[Funland] Sơ lược về lực lượng tên lửa thông thường của hàng xóm

Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
NGUỒN LỰC VÀ CÔNG NGHỆ CHO HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN ĐỘI

1624100670946.png

  • Mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là tạo ra một lĩnh vực công nghiệp-quốc phòng hoàn toàn tự chủ - kết hợp với lĩnh vực công nghiệp và công nghệ dân sự mạnh mẽ - có thể đáp ứng nhu cầu của quân đội nước này về năng lực quân sự hiện đại.
  • Trung Quốc đã huy động các nguồn lực khổng lồ để hỗ trợ hiện đại hóa quốc phòng, bao gồm việc thực hiện Chiến lược phát triển liên kết quân sự - dân sự, cũng như các hoạt động gián điệp để có được các thiết bị nhạy cảm, lưỡng dụng và sử dụng trong quân sự.
  • Năm 2019, Trung Quốc tuyên bố ngân sách quân sự hàng năm của họ sẽ tăng 6,2%, tiếp tục hơn 20 năm tăng chi tiêu quốc phòng hàng năm và duy trì vị trí là nước chi tiêu quân sự lớn thứ hai trên thế giới. Ngân sách quân sự được công bố của Trung Quốc đã bỏ qua một số loại chi tiêu chính và chi tiêu thực tế liên quan đến quân sự thường cao hơn những gì Bắc Kinh nêu trong ngân sách chính thức của mình.
1624098941403.png

Juan Tang, một trong 4 công dân Trung Quốc có liên quan đến PLA bị Mỹ bắt giữ.

1624099016954.png

Xu Yan Jun, quan chức tình báo của Sở An ninh Quốc gia Giang Tô bị FBI dụ bắt ở Bỉ dẫn độ về Mỹ.


Mục tiêu Khoa học và Công nghệ Hỗ trợ Hiện đại hóa Quân đội

  • Trung Quốc đang tìm cách trở thành quốc gia đi đầu trong các công nghệ quan trọng có tiềm năng quân sự, chẳng hạn như AI, hệ thống tự hành, máy tính tiên tiến, khoa học thông tin lượng tử, công nghệ sinh học, vật liệu tiên tiến và sản xuất.
  • Trung Quốc đã đầu tư nguồn lực đáng kể để tài trợ cho nghiên cứu và trợ cấp cho các công ty tham gia vào các lĩnh vực KH&CN chiến lược, đồng thời thúc ép các công ty tư nhân, trường đại học và chính quyền các tỉnh hợp tác với quân đội trong việc phát triển các công nghệ tiên tiến.
  • Trung Quốc tiếp tục làm suy yếu tính toàn vẹn của doanh nghiệp nghiên cứu khoa học và công nghệ Mỹ thông qua nhiều hành động như chuyển hướng ngấm ngầm về nghiên cứu, tài nguyên và sở hữu trí tuệ.
1624099331112.png

Xe tăng T-99

1624099392998.png

Tàu khu trục Type 55

1624099441297.png

Máy bay J-20

1624099575707.png

Tên lửa phòng không HQ-22


Sở hữu công nghệ nước ngoài

  • Trung Quốc theo đuổi nhiều công cụ để có được công nghệ nước ngoài, bao gồm cả các công cụ hợp pháp và bất hợp pháp. Các nỗ lực của Trung Quốc bao gồm một loạt các hoạt động và phương thức để có được các công nghệ nhạy cảm và lưỡng dụng và thiết bị quân sự nhằm thúc đẩy các mục tiêu hiện đại hóa quân đội của mình.
  • Trung Quốc thúc đẩy các khoản đầu tư nước ngoài, liên doanh thương mại, sáp nhập và mua lại, hoạt động gián điệp kỹ thuật và công nghiệp do nhà nước bảo trợ, cũng như thao túng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để chuyển hướng bất hợp pháp các công nghệ lưỡng dụng nhằm nâng cao trình độ công nghệ và chuyên môn sẵn có để hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và mua lại quân sự.
  • Năm 2019, các nỗ lực của Trung Quốc bao gồm nỗ lực đạt được bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động, công nghệ hàng không và tác chiến chống tàu ngầm.
1624099778059.png
1624099918414.png

F-16 (Mỹ) và J-10 (TQ)

1624100023703.png
1624100067319.png

Su-30 MK2 (Nga SX) và J-16 (TQ)

1624100134920.png
1624100167476.png

S-300 (Nga) và HQ-9 (TQ)

1624100270881.png
1624100377896.png

Black Hawk (Mỹ) và Z-20 (TQ)


1624100511324.png
1624100586461.png

MQ-9 (Mỹ) và UAV CH-5 (TQ)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Bối cảnh các Tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc

Việc Trung Quốc sử dụng vũ lực trong các tranh chấp lãnh thổ đã rất khác nhau kể từ năm 1949. Một số tranh chấp dẫn đến chiến tranh, như trong các cuộc xung đột biên giới với Ấn Độ năm 1962 và Việt Nam năm 1979. Tranh chấp biên giới của Trung Quốc với Liên Xô trong những năm 1960 làm tăng khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân. Trong những trường hợp gần đây liên quan đến tranh chấp biên giới trên bộ, Trung Quốc đôi khi sẵn sàng thỏa hiệp và thậm chí nhượng bộ các nước láng giềng. Kể từ năm 1998, Trung Quốc đã giải quyết 11 tranh chấp lãnh thổ trên đất liền với 6 nước láng giềng. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã áp dụng cách tiếp cận mang tính cưỡng bức hơn để giải quyết tranh chấp một số thực thể trên biển và quyền sở hữu các mỏ dầu khí giàu tiềm năng ngoài khơi.

1624637421108.png


1624637587039.png

Xung đột biên giới TQ - LX năm 1960

1624637293328.png


1624637334674.png

Xung đột biên giới TQ-Ấn Độ năm 1962

1624637701143.png


1624637721013.png


1624637831806.png

Xung đột biên giới TQ - VN năm 1979

Trung Quốc và Nhật Bản có tuyên bố chủ quyền chồng lấn đối với cả thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) ở Biển Hoa Đông. Biển Hoa Đông chứa khí đốt tự nhiên và dầu mỏ, mặc dù rất khó ước tính trữ lượng hydrocacbon. Nhật Bản cho rằng cách phân chia EEZ của mỗi bên liên quan là bằng một đường phân định cách đều mỗi quốc gia, trong khi Trung Quốc tuyên bố một thềm lục địa mở rộng ngoài đường cách đều, tới Rãnh Okinawa. Nhật Bản đã kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán với Trung Quốc trên cơ sở đồng thuận về nguyên tắc mà hai bên đã đạt được năm 2008, theo đó hai bên sẽ tôn trọng đường trung tuyến cách đều ở Biển Hoa Đông để phát triển tài nguyên trong khi tiến hành phát triển chung các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên trong một khu vực được xác định dọc theo ranh giới gần đầu phía bắc. Nhật Bản quan ngại vì Trung Quốc đã tiến hành khoan dầu khí ở phía Trung Quốc của đường trung tuyến của Biển Hoa Đông từ năm 2013. Trung Quốc tiếp tục đấu tranh nhằm giành quyền quản lý đối với quần đảo Senkaku gần đó.
1624638164658.png


1624637932972.png

Quần đảo Senkaku

1624638384926.png


Biển Đông có vai trò quan trọng trong các cân nhắc an ninh trên toàn Đông Á vì Đông Bắc Á phụ thuộc rất nhiều vào dòng chảy của dầu và thương mại thông qua các tuyến vận chuyển trên Biển Đông, bao gồm hơn 80% lượng dầu thô đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như các vùng biển, thực thể khác nằm trong “đường chín đoạn” mơ hồ tự tạo của họ - yêu sách tranh chấp toàn bộ hoặc một phần các tuyên bố chủ quyền của Brunei, Philippines, Malaysia và Việt Nam. Đài Loan, chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa, đưa ra những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ giống như Trung Quốc. Năm 2009, Trung Quốc đã phản đối các đệ trình mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông của Malaysia và Việt Nam bằng hai công hàm gửi Liên Hợp Quốc (LHQ). Trong các công hàm của mình, Trung Quốc tuyên bố rằng họ có "chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận, và được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển" và bao gồm bản đồ “đường chín đoạn”. Vào năm 2016, một tòa trọng tài được thành lập theo Công ước Luật Biển đã phán quyết rằng bất kỳ yêu sách nào của Trung Quốc đối với “các quyền lịch sử” ở Biển Đông trong khu vực được gọi là “đường chín đoạn” không được vượt quá các quyền hàng hải hoặc quyền được hưởng theo quy định cụ thể trong Công ước Luật Biển. Trung Quốc đã không tham gia vụ kiện và các quan chức của Trung Quốc đã công khai lên tiếng phản đối phán quyết. Theo các điều khoản của Công ước, phán quyết là cuối cùng và mang tính ràng buộc đối với Trung Quốc và Philippines.

1624638461650.png


1624638623725.png


1624638727156.png


1624638895878.png


1624638938315.png


1624638960379.png


1624639027923.png


Căng thẳng với Ấn Độ vẫn tồn tại dọc theo vùng biên giới phía đông bắc gần bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, nơi Trung Quốc khẳng định là một phần của Tây Tạng và do đó là một phần của Trung Quốc, và gần khu vực Aksai Chin ở cuối phía tây của Cao nguyên Tây Tạng. Các lực lượng tuần tra của Trung Quốc và Ấn Độ thường xuyên đụng độ nhau dọc theo biên giới tranh chấp, và cả hai bên thường cáo buộc nhau xâm phạm biên giới. Tuy nhiên, các lực lượng Trung Quốc và Ấn Độ đã thường xuyên tương tác kể từ khi đình chiến ở Doklam năm 2017 và thường giữ cho tranh chấp không leo thang vào năm 2019. Sau vòng đàm phán biên giới Ấn Độ - Trung Quốc lần thứ 22 được tổ chức vào tháng 9/2019, Trung Quốc và Ấn Độ lần đầu tiên đồng ý tuần tra chung tại một điểm tranh chấp dọc theo Đường kiểm soát thực tế ở Arunachal Pradesh như một biện pháp xây dựng lòng tin để duy trì hòa bình ở biên giới.

1624639139087.png


1624639169200.png


1624639224788.png


1624639332950.png


1624639404877.png


1624639487415.png


1624639541328.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Lực lượng an ninh nội địa Trung Quốc

Lực lượng an ninh nội địa của Trung Quốc chủ yếu bao gồm Bộ Công an (MPS), Bộ An ninh Quốc gia (MSS), Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (Vũ cảnh), quân đội và dân quân. ĐCSTQ dựa vào những lực lượng này để giải quyết các thách thức từ các cuộc biểu tình về các vấn đề chính trị, xã hội, môi trường hoặc kinh tế, đến khủng bố và thiên tai. Ví dụ: vào năm 2019, lực lượng an ninh nội địa của Trung Quốc ở Tân Cương đã giám sát việc giam giữ trên diện rộng người Duy Ngô Nhĩ tại các trại tạm giam, giám sát hàng loạt, trấn áp các hoạt động tôn giáo và khám xét tài sản cá nhân. Năm 2019, Trung Quốc đã triển khai Lực lượng Vũ cảnh ở Thâm Quyến và có thể ở Hồng Kông để hỗ trợ lực lượng quân đội đóng ở đây đối phó với các cuộc biểu tình. Sách trắng quốc phòng năm 2019 của Trung Quốc tuyên bố rằng kể từ năm 2012, nước này đã triển khai 950.000 binh sĩ quân đội và lực lượng vũ cảnh cùng 1,41 triệu dân quân để ứng phó khẩn cấp trong nước và cứu trợ thảm họa.
Bộ Công an (BCA). BCA lãnh đạo cảnh sát dân sự quốc gia của Trung Quốc, đóng vai trò là lực lượng tuyến đầu về trật tự công cộng. Nhiệm vụ chính của BCA là thực thi pháp luật trong nước và “duy trì trật tự và an ninh xã hội” với các nhiệm vụ bao gồm chống bạo loạn và chống khủng bố.
Bộ An ninh Quốc gia (ANQG). Bộ ANQG là cơ quan phản gián và tình báo dân sự chính của Trung Quốc. Nhiệm vụ của Bộ này là bảo vệ an ninh quốc gia của Trung Quốc; bảo đảm ổn định chính trị, xã hội; thực hiện Luật An ninh Quốc gia và các luật, quy định liên quan; bảo vệ bí mật nhà nước; tiến hành hoạt động phản gián; và điều tra các tổ chức hoặc người dân bên trong Trung Quốc thực hiện hoặc chỉ đạo, hỗ trợ hoặc viện trợ cho những người khác được xác định là gây tổn hại đến an ninh quốc gia.

