn đều là đồng lõa”.
Trước những hành động tội ác của đế quốc Mỹ gây ra cho miền Bắc Việt Nam, **** xã hội Áo nghiêm khắc yêu cầu: “Chính phủ Mỹ hãy chấm dứt lập tức những cuộc ném bom giết người này đối với một nước nhỏ đã được thử thách bằng một cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm, hãy ký Hiệp định ngừng bắn”.
Bức thư đầy tâm huyết của Đan-tơ Cruých, một thành viên trong chính quyền địa phương Bô-lô-nhơ ở I-ta-li-a đã gửi đến Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Pa-ri và bày tỏ: “Chúng tôi luôn ở bên cạnh các đồng chí trong những giờ phút khủng khiếp này… Cách đây 3 ngày, hàng chục nghìn người đã biểu tình tuần hành dưới trời mưa như trút nước… Dân tộc Việt Nam tuyệt vời mãi mãi ở trong trái tim chúng tôi”.
Sự thật về tội ác và sự lật lọng của đế quốc Mỹ được phơi bày, càng làm cho dư luận thế giới đứng về phía Việt Nam.
Trung tá, TS Trương Mai Hương
(Còn nữa)

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/406/409/409/219582/Default.aspx


Thế giới lên án cuộc ném bom bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đã từng ghi vào lịch sử nhiều chiến công hiển hách, trong đó chiến dịch đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ tháng 12/1972 được coi là một trong những đỉnh cao thắng lợi.
Sau 4 năm thực hiện “Học thuyết Ních - xơn” mà bước thực nghiệm đầu tiên là “Việt Nam hóa chiến tranh” đế quốc Mỹ không những không giành được một thắng lợi nào có ý nghĩa chiến lược mà ngày càng lún sâu vào thế suy yếu và bị động. Đặc biệt, trong 2 năm (1971-1972) quân và dân ta liên tiếp giành những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, làm thay đổi hẳn cục diện chiến tranh miền Nam và trên toàn chiến trường Đông Dương, buộc Mỹ phải thỏa thuận văn bản Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do ta đưa ra đầu tháng 10/1972. Trong các thông điệp gửi Chính phủ ta, Ních - xơn phải thừa nhận thiện chí của ta và cho rằng đó là phương án mà các bên có thể chấp nhận được. Ních-xơn khẳng định: “Hiệp định hiện nay đã coi như hoàn chỉnh. Có thể tin ở chúng tôi là sẽ ký tắt được vào ngày 31/10”.
Như để chứng minh cho cam kết của mình, ngày 22/10/1972 Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Hơn thế nữa, ngày 26/10/1972, trong một cuộc họp báo, đại diện của Nhà Trắng tuyên bố “hòa bình trong tầm tay”.
Tuy nhiên, **** ta vạch rõ: Với bản chất hiếu chiến, ngoan cố, đế quốc Mỹ còn nhiều thủ đoạn xảo quyệt, tàn bạo chống lại nhân dân Việt Nam. Tháng 11/1972, Bộ Chính trị **** ta ra nghị quyết khẳng định, trong thời gian tới địch sẽ ít bị ràng buộc hơn về chính trị vì cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã tiến hành xong, cho nên ta phải đề phòng Mỹ tăng cường hành động quân sự.
Quả nhiên, trong lúc cả loài người tiến bộ vốn có thiện cảm với nhân dân Việt Nam, từng dành cho nhân dân Việt Nam sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình để mong ngày hòa bình sớm trở lại với nhân dân Việt Nam, đang chờ đợi hiệp định được ký kết, thì ngày 18/12/1972, lực lượng không quân chiến lược và chiến thuật lớn chưa từng thấy của Mỹ lại ồ ạt tiến công vào Hà Nội, Hải Phòng và các vùng đông dân trên miền Bắc Việt Nam theo lệnh của Ních-xơn.
