Sở GTVT và CSGT nói về cái ngã XXX trong vụ kiện của Cụ Đông đây!

o0NewDriver0o

Xe buýt
Biển số
OF-59882
Ngày cấp bằng
24/3/10
Số km
945
Động cơ
450,750 Mã lực
Lâu nay người ta áp dụng lệ nhiều hơn luật cho nên chẳng biết luật có chỗ nào cần sửa không nữa.
 

FordAT

Xe tăng
Biển số
OF-105460
Ngày cấp bằng
11/7/11
Số km
1,670
Động cơ
411,760 Mã lực
Vụ công dân thua kiện cảnh sát giao thông ở Hà Nội:
Sở GTVT và CSGT nói gì về... ngã ba?
Thứ Ba, 20.9.2011 | 08:30 (GMT + 7)
Mặc dù toà đã tuyên án công dân Nguyễn Đức Đông thua kiện Công an quận Cầu Giấy, nhưng phán quyết của toà đã đẩy dư luận dấy lên câu hỏi vì sao việc xác định ngã ba đường lại khó đến mức mà cả Sở GTVT lẫn Phòng CSGT - Công an TP.Hà Nội (CAHN) cũng “lấp lửng” không trả lời nổi khi phúc đáp công văn của toà án (ảnh).

Ngã ba hay ngã gì - toà cũng bó tay?

Người dân tham gia giao thông không biết phải hiểu Luật Giao thông đường bộ thế nào cho đúng. Các ý kiến gửi về toà soạn đề nghị phải làm rõ ngã ba quy định trong luật và ngã ba trong thực tế, cụ thể như trường hợp khởi kiện của công dân Nguyễn Đức Đông.