1624765883933.png


1624765935957.png


1624766310582.png


Cảnh sát vũ trang nhân dân (Vũ cảnh). Vũ cảnh là là lực lượng bán quân sự của các lực lượng vũ trang của Trung Quốc. Các nhiệm vụ chính của lực lượng này bao gồm an ninh nội bộ, duy trì trật tự công cộng, an ninh hàng hải và hỗ trợ quân đội trong thời chiến. Là một phần của quá trình tổ chức lại các cấu trúc an ninh của Trung Quốc, vào năm 2018, QUTW đã đảm nhận quyền kiểm soát trực tiếp lực lượng vũ cảnh. Những cải cách tương tự cũng đưa lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) về thuộc quyền quản lý của lực lượng Vũ cảnh.

1624766080487.png


1624766042352.png


1624766144144.png


1624766643270.png


Quân đội Trung Quốc (PLA). Ngoài nhiệm vụ quốc phòng, Quân đội Trung Quốc có các vai trò chính thức và không chính thức trong an ninh nội bộ của nước này. Là cánh tay phải của ĐCSTQ, Quân đội Trung Quốc là lực lượng bảo đảm cuối cùng cho sự tồn vong của ĐCSTQ và hỗ trợ các lực lượng an ninh nội bộ khác khi cần thiết. Ví dụ, quân đội có thể bảo đảm giao thông vận tải, hậu cần và thông tin tình báo để hỗ trợ lực lượng công an địa phương về an ninh nội bộ. Theo Luật Quốc phòng năm 1997, các lực lượng dự bị và thường trực của quân đội được ủy quyền trực tiếp “hỗ trợ duy trì trật tự công cộng” khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc thấy cần.

1624766386686.png


1624766413318.png


1624766458495.png


Dân quân tự vệ. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang dự bị dân sự sẵn sàng động viên. Nó khác với lực lượng dự bị của quân đội. Các đơn vị dân quân tổ chức tại các thị trấn, làng, tiểu khu, xí nghiệp và rất đa dạng về thành phần và nhiệm vụ. Luật Quốc phòng năm 1997 của Trung Quốc cho phép dân quân hỗ trợ duy trì trật tự công cộng. Lực lượng Dân quân biển Vũ trang Nhân dân (PAFMM) là một thành phần của lực lượng dân quân. Nhiệm vụ của lực lượng này bao gồm bảo vệ các yêu sách trên biển. Đây là nhiệm vụ mà họ thường thực hiện cùng với lực lượng hải quân và cảnh sát biển Trung Quốc.

1624766757034.png


1624766796616.png


1624766869591.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
SỨ MỆNH, NHIỆM VỤ VÀ VIỆC HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC TRONG “KỶ NGUYÊN MỚI”

• Với một lực lượng khoảng 02 triệu quân thường trực, Quân đội Trung Quốc đã tìm cách hiện đại hóa sức mạnh và cải thiện năng lực của mình trên tất cả các lĩnh vực tác chiến để như một lực lượng liên quân, họ có thể tiến hành các chiến dịch trên bộ, trên không và trên biển cũng như trên vũ trụ, chống vũ trụ, tác chiến điện tử (EW) và tác chiến không gian mạng.
• Các khả năng và khái niệm đang phát triển của Quân đội Trung Quốc tiếp tục củng cố năng lực của Bắc Kinh trong việc chống lại sự can thiệp của bên thứ ba trong một cuộc xung đột dọc theo vùng ngoại vi và tung phóng sức mạnh của Trung Quốc trên toàn cầu.
• Năm 2019, Quân đội Trung Quốc tiếp tục đạt được tiến bộ trong việc thực hiện các cải cách cơ cấu lớn, hoàn thiện các hệ thống bản địa hiện đại, xây dựng năng lực sẵn sàng chiến đấu và tăng cường khả năng tiến hành các chiến dịch liên quân.
• Trung Quốc đã đạt được vị thế ngang bằng - hoặc thậm chí vượt xa - Mỹ trong một số lĩnh vực hiện đại hóa quân sự, bao gồm đóng tàu, tên lửa hành trình và đường đạn thông thường phóng từ trên bộ cũng như các hệ thống phòng không tích hợp.

Những phát triển trong cải cách và hiện đại hóa Quân đội Trung Quốc
Chiến lược phục hưng dân tộc Trung Hoa đòi hỏi phải củng cố và điều chỉnh các lực lượng vũ trang của mình theo xu hướng lâu dài trong các vấn đề quân sự toàn cầu và đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia đang phát triển của đất nước. Trong suốt hai thập kỷ qua, Trung Quốc đã đầu tư và cải thiện khả năng của quân đội nước này nhằm giải quyết một loạt các mục tiêu an ninh ngoài việc tiếp tục nhấn mạnh vào các biến cố ở Đài Loan. Các khả năng và khái niệm đang phát triển của Quân đội Trung Quốc tiếp tục củng cố năng lực của Bắc Kinh trong việc chống lại sự can thiệp của một bên thứ ba trong một cuộc xung đột dọc theo vùng ngoại vi của Trung Quốc, tung phóng sức mạnh trên toàn cầu và răn đe tiến công hạt nhân.
Với một lực lượng tổng cộng khoảng hai triệu quân trong các đơn vị chính quy, Quân đội Trung Quốc đã tìm cách hiện đại hóa và cải thiện khả năng của mình trên tất cả các môi trường tác chiến để với tư cách là một lực lượng liên quân, họ có thể tiến hành các chiến dịch trên bộ, trên không và trên biển như cũng như trên vũ trụ, chống vũ trụ, tác chiến điện tử (EW) và tác chiến không gian mạng. Trung Quốc đã đạt được vị thế ngang bằng - hoặc thậm chí vượt Mỹ trong một số lĩnh vực hiện đại hóa quân sự, bao gồm đóng tàu, tên lửa hành trình và đường đạn trên bộ, cũng như hệ thống phòng không tích hợp. Nhận thức rằng các chiến dịch liên quân, dòng chảy thông tin và ra quyết định nhanh chóng là yếu tố quan trọng trong chiến tranh hiện đại, Trung Quốc tiếp tục đặt ưu tiên cao vào việc hiện đại hóa khả năng của quân đội trong chỉ huy các chiến dịch liên quân phức tạp ở các chiến trường gần và xa. Trung Quốc đang tìm cách tăng cường các hệ thống chỉ huy và kiểm soát liên quân, hệ thống hậu cần liên quân và hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và trinh sát (C4ISR) của quân đội. Trung Quốc cũng đang hiện đại hóa, đa dạng hóa và mở rộng các lực lượng hạt nhân cũng như tăng cường khả năng tương tác và tích hợp của quân đội với các lực lượng bán quân sự và dân quân.
Trong những năm gần đây, những nỗ lực của ĐCSTQ nhằm củng cố các lực lượng vũ trang của mình cũng bao gồm việc tiến hành cải cách toàn diện nhất các cơ cấu chỉ huy và kiểm soát, cấu trúc lực lượng và cơ quan hành chính. Những cải cách này giúp củng cố quyền kiểm soát của ĐCSTQ đối với quân đội, cải thiện khả năng của quân đội trong việc tiến hành các chiến dịch liên quân, tăng hiệu quả tác chiến và giải quyết các vấn đề lâu dài như tham nhũng và ưu thế của lục quân so với các quân chủng khác.

1624937436380.png


1624937467029.png


1624937572302.png


Hiện trạng của các mốc năm 2020 (Cơ giới hóa và Cải cách)
Mặc dù Quân đội Trung Quốc tiếp tục đạt được tiến bộ trong các mục tiêu hiện đại hóa và cải cách trong suốt năm 2019, nhưng lực lượng này có thể không thể đạt được một số mốc quan trọng mà họ đã lên kế hoạch đạt được vào năm 2020. Trong số các mục tiêu hiện đại hóa của Quân đội Trung Quốc do lãnh đạo ĐCSTQ đặt ra có mục tiêu “về cơ bản đạt cơ giới hóa”vào năm 2020. Tuy nhiên, Sách trắng quốc phòng năm 2019 của Trung Quốc lưu ý rằng quân đội nước này “vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ cơ giới hóa”, cho thấy rằng họ cũng khó đạt được mục tiêu này vào cuối năm 2020. Ngoài ra, các quan chức Quân đội Trung Quốc đã chỉ ra rằng giai đoạn thứ ba (và cuối cùng) của cải cách quân đội sẽ diễn ra vào năm 2021 hoặc 2022. Thời gian biểu ban đầu của Trung Quốc từ cuối năm 2015 để hoàn thành các cải cách của Quân đội Trung Quốc chỉ ra rằng năm 2020 là mục tiêu hoàn thành. Các tham chiếu đến năm 2021 hoặc 2022 có thể ngụ ý quân đội còn chậm một hoặc hai năm trong việc hoàn thành các cải cách của mình. Cả hai năm này đều có ý nghĩa quan trọng đối với ĐCSTQ. Đảng đặt mục tiêu cho Trung Quốc đạt được mục tiêu “xã hội khá giả” của mình trước kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ vào năm 2021. ĐCSTQ cũng sẽ tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 20 vào năm 2022.

1624937664862.png


1624937708311.png


1624937739554.png


1624937765114.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
NĂNG LỰC QUÂN SỰ CHO A2/AD BÊN TRONG CHUỖI ĐẢO THỨ NHẤT

  • Bên cạnh việc cải thiện năng lực tiến công, phòng thủ tên lửa và phòng không, chống tàu nổi và chống tàu ngầm, Trung Quốc đang tập trung vào các chiến dịch thông tin, mạng, vũ trụ và chống vũ trụ.
  • Năng lực A2/AD của Quân đội Trung Quốc, hiện nay, là mạnh nhất bên trong Chuỗi đảo thứ Nhất, mặc dù Bắc Kinh tìm cách củng cố năng lực của mình để vươn xa hơn vào Thái Bình Dương.
1625016640463.png

A2/AD Trung Quốc

Kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc bao gồm việc phát triển năng lực A2/ AD để tiến hành các cuộc tiến công tầm xa chống lại các lực lượng đối phương có thể triển khai hoặc hoạt động ở tây Thái Bình Dương. Cho đến nay, năng lực A2/ AD của Quân đội Trung Quốc là mạnh nhất trong Chuỗi đảo thứ nhất, mặc dù Bắc Kinh đang tìm cách tăng cường khả năng của mình để vươn xa hơn ra Thái Bình Dương. Những khả năng này trải dài trên các lĩnh vực hàng không, hàng hải, vũ trụ, điện từ và thông tin.