Trong 12 ngày đêm, B.52 đã xuất kích 663 lần chiếc, không quân chiến thuật 3.920 lần/chiếc, trút xuống miền Bắc nước ta khoảng 10 vạn tấn bom đạn, riêng Hà Nội chúng đã “rải thảm” khoảng 4 vạn tấn.
Hành động tội ác đó của đế quốc Mỹ lập tức bị toàn thế giới kịch liệt lên án. Các tổ chức quốc tế và những người có lương tri đã lên tiếng vạch trần bản chất tráo trở, lật lọng của Mỹ, tố cáo tội ác của chúng, đồng thời bày tỏ quyết tâm ủng hộ cuộc chiến đấu của nhân dân ta và tin tưởng vững chắc vào thắng lợi cuối cùng của nhân dân Việt Nam.
Sự lật lọng của đế quốc Mỹ đã khiến Tổng thống Pháp G.Pông-Pi-đu phải thốt lên: “Không có ai trong các nhà lãnh đạo các nước đau buồn hơn tôi về việc Mỹ ném bom trở lại và nhất là ném bom dữ dội như thế ở miền Bắc Việt Nam… Vì lý do nhân đạo, vì chúng tôi đã hy vọng sâu sắc là các cuộc thương lượng thành công và thậm chí chúng tôi tưởng rằng sự thỏa thuận đã dứt khoát cho nên sự thất vọng của chúng tôi là cay đắng”.
Tổ chức quốc tế các nhà báo coi “việc tăng cường ném bom dã man mới của không quân Mỹ trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa” là sự “tự bóc trần thủ đoạn lật lọng xấu xa hòng đánh lừa dư luận thế giới”. Hành động lật lọng của Ních-xơn khiến ngay chính giới Mỹ cũng phải bất bình, 17 nghị sĩ Mỹ đồng thanh phản ứng: “Người ta không thể nói với nhân dân Mỹ và các đại diện của họ tại Quốc hội 2 tuần trước ngày bầu cử Tổng thống rằng “hòa bình ở trong tầm tay” rồi sau đó lại nói rằng “một hành động quân sự ồ ạt là cần thiết”.
Sử dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và huy động đến mức cao nhất sức mạnh của không lực Hoa Kỳ, đế quốc Mỹ đã trút hàng vạn tấn bom đạn xuống người dân Việt Nam vô tội chứ không chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự như chúng vẫn biện minh. Bằng việc làm đó, đế quốc Mỹ đã đạt đến đỉnh cao của sự tàn bạo, như nghị quyết hội nghị 40 nước không liên kết họp tại Niu Yoóc ngày/1/1973 đã lên án là “vượt qua bất cứ sự tàn bạo nào mà loài người từng biết đến”.
Đế quốc Mỹ toan tính rằng, bằng sự tàn sát dã man của B.52, chúng có thể buộc nhân dân ta phải khuất phục, phải rút bớt mục tiêu trong đàm phán, sửa đổi lại văn bản hiệp định có lợi cho Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn.
Bản chất và âm mưu của đế quốc Mỹ qua chiến dịch tập kích B.52 được Giắc Ri-xơn, một nghị sĩ Thụy Điển khái quát khá đầy đủ: “Đến nay, tất cả mọi người đều thấy rõ Ních-xơn không tôn trọng lời hứa, từ chối không ký bản hiệp định mà ông ta đã chấp nhận hồi tháng 10. Ních - xơn khi thấy không thể giành được trên bàn hội nghị nhưng điều Mỹ đã mất trên chiến trường thì một lần nữa lại đi theo “giải pháp” quân sự. Thực tế Ních-xơn bằng cách leo thang trong cuộc chiến tranh không quân, lần đầu tiên dùng máy bay B.52 đánh phá Hà Nội hòng buộc Hà Nội nhận điều kiện hòa bình của Mỹ, buộc nhân dân Việt Nam thừa nhận điều kiện hòa bình của Mỹ, buộc nhân dân Việt Nam thừa nhận việc Mỹ kiểm soát miền Nam Việt Nam bằng cách giết hại vô vàn dân thường và phá hủy tất cả những gì chúng chưa phá hủy hết”.
Nếu đế quốc Mỹ thành công trong cuộc tập kích bằng B.52 thì hậu quả thật khôn lường. Báo Pháp Nhân Đạo viết: “Tấn thảm kịch Việt Nam đang trải qua cho ta hương vị của cái mà trái đất chúng ta sẽ nếm trải nếu nước đế quốc mạnh nhất đặt được nền thống trị độc tôn của nó”.