Hiểu luật sao khó thế
Theo đại diện Công an quận Cầu Giấy - bị đơn - thì giao điểm của đường Phan Văn Trường với đường Xuân Thủy không phải là ngã ba vì không có biển báo, đúng theo luật thì ngã ba phải có biển báo. Để có cơ sở phán quyết TAND quận Cầu Giấy đã có văn bản số 654 ngày 31.5.2011 gửi Phòng CSGT CAHN. Phúc đáp yêu cầu của TAND quận Cầu Giấy, ngày 8.6.2011, Phòng CSGT CAHN đã có văn bản số 511/PC67 do Phó Trưởng phòng CSGT - thượng tá Nguyễn Văn Ngoàn ký. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trích nguyên văn nội dung trả lời của Phòng CSGT CAHN:
1-Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 28.11.2008, quy định về hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường phố quy định tại điều 18,19. Hành vi vi phạm những quy định này đều được xử lý theo Nghị định 34/NĐ-CP ngày 2.4.2010 của Chính phủ.
2-Theo quy định số 2053 ngày 27.5.2008 của UBND TP.Hà Nội, quy định tuyến đường Xuân Thủy là một trong 56 tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố và lòng đường đã được ngành giao thông tổ chức cắm biển báo “Cấm đỗ xe” (biển số 13 la). Việc có phải bắt buộc đặt biển “Cấm đỗ xe” hoặc “Cấm đỗ xe” nhắc lại tại vị trí quý toà nêu hay không? Đề nghị quý toà tham khảo thêm ý kiến của ngành giao thông.
Với nội dung phúc đáp này, Phó Trưởng phòng CSGT - CAHN đã đẩy “quả bóng trách nhiệm” sang sân ngành GTVT. Đó là: Việc có bắt buộc đặt biển “ Cấm đỗ xe” hoặc: “Cấm đỗ xe” nhắc lại tại vị trí quý toà nêu (tức là ngã ba-PV) thì hỏi ngành giao thông.
Không phải người dân nào cũng “thuộc lòng” luật, luật sư Vũ Thái Hà - Cty luật YouMe (trụ sở 132 Kim Mã, Hà Nội) cho biết: Chấp hành báo hiệu đường bộ đã được quy định tại khoản 1, Điều 11 Luật GTĐB:
1-Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
Về hiệu lực và tác dụng của biển cấm đỗ xe theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ cũng đã nêu rất rõ và cụ thể tại điểm a,e,f - điều 31:
a) Biển báo cấm được đặt ở các ngã ba, ngã tư hoặc một vị trí nào đó trên đường cần cấm hoặc hạn chế thích hợp. Biển có hiệu lực bắt đầu từ chỗ đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa chỗ định cấm hoặc hạn chế thì phải đặt biển phụ số 502 để chỉ rõ từ sau khoảng cách ghi trên biển phụ thì biển bắt đầu có hiệu lực.
f) Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đường ấy thì các biển cấm phải được nhắc lại.
Luật quy định biển cấm phải được nhắc lại tại ngã ba , ngã tư, trong khi đó Phó Trưởng phòng CSGT –CAHN lại không trả lời mà đề nghị quý toà hỏi ngành giao thông? Vậy CSGT có nắm được Luật GTĐB không?
TAND quận Cầu Giấy ký văn bản số 652 ngày 31.5.2011 gửi Sở GTVT Hà Nội để hỏi tiếp về “ngã ba” và việc có hay không phải cắm biển cấm nhắc lại. Ngày 9.6.2011, ông Nguyễn Xuân Tân – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội ký văn bản số 1529 gửi TAND quận Cầu Giấy. Ý kiến của sở nguyên văn như sau:
1-Tất cả các nội dung của TAND quận Cầu Giấy đều đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ và những quy định khác dưới luật ( văn bản hướng dẫn).
2- Tuyến đường Xuân Thủy - Cầu Giấy là tuyến đường cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố, lòng đường theo Quyết định 2053 của UBND TP.Hà Nội. Người lái xe ngoài việc nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hiểu biết về các khái niệm đã được giải thích trong luật, quy tắc báo hiệu đường bộ còn phải biết thêm các văn bản quy định của Chính phủ, UBND TP.Hà Nội đã công khai nhiều năm như Nghị định 34 của Chính phủ, Quyết định 2053 của UBND TP.Hà Nội. Căn cứ các quy định trên, đề nghị Chánh toà phán sử (sai lỗi chính tả, phải là phán quyết - PV) bắt đầu bằng việc xử lý đúng người đúng lỗi nhằm giáo dục chung.
Do thấy khó phán quyết giữa lý lẽ của cả hai phía: Nguyên đơn khẳng định là ngã ba, phải có biển báo như Luật GTĐB quy định. Bị đơn thì khăng khăng đã là ngã ba thì phải có biển báo, nếu không có biển báo thì không phải ngã ba, TAND quận Cầu Giấy bèn “trưng” ý kiến của hai cơ quan có trách nhiệm triển khai thi hành Luật GTĐB (ngành GTVT) và cơ quan giám sát việc người dân thực thi pháp luật- ngành CA, thế nhưng hai cơ quan lại trả lời “chung chung” như vậy khiến toà đi đến phát quyết người dân thua kiện.
Chuyển câu hỏi của người dân đến Bộ GTVT
Không đồng ý với phán quyết của TAND quận Cầu Giấy, công dân Nguyễn Đức Đông kháng cáo bản án sơ thẩm. Hai văn bản trả lời của Sở GTVT Hà Nội và Phòng CSGT- CAHN khiến HĐXX toà phúc thẩm cũng thấy khó có căn cứ phán quyết nên đã đi thực địa đến tận nơi mà nguyên đơn bảo là ngã ba, không có biển báo - bị đơn lại bảo không phải là ngã ba vì không có biển báo. Toà cũng nhận thấy tại nơi “ngã ba hay không phải ngã ba” không hề thấy có biển báo, nên đã hỏi tiếp bị đơn “Nếu không phải là ngã ba thì là ngã gì?”. Bị đơn vẫn quả quyết: Không phải ngã ba, còn là ngã gì thì không biết.
Cuối cùng thì HĐXX toà phúc thẩm không biết hỏi ai để xác định đó có đúng là ngã ba hay không, nên phán quyết rằng nguyên đơn “nhầm lẫn về ngã ba”.
67 cuộc điện thoại gọi về toà soạn đề nghị phải làm rõ giao tiếp của đường Phan Văn Trường và Xuân Thủy có phải là ngã ba hay không để người dân chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp mà lại không bị phạt oan như trường hợp ông Nguyễn Đức Đông. Chúng tôi chuyển ý kiến người dân đến LS Vũ Thái Hà - Cty luật YouMe, ông Hà trả lời: Luật quy định rõ, người dân có trách nhiệm chấp hành luật pháp. Còn việc xác định giao tiếp giữa đường Phan Văn Trường và đường Xuân Thủy có phải là ngã ba hay không, chúng tôi không phải là cơ quan có thẩm quyền để trả lời cụ thể trường hợp này. Còn cụ thể trong trường hợp mà nguyên đơn bảo là ngã ba, bị đơn thì bảo không phải là ngã ba thì cơ quan có thẩm quyền trả lời không ai khác, đó là Bộ GTVT.
Lê Huân