Tiến công chính xác tầm xa.
Hiện đại hóa quân sự đã dẫn đến sự chuyển đổi nhanh chóng của lực lượng tên lửa của Quân đội Trung Quốc. Các căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản nằm trong phạm vi ngày càng tăng của các MRBM và LACM của Trung Quốc. Các chuyến bay của máy bay ném bom H-6K vào Tây Thái Bình Dương chứng tỏ khả năng của Trung Quốc trong việc vươn tới đảo Guam bằng các LACM phóng từ trên không. Tên lửa DF-26, ra mắt công khai vào năm 2015 và có trong cuộc duyệt binh của Trung Quốc năm 2017, với khả năng tiến hành các cuộc tiến công hạt nhân hoặc thông thường chính xác nhằm vào những mục tiêu mặt đất, bao gồm số căn cứ của Mỹ trên đảo Guam. Các bài viết của Quân đội Trung Quốc coi trang bị hậu cần và tung phóng sức mạnh là những lỗ hổng tiềm ẩn trong chiến tranh hiện đại - một nhận định phù hợp với năng lực ngày một tăng trong việc đặt các căn cứ không quân khu vực, các cơ sở hậu cần, bến cảng, thiết bị thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng trên mặt đất khác vào vòng rủi ro.

1625016909992.png

Máy bay ném bom chiến lược H-6K

1625017000158.png

Tên lửa DF-26

Phòng thủ tên lửa đường đạn (BMD). Trung Quốc đang nghiên cứu để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đường đạn bao gồm các tên lửa đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển và nội khí quyển. Vào năm 2016, các phương tiện truyền thông chính thức khẳng định ý định của Trung Quốc là đi trước với các khả năng phòng thủ tên lửa giai đoạn giữa trên bộ và trên biển. Tên lửa đánh chặn giai đoạn giữa HQ-19 đã trải qua các cuộc thử nghiệm để xác minh khả năng chống lại tên lửa đường đạn tầm 3.000 km và một đơn vị HQ-19 có thể đã bắt đầu hoạt động sơ bộ ở miền Tây Trung Quốc. Các radar bản địa bao gồm JY-27A và JL-1A - loại sau này được quảng cáo là có khả năng theo dõi chính xác nhiều tên lửa đường đạn - cung cấp khả năng phát hiện mục tiêu cho hệ thống.
Kho tên lửa phòng không (SAM) tầm xa của Quân đội Trung Quốc cũng cung cấp khả năng nhất định chống lại tên lửa đường đạn. Hệ thống SAM tầm xa CSA-9 (HQ-9) bản địa của Trung Quốc có khả năng nhất định trong việc tạo ra năng lực phòng thủ điểm trước tên lửa đường đạn chiến thuật. Trung Quốc đã trang bị các SAM SA-20 (S-300 PMU2), và các SAM SA-21 (S-400) có thể có khả năng chống tên lửa đường đạn, tùy thuộc vào các tên lửa đánh chặn và cơ sở hạ tầng hỗ trợ.

1625017163154.png

HQ-9

1625017301760.png

S-300 PMU2

1625017365288.png

S-400

Hoạt động trên bề mặt biển và ngầm dưới biển.
Trung Quốc tiếp tục phát triển một loạt các khả năng tiến công và phòng thủ để cho phép quân đội nước này giành ưu thế trên biển trong Chuỗi đảo thứ nhất - các đảo chạy từ Kurils, qua Đài Loan, đến Borneo, bao gồm Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông - và phát triển theo hướng triển khai có giới hạn sức mạnh tác chiến ở tầm xa hơn. Số lượng lớn các ASCM và bệ phóng của Trung Quốc cũng như ngư lôi phóng từ tàu ngầm và thủy lôi hải quân cho phép HQTQ tạo ra mối đe dọa chống tiếp cận ngày càng nguy hiểm chống lại kẻ thù đang tiếp cận vùng biển và khu vực hoạt động của Trung Quốc. Ngoài ra, Quân đội Trung Quốc đã triển khai các ASBM CSS-5 được thiết kế đặc biệt để đặt các tàu sân bay đối phương vào vòng rủi ro khi ở cách xa bờ biển Trung Quốc 1.500 km và lực lượng này có một biến thể ASBM tầm xa hơn là IRBM DF-26. Khả năng tác chiến ngầm dưới biển của Quân đội Trung Quốc cũng đang dần được cải thiện, nhưng lực lượng này vẫn tiếp tục thiếu khả năng tác chiến chống tàu ngầm nước sâu mạnh. Trung Quốc đang lắp đặt các hệ thống giám sát dưới biển, hệ thống này có thể nâng cao hiểu biết của Trung Quốc về môi trường dưới biển. Vẫn chưa rõ liệu quân đội nước này có thể thu thập thông tin chỉ thị mục tiêu chính xác và kịp thời chuyển nó để khởi động các bệ phóng cho các cuộc tiến công thành công ở các vùng biển ngoài chuỗi đảo thứ nhất hay không.

1625017465584.png

ASBM CSS-5 (DF-21)

1625017556438.png

Tàu chiến Type 52-D

1625017661713.png

Tàu chiến Type 55

Chiến tranh Thông tin (IO).
Trung Quốc đánh giá rằng việc kiểm soát phổ thông tin trong không gian chiến trường hiện đại là một yếu tố quan trọng, nếu không muốn nói là điều kiện tiên quyết chính, trong khả năng chống lại sự can thiệp của bên thứ ba vào một cuộc xung đột. Các tác giả của Quân đội Trung Quốc thường viện dẫn khả năng này - đôi khi được gọi là "phong tỏa thông tin" hoặc "thống trị thông tin" - là cần thiết để giành thế chủ động và đặt ra các điều kiện cần thiết để giành được ưu thế trên không và trên biển. Khái niệm "phong tỏa thông tin" này có thể hình dung việc kết hợp các khả năng quân sự trong các lĩnh vực vũ trụ và mạng với các công cụ phi quân sự của quyền lực nhà nước. Đầu tư của Trung Quốc vào các hệ thống tác chiến điện tử (EW) tiên tiến, khả năng đối phó và hoạt động không gian mạng - kết hợp với các hình thức kiểm soát thông tin truyền thống hơn, chẳng hạn như tuyên truyền và phủ nhận thông qua sự không minh bạch - phản ánh mức độ ưu tiên mà Quân đội Trung Quốc dành cho ưu thế thông tin.

1625017749743.png


Vũ trụ và chống vũ trụ.
Các chiến lược gia của Quân đội Trung Quốc coi khả năng sử dụng các hệ thống dựa trên vũ trụ - và từ chối chúng trước kẻ thù - là trọng tâm của chiến tranh hiện đại. Bắc Kinh tiếp tục tăng cường khả năng quân sự trong vũ trụ, bất chấp lập trường công khai chống lại việc quân sự hóa vũ trụ. Quân đội Trung Quốc coi các hoạt động trong vũ trụ như một yếu tố chính của các chiến dịch nhằm chống lại sự can thiệp của bên thứ ba, mặc dù nhiều bài viết của lực lượng này đã không nâng các hoạt động như vậy lên cấp độ của một “chiến dịch” riêng lẻ. Trung Quốc tìm cách tăng cường chỉ huy và điều khiển trong tác chiến liên hợp và thiết lập một hệ thống giám sát, trinh sát và cảnh báo thời gian thực, đồng thời nước này đang tăng cường số lượng và khả năng của các hệ thống vũ trụ của mình, bao gồm các vệ tinh liên lạc và tình báo khác nhau cũng như hệ thống vệ tinh dẫn đường Beidou. Trung Quốc cũng tiếp tục phát triển các khả năng trong vũ trụ và các công nghệ liên quan, bao gồm tên lửa diệt động năng, laser đặt trên mặt đất và rô bốt vũ trụ quay quanh quỹ đạo, cũng như tăng cường khả năng giám sát vũ trụ, có thể giám sát các đối tượng trên toàn cầu và trong vũ trụ và cho phép thực hiện các hành động chống vũ trụ.

1625017942940.png


1625018032956.png


Hoạt động không gian mạng.
Các nhà nghiên cứu của Quân đội Trung Quốc tin rằng cần phải xây dựng các năng lực mạng mạnh để bảo vệ các mạng của Trung Quốc và ủng hộ việc giành “ưu thế không gian mạng” bằng cách sử dụng các hoạt động tiến công mạng để ngăn chặn hoặc làm suy giảm khả năng tiến hành các hoạt động quân sự chống lại Trung Quốc của đối thủ. Các bài viết của Trung Quốc cho rằng các chiến dịch không gian mạng cho phép Trung Quốc quản lý sự leo thang xung đột vì các cuộc tiến công mạng là một biện pháp răn đe chi phí thấp. Các bài viết cũng gợi ý rằng các cuộc tiến công mạng thể hiện khả năng và quyết tâm trước kẻ thù. Để hỗ trợ A2/ AD, các chiến dịch tiến công mạng của Trung Quốc nhằm vào các nút quân sự và dân sự quan trọng để ngăn chặn hoặc phá vỡ sự can thiệp của đối phương, đồng thời duy trì tùy chọn mở rộng các cuộc tiến công này để đạt được các điều kiện mong muốn với chi phí chiến lược tối thiểu. Trung Quốc tin rằng năng lực mạng và nhân sự mạng của họ tụt hậu so với Mỹ, và họ đang nỗ lực cải thiện huấn luyện và thúc đẩy đổi mới trong nước để khắc phục những khiếm khuyết mà họ đã nhận ra này và thúc đẩy các hoạt động trong không gian mạng.


1625017864943.png


1625017890822.png
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Hệ thống Phòng không Tích hợp (IADS).
1625112338523.png

IADS Trung Quốc

Trung Quốc có một cấu trúc IADS mạnh và phong phú trên các khu vực đất liền và trong phạm vi 300 hải lý (556 km) từ bờ biển của họ, dựa vào mạng lưới radar cảnh báo sớm rộng khắp, máy bay chiến đấu và nhiều hệ thống SAM. Trung Quốc cũng đang bố trí các radar và vũ khí phòng không trên các tiền đồn ở Biển Đông, mở rộng hơn nữa IADS của họ. Bắc Kinh cũng sử dụng hệ thống phòng thủ điểm, chủ yếu để bảo vệ các mục tiêu chiến lược trước tên lửa hành trình tầm xa và các phương tiện tiến công đường không của đối phương.
Trung Quốc ngày càng có nhiều loại SAM tầm xa tiên tiến, bao gồm CSA-9 bản địa, SA-10 (S-300 PMU) và SA-20 (S-300 PMU1 / PMU2) của Nga, tất cả đều có khả năng được quảng cáo là bảo vệ chống lại cả máy bay và tên lửa hành trình bay thấp. Để cải thiện khả năng phòng không chiến lược của mình, Trung Quốc đã nhận chuyển giao ban đầu hệ thống SAM S-400 Triumf do Nga chế tạo. So với các hệ thống khác, S-400 có tầm bắn tối đa xa hơn, đầu tìm tên lửa được cải tiến và radar hiện đại hơn. Trung Quốc sản xuất nhiều loại radar giám sát đường không tầm xa, bao gồm các mẫu tuyên bố hỗ trợ phòng thủ tên lửa đường đạn và các mẫu khác khẳng định khả năng phát hiện máy bay tàng hình. Các tài liệu tiếp thị cũng nhấn mạnh khả năng của các hệ thống này trong việc chống lại các cuộc tiến công đường không tầm xa và chống lại máy bay chi viện tác chiến. Các máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW & C) của KQTQ như KJ-2000 và KJ-500 có thể mở rộng hơn nữa phạm vi phủ sóng của radar của Trung Quốc vượt quá phạm vi của các radar trên mặt đất của họ.

