[Funland] So sánh các loại Frigate - Warship

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Phân biệt Molniya và Tarantul


Molniya và Tarantul là hai loại tàu chiến có trong Hải quân Nhân dân Việt Nam có nhiều điểm tương đồng, vậy nhận biết 2 loại tàu chiến này như thế nào?
Cả Molniya và Tarantul đều thuộc Project 1241 (NATO định danh chung là Tarantul) thuộc loại tàu tên lửa cao tốc, được thiết kế cho nhiệm vụ chiến đấu ở các vùng ven biển, những vùng biển nông, tốc độ cao, hỏa lực mạnh là những ưu điểm của loại tàu tên lửa này.

Project 1241 được Liên Xô khởi xướng vào cuối những năm 1970, nhằm thay thế cho loại tàu tên lửa cao tốc Osa đã lỗi thời.

Năm 1978, chiếc đầu tiên của dự án được hoàn thành và chuyển giao cho Hải quân Liên Xô đánh giá.

Biến thể này được trang bị 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit tầm bắn 40km, 1 pháo hạm AK-176 76,2mm ở phía trước và 2 pháo bắn nhanh AK-630 ở phía sau.

Việc định danh các biến thể của Project 1241 khá phức tạp. Với Nga, cứ mỗi lần có cải tiến nhỏ lại được đặt cho một định danh khác trong khi hình dáng bên ngoài không thay đổi nhiều. Điều này chính là lý do khiến nhiều người khó phân biệt được Molniya và Tarantul.

Tàu tên lửa Project 1241 Tarantul của Hải quân Nga, điểm dễ dàng nhận thấy là radar Monolith ở phía trên buồng chỉ huy.Các biến thể khác được phát triển của Project 1241 gồm có 1241.1M/MR (NATO định danh là Tarantul III) trang bị radar tìm kiếm mục tiêu Monolith, radar này có phạm vi tìm kiếm mục tiêu 120km ở chế độ chủ động, lên đến 500km với chế độ thụ động.

Biến thể mới thay thế tên lửa P-15 bằng tên lửa chống hạm siêu âm P-270 Moskit, tầm bắn 120km, thay thế động cơ CODOG (kết hợp động cơ diesel tuabin khí) bằng động cơ CODAG (kết hợp động cơ diesel gas)

Project 1241 RE là biến thể xuất khẩu của Project 1241, (NATO định danh là Tarantul-II), có điểm khác biệt so với biến thể dùng cho Hải quân Liên Xô là đã loại bỏ radar tìm kiếm mục tiêu Monolith lắp đặt phía trên buồng chỉ huy, thay vào đó là radar tìm kiếm mục tiêu Garpun-Bal (NATO định danh Plank Shave) ở trên đỉnh cột buồm.

Vị trí radar lắp đặt radar Monolith được thay thế bằng radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel cho pháo hạm AK-176 và pháo bắn nhanh AK-630.

Về vũ khí Project 1241 RE được trang bị 4 tên lửa chống hạm P-15 Termit ít năng lực hơn cơ cấu bố trí cụm phóng tên lửa chống hạm tương tư như của Nga, 1 pháo hạm AK-176 76,2mm, 2 pháo bắn nhanh AK-630, tên lửa đối không tầm thấp Igla.

Project 1241.8 Molniya, NATO không đặt định danh riêng cho biến thể này, vẫn được gọi là Tarantul. Đây là biến thể được thiết kế dành riêng cho xuất khẩu. Trong ảnh, Project 1241.8 Molniya xuất khẩu cho Ấn Độ, pháo hạm AK-176 phía trước thay bằng OTO 76mm SRGM của Pháp.Hải quân Nhân dân Việt Nam đặt mua loại tàu này từ năm 1999, 4 tàu đã được chuyển giao đầu những năm 2000. Hiện tại, Việt Nam tự đóng loại tàu này với sự trợ giúp chuyển giao công nghệ từ Nga. Ít nhất 6 chiếc tàu tên lửa Tarantul đang phục vụ trong biên chế Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Molniya là tên Nga đặt riêng cho biến thể này, nó cũng được gọi là Lightning. Biến thể này cũng được gọi là Project 1241.1 Molniya, 1241.1/1241.8 thực ra là cùng một dự án, sở dĩ có định danh khác nhau là do được xuất khẩu cho các quốc gia khác nhau.

Project 1241.1 là biến thể dùng cho Hải quân Nga chỉ có 1 chiếc được đưa vào sử dụng.

Project 1241.8 là biến thể dành riêng cho xuất khẩu. Trong đó, biến thể xuất khẩu cho Ấn Độ pháo hạm AK-176 được thay bằng pháo hạm OTO 76mm SRGM của Pháp, radar tìm kiếm mục tiêu được đặt trong mái vòm phía trên đỉnh cột buồm. Còn Project 1241.8 xuất khẩu cho Việt Nam sử dụng hoàn toàn vũ khí và các hệ thống điện tử của Nga.