Ko có biển mà vẫn phạt dc mới ghê, xử lý vậy làm sao mà chấp nhận dc. Các xxx đi phạt mà lại ko hiểu luật = dân mà vẫn cứ phạt ngon lành dc. Em cũng ạ luôn .....
 
Chỉnh sửa cuối:

HobbyDriver

Xe tăng
Biển số
OF-34483
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
1,337
Động cơ
488,470 Mã lực
Nói tóm lại là Tòa án cũng chưa hỏi cho kín kẽ. Phải hỏi Bộ GTVT.
Bộ GTVT không quyết được sẽ phải xin ý kiến chỉ đạo của Chính phủ... và tiếp tục.
Quy trình rõ ràng rồi mà sao ...#:-s
 

HobbyDriver

Xe tăng
Biển số
OF-34483
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
1,337
Động cơ
488,470 Mã lực
Lâu nay người ta áp dụng lệ nhiều hơn luật cho nên chẳng biết luật có chỗ nào cần sửa không nữa.
Cụ dạy chuẩn. Ít áp dụng luật nên cũng chẳng nhớ luật thì làm sao biết nó thế nào, có gì cần sửa
 

HobbyDriver

Xe tăng
Biển số
OF-34483
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
1,337
Động cơ
488,470 Mã lực
Hê hê. Bây giờ phải đổi tên từ Phố Phan Văn Trường thành Ngõ Phan Văn Trường rồi
Kể cả là ngõ, nhưng lại có xe đi. Vậy cứ có phương tiện GT đường bộ từ trong đó đi ra, lại rẽ phải thì làm sao bi giờ.
Ôi cái ngã ba: theo em thì dù có hẹp chút vẫn cứ là ngã ba.
 

tantien

Xe tải
Biển số
OF-84608
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
289
Động cơ
413,119 Mã lực
Ôi cái trang laodong.com.vn tèo rồi hay sao ý? Cụ nào DDOS đấy?
 

Tùng_tít

Đi bộ
Biển số
OF-59113
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
7
Động cơ
443,570 Mã lực
dân biết , dân bàn , dân làm , dân kiểm tra ...ai biết ,ai bàn , ai kiểm tra chúng n..ó.... nói chung nói tóm lại.chỉ khổ người dân ..thấp cổ bé họng..không biết kêu ai..cái ngã đấy người ta gọi là ngã ba sung sướng..quá dã man..
 

tuandx

Xe đạp
Biển số
OF-92320
Ngày cấp bằng
20/4/11
Số km
33
Động cơ
403,630 Mã lực
Ngõ chợ khâm thiên chả xe nào phi ra nổi mà còn có biển nhắc lại nữa là cái đường kia #:-s
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
23,239
Động cơ
752,102 Mã lực
e nghĩ nên gửi thư thẳng lên a Đinh La Thăng ( tân bộ trưởng GTVT ) hỏi xem sao. a ấy mới lên bộ trưởng chắc ko dám nói vớ vẩn như mấy đồng chí cấp dưới kia.
Ui dào.
Nước đổ đầu vịt.
Đá ném ao bèo.
Quan to thấy thối. Không xơ múi gì. Lại đẩy quan bé xử. Kêu ta là quan to, chỉ xử những vụ có tính... Vĩ mô. Hố hố :)
Vớ vẩn nó lại khép cho cái tội xúi bẩy, kích động khiếu kiện tập thể, vượt cấp í chứ.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
23,239
Động cơ
752,102 Mã lực
Qua vụ cụ Đông AE ta mới thấy được trình của những con người Cầm cân nẩy mực, điều hành xã hội này thâm hậu thật. Tài năng quyền biến. Thế nào cũng nói được.
Không trách ngày càng loạn.
Có 1 LUYỆN còn là quá ít :(
 