1625112867644.png

HQ-22

1625112778146.png

S-300

1625112827230.png

S-400

1625113581904.png

Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000

1625113627681.png

Máy bay cảnh báo sớm KJ-500

- Phòng thủ tên lửa đường đạn (BMD). Kho SAM tầm xa của Quân đội Trung Quốc cũng cung cấp khả năng nhất định chống lại tên lửa đường đạn. Hệ thống SAM tầm xa CSA-9 (HQ-9) nội địa của Trung Quốc có khả năng nhất định trong việc cung cấp năng lực phòng thủ điểm trước tên lửa đường đạn chiến thuật. Trung Quốc đã trang bị các SAM SA-20 (S-300 PMU2) và các SAM SA-21 (S-400) có thể có một số khả năng đối phó với tên lửa đường đạn, tùy thuộc vào các thiết bị đánh chặn và cơ sở hạ tầng hỗ trợ. Trung Quốc đang nghiên cứu để phát triển các hệ thống BMD bao gồm các tên lửa đánh chặn động năng ngoài tầng khí quyển và nội khí quyển. Năm 2016, truyền thông nhà nước Trung Quốc khẳng định ý định phát triển khả năng phòng thủ tên lửa tầm trung trên bộ và trên biển. Tên lửa đánh chặn HQ-19 đã trải qua các cuộc thử nghiệm để xác minh khả năng chống lại tên lửa đường đạn tầm xa 3.000 km. Ngoài ra, Trung Quốc đang theo đuổi một loại tên lửa đánh chặn giai đoạn giữa có thể có khả năng chống lại IRBM và thậm chí là ICBM.

1625113461334.png

HQ-19

Các chiến dịch đường không. Việc Quân đội Trung Quốc có kế hoạch trang bị lực lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm sẽ tăng cường khả năng không đối không của lực lượng này, bổ sung vào sức mạnh không quân của thế hệ thứ tư Su-27 / Su-30 do Nga chế tạo cùng các máy bay bản địa J-11A, J- 10A/B/C, J-11B và máy bay chiến đấu J-16 tiên tiến hơn. Các máy bay J-20 và FC-31/J-31 có khả năng cơ động cao, tính năng tàng hình và khoang chứa vũ khí bên trong, cũng như hệ thống điện tử và xenxơ hiện đại cung cấp khả năng ý thức tình hình nâng cao, khả năng theo dõi và bám mục tiêu bằng radar tiên tiến cũng như hệ thống tác chiến điện tử tích hợp.

1625113776123.png

Su-27

1625113810308.png

J-11

1625113925019.png

Su-30 MK2

1625114001525.png

J-16

- Phi đội ngày một nhiều các máy bay chiến đấu J-20, J-16 và J-10C hoạt động cùng máy bay kiểm soát và cảnh giới đường không sớm KJ-500 sẽ cho phép khả năng A2/AD và các chiến dịch đối không tầm xa hơn trong toàn Tây Thái Bình Dương.

1625114062966.png

J-20

1625114133193.png

J-10C

- Việc Trung Quốc tiếp tục nâng cấp phi đội máy bay ném bom sẽ giúp lực lượng này có khả năng mang tên lửa hành trình mới, tầm xa hơn. Ngoài ra, KQTQ đã bổ sung khả năng tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay H-6N mới của mình, giúp mở rộng phạm vi hoạt động và/ hoặc thời gian hoạt động. Hơn nữa, Trung Quốc cũng đang phát triển máy bay Y-20U, một biến thể máy bay tiếp dầu mới của vận tải cơ hạng nặng Y-20, sẽ cho phép KQTQ mở rộng đáng kể phi đội máy bay tiếp dầu và cải thiện khả năng tung phóng sức mạnh của mình.

1625114249611.png

H-6N

1625114305815.png

Y-20U

- KQTQ sử dụng máy bay ném bom tầm trung H-6K, có thể mang tới 6 tên lửa hành trình phóng từ trên không CJ-20 dẫn đường chính xác (ALCM), giúp lực lượng này khả năng giao tranh với lực lượng Mỹ ở cự ly xa như Guam. Kể từ năm 2016, KQTQ đã tăng đều đặn các khu vực hoạt động của H-6K vào tây Thái Bình Dương và Biển Đông. Trung Quốc tiếp tục sử dụng các chuyến bay vòng quanh tầm xa để răn đe và đe dọa Đài Loan.

1625114388815.png

H-6K

1625114473584.png

Tên lửa hành trình CJ-20

- HQTQ hiện đang trang bị cho máy bay ném bom H-6J, một phiên bản trên biển của máy bay H-6K, mỗi chiếc có thể mang theo 6 ASCM siêu thanh YJ-12, cho phép thực hiện các cuộc tiến công các nhóm hải quân Mỹ trong Chuỗi đảo thứ hai. Các máy bay này sẽ bổ sung cho các máy bay ném bom H-6G hiện có của HQTQ có khả năng mang tới 4 ASCM YJ-12.

1625115227312.png

H-6G

1625114554847.png

H-6J

1625115122938.png

H-6K mang YJ-12

1625114714744.png

YJ-12
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
LỤC QUÂN TRUNG QUỐC (LQTQ)

• LQTQ là lực lượng thường trực lớn nhất thế giới, với khoảng 915.000 quân đang biên chế trong các đơn vị chiến đấu.
• Vào năm 2019, LQTQ tiếp tục chuyển đổi thành một lực lượng mặt đất hiện đại, cơ động và hiệu quả tác chiến cao hơn thông qua trang bị các hệ thống chiến đấu nâng cấp và tích hợp thiết bị liên lạc và các công nghệ khác. Việc hiện đại hóa của LQTQ nhằm cải thiện khả năng tiến hành các chiến dịch liên quân trong một cuộc xung đột cường độ cao và tung phóng sức mạnh ở nước ngoài.
• Năm 2019, LQTQ tiếp tục tạo ra và hoàn thiện các đội hình ở cấp thấp hơn linh hoạt hơn về mặt tác chiến và phù hợp hơn để tiến hành và điều hành các chiến dịch liên quân và binh chủng hợp thành.
• Năm 2019, LQTQ đã thể hiện sự cải thiện đáng kể trong huấn luyện ở cả cấp quân chủng và cấp liên quân và lực lượng này tiếp tục áp dụng các phương pháp huấn luyện thực tế hơn.

1625191577092.png


Lục quân Trung Quốc (LQTQ) là lực lượng thường trực lớn nhất thế giới, với khoảng 915.000 quân nhân tại ngũ trong các đơn vị chiến đấu. LQTQ là lực lượng chiến đấu trên bộ chính của Quân đội Trung Quốc. Sách trắng quốc phòng năm 2019 của Trung Quốc đã mô tả các nhiệm vụ của LQTQ là chuyển từ “phòng thủ khu vực” sang các chiến dịch liên chiến trường với trọng tâm là cải thiện khả năng tiến hành các hoạt động đa môi trường, liên chiến trường và bền vững “để xây dựng một loại hình lực lượng trên bộ, mạnh và hiện đại”. Năm 2019, LQTQ tiếp tục nỗ lực chuyển đổi thành một lực lượng trên bộ hiện đại, cơ động và hiệu quả tác chiến cao hơn thông qua việc trang bị các hệ thống tác chiến được nâng cấp và tích hợp các thiết bị thông tin liên lạc và các công nghệ khác, nhằm cải thiện khả năng tung phóng sức mạnh và tiến hành các chiến dịch liên quân trong điều kiện xung đột cường độ cao phù hợp với các mục tiêu hiện đại hóa của ĐCSTQ. Trong suốt năm 2019, LQTQ cũng tiếp tục thực hiện các cải cách cơ cấu lớn trong toàn quân bắt đầu từ cuối năm 2015 và nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.

1625191682856.png


Cơ cấu và Tổ chức Lực lượng.
Năm 2019, LQTQ tiếp tục tạo ra và hoàn thiện các đội hình ở cấp thấp hơn linh hoạt hơn về mặt tác chiến và phù hợp hơn để tiến hành và quản lý các chiến dịch liên quân và binh chủng hợp thành phức tạp. Lực lượng của LQTQ được tổ chức thành 05 Bộ tư lệnh chiến khu, Bộ chỉ huy Tân Cương và Bộ chỉ huy Tây Tạng. LQTQ hiện đã tiêu chuẩn hóa 13 tập đoàn quân của mình (gần tương đương cấp quân đoàn của Mỹ), giảm số lượng từ 18 vào năm 2017 như một phần trong nỗ lực giảm quy mô và hợp lý hóa cơ cấu lực lượng của LQTQ. Mỗi tập đoàn quân hiện bao gồm nhiều lữ đoàn binh chủng hợp thành. Tổng cộng, 78 lữ đoàn binh chủng hợp thành này đóng vai trò là lực lượng cơ động chính của LQTQ. Các lữ đoàn này khác nhau về quy mô và thành phần.

1625191761419.png


LQTQ phân chia các lữ đoàn binh chủng hợp thành của mình thành ba loại: hạng nặng (xe bọc thép bánh xích), hạng trung (xe bọc thép bánh lốp) và hạng nhẹ (cơ động cao, sơn cước, tiến công đường không và cơ giới) và có thể biên chế tới 5.000 quân mỗi lữ đoàn. Mỗi tập đoàn quân chỉ huy 06 lữ đoàn đảm trách mọi chức năng tác chiến: một lữ đoàn pháo binh, một lữ đoàn phòng không, một lữ đoàn không quân lục quân (hoặc cường kích), một lữ đoàn tác chiến đặc biệt (SOF), một lữ đoàn công binh và phòng hóa, và một lữ đoàn hậu cần. Mặc dù LQTQ đã tiêu chuẩn hóa các tập đoàn của mình, nhưng lực lượng này vẫn giữ lại một số sư đoàn và lữ đoàn độc lập bên ngoài các tập đoàn quân. Các đơn vị này thường được bố trí tại các khu vực mà ĐCSTQ coi là nhạy cảm bao gồm Tân Cương, Tây Tạng, Hồng Kông và Bắc Kinh.

1625191799297.png


LQTQ tiếp tục nhấn mạnh cấu trúc tập đoàn quân - lữ đoàn binh chủng hợp thành - tiểu đoàn nhằm tăng cường khả năng tác chiến ở cấp chiến thuật và cải thiện các chiến dịch đa môi trường. Ở cấp lữ đoàn và tiểu đoàn, LQTQ đã tổ chức lại và kiện toàn cơ cấu lực lượng để tinh chỉnh và đồng bộ hóa các nỗ lực lập kế hoạch và hỗ trợ tác chiến. Các tiểu đoàn binh chủng hợp thành thuộc của các lữ đoàn binh chủng hợp thành đã trở thành đơn vị chiến thuật cơ bản của LQTQ cho các chiến dịch liên quân.

1625191946565.png


LQTQ đã biên chế và tái cơ cấu các tiểu đoàn binh chủng hợp thành của mình để cho phép họ tiến hành các chiến dịch với sự độc lập cao hơn trong đội hình lớn hơn. Các chỉ huy tiểu đoàn binh chủng hợp thành hiện có các sĩ quan tham mưu hỗ trợ việc phát triển và thực thi các kế hoạch và mệnh lệnh cùng với các thiết bị trinh sát mới và các đơn vị hỗ trợ cấp dưới. Ngoài ra, sự đa dạng của các đơn vị chiến đấu ở cấp lữ đoàn và tiểu đoàn giúp cho LQTQ trở nên linh hoạt hơn trong việc điều chỉnh các lực lượng.