Thế nhưng, “thần tượng B.52” - con át chủ bài trong bộ ba chiến lược của đế quốc Mỹ đã phải sụp đổ trước ý chí kiên cường và trí tuệ thông minh tuyệt vời của dân tộc Việt Nam. Chỉ trong 12 ngày đêm, lưới lửa phòng không dày đặc của ta đã xé tan xác 81 máy bay của giặc Mỹ, trong đó “siêu pháo đài bay” B.52 là 34 chiếc, F111 là 5 chiếc và 42 máy bay chiến thuật khác. Theo các tài liệu quân sự Mỹ, trong chiến dịch này, tỉ lệ máy bay rơi đạt kỷ lục cao nhất từ trước tới nay (25%), khiến các nhà quan sát quân sự Mỹ phải thú nhận: “Cứ cái đà mất máy bay, người lái này và nếu Mỹ còn tiếp tục ném bom thì chỉ đến ngày 28/4/1973 toàn bộ lực lượng không quân chiến lược Mỹ ở vùng Đông Nam Á sẽ hết nhẵn”.
Cuộc tập kích đường không bằng B.52 của Mỹ đã thất bại thảm hại. Tin máy bay B.52 bị bắn rơi, giặc lái bị diệt từ Việt Nam dội về Oa-sinh-tơn như cú sét giáng xuống Nhà Trắng và Lầu Năm Góc khiến Ních-xơn choáng váng, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân và Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ rụng rời. Kết quả rõ nhất mà Mỹ thu được sau cuộc tập kích là uy tín của Mỹ trên trường quốc tế bị giảm sút, thanh danh nước Mỹ bị bôi nhọ. Liên đoàn thế giới các nhà khoa học cho rằng “các cuộc ném bom khủng bố kinh tởm xuống các vùng đông dân nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đã bôi nhọ thanh danh nước Mỹ”. Tổng bí thư **** Cộng sản Mỹ G. Hôn nhận định: “Kết quả Mỹ ném bom trở lại miền Bắc Việt Nam là uy tín của Mỹ trên thế giới tụt xuống mức thấp chưa từng có. Phản ứng trên khắp thế giới sẽ càng thêm gay gắt”. Trước những hành động tội ác của đế quốc Mỹ, **** Xã hội Áo yêu cầu “Chính phủ Mỹ hãy chấm dứt lập tức những cuộc ném bom giết người này đối với một nước nhỏ đã được thử thách bằng một cuộc chiến tranh kéo dài hàng chục năm, hãy ký kết hiệp định ngừng bắn”. Trung ương **** Cộng sản Nhật Bản cho rằng: “Trong lúc tình hình Việt Nam đang đứng trước một cục diện mới nghiêm trọng do chính quyền Ních-xơn mở rộng chiến tranh xâm lược, việc khẩn cấp và quan trọng đối với tất cả các lực lượng chống đế quốc, bảo vệ hòa bình và dân chủ trên thế giới là lên án những hành động dã man của Ních-xơn, đòi đình chỉ tất cả những hành động xâm lược, tăng cường vô điều kiện và đến mức tối đa sự giúp đỡ về chính trị, về vật chất mang tính nhân đạo đối với nhân dân Việt Nam. Đó là vấn đề chung quốc tế số một quan trọng nhất, cấp bách nhất, hơn bất cứ vấn đề nào khác”.
Đối với nhân dân Việt Nam, cuộc ném bom bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ chẳng những không gây ra được “một làn sóng chống cự, phản đối chính phủ” trong nhân dân Việt Nam như Ních-xơn và Thiệu mong muốn mà trái lại, còn “có khuynh hướng làm tăng thêm tinh thần của nhân dân Việt Nam hơn là làm giảm lòng tin của họ vào các nhà lãnh đạo”, như hãng tin Pháp APF nhận xét. Nếu như trước khi mở cuộc tập kích chiến lược Lai-nơ-bếch-cơ II, Mỹ tin rằng nhân dân Việt Nam sẽ phải kinh hoàng mà khuất phục thì nay chính chúng lại bàng hoàng lo sợ trước.
(Theo cuốn sách “Bí mật các chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam)

