Nói vậy cũng không chuẩn cụ ạ.
Dân chủ nó cũng là một vấn đề trong bản chất dân tộc. Chế độ dân chủ có từ châu Âu, thời Hy-La, khi cả thế giới còn gần như trong giai đoạn man rợ. Nhiều quan điểm, tiêu chí, phương pháp lãnh đạo, thể chế từ thời đó đến giờ vẫn được áp dụng. Mà lúc đó chắc chả nói chuyện giàu nghèo được, phỏng ạ.
Các dân tộc khác, nền văn minh khác như Ai Cập, Trung Hoa, Ấn độ..., đều có giai đoạn vàng son nhưng nền dân chủ chưa bao giờ được đề cập tới.
Thực ra mà nói, dân chủ không phải điều kiện tiên quyết để một quốc gia giàu có.
Ấn Độ, quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới với 1,3 tỷ người, vẫn còn nghèo, sống có khi còn khổ hơn Việt Nam, với một bộ phận không nhỏ dân cư.
Khu vực Trung Đông dầu mỏ, dân chủ gì cái xứ Hồi giáo với luật Saria thay cho luật phổ thông, ai dám bảo họ nghèo.
Nhưng dân chủ là bước tiến tất yếu của con người. Rồi về lâu về dài, các quốc gia cũng phải tiến đến dân chủ. Có điều vào lúc nào, như thế nào còn tùy điều kiện từng quốc gia, từng dân tộc.
Về Thái Lan, cái khác em không rành, không nhận xét. Riêng nền nông nghiệp của nó được quy hoạch và định hướng rất tốt. Cái này nông nghiệp Việt Nam còn phải học theo dài dài.
Và đặc biệt, Thái Lan có cộng đồng người Hoa rất mạnh. Chỗ Hoàng cung Thái Lan bây giờ vốn là đất của cộng đồng người Hoa, nhà vua đổi lại đất cho họ để xây Hoàng cung. Khu phố tàu ở Bang Kok cũng cực sầm uất. Nhưng người Thái không bài tàu như người Việt. Ở Thái bây giờ tiếng Trung được nói rất phổ thông, người làm trong ngành dịch vụ sử dụng tiếng Hoa rất nhiều để phục vụ du khách Tàu. Với họ, tiền của ai cũng là tiền, sao phải bài.