1625192123215.png



Khả năng và Hiện đại hóa.
Quá trình hiện đại hóa của LQTQ tiếp tục chú trọng vào việc nâng cấp phương tiện và vũ khí phù hợp với các ưu tiên hiện đại hóa tổng thể của Quân đội Trung Quốc và hướng dẫn của QUTW. Tuy nhiên, Sách trắng quốc phòng năm 2019 của Trung Quốc lưu ý rằng quân đội nước này “vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ cơ giới hóa”, ngụ ý rằng việc hoàn thành cơ giới hóa vào cuối năm 2020 là không thể. Các nhà quan sát phương Tây đã nói rằng mục tiêu cơ giới hóa của ĐCSTQ chủ yếu liên quan đến lực lượng lục quân và chỉ ra những thách thức trong việc hiện đại hóa LQTQ dựa trên quy mô tổng thể của lực lượng này. Ví dụ: trang bị trong các đơn vị bộ binh của LQTQ khác nhau và có thể bao gồm sự kết hợp của các trang bị lỗi thời từ những năm 1960 cho đến một số trang bị hiện đại và có khả năng nhất của khu vực. Tương tự, các đơn vị thiết giáp của LQTQ bao gồm nhiều loại xe tăng kế thừa và xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba được hiện đại hóa. Bất chấp tham vọng hiện đại hóa của Quân đội Trung Quốc và khả năng phát triển trang bị hiện đại cho lực lượng trên bộ đã được chứng minh, LQTQ vẫn phải đối mặt với những thách thức trong việc mua và cung cấp thiết bị mới với số lượng đủ để loại bỏ các thiết bị cũ của mình, mặc dù họ vẫn tiếp tục đạt được tiến bộ trong lĩnh vực này.

1625192225010.png

Xe tăng chủ lực Type-99

1625192814660.png

Xe tăng chủ lực MBT-3000


1625192451228.png

Xe tăng chủ lực Type-98

1625192359937.png

Xe tăng chủ lực Type-96

1625192725140.png

Xe tăng chủ lực Type 80

Năm 2019, trong các cuộc diễu binh, trên truyền thông nhà nước và ở nhiều địa điểm, LQTQ đã tìm cách nêu bật nhiều loại trang bị và phương tiện mới và nâng cấp, bao gồm vũ khí nhỏ, xe chạy mọi địa hình và các loại ngụy trang hiện đại, thể hiện cam kết và tiến trình hiện đại hóa của LQTQ.
LQTQ cũng tiếp tục tăng cường khả năng thiết giáp của mình trong các lữ đoàn binh chủng hợp thành hạng nặng với việc trang bị các xe tăng chiến đấu chủ lực hạng nhẹ Type-15 đầu tiên, có thể hoạt động trong môi trường đồi núi và địa hình mềm với hỏa lực pháo chính là 105mm. Trong năm 2019, các lữ đoàn binh chủng hợp thành của LQTQ tiếp tục tích hợp các hệ thống liên lạc mới, thiết bị tác chiến thông tin và máy bay không người lái (UAV) tầm thấp. LQTQ cũng đã trang bị trực thăng vận tải hạng trung Z-20, sẽ nâng cao khả năng của các lữ đoàn tiến công đường không và hàng không, thực hiện các chiến dịch thâm nhập đường không nhanh, triển khai lực lượng bộ binh nhẹ và hậu cần khẩn cấp.

1625192281309.png

Xe tăng hạng nhẹ ZTQ-15 (Type-15)

1625192646511.png

Xe tăng hạng nhẹ T-62G

1625192890335.png

Trực thăng Z-20

Sẵn sàng chiến đấu.
Sau hai năm tập trung vào thực hiện tái cơ cấu lực lượng đáng kể, LQTQ bắt đầu chuyển trọng tâm sang huấn luyện binh chủng hợp thành và liên quân vào năm 2019. LQTQ tăng cường tham gia chuỗi các cuộc tập trận binh chủng hợp thành STRIDE 2019, bao gồm nhiều giai đoạn tại các căn cứ huấn luyện ở Zhurihe, Queshan, Sanjie, và Taonan. Nhiều đơn vị LQTQ đã tham gia vào các cuộc tập trận STRIDE 2019 hơn so với STRIDE 2018. LQTQ tiếp tục sử dụng tần suất cao Căn cứ Huấn luyện Liên hợp Zhurihe để mô phỏng cuộc xung đột đối kháng cường độ cao, sát thực tế và cung cấp một địa điểm để thực hành tích hợp không – bộ. Căn cứ Huấn luyện Liên hợp Zhurihe có thể so sánh với Trung tâm Huấn luyện Quốc gia của quân đội Mỹ tại Fort Irwin, California, với một không gian cơ động rộng, một lực lượng đối lập chuyên dụng và một khu vực huấn luyện địa hình đô thị.

1625193002753.png

1625193243557.png

Lục quân TQ tại tập trận STRIDE 2015

1625193481265.png

BTQP Nga và TQ tại cuộc tập trận TSENTR-19


1625193089660.png

1625193337704.png

Lục quân TQ tại tập trận TSENTR-19 với QĐ Nga năm 2019


Việc LQTQ tham gia cuộc tập trận quân sự cấp quốc gia TSENTR-19 của Nga vào tháng 9/2019 cho thấy lực lượng này tiếp tục ưu tiên huấn luyện binh chủng hợp thành với các đối tác trong khu vực cũng như cải thiện khả năng chống khủng bố của mình. Bên cạnh các cuộc tập trận đã nêu, LQTQ tiếp tục sử dụng công nghệ mô phỏng huấn luyện để đưa vào các kịch bản thực tế ảo và mô phỏng cấp tiểu đoàn để tăng tần suất huấn luyện và cải thiện kỹ năng. Các đơn vị của LQTQ thực hiện cách tiếp cận có hệ thống để huấn luyện và làm quen khi tích hợp các hệ thống chiến thuật và thiết bị quân sự mới vào các đội hình cấp dưới trước khi thử nghiệm chúng trong các kịch bản diễn tập huấn luyện.
 

Đại xa

Xe tải
Biển số
OF-143155
Ngày cấp bằng
24/5/12
Số km
335
Động cơ
366,736 Mã lực
Hay, cụ chủ làm thêm 1 thớt về phát triển công nghệ quân sự của hàng xóm, như trong thớt này đã đề cập 1 ít
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
HẢI QUÂN TRUNG QUỐC (HQTQ)

  • Trung Quốc có lực lượng hải quân lớn nhất trên thế giới với lực lượng tác chiến tổng cộng gồm khoảng 350 tàu nổi và tàu ngầm, trong đó có hơn 130 tàu chiến mặt nước cỡ lớn.
  • Tính đến năm 2019, HQTQ chủ yếu bao gồm các tàu đa năng hiện đại với các loại vũ khí đối hạm, đối không, chống ngầm và xen xơ hiện đại.
  • Trung Quốc đã đưa vào vận hành tàu sân bay đầu tiên được đóng trong nước vào cuối năm 2019. Trung Quốc dự kiến tàu sân bay thứ hai được chế tạo trong nước sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023.
  • Năm 2019, Trung Quốc đã hạ thủy tàu tiến công đổ bộ lớp Yushen đầu tiên (Type 075 LHA), lớp tàu chiến đổ bộ cỡ lớn đầu tiên của nước này.
  • Trong tương lai gần, HQTQ sẽ có khả năng tiến hành các cuộc tiến công chính xác tầm xa nhằm vào các mục tiêu trên bộ từ tàu ngầm và lực lượng tác chiến mặt nước bằng tên lửa hành trình tiến công đất liền, đặc biệt là nâng cao khả năng tung phóng sức mạnh toàn cầu của Trung Quốc.
Hải quân Trung Quốc (HQTQ) là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với lực lượng chiến đấu khoảng 350 tàu, bao gồm các tàu chiến mặt nước chủ lực, tàu ngầm, tàu đổ bộ vượt biển, tàu tác chiến thủy lôi, tàu sân bay và lực lượng chi viện hạm đội. Sách trắng quốc phòng năm 2019 của Trung Quốc đã mô tả HQTQ đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi các nhiệm vụ của mình từ “phòng thủ các vùng biển gần” sang “các nhiệm vụ bảo vệ ở những vùng biển xa”. HQTQ là một lực lượng ngày càng hiện đại và linh hoạt, đã tập trung vào việc thay thế các thế hệ tàu trước đây với khả năng hạn chế để chuyển sang các lực lượng chiến đấu đa năng hiện đại, lớn hơn. Tính đến năm 2019, HQTQ chủ yếu bao gồm các tàu đa nhiệm vụ hiện đại với các loại vũ khí chống hạm, đối không, chống ngầm và xen xơ tiên tiến. Việc hiện đại hóa này phù hợp với sự chú trọng ngày càng tăng của Trung Quốc vào lĩnh vực biển và yêu cầu ngày càng cao đối với HQTQ để hoạt động ở khoảng cách xa đại lục Trung Quốc hơn.

1625847874227.png


HQTQ tổ chức, xây dựng, huấn luyện và trang bị cho các lực lượng hải quân và không không hải quân, cũng như Hải quân đánh bộ trực thuộc HQTQ. Năm 2019, HQTQ tiếp tục thực hiện cải cách cơ cấu được bắt đầu từ cuối năm 2015 và đầu năm 2016. Tương tự như các quân chủng khác, cải cách trong toàn quân đã loại bỏ việc Sở Chỉ huy HQTQ tiến hành các chiến dịch. Nhiệm vụ này giờ thuộc các Bộ Tư lệnh chiến khu liên quân của Quân đội Trung Quốc, còn quân chủng hải quân giờ đây tập trung vào tổ chức, biên chế, huấn luyện và trang bị cho lực lượng hải quân. Cơ cấu lực lượng của HQTQ bao gồm ba hạm đội với các đội tàu ngầm, tàu mặt nước, các lữ đoàn không quân và các căn cứ hải quân trực thuộc. Hạm đội Bắc Hải của HQTQ trực thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Bắc, Hạm đội Đông Hải trực thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Đông, và Hạm đội Nam Hải trực thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam.

Tàu ngầm.
Ưu tiên hàng đầu của Hải quân Trung Quốc vẫn là hiện đại hóa lực lượng tàu ngầm. HQTQ hiện đang vận hành 4 tàu ngầm mang tên lửa đường đạn chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) với thêm 02 tàu nữa đang được hoàn thiện, 6 tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSN) và 50 tàu ngầm tiến công chạy bằng động cơ diesel (SS). HQTQ có thể sẽ duy trì từ 65 đến 70 tàu ngầm cho đến những năm 2020, thay thế các đơn vị cũ hơn bằng các đơn vị có năng lực hơn trên cơ sở gần như một đổi một.

1625847940923.png

Tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đường đạn Type-94

1625847979311.png

Tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân Type-95

1625848028117.png

Tàu ngầm tiến công chạy bằng động cơ diesel Kilo-877 EKM

Trung Quốc tiếp tục tăng số lượng tàu ngầm thông thường có khả năng phóng tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến (ASCM). Kể từ giữa những năm 1990, HQTQ đã mua 12 tàu SS lớp Kilo do Nga chế tạo, 8 chiếc có khả năng phóng ASCM. Trong những năm này, các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đã chuyển giao 13 tàu SS lớp Tống (Song) Type 039 và 17 tàu ngầm tiến công chạy bằng điện-diesel-động cơ khí độc lập (SSP) lớp Nguyên (Yuan) Type 039A/ B. Trung Quốc dự kiến sẽ sản xuất tổng cộng 25 tàu ngầm lớp Nguyên hoặc hơn vào năm 2025.

