[Funland] Sở hữu bằng lái ôtô ngày càng đắt và khó hơn

hoaandong

Xe tải
Biển số
OF-813444
Ngày cấp bằng
31/5/22
Số km
433
Động cơ
1,880 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
Số 7 Ngách 2 Ngõ 102 Nguyễn Đổng Chi - Hà Nội
Website
AndongLTD.com
Sau nhiều quy định siết chặt, việc học và thi bằng lái ôtô đã có thêm nội dung và được giám sát chặt chẽ hơn. Nhiều ý kiến cho rằng sở hữu bằng lái xe lúc này khó nhưng xứng đáng

Nhiều người đánh giá việc học và thi bằng lái ôtô đã khó hơn trước khá nhiều. Ảnh: Ngọc Tân.
Sau hàng loạt thay đổi liên quan đến công tác đào tạo và thi sát hạch cấp bằng lái xe cơ giới, việc học và thi bằng lái ôtô được đánh giá là khó khăn hơn khá nhiều.
Ngày càng khó lấy bằng lái ôtô
Trước đó từ ngày 15/6/2022, các địa phương trên cả nước đã bắt đầu áp dụng đào tạo và đưa vào nội dung thi sát hạch một nội dung hoàn toàn mới mang tên 120 tình huống mô phỏng giao thông.
Cụ thể, học viên sẽ được tiếp cận phần mềm mô phỏng lại 120 tình huống từ các vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Khi phát hiện tình huống nguy hiểm, học viên sẽ bấm phím cách (phím Space) trên bàn phím để phần mềm đánh giá trên thang điểm 5.
Khi được đưa vào chương trình học và thi sát hạch, nội dung này được kỳ vọng sẽ giúp học viên nhận biết nguy cơ tiềm ẩn trong từng tình huống, đồng thời xây dựng ý thức phản xạ khi tham gia giao thông trên đường.
Như vậy kể từ thời điểm nói trên, người dự thi sát hạch bằng lái ôtô phải trải qua đến 4 phần thi bao gồm trắc nghiệm lý thuyết, thi mô phỏng trên máy tính, thi thực hành lái xe trong sa hình và thi lái xe trên đường thay vì chỉ 3 như trước