cargoman

Xe điện
Biển số
OF-98490
Ngày cấp bằng
3/6/11
Số km
2,802
Động cơ
425,644 Mã lực
Ngay cái việc viết chính tả "phán sử" của PGĐ Sở GTVT nguyễn xuân tân đã cho thấy trình độ của các vị gọi là quan chức của ta thế nào rồi. Dân còn mong chờ gì ở chúng nữa, chỉ chăm chăm lo mua chức rồi vơ vét cho đầy, hạ cánh an toàn là xong, ngã ba hay ngã bẹn đếch phải việc của ông, mà ông cũng đếch biết để mà nói nhé
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2615
Ngày cấp bằng
1/12/06
Số km
72
Động cơ
564,130 Mã lực
Tuổi
54
Vãi lều với mấy cụ thực thi pháp luật này.....ko định nghĩa được nơi giao nhau đó là GÌ thì hà cớ gì bảo người ta sai???ngay như tòa là người phán xử mà trưng cầu 2 cơ quan ban hàng va thực thi luât GTDB mà cũng không có câu trả lỏi rõ ràng thì sao lai quy chụp người ta hiếu sai là ngã TAM à?
 

streetwalker

Xe tải
Biển số
OF-96650
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
356
Động cơ
403,530 Mã lực
Nơi ở
middle of nowhere
Chán chả buồn chết :(
 

o0NewDriver0o

Xe buýt
Biển số
OF-59882
Ngày cấp bằng
24/3/10
Số km
945
Động cơ
450,750 Mã lực
Sao mà cái ngã 3 nào cũng làm anh em mik khổ thế nhỉ :D
 

pupil

Xe điện
Biển số
OF-54755
Ngày cấp bằng
11/1/10
Số km
2,581
Động cơ
475,063 Mã lực
Qua vụ cụ Đông AE ta mới thấy được trình của những con người Cầm cân nẩy mực, điều hành xã hội này thâm hậu thật. Tài năng quyền biến. Thế nào cũng nói được.
Không trách ngày càng loạn.
Có 1 LUYỆN còn là quá ít :(
Cái thằng Luyện chó chết, phải chi nó đừng giết những người vô tội kia ... :-B
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,322
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Theo em chỉ còn một giải pháp là bác Đông (tốt nhất qua văn phòng Luật bác Hà) gửi văn bản hỏi thẳng bác Thăng xem bác ấy bảo gì. Hy vọng là bác ấy mới và giống bác Huệ! Có khi chỉ cần lời giải thích mồm của bác ấy anh em mình cũng mát lòng một tý! Em chả thấy bực tức mà thấy buồn thật!
 

songbeng

Xe buýt
Biển số
OF-91839
Ngày cấp bằng
16/4/11
Số km
570
Động cơ
409,290 Mã lực
Dá con mèo chúng nó ăn lương do dân đóng góp mà làm ăn thía .... Vãi lọ
 

anchibui

Xe điện
Biển số
OF-40829
Ngày cấp bằng
16/7/09
Số km
3,590
Động cơ
499,071 Mã lực
Vụ công dân thua kiện cảnh sát giao thông ở Hà Nội:
Sở GTVT và CSGT nói gì về... ngã ba?
Thứ Ba, 20.9.2011 | 08:30 (GMT + 7)
Mặc dù toà đã tuyên án công dân Nguyễn Đức Đông thua kiện Công an quận Cầu Giấy, nhưng phán quyết của toà đã đẩy dư luận dấy lên câu hỏi vì sao việc xác định ngã ba đường lại khó đến mức mà cả Sở GTVT lẫn Phòng CSGT - Công an TP.Hà Nội (CAHN) cũng “lấp lửng” không trả lời nổi khi phúc đáp công văn của toà án (ảnh).