http://www.baophuyen.com.vn/Chinh-tri-76/2205905105605105248
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
945
Động cơ
321,127 Mã lực
ở VN chứ chẳng cần ở tận Ba Lan, Blastic đã thấy được tội ác của Mỹ rồi

Hàng loạt tội ác của Mỹ trong chiến tranh VN

Trong chiến dịch Speedy Express, hàng nghìn dân thường VN đã bị giết hại chỉ để các chỉ huy quân đội Mỹ báo cáo chiến tích và được thăng chức.

Nhà báo, sử gia về cuộc chiến tranh Việt Nam Nick Turse vừa công bố thêm hàng loạt chứng cứ mới về tội ác của lính Mỹ tại Việt Nam trong cuốn sách có tiêu đề “Giết chết mọi thứ chuyển động: Sự thật về cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam” (Kill Anything that Moves: The Real American War in Vietnam). Dưới đây là bài viết giới thiệu về cuốn sách được đăng tải trên tờ Washington Post của Mỹ.

Hơn bất kỳ cuộc xung đột nào khác của Mỹ, chiến tranh Việt Nam trong nhiều năm qua đã được sử dụng như một lời cảnh báo về tham vọng thái quá và ảo tưởng của chủ nghĩa đế quốc, nhưng chi tiết của cuộc chiến tranh đã mờ dần theo thời gian. Vì vậy, nhà báo Nick Turse đã tung ra những chứng cứ mới tập trung vào các tội ác chiến tranh có thể đã xảy ra trong cuộc phiêu lưu sai trái của nước Mỹ.

Với cuốn sách có tiêu đề “Giết chết mọi thứ chuyển động: Sự thật về cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam”, Turse đã lao vào vùng nước đen tối của nước Mỹ trong chiến tranh. Đó là một biến cố lịch sử đẫm máu, dù các ước tính về thương vong của người Việt Nam là rất khác nhau, nhưng con số này có thể vượt quá 2 triệu - một số lượng lớn đối với một đất nước chỉ có 19 triệu dân vào thời điểm đó.

Một chính sách hủy diệt làng mạc, ném bom rải thám, bắn giết vô tội vạ, "tái định cư" nông dân và các tầng lớp dân cư khác đã khiến hàng triệu hàng triệu người phải tha hương, kèm theo đó là tổn thương do chiến tranh. và hàng triệu người bị thương. Cuộc tắm máu vô ích này sẽ lặp lại nếu chúng ta không chịu hiểu ra, dù chỉ mơ hồ, bài học từ cuộc chiến tranh Việt Nam.

Với phong cách khẩn thiết nhưng rất dễ đọc của mình, Turse đưa độc giả đi qua bối cảnh lịch sử của các chính sách thất bại, sự dối trá của chính quyền và nỗi đau khổ của người Việt Nam, những thảm trạng quen thuộc đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử. Đó chính là điều giá trị nhất mà Nick Turse nêu bật ra khi đề cập đến thất bại của Mỹ trong thời gian từ 1964-1975.

Nhưng Turse còn làm nhiều hơn thế: Ông đào sâu vào những tội ác lịch sử bị giấu kín của chính quyền Mỹ. Ông đã mang lại cho cuốn sách của mình một cả một kho thông tin mới đầy ấn tượng – với những các tư liệu mới được hé mở và những phỏng vấn các nhân chứng tại Mỹ và Việt Nam. Với kỹ năng tường thuật tuyệt vời, ông nhấn mạnh vào một câu hỏi rắc rối: Tại sao với tất cả các bằng chứng thu thập bởi quân đội vào thời điểm của cuộc chiến tranh, những hành động tàn bạo đó không bị truy tố?

Một bức ảnh trong tập ảnh “Chiến tranh giải phóng Việt Nam” của I-si-ca-oa Bun-dô.
Những tội ác thảm sát dân thường ở miền Nam Việt Nam đã được nhiều tướng tá của Lầu Năm Góc như Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird và Tổng tham mưu trưởng Stanley Resor nắm rõ. Nhiều lá thư trần tình về sự phi lý của cuộc chiến đã được các binh sĩ và Thủy quân lục chiến viết, dẫn đến việc tiến hành điều tra và đưa ra các báo cáo về tội ác của lính Mỹ.
Nhưng hầu hết các vụ việc đã bị ém nhẹm trước công chúng. Vụ thảm sát Mỹ Lai chỉ là một trường hợp ngoại lệ vì quy mô quá lớn của tội ác (400 người bị giết hại). Turse đã vạch trần thêm nhiều tội ác lớn nhỏ và cho thấy chúng là một khối u ác tính phát triển bên trong các lực lượng quân sự Mỹ.

Vụ đặc biệt nổi bật là chiến dịch Speedy Express, được Sư đoàn bộ binh thứ 9 dưới sự chỉ huy của Thiếu Tướng Julian Ewell thực hiện ở đồng bằng sông Cửu Long. Các tư liệu của Turse đã cho thấy sự dã man của chiến dịch này, khi hàng nghìn dân thường đã bị giết hại một cách vô cớ chỉ để các chỉ huy quân đội báo cáo chiến tích và được thăng chức.