hoc lai xe anh 1
Việc học và thi lấy bằng lái ôtô được đánh giá đã khó hơn thời gian trước. Ảnh: Phúc Hậu.
Bên cạnh đó, việc học thực hành trên xe tập lái có gắn thiết bị giám sát thời gian và hành trình (DAT) cũng được bắt buộc triển khai cùng thời điểm nói trên tại các cơ sở đào tạo.
Theo quy định hiện hành, học viên hạng bằng lái xe B1 số tự động phải hoàn thành 24 giờ lái xe thực tế với quãng đường 710 km trên xe tập lái có gắn thiết bị DAT. Trong khi đó ở hạng bằng B2 và B1 số sàn, con số này sẽ là 40 giờ và 810 km đường thực tế.
Nhiều ý kiến cho rằng việc bổ sung các nội dung nói trên đã khiến độ khó trong quá trình học và thi lấy bằng lái ôtô gia tăng đáng kể.
“Khi ôn luyện tình huống mô phỏng, tôi dựa hoàn toàn vào khả năng ghi nhớ theo các ‘mẹo’ được giáo viên chỉ dạy. Nếu sử dụng tư duy theo tình hình thực tế, một số tình huống lại cho ra đáp án sai”, anh Khắc Minh (quận 7, TP.HCM) nhớ lại quá trình học bằng lái ôtô của mình.
Theo anh Khắc Minh, việc học và ôn luyện 120 tình huống mô phỏng giao thông tuy về cơ bản có thể mang lại cho học viên khả năng định hình những biến số có thể xảy ra khi tham gia giao thông, nhưng nhìn chung không có lợi ích thực tiễn.
“Ví dụ ở tình huống số 104, các hình ảnh cho thấy lái xe đã say rượu khi đang cầm vô lăng. Tuy nhiên, học viên phải kiên nhẫn đợi đến khi đèn giao thông tại giao lộ chuyển sang màu đỏ mới được bấm phím Space là không hợp lý”, anh Khắc Minh chia sẻ.
Chị Hoàng Anh (quận 10, TP.HCM) thì cho biết đã phải khá vất vả mới hoàn thành xong quãng đường hàng trăm km thực hành đường trường với thiết bị DAT.
“Công việc văn phòng và gia đình khiến tôi chỉ có thể dành ít thời gian mỗi tuần cho thực hành lái xe. Việc theo đuổi hết 810 km đường trường cùng thiết bị DAT đã gây ra không ít khó khăn về sức khỏe cho tôi. Thật may vì cuối cùng tôi cũng vượt qua thành công và đỗ kỳ thi sát hạch”, chị Hoàng Anh chia sẻ.
Bên cạnh 2 nội dung đã nêu, quy trình dạy học lái ôtô còn bổ sung thêm phần thực hành trên cabin mô phỏng vốn đã được chính thức áp dụng tại các cơ sở đào tạo từ đầu năm 2023.
Khó nhưng xứng đáng
Nhận định về chương trình đào tạo và thi cấp bằng lái ôtô hiện nay, anh Hoàng Tuấn – giáo viên dạy lái xe tại TP.HCM – nhận định việc sở hữu một tấm bằng lái ôtô ở thời điểm hiện tại đã khó hơn trước rất nhiều.
“Quy trình hiện nay bắt buộc học viên phải học thật và thi thật mới mong sở hữu một tấm bằng lái ôtô. Đội ngũ giáo viên cũng phải chú tâm dạy đàng hoàng để đảm bảo yêu cầu của chương trình đào tạo”, anh Hoàng Tuấn chia sẻ ý kiến.
Dẫu vậy, anh Hoàng Tuấn khẳng định việc siết chặt công tác đào tạo và thi sát hạch cấp bằng lái ôtô là động thái cần thiết nhằm nâng cao chất lượng đầu ra cho học viên.
“Trước đây có không ít trường hợp dù đã được cấp bằng nhưng vẫn chưa đủ tự tin cầm lái. Tình trạng này xuất hiện tại số ít cơ sở chỉ chăm chăm vào dạy sao cho học viên vượt qua kỳ thi sát hạch, chứ không phải tập trung đào tạo học viên biết cách lái xe thật sự”, anh Hoàng Tuấn kể lại.