Tàu tên lửa Project 1241 RE Tarantul phía trên và Project 1241.8 Molniya phía dưới của Hải quân Nhân dân Việt Nam, sự khác biệt giữa 2 biến thể này là rất rõ ràng Ảnh: VNdefence, Hoangsa.orgGiữa Molniya và Tarantul có rất nhiều điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường, cấu trúc thượng tầng của Molniya được chia làm 3 cấp, lắp đặt 3 loại radar khác nhau.

Đầu tiên, phía trên buồng chỉ huy được lắp đặt radar điều khiển hỏa lực cho tên lửa chống hạm Garpun-Bal-E (ở Project 1241 RE Tarantul, radar này nằm trên đỉnh cột buồm), tiếp đến là radar điều khiển hỏa lực MR-123 Vympel cho pháo hạm AK-176 và pháo bắn nhanh AK-630, trên đỉnh của cột buồm lắp đặt radar tìm kiếm mục tiêu MR 352 Positiv-E (lưu ý tàu tên lửa Project 1241 RE Tarantul không có loại radar này).

Cột buồm của Project 1241 RE Tarantul hình tròn hơi nghiêng về phía sau còn cột buồm của Molniya hình hộp thẳng đứng và thấp hơn, 2 bên cột buồn được lắp đặt 2 hệ thống chiến tranh điện tử.

Về vũ khí của Molniya mạnh hơn nhiều so với Tarantul, Molniya được trang bị tới 16 tên lửa chống hạm cận âm Kh-35 Uran-E (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade tầm bắn 130km, được bố trí thành 4 cụm phóng 2 bên mạn với 4 tên lửa mỗi cụm phóng.

Project 1241.8 Molniya được trang bị pháo hạm AK-176M 76,2 mm, 2 pháo bắn nhanh AK-630M, tên lửa đối không tầm thấp Igla-1M, (với vũ khí Nga, chữ M được sử dụng cho các biến thể đã trải qua quá trình hiện đại hóa).

Hệ thống động lực của 2 loại tàu này là giống nhau đều sử dụng động cơ CODOG (kết hợp động cơ diesel tuabin khí). Lượng giãn nước của Molniya nhỉnh hơn một chút so với Tarantul do mang nhiều tên lửa hơn( 550 tấn so với 490 tấn).

Nhìn chung, khả năng tác chiến của Molniya cao hơn nhiều so với Tarantul. Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện có 2 chiếc tàu tên lửa Molniya trong biên chế, ngoài ra 10 chiếc đang được đóng theo hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Nga tại Việt Nam.

Đối với Việt Nam tên gọi Tarantul chỉ dành cho Project 1241 RE, còn với Project 1241.8 Nga đã đặt định danh riêng là Molniya, việc sử dụng tên gọi riêng cho từng biến thể có ý nghĩa rất quan trọng giúp độc giả nhận biết được sự khác biệt giữa 2 loại tàu chiến này.

Phân biệt một số biến thể của Project 1241.
Nguồn Baodatviet
Các bác thấy sao ? em thấy Tarantul IV/Molyia được xuất khẩu cho Ấn và VN, tuy được quảng bá rầm rộ. Nhưng xét về vũ khí vẫn thua xa P-270 của Tarantul III của Nga, VN nhỉnh hơn Ấn khi trang bị Kh-35U :-B
 
Chỉnh sửa cuối:

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Khám phá khu trục hạm đắt nhất châu Á của Nhật Bản
(Soha.vn) - Atago là loại tàu khu trục mang tên lửa điều khiển đắt giá nhất châu Á, niềm tự hào của Hải quân Nhật Bản.
Mặc dù đã có trong biên chế 4 tàu Aegis lớp Kongo đảm đương nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo nhưng chừng đó là vẫn chưa đủ để đảm bảo an toàn cho xứ sở mặt trời mọc trước mối đe dọa ngày càng tăng trong khu vực.
Tàu khu trục Aegis lớp Kongo còn những hạn chế nhất định như không có nhà chứa cho trực thăng, hệ thống radar mặc dù rất hiện đại nhưng lại kém hiệu quả khi hoạt động tác chiến tại các khu vực lộn xộn gần bờ. Hơn nữa, nhiệm vụ của tàu khu trục Kongo lại tập trung quá nhiều vào đánh chặn tên lửa dẫn đến làm giảm khả năng tác chiến đa dạng của nó.

Tàu khu trục Atago mang số hiệu JDS-Ashigara (DDG-178) của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản.
Vì thế, Hải quân Nhật Bản đã quyết định phát triển một thế hệ tàu Aegis mới nhằm bổ sung và khắc phục những hạn chế của lớp tàu khu trục Aegis lớp Kongo. Loại tàu khu trục mới được chỉ định là lớp Atago, được phát triển nâng cấp từ tàu khu trục lớp Kongo.