1625848321244.png

Tàu ngầm Kilo 636

1625848087390.png

Tàu ngầm tiến công Type-39 - Song

1625848123804.png

Tàu ngầm tiến công Type-39A Yuan

1625848155981.png

Tàu ngầm tiến công Type-39B Yuan

Trong 15 năm qua, HQTQ đã đóng 12 tàu ngầm hạt nhân - 2 SSN lớp Thương (Shang I) Type 093, 4 SSN lớp Thương II Type 093A và 6 SSBN lớp Tấn (Jin) Type 094. Hai trong số đó đang chờ đưa vào đưa vào trang bị vào cuối năm 2019. Được trang bị tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm CSS-N-14 (JL-2) (SLBM), bốn SSBN lớp Tấn đang hoạt động của HQTQ đại diện cho khả năng răn đe hạt nhân trên biển đáng tin cậy đầu tiên của Trung Quốc. Mỗi SSBN lớp Tấn có thể mang theo 12 SLBM JL-2. Năm 2019, những tên lửa này đã được trưng bày tại cuộc diễu hành kỷ niệm 70 năm thành lập nước CHND Trung Hoa, tiết lộ ít nhất 12 tên lửa JL-2 đã hoàn chỉnh và đang hoạt động. SSBN Type 096 thế hệ tiếp theo của Trung Quốc, có khả năng sẽ bắt đầu được chế tạo vào đầu những năm 2020, được cho là sẽ mang một loại SLBM mới. HQTQ dự kiến sẽ vận hành đồng thời các SSBN Type 094 và Type 096 và có thể có tối đa 8 SSBN vào năm 2030. Điều này sẽ phù hợp với chỉ thị năm 2018 của Chủ tịch Tập Cận Bình về lực lượng SSBN để đạt được “sự phát triển mạnh mẽ hơn”.

1625848401225.png

Tàu ngầm hạt nhân Type 093 - Shang I

1625848435069.png

Tàu ngầm hạt nhân Type 093B

1625848463586.png

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type - 94

1625848488290.png

Đồ họa tàu ngầm hạt nhân Type 96

Tới giữa những năm 2020, Trung Quốc đóng tàu ngầm tiến công hạt nhân mang tên lửa dẫn đường Type 093B. Biến thể lớp Thương mới này sẽ nâng cao khả năng tác chiến hải đối bờ của HQTQ và có thể cung cấp một lựa chọn tiến công mặt đất bí mật nếu được trang bị tên lửa hành trình tiến công mặt đất (LACM). HQTQ cũng đang cải thiện khả năng tác chiến chống ngầm của mình thông qua việc phát triển các tàu tác chiến mặt nước và máy bay nhiệm vụ đặc biệt, nhưng họ vẫn tiếp tục thiếu năng lực tác chiến chống ngầm nước sâu (ASW) mạnh.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tàu chiến mặt nước.
HQTQ vẫn tham gia vào một chương trình đóng tàu quy mô lớn cho lực lượng tác chiến mặt nước, đóng các tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường (CG) mới, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường (DDG) và tàu hộ tống (FFL). Những tàu này sẽ củng cố đáng kể khả năng phòng không, chống hạm và chống tàu ngầm của HQTQ và sẽ rất quan trọng khi HQTQ mở rộng hoạt động của mình ra ngoài phạm vi của các hệ thống phòng không trên bờ. Tháng 12/2019, Trung Quốc đã hạ thủy tàu tuần dương lớp Renhai thứ sáu (Type 055) và dự kiến đưa vào hoạt động chiếc đầu tiên của lớp này vào đầu năm 2020. Khi đi vào hoạt động, tàu Renhai sẽ mang theo một lượng vũ khí lớn bao gồm tên lửa hành trình chống hạm (ASCM), tên lửa đất đối không (SAMs), và vũ khí chống tàu ngầm cùng với LACM và tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM). Cuối năm 2019, Trung Quốc đã biên chế 23 tàu khu trục lớp Lữ Giang (Luyang) III - bao gồm 10 chiếc lớp Lữ Giang III cải tiến - với 13 trong số 23 tàu đang trong biên chế của HQTQ. Cả các tàu lớp Lữ Giang III tiêu chuẩn và Lữ Giang III cải tiến đều có hệ thống phóng thẳng đứng đa năng 64 ô có khả năng phóng tên lửa hành trình, SAM và tên lửa chống ngầm.
1626192887610.png


1626193330412.png

Tàu khu trục lớp Renhai (Type 055)

1626193054769.png


1626193096976.png

Tàu khu trục Luyang III (Type 052D)

Năm 2019, HQTQ đã đưa vào biên chế tàu frigát mang tên lửa dẫn đường lớp Giang Khải (Jiangkai) II thứ 30, có khả năng sẽ hoàn tất quá trình sản xuất để chuyển sang hoàn thiện một lớp tiếp theo. HQTQ đang tăng cường khả năng tác chiến ven biển, đặc biệt là đối với các hoạt động ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, với việc đóng mới tốc độ cao các tàu Cô-vét lớp Giang Đảo (Jiangdao) Type 056. Đến cuối năm 2019, hơn 42 chiếc Cô-vét lớp Jiangdao đã được đưa vào phục vụ trong kế hoạch đóng ít nhất 70 tàu. Các tàu Cô-vét mới nhất là biến thể tác chiến chống tàu ngầm (ASW) với một sonar mảng kéo theo. Trung Quốc cũng đã đóng 60 tàu tuần tra mang tên lửa dẫn đường catamaran xuyên sóng lớp Houbei (Type 022) cho các hoạt động ở “vùng biển gần” của Trung Quốc.


1626193456408.png


1626193532995.png

Tàu Frigate Jiangkai II (Type 054A)

1626193558956.png


1626193716834.png

Tàu chiến lớp Jiangdao (Type 056)

1626193798282.png


1626193828130.png

Tàu chiến lớp Houbei (Type 022)

HQTQ tiếp tục chú trọng khả năng tác chiến phòng không trong quá trình phát triển lực lượng của mình. Các tàu frigát và tàu Cô-vét của HQTQ, cũng như các máy bay chiến đấu cũ được hiện đại hóa, mang theo các biến thể ASCM YJ-83/ YJ- 83J (tầm bắn 97 hải lý, 180 km), trong khi các tàu chiến mặt nước mới hơn như tàu khu trục lớp Lữ Giang II được trang bị YJ- 62 (tầm bắn 215 hải lý, 400 km). Các tàu tàu khu trục lớp Lữ Giang III và các tàu tuần dương lớp Renhai sẽ được trang bị một biến thể ASCM mới nhất của Trung Quốc, YJ-18A (tầm bắn 290 hải lý, 537 km). Một số tàu khu trục hiện đại hóa đã được trang bị ASCM siêu vượt âm YJ-12A (tầm bắn 150 hải lý, 285 km). 8 trong số 12 tàu ngầm tiến công động cơ điêzen lớp Kilo của HQTQ được trang bị ASCM SS-N-27 do Nga chế tạo (tầm bắn 120 km, 222 km). Các SS lớp Tống, SSP lớp Nguyên và tàu ngầm tiến công chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Thương sẽ trang bị tên lửa YJ-18 phóng từ tàu ngầm mới nhất của HQTQ và các biến thể của nó, là một cải tiến so với ASCM SS-N-27.

1626193867415.png

Tổ hợp tên lửa YJ-83 trên tàu chiến lớp Type-052

1626193893353.png

Tên lửa chống tàu YJ-83

1626193917863.png

Tên lửa chống tàu YJ-62 (C-602)

1626193942999.png

Tên lửa YJ-12A

HQTQ nhận ra rằng các ASCM tầm xa yêu cầu khả năng chỉ thị mục tiêu ngoài đường chân trời (OTH) mạnh để phát huy hết tiềm năng của chúng. Để lấp đầy khoảng trống năng lực này, Trung Quốc đang đầu tư vào các hệ thống trinh sát, giám sát, chỉ huy, kiểm soát và thông tin liên lạc ở cấp chiến lược, chiến dịch và chiến thuật để cung cấp thông tin chỉ thị mục tiêu có độ trung thực cao cho các thiết bị phóng trên mặt nước và ngầm dưới nước.
Với việc HQTQ tiếp tục chuyển đổi thành một lực lượng đa nhiệm toàn cầu, việc bổ sung các khả năng tiến công trên bộ vào hàng loạt khả năng phòng không và đối đất hiện đại của lực lượng này là bước tiếp theo hợp lý. Trong những năm tới, HQTQ có thể sẽ trang bị LACM trên các tàu tuần dương và khu trục hạm mới hơn và các tàu ngầm tiến công hạt nhân Type 093B đang phát triển. HQTQ cũng có thể trang bị thêm cho các tàu chiến và tàu ngầm cũ hơn của mình khả năng tiến công mặt đất. Việc bổ sung khả năng tiến công mặt đất cho các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của HQTQ sẽ cung cấp cho Quân đội Trung Quốc các phương án tiến công tầm xa linh hoạt. Điều này sẽ cho phép Trung Quốc đặt các mục tiêu trên đất liền kể cả bên ngoài khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào vòng nguy hiểm.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tàu tác chiến đổ bộ.

Đầu tư của Trung Quốc vào các tàu tiến công đổ bộ chở theo máy bay trực thăng (LHA) cho thấy ý định tiếp tục phát triển khả năng tác chiến viễn chinh của Bắc Kinh. Năm 2019, Trung Quốc đã hạ thủy chiếc LHA lớp Yushen đầu tiên (Type 075) và chiếc LHA lớp Yushen thứ hai đang được đóng với thêm các tàu nữa dự kiến trong những năm 2020. Lớp Yushen là những tàu đổ bộ sàn lớn có khả năng hoạt động cao, sẽ cung cấp cho HQTQ khả năng viễn chinh toàn diện. Các tàu lớp Yushen có thể chở một số lượng lớn tàu đổ bộ, binh sĩ, xe bọc thép và máy bay trực thăng. Ngoài ra, HQTQ còn có 7 tàu đốc vận tải đổ bộ lớn (LPD) lớp Yuzhao (Type 071), với chiếc thứ 8 dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020. So với các tàu đổ bộ cũ, các LPD lớp Yuzhao và LHA lớp Yushen cung cấp cho Quân đội Trung Quốc năng lực vận tải, độ bền và tính linh hoạt cao hơn cho các hoạt động tầm xa của HQTQ, vốn đã giảm số lượng trong thập kỷ qua với các tàu lỗi thời được cho ngừng hoạt động. Các tàu Yushen và Yuzhao đều có thể mang theo một số xuồng đổ bộ đệm khí hạng trung lớp Yuyi mới và nhiều loại máy bay trực thăng, cũng như xe tăng, xe bọc thép và binh sĩ hải quân đánh bộ để triển khai tầm xa.

h1.jpg

h2.jpg

Tàu đổ bộ lớp Yushen (Type 075)

h3.png

h4.jpg

Tàu đổ bộ lớp Yuzhao (Type 071)


1626399139335.png

1626399341401.png

1626399280397.png

Tàu đổ bộ đệm khí lớp (Zubr) Bison đầu tiên (dự án 12322 của Liên Xô) được đóng tại Trung Quốc theo hồ sơ thiết kế mà Bắc Kinh mua được từ Ukraina

Tàu đổ bộ "Zubr" bắt đầu sản xuất tại Liên Xô vào cuối những năm 1980. Sử dụng đệm khí, tàu có thể đạt tốc độ trên biển đến 110 km/h. Tàu có thể mang tải trọng đến 150 tấn, gồm 3 xe tăng hoặc 10 xe thiết giáp bọc thép và 140 binh sĩ, hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh BMP hay 8 xe tăng PT-76. Nếu như chỉ chuyên chở lực lượng Hải quân đánh bộ, số lượng binh sĩ đến 500 người.
Tàu được trang bị hai bệ phóng tên lửa chống tàu Grad-M. Hai tổ hợp pháo tự động phòng không tầm gần AK-630 30 mm, cho phép có thể tiến hành các hoạt động tấn công các mục tiêu mặt nước và chống các tên lửa hành trình cận âm. Trung Quốc có thể sẽ thay thế bằng các hệ thống tên lửa chống tàu do quốc gia này sản xuất.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tàu sân bay