hoc lai xe anh 2
Việc học thật, thi thật được cho là sẽ giúp học viên có đủ bản lĩnh và tự tin để cầm lái sau khi có bằng. Ảnh minh họa: Toàn Thiện.
Đồng tình với quan điểm trên, anh Đức Vương (Tân Phú, TP.HCM) cho biết mình từng trải qua giai đoạn khó khăn để làm quen với việc cầm lái ôtô trên đường dẫu đã đạt kết quả tương đối tốt trong kỳ thi sát hạch.
“Khi học bằng lái ôtô cách đây nhiều năm, tôi chỉ được điều khiển xe trên đường từ nơi hẹn với giáo viên đến điểm tập luyện sa hình. Do vậy sau khi sở hữu bằng lái, tôi phải mất rất nhiều thời gian để làm quen. Thậm chí, tôi từng gây ra sự cố va quẹt nhỏ trong giai đoạn đầu cầm lái vì kỹ năng xử lý trên đường phố chưa thật sự tốt”, anh Đức Vương nhớ lại.
Về phần mình, chị Hoàng Anh cũng thừa nhận quá trình thực hành đường trường đã giúp gia tăng mức độ tự tin và khả năng phán đoán tình huống của bản thân.
“Tôi không cảm thấy sợ hãi khi ngồi vào xe và hiện tại đã có thể tự tin cầm lái ở bất kỳ điều kiện giao thông nào”, chị Hoàng Anh tự hào cho biết.
Do đó, trên quan điểm của mình, anh Đức Vương và chị Hoàng Anh đều tin rằng việc bắt buộc học viên thực hành đường trường dưới giám sát của thiết bị DAT là cần thiết và hữu ích.
Bên cạnh đó, anh Hoàng Tuấn bổ sung ý kiến cho rằng việc học viên được thực hành trên cabin mô phỏng sẽ giúp ích khá nhiều trước khi đặt chân lên xe và thực hành đường trường với thiết bị DAT.
“Thiết bị mô phỏng sẽ giúp học viên làm quen với ghế, vô lăng, chân ga, chân phanh, cần số cũng như góc nhìn của người lái xe ngoài thực địa. Điều này là cần thiết vì sẽ giúp rút ngắn quy trình làm quen xe, hỗ trợ cả thầy lẫn trò sớm bắt đầu quá trình thực hành đường trường”, anh Hoàng Tuấn chia sẻ.
Học phí tăng cao nhưng hợp lý
Theo khảo sát của Zing, chi phí học bằng lái ôtô tại khu vực TP.HCM đã vượt qua mốc 20 triệu đồng.
Với nhiều người, mức học phí này khá cao so với chỉ 6-7 triệu đồng của vài năm trước. Tuy nhiên, đa phần ý kiến đồng tình với mức học phí này bởi quy trình đào tạo lái xe hiện nay đã chặt chẽ và thực chất hơn, giúp các học viên có thể tự tin cầm lái sau khi nhận bằng.
Trò chuyện với Zing, anh Thanh Phúc (Nhà Bè, TP.HCM) cho biết nhờ quá trình thực hành đường trường trong lúc học lái xe, anh đã có thể cầm lái ôtô đưa cả gia đình đi chơi dịp Tết vừa rồi mà không gặp khó khăn nào.
“Nhiều giờ thực hành trên đường đã giúp tôi tích lũy nhiều kinh nghiệm lái xe. Giáo viên cũng hỗ trợ tối đa để giới thiệu cho tôi gần như tất cả kịch bản có thể xảy ra khi điều khiển ôtô trên đường. Do vậy dù phải bỏ ra khoản tiền lớn cùng khá nhiều thời gian để học lái xe, tôi vẫn cảm thấy rất xứng đáng”, anh Thanh Phúc chia sẻ.
Trên góc độ giáo viên, anh Hoàng Tuấn cho biết dù phải mất nhiều thời gian hơn cho từng học viên, anh cảm thấy xứng đáng vì sau mỗi khóa đào tạo đều nhận về những phản hồi khá tích cực.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,424
Động cơ
82,673 Mã lực
Xiết chặt là tốt vì khi đó người lái xe họ sẽ có kỹ năng tốt hơn khi tham gia giao thông. Nhưng nó vẫn phụ thuộc nhiều vào những thằng thầy dạy lái. Nhiều thằng nó chỉ dậy cho học viên có bằng thôi còn nó mặc kệ; khi mua xe không lái tốt thì lại qua nó để nó phụ đạo tay lái và lại có thêm việc. Còn biết bạn nào rất nôn nóng trong việc lấy bằng vì nhà đã có xe, đang tìm được việc lái xe, ... thì thằng thầy có nhiệm vụ là cứ từ từ mới cho mày thi còn thi nhanh thì đưa tiền để được thi sớm, ... Mọi thứ có bài hết rồi!
 