Về cơ bản, tàu khu trục lớp Atago có thiết kế tương tự như tàu lớp Kongo với một số thay đổi. Tàu được kéo dài thêm 10 mét để thiết kế thêm nhà chứa cho trực thăng vốn không có trên tàu khu trục lớp Kongo. Cột buồm của tàu được thiết kế lại xuôi về phía sau tương tư như tàu khu trục Arleigh Burke (Flight IIA).
Do kéo dài phần boong tàu phía sau nên lượng giãn nước của tàu khu trục Atago tăng đáng kể. Lượng giãn nước toàn tải của nó lên đến 10.000 tấn, như vậy theo tiêu chuẩn NATO, Atago thuộc loại tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển.
Chương trình tàu khu trục Aegis Atago được đóng mới vào năm 2004 và đưa vào sử dụng từ năm 2007, hiện có 2 chiếc đang hoạt động trong biên chế Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản mang số hiệu JDS- Atago (DDG-177) và JDS-Ashigara (DDG-178).
Tàu Aegis đẳng cấp nhất châu Á
Tàu khu trục Atago được cập nhật những công nghệ chiến tranh hải quân hiện đại nhất, biến nó thành chiếc tàu khu trục đẳng cấp nhất châu Á. Cải tiến quan trọng nhất của tàu khu trục Atago, cũng chính là điểm tạo nên sức mạnh cho nó, là được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis 7 giai đoạn 1, đây là biến thể nâng cấp lần thứ 7 của hệ thống chiến đấu Aegis.

Cận cảnh hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 của tàu khu trục Atago. Con tàu này sở hữu khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo hàng đầu châu Á.
Cảm biến chính của hệ thống chiến đấu Aegis 7 là radar AN/SPY-1D(V) nâng cấp, cải tiến quan trọng của radar là có khả năng nhận dạng và phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn tại các khu vực ven bờ (tức là các mục tiêu nằm giữa các khu vực vừa có mặt đất, mặt nước, núi đồi…) điều mà radar trên tàu khu trục Kongo gặp nhiều hạn chế.
Radar nâng cấp tích hợp thêm tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật, trang bị máy tính tiên tiến với khả năng tính toán siêu tốc cùng hệ thống điện tử tích hợp AIEWS. Với radar này, ngoài nhiệm vụ phòng thủ tên lửa còn hoàn thiện khả năng tác chiến mặt nước và chống ngầm biển sâu.
Hệ thống chiến đấu Aegis 7 có khả năng bám bắt mục tiêu ở độ cao thấp hơn, cải thiện độ chính xác với các mục tiêu nhanh nhẹn. Với hệ thống này, tàu khu trục Atago có thể phát hiện và vô hiệu hóa các mục tiêu là tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình chống hạm thường bay ở độ cao thấp ngay khi nó vừa xuất phát từ các căn cứ ven bờ.
Atago được đánh giá là loại tàu chiến đa năng nhất trong biến chế Hải quân Nhật Bản và cả khu vực châu Á. Tàu vừa có khả năng phòng thủ chống tên lửa đạn đạo liên lục địa vừa có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, tác chiến chống tàu chiến mặt nước, chiến tranh chống ngầm, thậm chí có thể tấn công mặt đất nếu cần.
Hệ thống vũ khí cực "khủng"
Tàu khu trục Atago được trang bị tới 96 hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 với 64 hệ thống phóng ở phía trước và 32 ở phía sau. Hệ thống phóng này có thể trang bị các tên lửa đánh chặn RIM-66 Standard SM-2MR tầm bắn từ 74-170km, tầm cao tối đa 24km.

Hệ thống tên lửa chống hạm Type-90 SSM-1B có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 200km.
Về nhiệm vụ chống tên lửa đạn đạo liên lục địa, tàu sẽ sử dụng tên lửa đánh chặn siêu hạng RIM-161 Standard SM-3 block 1A ABM. Tên lửa SM-3 block 1A ABM có thể vô hiệu hóa các mục tiêu là tên lửa đạn đạo liên lục địa ở phạm vi tới 500km và ở độ cao tới 160km.
Hệ thống phóng Mk41 còn được sử dụng để phóng tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC tầm bắn 22km. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 2 cụm phóng ngư lôi Type-68 324mm (3 ống/cụm) sử dụng ngư lôi hạng nhẹ Mk46 tầm bắn 11km độ sâu 365 mét, cơ số ngư lôi lên đến 73 quả.
Vũ khí chống hạm chủ lực của tàu là 8 tên lửa hành trình chống hạm Type-90 SSM-1B tầm bắn 200km. Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar chủ động mang theo đầu đạn nặng 225kg.
Tàu được vũ trang 1 pháo hạm 127mm với tầm bắn 38km lên đến 50km với đạn pháo tăng tầm. Tàu còn được trang bị 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx Mark 15 sử dụng pháo bắn siêu nhanh 20mm để đối phó với các mục tiêu đường không tầm thấp hay tiêu diệt tên lửa chống hạm. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng chống ngầm SH-60K.
Tàu khu trục Atago được trang bị 4 động cơ tuabin khí Ishikawajima Harima/General Electric LM2500-30 công suất 100.000 mã lực, tốc độ tối đa đạt 30 hải lý/giờ (khoảng 56km/h).
Với hệ thống hỏa lực cực mạnh, hệ thống điện tử siêu tối tân, điều đó khiến đơn giá của chiếc tàu này đắt khủng khiếp. Đơn giá của tàu lên đến 1,48 tỷ USD, đây từng là chiếc tàu khu trục đắt nhất hành tinh cho đến khi chiếc tàu khu trục tương lai Zumwalt của Mỹ được hạ thủy.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Có 1 thứ chưa thấy đề cập là hệ thống ECM
ECM thì các tàu chiến đều trang bị như nhau gồm decoy kéo chống ngư lôi, flares/chaff chống tên lửa đối hạm có đầu dò hồng ngoại hoặc radar. Tất cả đều dựa dẫm vào bọn CIWS để phòng thủ và phải bắn hạ trước đối thủ là chủ yếu.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nga tính thế này mới oánh được một phân đội TSB Mỹ, chưa nói đến hạm đội đâu nhé.
Vì thế chắc mình Kirov chắc chưa ăn thua.

