Em đang lấy ví dụ về năng lực sản xuất thiết bị cho nhà máy công nghiệp, là nền tảng của công nghệ sản xuất hàng hóa đấy cụ. Việc bọn Nhật lựa chọn thiết bị sản xuất tại VN cho thấy ưu thế bước đầu của năng lực gia công chế tạo.
Còn Detroit của châu Á mà cụ nói đề cập thì nói nhanh là phần lớn trong số đó là FDI (bao gồm các nhà sản xuất linh kiện phụ trợ), cấu trúc nền sản xuất của Thái như em thấy không hề có sự thay đổi nào so với cách đây hơn 30 năm, các sản phẩm công nghiệp vẫn chủ yếu là FDI. Ngay như ngành công nghiệp ô tô mà cụ dẫn ra minh họa, người Thái có gì ngoài mặt bằng cho các thương hiệu nước ngoài mở công xưởng? Nhìn lại Việt Nam, tuy mới chập chững tham gia cuộc chơi, nhưng anh Vova đã chơi hẳn canh bạc lớn vượt tầm ao làng luôn. Anh Dương Thaco tuy không hổ báo bằng Vova, nhưng cũng đã có lộ trình thẩm thấu công nghệ lõi để đi đến tự chủ sản xuất. Hay như Nissan đặt trung tâm R&D nắm toàn bộ dữ liệu thiết kế của cả tập đoàn ở Keangnam, trung tâm thực nghiệm động cơ điện với security level cao nhất tập đoàn ở Hòa Lạc. Samsung cũng rục rịch xây dựng trung tâm R&D tại Hà Nội... Nếu biết cách phát huy thì đấy rõ ràng là cơ hội lớn để thẩm thấu công nghệ ra ngành sản xuất hàng hóa nội địa. Doanh nghiệp nội còn ông Viettel thì khỏi ví dụ nhỉ, tất nhiên chưa có nhiều kết quả hoành tráng, nhưng đã bắt đầu có thu hoạch cả về sản phẩm dân sự lẫn CNQP! Đấy mới là những nền tảng thúc đẩy nền kinh tế, chứ không phải dịch vụ cho thuê đất khu công nghiệp VSIP, hay massage Pattaya
. Quay sang Thái, sau hàng chục năm "phát triển", đến nay vẫn không có những thứ ấy nhé cụ.