Cụ nhầm to! Ông MM lúc đầu mới mua Metro cũng vác sang một đống đồ sản xuất ở Thái từ bàn chải, kem đánh răng, gia vị, dao , nồi, xô chậu, bánh trái, sữa đặc.... để thay hàng cùng thương hiệu làm ở Việt Nam mà ế lòi ra, sau giảm giá mà dân mình chả ai mua kìa. Bây Giờ trên kệ còn mỗi thương hiệu Zebra còn bán dc, món này em chỉ mua khi giảm giá thôi.
Haizzz,,,, toàn phân tích bằng link mồm nhỉ.
Hàng Thái giá rẻ tràn ngập siêu thị Việt
Người tiêu dùng trước “ma trận” hàng Thái tại siêu thị.Ảnh: Linh Linh
Nếu như trước đây, giá bán các sản phẩm hàng hóa của Thái Lan thường bằng hoặc cao hơn các sản phẩm sản xuất trong nước từ 5 - 10% thì hiện nay tại một số siêu thị, các sản phẩm mang mác Thái được khuyến mãi ồ ạt với mức giá rẻ bất ngờ nếu so sánh với các dòng sản phẩm trong nước cùng khối lượng, kích cỡ.
Hiện nay, người tiêu dùng Việt đã không còn cần phải chờ tới các kỳ hội chợ xúc tiến thương mại mới mua được hàng Thái Lan. Giờ đây, hàng Thái có mặt khắp các ngóc ngách, từ các siêu thị, đại lý, cửa hàng chuyên bán đồ Thái Lan đến các sạp hàng trong các khu chợ dân sinh, cửa hàng trực tuyến.... Với sự đa dạng về chủng loại và mẫu mã, các sản phẩm như: đồ gia dụng, thời trang, điện tử hay thực phẩm đã qua chế biến của Thái được người tiêu dùng đặc biệt ưa chuộng.
Khảo sát tại Hà Nội cho thấy, các cửa hàng bán đồ Thái Lan nằm rải rác tại nhiều tuyến phố như: Trần Quốc Hoàn, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Lương Bằng… Thông qua các Cty phân phối, nhập khẩu trong nước hoặc xách tay, hàng Thái đang dần chiếm lĩnh thị trường nội địa. Chị Phương Anh (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: “Gia đình mình rất thích sử dụng bột giặt và nước xả của Thái vì giặt sạch và thơm lâu. Quần áo và đồ gia dụng nhìn chung chất lượng đều rất bền. Quan trọng là giá cả rất hợp lý, nếu có cũng chỉ nhỉnh hơn hàng trong nước vài chục nghìn nhưng sử dụng rất yên tâm”.
Đáng chú ý, kể từ khi các đại gia Thái Lan thâu tóm các siêu thị Việt, hàng hóa của nước này ngay sau đó đã tràn ngập trên các kệ hàng. Đáng chú ý sau một khoảng thời gian, giá bán của các sản phẩm có xu hướng giảm mạnh, khuyến mãi kích cầu người tiêu dùng. Cụ thể, theo ghi nhận của PV Báo Lao động tại siêu thị Metro, giá các sản phẩm bột giặt và nước xả vải được điều chỉnh giảm. Theo đó, bột giặt Pro Thái Lan hạt lưu hương loại 4kg chỉ còn 129.900 đồng; bột giặt Pao Thái Lan giữ màu 4 kg giá chỉ 149.900 đồng; nước xả vải Hygiene 1,8 lít có giá 54,900 đồng. Ngoài ra, các sản phẩm khác như: nước rửa chén Pro 3,8 lít cũng chỉ từ 99.000 đồng; nước lau nhà loại 5 lít là 199.500 đồng…
Cạnh tranh giá với các đại lý
So sánh giá có thể thấy, giá các sản phẩm Thái trên các kệ hàng rất cạnh tranh đối với các sản phẩm trong nước. Thậm chí có những sản phẩm còn rẻ hơn đến vài chục ngàn đồng. Trao đổi với PV, chị Phạm Anh (Xuân Thủy, Hà Nội) cho biết: “Trước giờ thấy nhiều người khen hàng Thái dùng tốt, nay vào siêu thị lại thấy bán rẻ quá nên tôi mua thử bột giặt 4kg về dùng thử xem sao. Nếu thấy tốt lần sau mua tiếp, hàng vừa rẻ vừa tốt thì tội gì không mua”.
Ngoài ra, theo ghi nhận giá bán các sản phẩm này tại siêu thị còn rẻ hơn các đại lý bán bên ngoài. Cụ thể, một cửa hàng bán đồ Thái tại Cầu Giấy bán sản phẩm bột giặt Pao Thái Lan giữ màu 4 kg với giá 180.000 đồng, tức là đắt hơn siêu thị những 50.000 đồng. Hay như sản phẩm nước xả vải Hygiene 1,8 lít cũng được bán với giá 85.000 đồng, cao hơn 30.000 đồng so với siêu thị…
Theo ông Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, nhiều doanh nghiệp bán hàng Thái Lan sẽ tung chiêu khuyến mãi kích cầu, giảm giá sản phẩm... để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Trong đó, 5 dòng sản phẩm thế mạnh của Thái bao gồm: hàng dụng cụ gia đình (đồ nhôm, đồ nhựa…); hàng mỹ phẩm, tạp phẩm (xà phòng, kem đánh răng, sữa rửa mặt, nước gội đầu, sữa tắm, nước rửa bát…); hàng phụ tùng xe máy; thực phẩm công nghiệp được chế biến sẵn (mì tôm, nước tương, nước mắm…).
Hiện nay, các doanh nghiệp Thái không những đầu tư mạnh vào hệ thống phân phối mà còn đầu tư cả sản xuất. Để không bị hàng Thái lấn lướt, ông Phú cho rằng, điều mấu chốt doanh nghiệp Việt cần phải làm là từng bước tổ chức lại sản xuất, đầu tư khoa học công nghệ, có cơ chế chính sách rõ ràng, hiệu quả, tổ chức tốt hệ thống phân phối và cùng nhau liên kết tạo sức mạnh trước ngưỡng cửa hội nhập. Nếu không chịu thay đổi mẫu mã, sản xuất phân phối rời rạc, doanh nghiệp Việt Nam sẽ rất khó có vươn lên để cạnh tranh và giành lại niềm tin của người tiêu dùng.