Lý thuyết và thực tế đôi khi khác nhau.Sĩ quan điều khiển không thể triển khai hết tất cả, nếu đánh chặn đồng nghĩa với việc khó diệt đám máy bay.Một con AB của Mỹ chỉ cũng lúc triển khai 2 quả SM ( 1 trước 1 sau ), không tính CIWS.Vậy SAM và S300 bắn chặn kịp bao nhiêu phát.Người Nga tính phóng cùng lúc 30 quả ASM thì đủ tiêu diệt 1 hạm đội Mỹ, vậy có lẽ gì vài con FA18 không bắn chìm nổi cụ già kirov ?.
Đánh tàu sân bay Mỹ: Khả năng của Trung Quốc và chiến lược của Liên Xô

Xây dựng tiềm lực tác chiến chống các cụm tàu sân bay chiến đấu Mỹ ngày càng quan trọng đối với Trung Quốc trong bối cảnh đối đầu với Mỹ trong khu vực. Liên Xô đã xây dựng chiến lược gì để chống tàu sân bay Mỹ?
Tàu sân bay Mỹ - nỗi ám ảnh đối với Liên Xô và Trung Quốc hiện nay (EPA) Hạm đội Liên Xô đã đưa khả năng tác chiến chống tàu sân bay của mình lên đến mức độ hoàn thiện nhất định và đã hoàn toàn có thể hy vọng tiêu diệt được ít nhất là vài cụm tàu sân bay xung kích của Mỹ. Thành phần then chốt của lực lượng chống tàu sân bay Mỹ là các sư đoàn máy bay ném bom Tu-22М2 và Tu-22М3 trang bị tên lửa hành trình Kh-22.

Các máy bay này là đỉnh cao phát triển của máy bay hải quân mang tên lửa của Liên Xô. Tuy nhiên, xét từ góc độ sự hoạch định của Liên Xô, chiến dịch tiêu diệt một cụm tàu sân bay xung kích đã đòi hỏi đồng thời sử dụng ít nhất một sư đoàn máy bay hải quân trang bị tên lửa. Một sư đoàn như vậy có gần 90 máy bay.

Số lượng này là lớn hơn nhiều tổng số máy bay ném bom H-6 trong toàn bộ lực lượng không quân hải quân Trung Quốc và tương đương tổng số H-6 trong cả quân đội Trung Quốc.

Tu-22М3 (RIA Novosti)
Liên Xô đã tính đến sự cần thiết tác chiến đồng thời với 6 cụm tàu sân bay xung kích. Tuy nhiên, Liên Xô đã chỉ thành lập được 4 sư đoàn máy bay ném bom hải quân trang bị tên lửa được biên chế các máy bay Tu-22 và Tu-16. Lực lượng còn thiếu sẽ do Không quân Tầm xa của Không quân Liên Xô cung cấp.

Tu-22М3 (RIA Novosti)
Liên Xô đã dự kiến tổn thất là rất lớn kể cả khi sử dụng thành công một sư đoàn máy bay ném bom hải quân. Họ đã trù tính sẽ mất gần một nửa lực lượng của sư đoàn; chẳng hạn, một số máy bay làm nhiệm vụ trinh sát cuối cùng mục tiêu và bảo đảm chỉ thị mục tiêu chính xác cho các tên lửa chắc chắn bị tiêu diệt cùng các phi hành đoàn của mình ở giai đoạn lên kế hoạch tiến công.

Tu-16 (RIA Novosti)
Thành công của cuộc tấn công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là vào việc nhận được các dữ liệu tin cậy về vị trí mục tiêu. Các nhiệm vụ này đã được giải quyết nhờ các máy bay trinh sát Tu-95RTs và hệ thống vệ tinh chỉ thị mục tiêu Legenda. Tuy nhiên, các máy bay trinh sát rất dễ bị tổn thương, còn hệ thống vệ tinh thì làm việc không đủ tin cậy. Bởi vậy, trong thời bình, đi sau mỗi cụm tàu sân bay xung kích Mỹ là một tàu chiến mặt nước của Liên Xô (chẳng hạn là tàu khu trục) theo dõi bằng mắt cụm tàu sân bay và liên tục truyền về các tọa độ của đối phương. Một khi chiến sự nổ ra, tàu này trước khi chắc chắn bị tiêu diệt sẽ kupj gây ra cho tàu sân bay tổn thất tối đa. Tuy vậy, cũng không ai thực sự trông đợi vào sự thành công. Sau khi truyền được về các tọa độ chính xác của tàu sân bay, sứ mệnh chủ yếu của con tàu này được xem là đã hoàn thành.