Chỉnh sửa cuối:

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
28,960
Động cơ
516,040 Mã lực
cũng đúng thôi, chứ dễ dãi rẻ mạt như xưa thì chả có cái nghề éo nào đc đào tạo nhanh, nhiều, rẻ và bát nháo như cái nghề lái xe cả.
mịe, năm xưa em đi lấy cái gplx mất đâu 1.7 củ, chả đứa nào dạy cho bữa nào, lái ra ngoài đường đc 1 lần chạy con Uoat từ hn lên Hòa Bình uống diệu với thằng dạy lại dồi về, nóng chết mẹ, thế là xong:))
 

Yaris_2009

Xe tăng
Biển số
OF-80287
Ngày cấp bằng
15/12/10
Số km
1,917
Động cơ
592,561 Mã lực
Tuổi
40
Em đi xe số sàn, vòng tua không bao giờ vượt quá 2000 vòng/phút, nên em cam đoan em ko bao giờ bị trở thành xe điên.
 

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,154
Động cơ
126,876 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em đi xe số sàn, vòng tua không bao giờ vượt quá 2000 vòng/phút, nên em cam đoan em ko bao giờ bị trở thành xe điên.
máy dầu tua 2000 là cũng hơi điên rồi đấy cụ :D. em fun tí cơ mà xeđiên chủ yếu nhầm chân ga-phanh thôi cụ
 

pooka

Xe container
Biển số
OF-207662
Ngày cấp bằng
26/8/13
Số km
6,904
Động cơ
1,966,640 Mã lực
Thời 10 năm trở về trước các thầy nhận mấy chục học viên một lúc nên chia tua ra chỉ dạy để thi sa hình cho qua. Còn bảo thẳng với học viên là để đi đường thì phải bổ túc tay lái thêm sau khi thi lấy bằng.
Em ủng hộ học và thi nghiêm túc để thi xong thì có thể tự tin lái ra đường.
 

BDS68

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-7171
Ngày cấp bằng
17/7/07
Số km
26,686
Động cơ
5,183,082 Mã lực
Em đi xe số sàn, vòng tua không bao giờ vượt quá 2000 vòng/phút, nên em cam đoan em ko bao giờ bị trở thành xe điên.
Em ít để ý đến cái vòng tua này lắm, nhưng có hôm thấy đang từ 1600-1800 nhoằng cái thấy nó lên 3200. Nói chung lên xuông rất thất thường :))
 
Biển số
OF-451479
Ngày cấp bằng
8/9/16
Số km
1,700
Động cơ
210,887 Mã lực
Xưa dễ quá bị chê, giờ khó cũng bị phê bình sao :D
 

Yaris_2009

Xe tăng
Biển số
OF-80287
Ngày cấp bằng
15/12/10
Số km
1,917
Động cơ
592,561 Mã lực
Tuổi
40
máy dầu tua 2000 là cũng hơi điên rồi đấy cụ :D. em fun tí cơ mà xeđiên chủ yếu nhầm chân ga-phanh thôi cụ
Thì xe số sàn nó có cả cái chân côn nữa, nhầm chân ga/phanh mà chân côn ko động đậy thì ko vào số được để mà điên, máy nó rồ lên chứ nó ko có di chuyển. Tương tự với trường hợp đã vào số, ví dụ xe số tự động nhầm chân ga-phanh là xe nó rồ cmn lên, còn xe số sàn mà nhầm chân ga-phanh thì theo phản xạ người lại cũng đạp luôn cả chân côn nữa nên xe nó ko bị phóng vù đi mà máy nó chỉ gầm lên thôi. Cho nên xe điên 100% là xe số tự động mà.

Em ko có ý định reply các cụ nào quote em đâu, mọi thứ em có giải thích rõ, ai đi nhiều sẽ hiểu, và về việc tai nạn xe điên do xe sdt hay số sàn nó có thống kê lù lù ra đó trên google, em làm biếng phản bác, cám ơn các cụ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Xehoa2022

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-806072
Ngày cấp bằng
1/3/22
Số km
1,943
Động cơ
1,570,492 Mã lực
Ô, hóa ra trước giờ cấp bằng zởm à các cụ :D
 

vneseman

Xe lăn
Biển số
OF-142852
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
10,824
Động cơ
1,035,891 Mã lực
Em ủng hộ làm chặt nhưng mong hơn là đừng có những cái lỗ nho nhỏ để con voi chui qua được thì lại tốn thêm tiền của thí sinh.
 

