[Funland] Sinh viên năm 3 Công nghệ phần mềm chuyển sang Sv năm 1 Thiết kế vi mạch bán dẫn có ổn ko ạ?

rgbhis

Xe tăng
Biển số
OF-26681
Ngày cấp bằng
31/12/08
Số km
1,990
Động cơ
507,964 Mã lực
E nhờ các cụ tư vấn như title ạ!
Cụ thể hơn là e có cu cháu sắp học xong năm 3 Công nghệ phần mềm, đại loại nó đang học mấy thứ kiểu Java, .Net để lập trình backend gì đó. Giờ nó bảo nghề Dev cũng bão hòa, học xong ra trường mà trình medium level thì lương tháng 15-20 củ thôi. Giờ muốn quay đầu học lại ngành Thiết kế vi mạch (chuẩn bị mở ở cùng trường luôn). Bố mẹ nó nhờ e tư vấn, cơ mà e cũng ko rõ nên nhờ các cụ tư vấn giúp ạ:
1. Học Thiết kế vi mạch về độ khó so với Lập trình Backend thì ntn ạ? Có phải học nhiều ngôn ngữ và thường xuyên cập nhật như Dev ko ạ?
2. Quan trọng là tương lai vài năm tới của kĩ sư Thiết kế vi mạch ở VN ntn? Nếu mấy đại bàng ko mở nhà máy đúc chip ở VN, thì có sẵn công việc khác ko ạ (làm R&D ở các trung tâm nghiên cứu hoặc làm chip IoT ở các công ty trong nước).
Thanks các cụ!
 

hiepchiken82

Xe tăng
Biển số
OF-781044
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
1,819
Động cơ
77,790 Mã lực
món này hình như mới ở VN, theo e nên theo cụ ah, cứ đi đầu đảm bảo là ngon ăn. Hiện h công nghệ bán dẫn ở mình chưa phát triển nên mấy món liên quan đến thiết kế chế tạo vi mạch này là chưa có gì (đấy là e phán đoán thế). Trc e có học tí về vi mạch để lập trình cho tự động hóa nhưng để thiết kế vi mạch thì nó phải có kiến thức về bán dẫn, điện tử, phần mềm ... abc j đó nữa khá là phức tạp
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
26,261
Động cơ
688,684 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E nhờ các cụ tư vấn như title ạ!
Cụ thể hơn là e có cu cháu sắp học xong năm 3 Công nghệ phần mềm, đại loại nó đang học mấy thứ kiểu Java, .Net để lập trình backend gì đó. Giờ nó bảo nghề Dev cũng bão hòa, học xong ra trường mà trình medium level thì lương tháng 15-20 củ thôi. Giờ muốn quay đầu học lại ngành Thiết kế vi mạch (chuẩn bị mở ở cùng trường luôn). Bố mẹ nó nhờ e tư vấn, cơ mà e cũng ko rõ nên nhờ các cụ tư vấn giúp ạ:
1. Học Thiết kế vi mạch về độ khó so với Lập trình Backend thì ntn ạ? Có phải học nhiều ngôn ngữ và thường xuyên cập nhật như Dev ko ạ?
2. Quan trọng là tương lai vài năm tới của kĩ sư Thiết kế vi mạch ở VN ntn? Nếu mấy đại bàng ko mở nhà máy đúc chip ở VN, thì có sẵn công việc khác ko ạ (làm R&D ở các trung tâm nghiên cứu hoặc làm chip IoT ở các công ty trong nước).
Thanks các cụ!
Học song bằng hay bỏ luôn học lại từ đầu ạ cụ?
 