Tu-95RTs (airwar.ru)
Liên Xô đã trù tính điều phối các hoạt động của không quân hải quân trên tàu sân bay với các cuộc tấn công vào tàu sân bay bằng các tàu tuần dương tên lửa và tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình hạng nặng. Tổng hợp lại, điều đó đã tạo ra sự tin tưởng khá cao về khả năng vượt qua hệ thống phòng ngự của tàu sân bay và tiêu diệt được nó. Trong khi đó, cả các tàu tuần dương tên lửa và đặc biệt là các tàu ngầm hạt nhân cũng thuộc vào những loại vũ khí cực kỳ đắt tiền. Tóm lại, các biện pháp phi đối xứng của Liên Xô chống tàu sân bay Mỹ có lẽ không rẻ hơn nhiều bản thân các tàu sân bay.

Đồng thời, điều quan trọng là việc đóng các tàu sân bay Liên Xô và đưa chúng đạt được khả năng chiến đấu như của Mỹ sẽ đòi hỏi nhiều chục năm tích lũy kinh nghiệm. Chiến lược của Liên Xô đã cho phép dựa tối đa vào các công nghệ và đội ngũ cán bộ đã có sẵn trong hạm đội và Không quân Liên Xô.

Tàu sân bay Tblisi (RIA Novosti)
Các lực lượng của Trung Quốc dùng để kiểm chế khả năng can thiệp tiềm tàng của Mỹ vào các cuộc xung đột có thể ở châu Á, mặc dù có chút tương đồng về chiến lược, nhưng không mấy giống các lực lượng của Liên Xô. Trung Quốc không có cả các tàu tuần dương tên lửa, lẫn các tàu ngầm hạt nhân mang các tên lửa hành trình hạng nặng. Số lượng các máy bay ném bom tầm xa mang tên lửa hiện có trong hạm đội Trung Quốc là không đáng kể.

Lực lượng xung kích của không quân hải quân Trung Quốc phần nhiều gồm các máy bay tiêm kích chiến thuật và máy bay ném bom trang bị các tên lửa chống hạm khá nhẹ.

Nhiệm vụ của các lực lượng này có lẽ hạn chế ở trong chuỗi đảo thứ nhất và vùng biển quanh Đài Loan, điều đó không đòi hỏi phải xây dựng một lực lượng lớn máy bay ném bom chiến lược hạng nặng. Trung Quốc đã có một loại vũ khí mới là tên lửa đường đạn chống hạm, nhưng khả năng thực tế của nó vẫn còn là điều bí ẩn. Hạm đội Trung Quốc cũng được tích cực tăng cường các tàu ngầm điện-diesel.

Mỹ đang huy động những nguồn lực lớn để đối phó với chiến lược của Trung Quốc. Một trong những kết quả sẽ là sự gia tăng khả năng của các hệ thống phòng không của các binh đoàn tàu chiến Mỹ. Mỹ cũng đang xem xét việc phong tỏa các tuyến đường biển chiến lược như một chiến lược hiệu quả đối phó với Trung Quốc.

Việc đưa các lực lượng chống tàu sân bay của Trung Quốc lên đến quy mô như của Liên Xô là cực kỳ tốn kém và có lẽ sẽ không cho phép Trung Quốc phát triển hạm đội tàu sân bay của họ. Còn việc trông cậy vào hệ thống duy nhất là các tên lửa đường đạn chống hạm như là giải pháp cho tất cả các vấn đề là quá nguy hiểm. Có lẽ, ở giai đoạn nhất định, hải quân Trung Quốc sẽ phải có sự lựa chọn chiến lược con đường phát triển để không rơi vào cái bẫy mà Hải quân Liên Xô đã rơi vào.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ô hay kirov có đi solo đâu mà nhìu ng bắt nó PHẢI đi solo thế nhợ
Thực tế thì tàu Nga tầm Kirov thường để solo mà cụ, Nó thiết kế với kho vũ khí siêu khủng, siêu nhiều để là tuần dương hạm solo.
Nếu không đúng thì cụ cho ví dụ với.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thời Liên Xô Kirov nhiệm vụ chính của nó là diệt nhóm tàu chiến địch, cụ thể là tsb. Vậy nó chất 1 đống vũ khí lên làm gì, cho thủy thủ Mỹ xem " Ngày độc lập " ? .
Hiện nay thì Kirov đi thêm Udaloy với Gepard, F18 tốn thêm vài quả chống hạm không vấn đề.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
'Gã khổng lồ' Kirov của Hải quân Nga




theo Theo Đất Việt
Trang bị "tên lửa đầy mình", tuần dương hạm lớp Kirov có kích thước khổng lồ và tầm hoạt động bị giới hạn bởi ... thực phẩm dành cho thủy thủ đoàn.