Ngã ba hay ngã gì - toà cũng bó tay?

Người dân tham gia giao thông không biết phải hiểu Luật Giao thông đường bộ thế nào cho đúng. Các ý kiến gửi về toà soạn đề nghị phải làm rõ ngã ba quy định trong luật và ngã ba trong thực tế, cụ thể như trường hợp khởi kiện của công dân Nguyễn Đức Đông.


Hiểu luật sao khó thế
Theo đại diện Công an quận Cầu Giấy - bị đơn - thì giao điểm của đường Phan Văn Trường với đường Xuân Thủy không phải là ngã ba vì không có biển báo, đúng theo luật thì ngã ba phải có biển báo. Để có cơ sở phán quyết TAND quận Cầu Giấy đã có văn bản số 654 ngày 31.5.2011 gửi Phòng CSGT CAHN. Phúc đáp yêu cầu của TAND quận Cầu Giấy, ngày 8.6.2011, Phòng CSGT CAHN đã có văn bản số 511/PC67 do Phó Trưởng phòng CSGT - thượng tá Nguyễn Văn Ngoàn ký. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trích nguyên văn nội dung trả lời của Phòng CSGT CAHN:
1-Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 28.11.2008, quy định về hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường phố quy định tại điều 18,19. Hành vi vi phạm những quy định này đều được xử lý theo Nghị định 34/NĐ-CP ngày 2.4.2010 của Chính phủ.
2-Theo quy định số 2053 ngày 27.5.2008 của UBND TP.Hà Nội, quy định tuyến đường Xuân Thủy là một trong 56 tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố và lòng đường đã được ngành giao thông tổ chức cắm biển báo “Cấm đỗ xe” (biển số 13 la). Việc có phải bắt buộc đặt biển “Cấm đỗ xe” hoặc “Cấm đỗ xe” nhắc lại tại vị trí quý toà nêu hay không? Đề nghị quý toà tham khảo thêm ý kiến của ngành giao thông.
Với nội dung phúc đáp này, Phó Trưởng phòng CSGT - CAHN đã đẩy “quả bóng trách nhiệm” sang sân ngành GTVT. Đó là: Việc có bắt buộc đặt biển “ Cấm đỗ xe” hoặc: “Cấm đỗ xe” nhắc lại tại vị trí quý toà nêu (tức là ngã ba-PV) thì hỏi ngành giao thông.
Không phải người dân nào cũng “thuộc lòng” luật, luật sư Vũ Thái Hà - Cty luật YouMe (trụ sở 132 Kim Mã, Hà Nội) cho biết: Chấp hành báo hiệu đường bộ đã được quy định tại khoản 1, Điều 11 Luật GTĐB:
1-Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
Về hiệu lực và tác dụng của biển cấm đỗ xe theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ cũng đã nêu rất rõ và cụ thể tại điểm a,e,f - điều 31:
a) Biển báo cấm được đặt ở các ngã ba, ngã tư hoặc một vị trí nào đó trên đường cần cấm hoặc hạn chế thích hợp. Biển có hiệu lực bắt đầu từ chỗ đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa chỗ định cấm hoặc hạn chế thì phải đặt biển phụ số 502 để chỉ rõ từ sau khoảng cách ghi trên biển phụ thì biển bắt đầu có hiệu lực.
f) Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đường ấy thì các biển cấm phải được nhắc lại.
Luật quy định biển cấm phải được nhắc lại tại ngã ba , ngã tư, trong khi đó Phó Trưởng phòng CSGT –CAHN lại không trả lời mà đề nghị quý toà hỏi ngành giao thông? Vậy CSGT có nắm được Luật GTĐB không?
TAND quận Cầu Giấy ký văn bản số 652 ngày 31.5.2011 gửi Sở GTVT Hà Nội để hỏi tiếp về “ngã ba” và việc có hay không phải cắm biển cấm nhắc lại. Ngày 9.6.2011, ông Nguyễn Xuân Tân – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội ký văn bản số 1529 gửi TAND quận Cầu Giấy. Ý kiến của sở nguyên văn như sau:
1-Tất cả các nội dung của TAND quận Cầu Giấy đều đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ và những quy định khác dưới luật ( văn bản hướng dẫn).
2- Tuyến đường Xuân Thủy - Cầu Giấy là tuyến đường cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố, lòng đường theo Quyết định 2053 của UBND TP.Hà Nội. Người lái xe ngoài việc nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hiểu biết về các khái niệm đã được giải thích trong luật, quy tắc báo hiệu đường bộ còn phải biết thêm các văn bản quy định của Chính phủ, UBND TP.Hà Nội đã công khai nhiều năm như Nghị định 34 của Chính phủ, Quyết định 2053 của UBND TP.Hà Nội. Căn cứ các quy định trên, đề nghị Chánh toà phán sử (sai lỗi chính tả, phải là phán quyết - PV) bắt đầu bằng việc xử lý đúng người đúng lỗi nhằm giáo dục chung.
Do thấy khó phán quyết giữa lý lẽ của cả hai phía: Nguyên đơn khẳng định là ngã ba, phải có biển báo như Luật GTĐB quy định. Bị đơn thì khăng khăng đã là ngã ba thì phải có biển báo, nếu không có biển báo thì không phải ngã ba, TAND quận Cầu Giấy bèn “trưng” ý kiến của hai cơ quan có trách nhiệm triển khai thi hành Luật GTĐB (ngành GTVT) và cơ quan giám sát việc người dân thực thi pháp luật- ngành CA, thế nhưng hai cơ quan lại trả lời “chung chung” như vậy khiến toà đi đến phát quyết người dân thua kiện.
Chuyển câu hỏi của người dân đến Bộ GTVT
Không đồng ý với phán quyết của TAND quận Cầu Giấy, công dân Nguyễn Đức Đông kháng cáo bản án sơ thẩm. Hai văn bản trả lời của Sở GTVT Hà Nội và Phòng CSGT- CAHN khiến HĐXX toà phúc thẩm cũng thấy khó có căn cứ phán quyết nên đã đi thực địa đến tận nơi mà nguyên đơn bảo là ngã ba, không có biển báo - bị đơn lại bảo không phải là ngã ba vì không có biển báo. Toà cũng nhận thấy tại nơi “ngã ba hay không phải ngã ba” không hề thấy có biển báo, nên đã hỏi tiếp bị đơn “Nếu không phải là ngã ba thì là ngã gì?”. Bị đơn vẫn quả quyết: Không phải ngã ba, còn là ngã gì thì không biết.
Cuối cùng thì HĐXX toà phúc thẩm không biết hỏi ai để xác định đó có đúng là ngã ba hay không, nên phán quyết rằng nguyên đơn “nhầm lẫn về ngã ba”.
67 cuộc điện thoại gọi về toà soạn đề nghị phải làm rõ giao tiếp của đường Phan Văn Trường và Xuân Thủy có phải là ngã ba hay không để người dân chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp mà lại không bị phạt oan như trường hợp ông Nguyễn Đức Đông. Chúng tôi chuyển ý kiến người dân đến LS Vũ Thái Hà - Cty luật YouMe, ông Hà trả lời: Luật quy định rõ, người dân có trách nhiệm chấp hành luật pháp. Còn việc xác định giao tiếp giữa đường Phan Văn Trường và đường Xuân Thủy có phải là ngã ba hay không, chúng tôi không phải là cơ quan có thẩm quyền để trả lời cụ thể trường hợp này. Còn cụ thể trong trường hợp mà nguyên đơn bảo là ngã ba, bị đơn thì bảo không phải là ngã ba thì cơ quan có thẩm quyền trả lời không ai khác, đó là Bộ GTVT.
Lê Huân
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top