Tháng 12/2019, Trung Quốc đã đưa vào vận hành tàu sân bay nội địa đầu tiên - tàu Sơn Đông, hạ thủy vào năm 2017 và đã hoàn thành nhiều cuộc thử nghiệm trên biển trong năm 2018-2019. Tàu sân bay mới là phiên bản cải tiến của thiết kế tàu Liêu Ninh (tàu Kuznetsov của Liên Xô) và cũng sử dụng phương pháp cất cánh kiểu nhảy cầu cho các máy bay. Trung Quốc tiếp tục đóng tàu sân bay nội địa thứ hai vào năm 2019, sẽ lớn hơn và được trang bị hệ thống máy phóng. Thiết kế này sẽ cho phép nó hỗ trợ thêm máy bay chiến đấu, máy bay cảnh báo sớm cánh cố định và các máy bay có tốc độ nhanh hơn, do đó mở rộng phạm vi tiếp cận và hiệu quả của máy bay tiến công trên tàu sân bay. Tàu sân bay được chế tạo trong nước thứ hai của Trung Quốc dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024, với các tàu sân bay khác sẽ theo sau.

h1.jpg

h2.jpg

1626405207321.png

1626405235558.png

Tàu sân bay Liêu Ninh

h3.jpg

1626405342340.png

1626405367994.png

Tàu sân bay tự đóng Type-001
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tàu chi viện

HQTQ tiếp tục đóng một số lượng lớn các tàu chi viện và tiếp viện trên biển, bao gồm tàu thu thập thông tin tình báo (AGI), tàu giám sát đại dương (AGOS), tàu bổ sung hạm đội (AOR), tàu bệnh viện, tàu cứu hộ và tàu cứu hộ tàu ngầm, cùng nhiều loại tàu chuyên dụng khác. Ngoài ra, tàu phá băng địa cực đầu tiên được chế tạo trong nước của Trung Quốc, Xuelong 2, đã đi vào hoạt động vào năm 2019. Nó không do HQTQ vận hành mà thuộc biên chế của Viện Nghiên cứu Địa cực của Cục Quản lý Đại dương Quốc gia.

h4.png
1626405722140.png

Tàu thu thập thông tin tình báo Dongdiao

h5.jpg

Tàu giám sát đại dương North Sea Fleet (Type-99X)

h6.jpg

1626405950800.png

Tàu bổ sung hạm đội Type-901

h7.png

Tàu bệnh viện

h8.jpg

Tàu cứu hộ

h9.jpg

h10.jpg

Tàu cứu hộ tàu ngầm Bei Tuo 739


1626406115258.png

1626406155562.png

Tàu phá băng Xuelong 2
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Lực lượng Hải quân đánh bộ Trung Quốc

Là chi nhánh tác chiến trên bộ của HQTQ, Lực lượng Hải quân đánh bộ Trung Quốc (HQĐB) Trung Quốc tiếp tục hoàn thành việc mở rộng và tập trung vào các hoạt động viễn chinh. HQĐB Trung Quốc trước đây bao gồm 02 lữ đoàn (khoảng 10.000 quân nhân) và bị giới hạn về địa lý cũng như nhiệm vụ tiến công đổ bộ và bảo vệ các tiền đồn ở Biển Đông. Năm 2019, HQĐB Trung Quốc tiếp tục hoàn thiện cơ cấu lực lượng mở rộng gồm 8 lữ đoàn nhằm mục đích có thể mở rộng quy mô và cơ động, hiện đại hóa khả năng của lực lượng này cho các chiến dịch viễn chinh liên quân - bao gồm cả các chiến dịch ngoài Chuỗi đảo thứ nhất - và trở nên thành thạo hơn trong chiến tranh thông thường và phi chính quy. HQĐB Trung Quốc tiếp tục hướng tới việc trang bị đầy đủ cho 04 lữ đoàn cơ động mới được thành lập (ngoài 02 lữ đoàn đã có trước đây), 01 lữ đoàn tác chiến đặc biệt và 01 lữ đoàn hàng không (trực thăng). Nhìn chung, quá trình cải cách và hiện đại hóa của HQĐB Trung Quốc đã được chứng minh là chậm hơn so với mốc quan trọng dự kiến do QUTW đặt cho Quân đội Trung Quốc là “về cơ bản đạt được cơ giới hóa” vào cuối năm 2020 trước kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ vào năm 2021.

1626624401257.png


Các vai trò và nhiệm vụ của HQĐB Trung Quốc chủ yếu bao gồm bảo vệ các căn cứ của Quân đội Trung Quốc ở đại lục, Biển Đông và ở nước ngoài, tiến hành các chiến dịch đổ bộ để chiếm giữ và bảo vệ các bãi đá ngầm và đảo nhỏ cũng như tiến hành các hoạt động quân sự không phải chiến tranh (NWMA). Mặc dù HQĐB Trung Quốc có truyền thống tập trung vào nhiệm vụ tiến công và bảo vệ các đảo nhỏ ở Biển Đông, nhưng gần đây, trọng tâm của lực lượng này đã tăng lên bao gồm các chiến dịch viễn chinh vượt ra ngoài Chuỗi đảo thứ nhất. Các vai trò của HQĐB Trung Quốc trong khuôn khổ NWMA hỗ trợ các nỗ lực của Trung Quốc trong việc bảo vệ các lợi ích ở nước ngoài bao gồm tài nguyên, cơ sở hạ tầng và công dân ở nước ngoài.

1626624429318.png

1626624442087.png


HQĐB Trung Quốc duy trì sự hiện diện tại căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên của Trung Quốc ở Djibouti, nhằm mở rộng phạm vi quân sự và ảnh hưởng chiến lược của Bắc Kinh ở châu Phi và Trung Đông. Sự hiện diện của lực lượng này tại Djibouti cung cấp cho Trung Quốc khả năng hỗ trợ phản ứng quân sự đối với các trường hợp bất thường ảnh hưởng đến các khoản đầu tư và cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trong khu vực và khoảng 01 triệu công dân Trung Quốc ở châu Phi và 500.000 người ở Trung Đông. Sự hiện diện của HQĐB Trung Quốc tại Djibouti cũng đánh dấu sự tham gia của 01 đội hải quân đánh bộ vào lực lượng nhiệm vụ hộ tống hải quân tập trung vào chống cướp biển ở Vịnh Aden của HQTQ, nhằm hỗ trợ lợi ích thương mại của Trung Quốc. Ngoài ra, HQĐB Trung Quốc còn hỗ trợ chính sách ngoại giao quân sự của Trung Quốc. Ví dụ, lực lượng này đã huấn luyện với các lực lượng của Nga và Thái Lan và tham gia giao lưu với lực lượng của Mỹ và Ôxtrâylia.

1626624476739.png


1626624629504.png


1626624662110.png


1626624718406.png


1626624874968.png


1626625126268.png


1626625295432.png


1626624497976.png
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
KHÔNG QUÂN VÀ KHÔNG QUÂN HẢI QUÂN TRUNG QUỐC

Tham vọng siêu cường và hành động của Trung Quốc đã được (thúc đẩy bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục và hiện đại hóa quân sự. Nhu cầu duy trì nền kinh tế và dòng chảy năng lượng khiến Biển Đông và Biển Hoa Đông trở nên quan trọng đối với Bắc Kinh. Những rủi ro của nước này cũng nằm trên biển. Để thống trị không phận trên biển, giới lãnh đạo Trung Quốc đã biến Lực lượng Không quân của mình thành một công cụ sức mạnh chiến lược, để bảo vệ các huyết mạch kinh tế, các lợi ích địa chính trị và quyền thống trị trong khu vực. Một phân tích về sự thay đổi của Không quân Trung Quốc và học thuyết triển khai lực lượng này giúp hiểu rõ về cách Bắc Kinh đã phát huy sức mạnh không quân để tăng cường hơn nữa các lợi ích chiến lược của mình.

1626779764411.png


Chiến lược ‘trỗi dậy hòa bình’ của ông Hồ Cẩm Đào nhằm xoa dịu những lo ngại của Hệ thống quốc tế liên quan đến các học thuyết về mối đe dọa Trung Quốc, có thể đã không còn được áp dụng. Như phân tích của Zheng Bijan trên tờ Foreign Policy về tuyên bố chính sách gần như chính thức của năm 2005, thì Trung Quốc hiện đang tìm cách 'vượt qua những cách thức truyền thống để các cường quốc trỗi dậy' và đang tìm kiếm một 'trật tự thế giới địa chính trị và kinh tế mới', gần với sự thật hơn. Cho dù đó là nhằm lấy lại vinh quang của nền văn minh đã mất, hay nhằm đạt được vị thế siêu cường như Mỹ, hay chỉ đơn giản là một mục tiêu đầy khát vọng nhằm cải thiện đời sống nhân dân thông qua tăng trưởng kinh tế - thì mục tiêu chiến lược quốc gia của Trung Quốc vẫn còn mơ hồ cho đến gần đây. Sự chuyển đổi dần dần của Bắc Kinh thành một cường quốc mạnh là kết quả của một chiến lược táo bạo hơn, hiếu chiến hơn và được tổ chức tốt. Một loạt các hành động quân sự công khai thù địch của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Đông, và cuộc đụng độ đẫm máu với Quân đội Ấn Độ tại Thung lũng Galwan ở Ladakh, đặc biệt là khi thế giới đang quay cuồng với đại dịch COVID-19, đã nêu bật điều này. Bất chấp sự hoài nghi từ nhiều nơi, Trung Quốc đã tỏ ra kiên quyết trong việc xử lý nhiều vấn đề một cách đồng nhất. Những vấn này bao gồm - thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, công nghệ và quân sự, làm giảm cơn khát dường như vô độ đối với năng lượng và kim loại đất hiếm, đối mặt với những thách thức nội tại và thúc đẩy Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Mặc dù sự thành công của phương pháp tiếp cận lấy lợi ích quốc gia ‘lấy Trung Quốc làm trọng tâm’ này đã được thảo luận và tranh cãi rộng rãi, nhưng sự phát triển và gia tăng sức mạnh quân sự của nước này là một vấn đề được toàn thế giới quan tâm. Sự gia tăng đáng kể và nhanh chóng về sức mạnh quân sự của Bắc Kinh, cùng với sự hỗ trợ kinh tế 'không được đặt câu hỏi', đã cho phép Trung Quốc áp dụng một động lực ngoại giao khu vực mang tính cưỡng bức công khai bằng cách sử dụng quân đội của mình để cố gắng mở rộng lãnh thổ.
1626779804730.png


Các nỗ lực tiếp cận toàn cầu của Trung Quốc bắt đầu bằng cách sử dụng Hải quân Trung Quốc (HQTQ) để triển khai chống cướp biển ngoài khơi Sừng châu Phi từ cuối năm 2008, một sáng kiến đã được duy trì kể từ đó, với sứ mệnh thứ 32 của lực lượng này đến Vịnh Aden vào tháng 4/2019. Vào tháng 8/2017, Trung Quốc đã thành lập một căn cứ hải quân tại Djibouti, chính thức thiết lập một cơ sở hỗ trợ hậu cần, biện minh rằng đây là điều cần thiết cho các cam kết của họ đối với các chiến dịch chống cướp biển thông thường, gìn giữ hòa bình, bảo vệ tài sản ngày càng tăng ở nước ngoài và sơ tán công dân Trung Quốc trong các tình huống khủng hoảng. Dù Quân đội Trung Quốc đã thực hiện cuộc di tản quy mô lớn đầu tiên cho công dân của mình khỏi Libya vào năm 2011, nhưng việc triển khai của lực lượng này đã bị giới hạn trong phạm vi bảo vệ đại lục Trung Quốc.