Giữa những năm 1960, cùng lúc nghiên cứu chế tạo các tầu ngầm nguyên tử có khả năng phóng tên lửa hành trình, ý tưởng thiết kế một chiến hạm cực mạnh trang bị lò phản ứng hạt nhân cũng được hai cường quốc lúc đó là Liên Xô và Mỹ bắt tay thực hiện.
Thiết kế bị hoài nghi
Trong khi phiên bản của Mỹ là tuần dương hạm CGN-9 Long Beach thất bại vì đi theo lối mòn sử dụng pháo cỡ nòng lớn như các tuần dương hạm trong Chiến tranh thế giới thứ hai thì người Nga đã có thành tựu hơn khi trang bị tên lửa chống hạm cho phiên bản của họ.

Chiến hạm Piotr Velikiy thuộc lớp Kirov.
Mặc dù đi đúng hướng nhưng dự án chế tạo tuần dương hạm tên lửa của Viện Thiết kế Severnoe do Giám đốc Kupenskiy làm chủ, vẫn vấp phải sự hoài nghi của các nhà lãnh đạo Liên Xô khi đó.
Chỉ đến khi một chiếc tầu tên lửa nhỏ của Ai cập đánh chìm khu trục hạm “Eylat” của Israel năm 1967 bằng tên lửa chống hạm P-15 Termit, thể hiện rõ sự ưu việt của loại vũ khí này thì dòng vốn cho dự án mới được cấp đều đặn.
Dự án 1144 về chiếc tuần dương hạm nguyên tử của Nga được các nhà lãnh đạo Liên Xô yêu cầu thỏa mãn nhiều nhiệm vụ rất ngặt nghèo: tên lửa chống hạm ưu việt, trang bị tên lửa phòng không và tên lửa chống tầu ngầm thế hệ mới nhất, có khả năng đối phó với mọi mối đe dọa trên biển cũng như trên đất liền.
Năm 1977, chiếc đầu tiên thuộc lớp Kirov được đóng và cho đến khi Liên Xô tan rã, siêu cường này kịp hoàn thành bốn chiếc là Kirov, Frunze, Kalinin và Yuri Andropop, còn 8 chiếc khác đang được chế tạo dang dở.
Sau khi Liên Xô tan rã, do không đủ kinh phí sửa chữa và bảo dưỡng, chiếc Kirov đã được tháo dỡ để lấy phụ tùng và vật liệu phục vụ duy trì cho ba chiếc còn lại, đã lần lượt được đổi tên thành Đô đốc Lazarev, Đô đốc Nakhimov và Piotr Velikiy.
Tầm hoạt động chỉ bị giới hạn bởi... thực phẩm
So với các thế hệ tầu chiến hiện đại, Kirov thuộc vào hàng lớn nhất; có chiều dài 252 m, rộng 28,5 m, cao 9,1 m với lượng dãn nước 28.000 tấn lúc mang đầy đủ vũ khí. Kích thước này thậm chí còn lớn hơn cả chiếc hàng không mẫu hạm HMS Illustrious thuộc lớp Invincible của Hải quân hoàng gia Anh.
Cũng nhằm mục đích đối phó với đối thủ chính là hàng không mẫu hạm, Kirov được trang bị hệ thống phòng không cực mạnh với 96 tên lửa S-300 phiên bản dành cho tầu chiến (định danh NATO: SA-N-6 Grumble) tầm bắn tới 150 km; thậm chí, chiến hạm mới nhất thuộc lớp Kirov là Piotr Velikiy còn được trang bị 96 tên lửa S-400 với tầm bắn tới 400 km, được hỗ trợ bởi 2 radar Tomb Stone có khả năng phát hiện máy bay địch từ khoảng cách 600 km.



Chiếc Piotr Velikiy đang phóng tên lửa P-700.
Cũng nhằm mục đích đối phó với đối thủ chính là hàng không mẫu hạm, Kirov được trang bị hệ thống phòng không cực mạnh với 96 tên lửa S-300 phiên bản dành cho tầu chiến (định danh NATO: SA-N-6 Grumble) tầm bắn tới 150 km; thậm chí, chiến hạm mới nhất thuộc lớp Kirov là Piotr Velikiy còn được trang bị 96 tên lửa S-400 với tầm bắn tới 400 km, được hỗ trợ bởi 2 radar Tomb Stone có khả năng phát hiện máy bay địch từ khoảng cách 600 km.