thanhvd

Xe tăng
Biển số
OF-8043
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
1,233
Động cơ
529,386 Mã lực
Ước gì quy định này ra trước khi vợ mình lấy bằng!
 

mrdaubac

Xe điện
Biển số
OF-459647
Ngày cấp bằng
7/10/16
Số km
2,270
Động cơ
227,320 Mã lực
Tuổi
54
Cái gì cũng vậy, khó lúc đầu thôi, sau vào guồng rồi thì lại vũ như cẩn...công nghệ 4.0 nhưng con người vẫn 0.4 nên vài thế hệ nữa thì may ra mới khá khẩm lên được.
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,179
Động cơ
503,540 Mã lực
máy dầu tua 2000 là cũng hơi điên rồi đấy cụ :D. em fun tí cơ mà xeđiên chủ yếu nhầm chân ga-phanh thôi cụ
em cũng chạy máy dầu số sàn, hôm CN toàn tua trên 3000 nhất là khi xuống dốc cả chục km 18% đoạn Pù Luông. Cụ trên chưa bao giờ lên 2000 thì chỉ là chạy đường bằng thôi
 

Leean

Xe tăng
Biển số
OF-192431
Ngày cấp bằng
3/5/13
Số km
1,938
Động cơ
490,690 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Thì xe số sàn nó có cả cái chân côn nữa, nhầm chân ga/phanh mà chân côn ko động đậy thì ko vào số được để mà điên, máy nó rồ lên chứ nó ko có di chuyển. Cho nên xe điên 100% là xe số tự động mà.
Đã không vào số, xe đứng yên thì điên cái gì ????

Nếu số sàn mà "xe điên" thì vẫn được, giả sử cụ chạy con máy 2,4 như BMW bi-turbo số sàn chẳng hạn (ở nước ngoài, châu Âu bó vẫn thích dòng này khá nhiều, VN cũng nhập về nhiều con dòng này), đang ở số 3, rpm khoảng 1600-1800 ( nhiều xe thể thao được căn lại vòng tua lớn để không trễ ga khi rev-match, hoặc heel-toe-rev match, nhằm thoát cua và tăng tốc trong 1 giây) một đứa nó cắt đầu cụ để sang đường, hoảng quá cụ đạp nhầm chân ga , khẳng định với cụ luôn là nó vẫn 'xe điên' như thường, còn mấy con 1.5 -1.8 xe ở VN thì không nói làm gì, ví dụ như con VIOS thần thánh, nó quá lag chân ga và khó trở thành xe điên được. muốn không trễ thì chỉ đi remap lại

Còn về nguyên tắc , xe điên nó xảy ra với cả số sàn và số tự động, ông nào vẫn bảo là không thể xảy ra được thì chỉ là chạy số sàn không tới mà thôi, muốn demo thì không khó
 
Chỉnh sửa cuối:

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,154
Động cơ
126,876 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
em cũng chạy máy dầu số sàn, hôm CN toàn tua trên 3000 nhất là khi xuống dốc cả chục km 18% đoạn Pù Luông. Cụ trên chưa bao giờ lên 2000 thì chỉ là chạy đường bằng thôi
Cụ xuống dốc về số 1 để phanh đc thì tua máy lên cao cũng hợp lý. chứ số cao nhất mà tua máy 3000 thì tốc độ xe phải trên 120km/h rồi. số cao nhất tua máy 2000 tốc độ xe cũng cỡ 70-80km/h
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,350
Động cơ
80,279 Mã lực
Em ủng hộ, Tất cả các nước trên thế giới đều bắt học sinh thực hành ít nhất 1000km mới cấp bằng, nhiều nước còn phát Giấy phép tạm thời sau đó đủ 2-3000km mới được cấp bằng chính thức
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top