Theo tuyên bố của tướng Ewell và thuộc cấp, hàng nghìn người Việt Nam đó đều là Việt Cộng. Nhưng trên thực tế, chỉ có rất ít vũ khí được tìm thấy với các tử thi. Quân đội Mỹ nhận thức được đầy đủ tội ác mà Ewell đã gây ra, và tặng cho ông ta thêm một sao trên quân hàm cùng một vị trí có uy tín tại các cuộc đàm phán hòa bình Paris.

Turse đặt ra câu hỏi nhức nhối: "Tất cả các tội ác chiến tranh đã về đâu?" Ông đã đưa ra câu trả lời thích đáng bằng công trình nghiên cứu của mình.

Ông đã dành nhiều trang cho trường hợp của Kevin Buckley và Alexander Shimkin, các phóng viên tờ Newsweek, những người đã nêu ra tội ác của Ewell trước các biên tập viên hèn nhát ở New York. Nếu các điều tra của Buckley và Shimskin được công bố đầy đủ vào tháng 1 hoặc tháng 2/1972, nó có thể tạo ra một cơn địa chấn dư luận mới trong lòng nước Mỹ, dẫn đến những áp lực không thể cưỡng lại của công chúng về việc minh bạch hóa thông tin về cuộc chiến.

Turse mạnh mẽ truy vấn về chuyện chính phủ Mỹ đã bất lực như thế nào trong việc truy tố các tội ác ở Việt Nam hay Campuchia (ngoài trường hợp của quân nhân Calley, người đã bị quản thúc tại gia cho vụ thảm sát ở Mỹ Lai). Ông cung cấp thông tin chi tiết về nỗ lực bao che tội ác của Lầu Năm Góc trong nhiều năm, chẳng hạn như việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động của Ban điều tra hình sự quân đội, cho phép các quan chức Bộ Quốc phòng chủ chốt có một vai trò lớn hơn trong những trường hợp tội phạm chiến tranh. Những động thái này dẫn đến việc các cuộc điều tra bây giờ có thể bị dập tắt ở cấp cao nhất, và sự thật đã chứng minh điều này.

Trong khi đọc cuốn sách của Turse, tôi không thể không tự hỏi, liệu 30 năm sau chúng ta có thấy một cuốn sách tương tự tiết lộ về các tội ác trong cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan hay không. Vụ thảm sát năm 2005 tại Haditha, Iraq, trong đó 24 dân thường không vũ trang đã bị giết bởi lính thủy đánh bộ Mỹ, mang nhiều điểm tương đồng với những gì Turse viết về Việt Nam - một sự bao che của quân đội cho đến khi một phóng viên phát hiện ra vụ việc. Không có một binh sĩ thủy quân lục chiến nào bị trừng phạt cho tội ác này. Điều này có thể nào gọi là công lý trong quân đội?

Turse viết về tội ác có hệ thống của lính Mỹ như sau: "Việc giết hại bừa bãi thường dân ở Nam Việt Nam – một cuộc tàn sát không có giới hạn, kéo dài ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam – đó hoàn toàn không phải là chuyện ngẫu nhiên và không lường trước được”.

Đến bao giờ chúng ta mới nhận thức được khía cạnh đáng xấu hổ của những cuộc chiến tranh như vậy? Ít nhất, Turse đã giúp chúng ta tiến một bước về phía trước.
Thanh Bình (Washington Post)


http://www.baomoi.com/Hang-loat-toi-ac-cua-My-trong-chien-tranh-VN/119/11741300.epi
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
Theo e cần rõ ràng, cái gì đáng lên án thì lên án, cái gì nhân đạo cần phải thừa nhận. Ko nên đánh đồng để chửi văng được. Nga hay Mỹ cũng đều có những trang đen tối cả. Tin vào một bên là Thiên thần và một bên là Ác quỉ thì quả là vô tri.
Muốn nói về nhân đạo & tội ác của Nga thì hỏi các nước Baltic, Poland là rõ nhất. Có điều là tội ác của Mỹ bị báo chí phơi bày còn của Nga thì dấu nhẹm :(.
Theo em tội ác của Nga là do phía tư bản nói vậy, chứ những người yêu hòa bình thì nói Nga có công chứ không có tội bác ạ.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,424
Động cơ
-8,704 Mã lực
@Rafale, cụ nêu thêm vũ thảm sát Mỹ lai, và chất độc đioxin luôn với.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top