Không chỉ phòng thủ tốt từ xa, 192 tên lửa 9K311 Tor (tầm bắn 12 km) hoặc 44 tên lửa OSA-MA (tầm bắn 15 km) sẽ bảo vệ tầu khỏi các mục tiêu bay tầm trung và cuối cùng là 6 hệ thống phòng thủ tầm ngắn CADS-N-1 Kashtan sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt các tên lửa bay đến cùng các mục tiêu bay tầm ngắn.
Hệ thống Kashtan được vũ trang bằng hai pháo bắn nhanh 30 mm 6 nòng với vận tốc bắn 12.000 viên đạn mỗi phút cùng 8 tên lửa 9M311 sẽ là cửa ải cuối cùng, vô hiệu hóa mọi mối đe dọa từ trên không đến con tầu.
Với yêu cầu phòng thủ toàn diện mọi mối đe dọa, để chống lại tầu ngầm, Kirov được trang bị hệ thống rocket chống ngầm Udav-1 trang bị 102 rocket tầm bắn 3 km cùng hai ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng phóng tên lửa chống ngầm Vodopad-NK, với tầm bắn tới 120 km.

Hệ thống phòng không tầm ngắn chống tên lửa Kashtan của Kirov.

Kashtan được bố trí phía trước của Kirov.

Rocket chống ngầm RBU-1000 bố trí trên tầu.

Ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng phóng tên lửa chống ngầm Vodopad-NK.
Phía sau thân tầu còn được trang bị nhà chứa máy bay ngầm đủ chỗ cho ba trực thăng săn ngầm Ka-27 PL. Những trực thăng này được trang bị các loại máy dò siêu âm, ngư lôi săn ngầm có thể dò tìm và tiêu diệt tầu ngầm đối phương, đồng thời có khả năng dẫn đường cho tên lửa chống ngầm Vodopad-Nk trên tầu mẹ tự động dò tìm và tiêu diệt mục tiêu.
Cuối cùng, cũng như mọi chiến hạm khác, pháo hạm là trang bị không thể thiếu trên chiếc tầu chiến này. Kirov được trang bị một khẩu pháo AK-130 cỡ 130 mm hai nòng ở vị trí phía sau tầu. Khẩu pháo này được điều khiển hoàn toàn tự động bằng radar có tầm bắn 22 km và tốc độ bắn tối đa tới 35 phát mỗi phút, có khả năng oanh tạc các mục tiêu trên đất liền hoặc các tầu chiến nhỏ của đối phương.

Pháo AK-130 hai nòng bố trí ở boong sau tầu, có tầm bắn 22 km và tốc độ 35 viên mỗi phút.

Trực thăng săn ngầm Ka-27PL hạ cánh trên chiếc Frunze (nay là Admiral Lazarev).
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,977
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Thời Liên Xô Kirov nhiệm vụ chính của nó là diệt nhóm tàu chiến địch, cụ thể là tsb. Vậy nó chất 1 đống vũ khí lên làm gì, cho thủy thủ Mỹ xem " Ngày độc lập " ? .
Hiện nay thì Kirov đi thêm Udaloy với Gepard, F18 tốn thêm vài quả chống hạm không vấn đề.
Ngày đó là tính với đầu đạn hạt nhân gắn trên ngư lôi và tên lửa chống hạm.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Thực tế thì tàu Nga tầm Kirov thường để solo mà cụ, Nó thiết kế với kho vũ khí siêu khủng, siêu nhiều để là tuần dương hạm solo.
Nếu không đúng thì cụ cho ví dụ với.
Kirov là một phần trong kịch bản chống TSB

Liên Xô đã trù tính điều phối các hoạt động của không quân hải quân trên tàu sân bay với các cuộc tấn công vào tàu sân bay bằng các tàu tuần dương tên lửa và tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình hạng nặng
 

Ranfer

Xe buýt
Biển số
OF-26068
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
785
Động cơ
488,565 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
Cái này là do Ba lan đã vào NATO, nên qui định là các tầu hệ Liên xô cũ lần lượt sẽ bị cho về hưu hết, kể cả đang xử dụng được. Vì việc bảo dưỡng, cung cấp phụ tùng đạn dược sẽ khó khan, hoặc không phù hợp với chuẩn NATO.
Ba Lan cho nghỉ hưu 2 tàu tên lửa Project 1241RE

(Kienthuc.net.vn) - Hải quân Ba Lan đã chính thức cho nghỉ hưu 2 tàu cao tốc tên lửa Project 1241RE – loại tàu mà Việt Nam đang trang bị.



Theo tạp chí Jane’s Defence Weekly, ngày 3/12, 2 tàu hộ tống tên lửa ORP Metalowiec và ORP Rolnik thuộc Project 1241RE (NATO định danh là Tarantul I) do Liên Xô sản xuất đã chính thức ra khỏi biên chế của Hải quân Ba Lan
Như vậy, Hải quân Ba Lan đã loại biên chế toàn bộ tàu tên lửa Project 1241RE gồm 4 chiếc được nhận bàn giao từ năm 1983-1989. Hai chiếc đầu tiên mang tên ORP Gornik và ORP Hutnik đều được cho nghỉ hưu tháng 5/2005.
Tàu hộ tống tên lửa Project 1241RE do Liên Xô thiết kế từ cuối những năm 1970 và được chế tạo số lượng lớn cho các Hạm đội Hải quân Liên Xô và hải quân các nước đồng minh. Đặc biệt, Việt Nam đã nhập khẩu số lượng nhỏ loại tàu này và trang bị cho hải quân từ giữa những năm 1990.