1626779836409.png


Mặt khác, Lực lượng Không quân Trung Quốc (KQTQ) đã âm thầm nổi lên như một công cụ sức mạnh quốc gia kể từ ngày 23/11/2013, khi Bộ Quốc phòng (BQP) Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) đầu tiên của mình ở Biển Hoa Đông (ECS).
1626779865327.png


Trong khi sự trỗi dậy của Lục quân và Hải quân Trung Quốc đã là trọng tâm của cộng đồng chiến lược quốc tế trong hơn một thập kỷ qua, thì Không quân Trung Quốc lại đang có vai trò ngày càng lớn hơn như một công cụ chiến lược của sức mạnh quân sự.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Quỹ đạo phát triển của Không quân Trung Quốc

Vai trò và hiệu suất rõ ràng của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu và những thành công của lực lượng không quân trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, là những thời điểm quan trọng đối với giới lãnh đạo Trung Quốc. Chúng đã tạo ra động lực thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và chuyển đổi quân đội Trung Quốc, trong các khái niệm tổ chức, công nghệ và chiến đấu. Sau đó, những điều chỉnh này đã dẫn đến những thay đổi rộng rãi trong học thuyết và huấn luyện. Quỹ đạo ấn tượng trong sự phát triển năng lực quân sự của Trung Quốc đã được hỗ trợ bởi sự gia tăng liên tục nguồn ngân sách quốc phòng kể từ năm 2009. Điều này cho phép KQTQ tổ chức lại và hiện đại hóa, dựa trên học thuyết đương thời của Trung Quốc và các bài học về sức mạnh không quân trong Chiến tranh vùng Vịnh. Không quân Trung Quốc đã đạt được tiến bộ ấn tượng không kém trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng, từ vũ khí dẫn đường chính xác và tên lửa, đến máy bay chiến đấu. Rõ ràng đã có sự tập trung vào việc hiện đại hóa phi đội máy bay chiến đấu của mình từ các nền tảng kế thừa trụ cột từ thời Liên Xô, hướng tới một lực lượng có tỷ lệ lớn hơn các máy bay thế hệ thứ 4+. Điều này chủ yếu là để chống lại mối đe dọa trên không từ Đội tiến công tàu sân bay của Mỹ (CSG) trong khu vực và thực hiện quyền kiểm soát đối với các vùng không phận và hải phận mà họ quan tâm. Do đó, đã có một cam kết bền vững hướng tới sự tự cường trong lĩnh vực công nghiệp hàng không quân sự, và lĩnh vực này đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ.

1626799190625.png


1626799295170.png

Các căn cứ không quân của TQ

1626799325391.png


Tất cả những điều chỉnh trên đã được hỗ trợ bởi chi tiêu quốc phòng ngày càng tăng trong những năm qua, điều này đã khiến Trung Quốc trở thành nước chi tiêu quân sự cao thứ hai thế giới sau Mỹ. Ngân sách quân sự chính thức đưa ra một bức tranh không đầy đủ, vì chính phủ Trung Quốc đã không nhất quán trong thông tin về chi tiêu quốc phòng. Năm 2019, Trung Quốc thông báo ngân sách quốc phòng chính thức chỉ dưới 178 tỷ USD, trong khi Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) ước tính là 261 tỷ USD. Căn cứ vào các số liệu chi tiêu quốc phòng chính thức, và dựa trên các dự báo tăng trưởng và dữ liệu kinh tế hiện có, Trung Quốc có thể tiếp tục tăng chi tiêu quốc phòng trong ít nhất 5 đến 10 năm tới.
1626799354376.png


KQTQ là Lực lượng Không quân lớn thứ ba thế giới với hơn 2.000 máy bay chiến đấu. Dù lực lượng này đang nhanh chóng trang bị các máy bay thế hệ thứ năm mới hơn và có sức mạnh hơn nhiều như máy bay tàng hình Chengdu J-20, vừa được đưa vào hoạt động và Shenyang J-31 hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng Trung Quốc vẫn nhập khẩu 02 phi đội Sukhoi Su-35S Flanker-E rất mạnh của Nga. Ngày nay, kho máy bay chiến đấu hiện tại của KQTQ bao gồm thêm 03 phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu hiện có lên thông số kỹ thuật thế hệ thứ tư, như J-10 / J-11D và J-l6, được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không, ra đa quét điện tử tiên tiến (AESA ), năng lực cảnh báo sớm (EW) và đối phó điện tử (ECM), và được tích hợp để mang vũ khí không đối không và không đối đất hiện đại. Các máy bay thế hệ thứ năm J-20 và J-31 tích hợp các tính năng tàng hình với mức phát xạ thấp, cảm biến điện quang 'im lặng', có thể mang vũ khí bên trong và khả năng bay với tốc độ trên Mach 1 mà không cần sử dụng động cơ tăng tốc hoặc khả năng siêu hành trình.

1626799422176.png

1626799432651.png

J-20

1626799489094.png

1626799505575.png

J-31/FC-31

1626799528861.png

1626799541491.png

Su-35S

1626799561509.png

1626799579202.png

J-10A/C/D
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Quan trọng nhất, chúng được kích hoạt công nghệ tác chiến lấy mạng làm trung tâm, sẽ có khả năng tác chiến không đối không và khả năng tiến công tầm xa mạnh mẽ trong tác chiến từ các thiết bị cảm biến tới xạ thủ. Điều đáng chú ý là 60% sức mạnh máy bay chiến đấu hiện tại của KQTQ đã là thế hệ thứ tư trở lên. Trong số này, 58% có khả năng tiến công và 42% là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không. KQTQ đang tăng đều đặn kho máy bay chiến đấu có khả năng thực hiện các nhiệm vụ tiến công tầm xa trong thời gian dài, trong mọi điều kiện thời tiết với sức mạnh tác chiến duy trì lâu. Trên thực tế, kho vũ khí của KQTQ đang thích ứng với các sứ mệnh tương lai mà họ xác định. Đó là sự kết hợp của sứ mệnh Đài Loan, các lợi ích trên Biển Hoa Đông, Biển Đông và trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng lớn hơn, và cả ở Khu tự trị Tây Tạng (TAR).

1627034598450.png

1627034615491.png

J-11

1627034652014.png

1627034667639.png

J-16

Cùng với máy bay chiến đấu, nhiều loại vũ khí chuyên dụng và chính xác đã được ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc phát triển trong những năm gần đây. Nó có khả năng tiến công đáng kể, kết hợp với vũ khí chính xác tầm xa. Các phương tiện bay không người lái (UAV) được sản xuất trong nước đã trở thành một lĩnh vực được chú trọng và thành tựu đặc biệt của ngành hàng không. Trung Quốc thấy một tương lai rộng mở của UAV, trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự. Các UAV tiến công tàng hình GJ-11 và UAV trinh sát siêu thanh WZ-8 đều được công bố tại lễ duyệt binh mừng Quốc khánh năm 2019. Phi đội UAV ngày càng hiện đại sẽ không chỉ đóng góp vào các vai trò tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) mà còn cả khả năng mang và phóng các loại vũ khí tiến công tầm xa.

1627034729505.png

1627034745520.png

Máy bay không người lái GJ-11

1627034793561.png

1627034830996.png

Máy bay không người lái WZ-8

KQTQ đã nâng cấp máy bay ném bom huyền thoại H-6 thành phiên bản H-6K với số lượng lớn, tích hợp cho nó các loại vũ khí tiến công tầm xa và động cơ tuabin cánh quạt D-30KP hiệu quả hơn của Nga. Giờ đây, các máy bay H-6N với khả năng tiếp dầu trên không tầm xa còn có thể mang theo 10 tên lửa hành trình tiến công mặt đất và phiên bản CJ-20 mang vũ khí hạt nhân, và có tầm bay hơn 2.000 km. Nhờ đó, KQTQ hiện nay có khả năng tiến công chính xác tầm xa, có thể tiến công các mục tiêu của Mỹ ở đảo Guam. Ngoài ra, lực lượng này còn đang tìm cách để mở rộng tầm với chiến lược với việc phát triển máy bay ném bom tàng hình H-20 có khả năng mang hạt nhân. Năm 2016, cựu Tư lệnh KQTQ, Thượng tướng Mã Hiểu Thiên (Ma Xiaotian) đã công khai nói về chương trình máy bay H-20. Loại máy bay này dự kiến sẽ được biên chế trong khoảng năm 2025. Đây chắc chắn là yếu tố làm thay đổi cuộc chơi trong cấu trúc an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, vì nó giúp cải thiện năng lực của KQTQ trong việc bảo vệ các lợi ích của Bắc Kinh kéo dài cho tới Chuỗi đảo thứ hai. Do sự cần thiết phải bảo vệ các khu vực lợi ích của mình trên một khu vực rộng tính từ lục địa, Trung Quốc hi vọng rằng các đảo nhân tạo và hạm đội tàu sân bay ngày một nhiều của mình sẽ giúp kiểm soát tốt hơn những khu vực này.

1627034870135.png

1627034887081.png

Máy bay ném bom chiến lược H-6/Tu-14

1627034964557.png

1627034976342.png

H-6J

1627035006143.png

1627035019551.png

H6-G

1627035043630.png

1627035054939.png

H-6K

1627035080140.png

1627035091044.png

H-6N

1627035126715.png

1627035138323.png

Tên lửa hành trình CJ-20

Để phục vụ cho khu vực hoạt động ngày càng mở rộng, Trung Quốc sử dụng máy bay H-6U đã được cải tiến và một số lượng nhỏ IL-78 cho các hoạt động tiếp nhiên liệu trên không. KQTQ cũng đang tích hợp các máy bay chỉ huy và cảnh báo đường không sớm (AWACS) - chẳng hạn như KJ- 3000, KJ-2000 và KJ-500, qua đó nâng cao khả năng phát hiện, theo dõi và chỉ thị mục tiêu các mối đe dọa, trong các điều kiện thời tiết khác nhau. KQTQ cũng đang mở rộng phạm vi hoạt động của mạng lưới Hệ thống phòng không tích hợp (IADS) ra bên ngoài, để có có phạm vi kiểm soát phòng không (AD) lớn hơn.

1627035183916.png

1627035195321.png

H-6U
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
1627183866679.png

1627183880166.png

Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000

1627183945763.png

1627183965102.png

KJ-3000 (trên khung thân của Y-20)

1627183992134.png

1627184005151.png

KJ-500

Lực lượng phòng không của KQTQ có có một trong những lực lượng tên lửa đất đối không (SAM) tầm xa tiên tiến nhất và nhiều nhất trên thế giới, bao gồm sự kết hợp của các tiểu đoàn SA-20 (S-300 PMU1/2) do Nga sản xuất và các tiểu đoàn CSA-9 sản xuất trong nước. Trung Quốc cũng đã nhận được hệ thống đầu tiên trong số 6 hệ thống SAM S400 / Triumf cực kỳ uy lực của Nga, là sản phẩm tiếp theo của SA-20 và CSA-9, để cải thiện phòng không tầm xa chiến lược. Trung Quốc này đã tiến hành bắn thử S400 vào tháng 12/2018. Để củng cố khả năng phòng không hơn nữa, Trung Quốc cũng đang phát triển Hệ thống SAM HQ-19 bản địa, với khả năng phòng thủ tên lửa đường đạn (BMD).

1627184051066.png

1627184070920.png

Tổ hợp TLPK HQ-6

1627184109136.png

1627184157256.png

HQ-7

1627184183446.png

1627184198787.png

HQ-9 (SA-20/S-300)

1627184222085.png

HQ-9B

1627184257076.png

1627184273195.png

HQ-12/KS-1

1627184298105.png

HQ-16/SA-11
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
1627437397293.png

1627437410426.png

Hệ thống TLPK HQ-16 VLS

1627437436181.png

1627437447861.png

Hệ thống TLPK HQ-17

1627437473095.png

1627437489314.png

Hệ thống TLPK HQ-19

1627437509501.png

1627437524253.png

Hệ thống TLPK HQ-22

1627437547489.png

Hệ thống TLPK FD-2000/FT-2000

1627437572292.png

1627437591649.png

1627437613398.png

Hệ thống TLPK S-300 PMU/PMU1/PMU2

1627437637741.png

1627437650818.png

Hệ thống TLPK S-400
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top