Tàu hộ tống tên lửa Project 1241RE của Hải quân Ba Lan.



Loại tàu này có kích nhỏ với lượng giãn nước khoảng 496 tấn, dài 57m nhưng được thiết kế với hỏa lực mạnh cho phép tiêu diệt tàu chiến cỡ lớn hơn gấp nhiều lần, tàu đổ bộ và các loại tàu khác. Tàu có thể tác chiến độc lập hoặc theo biên đội, hoạt động liên tục trên biển 10 ngày.
Project 1241RE trang bị một pháo hạm AK-176M cỡ 76,2mm, 2 bệ pháo phòng không cao tốc AK-630 và 4 tên lửa hành trình chống tàu cận âm P-21/P-22 Termit (NATO định danh là SS-N-2B/C Styx) đạt tầm bắn khoảng 80kg, lắp đầu đạn nặng gần 500kg.
Hải quân Ba Lan đã loại biên chế hoàn toàn các mẫu tên lửa P-21/P-22 từ tháng 3/2006 và chuyển đổi thành mục tiêu bay. Mất loại vũ khí này, thực tế 2 tàu Project 1241RE còn lại chỉ phục vụ như tàu tuần tra bảo vệ bờ biển hơn là vai trò tàu chiến đấu mạnh đối địch với kẻ thù.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thằng Ba Lan bây giờ theo gót NATO nên đồ của LX cũ nó thải hết, từ súng đạn cho đến tàu bè ...
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Mang mấy con tàu này sang Cu Ba đổi lấy đường về ăn cũng được:))
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Trung Quốc đóng 50 tàu Type 056, hòng "phủ kín" biển Đông và Hoa Đông

Chủ nhật 15/12/2013 07:15
ANTĐ - Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật cho biết, Trung Quốc có kế hoạch chế tạo đến 50 tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 để triển khai đến hoạt động ở biển Đông và biển Hoa Đông

Theo Yomiuri Shimbun của Nhật Bản, Trung Quốc đang tiến bước mạnh mẽ trên con đường mở rộng lực lượng hải quân và không quân, bao gồm kế hoạch xây dựng quần đảo Điếu Ngư, thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không” ở khu vực biển Hoa Đông, bao trùm cả khu vực quần đảo Senkaku và đưa tàu sân bay Liêu Ninh ra biển Đông.
Bài báo cho biết, Trung Quốc đang đi vào sản xuất hàng loạt các loại tàu chiến mới, cũng đang triển khai huấn luyện cho các nhóm chiến tàu sân bay trong tương lai. Dự kiến trong thời gian tới ​​sẽ có thêm nhiều tàu được triển khai đến hoạt động ở khu vực biển Hoa Đông và biển Đông.
Phương tiện truyền thông của Nga cho biết, Trung Quốc có kế hoạch chế tạo 50 tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, trong năm nay sẽ có tổng cộng 16 tàu được đưa vào sử dụng. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ bờ biển, nó có thể được triển khai đến hoạt động ở biển Hoa Đông và biển Đông.

Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 Trung Quốc


Bài báo còn nêu, sức mạnh của Không quân Trung Quốc cũng đang gia tăng đáng kể. Sự phát triển của các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới J-20 và J-31, dự kiến ​​trong một vài năm tới sẽ đưa vào sử dụng. Hồi tháng mười một, Trung Quốc cũng đã thử nghiệm máy bay không người lái tàng hình “Lợi Kiếm” để nhắm đến khu vực quần đảo Điếu Ngư.
Bài báo cho biết, do tính năng các radar của Trung Quốc còn tương đối lạc hậu, nên hiện tại lực lượng không quân Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông vẫn không thể sánh được với Mỹ và chưa chiếm được ưu thế trước Nhật, nhưng sức mạnh của lực lượng không quân Trung Quốc vẫn đang ngày một tăng lên, rút ngắn khoảng cách đối với 2 đối thủ.



http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Trung-Quoc-dong-50-tau-Type-056-hong-phu-kin-bien-Dong-va-Hoa-Dong/529059.antd
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Vũ khí cốt tinh chứ không cốt đông, mang 50 con này ra biển Hoa đông không đủ cho tàu ngầm Nhật làm cỏ.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cũng là gây nhiễu để lừa thôi mà. Cụ sang đọc thêm bên chiến tranh điện tủq của cụ xế độp
 

Mini Bus

Xe hơi
Biển số
OF-205225
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
122
Động cơ
320,510 Mã lực
Tình hình bất ổn trong khu vực khiến QG nào cũng phải gồng mình chạy đua vũ trang. Chỉ béo mấy ông bán vũ khí thoai. Lâu lâu lại đâm bị thóc, chọc bị gạo để bán vũ khí :-?:-?:-?.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top