Jessestock

Xe hơi
Biển số
OF-860104
Ngày cấp bằng
27/5/24
Số km
114
Động cơ
2,655 Mã lực
cẩn thận lại ăn cái bô bán dẫn, hay làm cái văn bằng 2 cho chắc cú
 

Máy cắt cỏ

Xe tăng
Biển số
OF-65259
Ngày cấp bằng
30/5/10
Số km
1,158
Động cơ
-8,169 Mã lực
Có đề án ở đâu đó đến năm 2030 đào tạo 50k kỹ sư vi mạch, đi kèm theo đó là nhiều ưu đãi cho ngành...ông cháu vk nhà em năm nay thi ĐH, em xui học vi mạch mà nó không nghe
 

langtoilangtoi

Xe điện
Biển số
OF-520012
Ngày cấp bằng
6/7/17
Số km
3,643
Động cơ
45,239 Mã lực
Tuổi
48
E nhờ các cụ tư vấn như title ạ!
Cụ thể hơn là e có cu cháu sắp học xong năm 3 Công nghệ phần mềm, đại loại nó đang học mấy thứ kiểu Java, .Net để lập trình backend gì đó. Giờ nó bảo nghề Dev cũng bão hòa, học xong ra trường mà trình medium level thì lương tháng 15-20 củ thôi. Giờ muốn quay đầu học lại ngành Thiết kế vi mạch (chuẩn bị mở ở cùng trường luôn). Bố mẹ nó nhờ e tư vấn, cơ mà e cũng ko rõ nên nhờ các cụ tư vấn giúp ạ:
1. Học Thiết kế vi mạch về độ khó so với Lập trình Backend thì ntn ạ? Có phải học nhiều ngôn ngữ và thường xuyên cập nhật như Dev ko ạ?
2. Quan trọng là tương lai vài năm tới của kĩ sư Thiết kế vi mạch ở VN ntn? Nếu mấy đại bàng ko mở nhà máy đúc chip ở VN, thì có sẵn công việc khác ko ạ (làm R&D ở các trung tâm nghiên cứu hoặc làm chip IoT ở các công ty trong nước).
Thanks các cụ!
Nghề nào cũng có chọn lọc, chỉ là nghề như sơn hay mộc ...thôi cũng cần có chút năng khiếu và đam mê.
Về Dev : Nếu đam mê và thực sự muốn theo nghề thì ko dừng lại ở lập trình backend hay frontend hay gì đó mà hoàn toàn có thể tiến xa. Dev cũng đang rất thiếu, nhưng chỉ thiếu người giỏi và được việc thôi, thiếu liên tục vì ngành này là 1 trong những ngành có biến động nhân sự nhanh và khó lường nhất. Ai quản lý đội này cũng đau đầu vì giữ người giỏi.
Về thiết kế vi mạch : Là một chuyên môn hoàn toàn khác cho nên phải bắt đầu từ đầu. Nếu ko có đam mê với vi mạch, điện trở, transistor, tụ điện - Túm lại là điện tử thì ko thành canh được.
Còn làm R&D thì phải là xuất sắc trước đã, các bạn R&D là các bạn rất giỏi và khi sang ngang thường là làm nghiên cứu, giảng viên ... các trường ĐH.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,144
Động cơ
253,272 Mã lực
E nhờ các cụ tư vấn như title ạ!
Cụ thể hơn là e có cu cháu sắp học xong năm 3 Công nghệ phần mềm, đại loại nó đang học mấy thứ kiểu Java, .Net để lập trình backend gì đó. Giờ nó bảo nghề Dev cũng bão hòa, học xong ra trường mà trình medium level thì lương tháng 15-20 củ thôi. Giờ muốn quay đầu học lại ngành Thiết kế vi mạch (chuẩn bị mở ở cùng trường luôn). Bố mẹ nó nhờ e tư vấn, cơ mà e cũng ko rõ nên nhờ các cụ tư vấn giúp ạ:
1. Học Thiết kế vi mạch về độ khó so với Lập trình Backend thì ntn ạ? Có phải học nhiều ngôn ngữ và thường xuyên cập nhật như Dev ko ạ?
2. Quan trọng là tương lai vài năm tới của kĩ sư Thiết kế vi mạch ở VN ntn? Nếu mấy đại bàng ko mở nhà máy đúc chip ở VN, thì có sẵn công việc khác ko ạ (làm R&D ở các trung tâm nghiên cứu hoặc làm chip IoT ở các công ty trong nước).
Thanks các cụ!
Ổn, được mà....cứ chuyển nếu cu cháu đó thích.
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
12,811
Động cơ
298,178 Mã lực
Cố nốt năm nữa cho có cái bằng, r học chuyển đổi gì thì học.
 

Trungpv

Xe điện
Biển số
OF-696250
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,180
Động cơ
127,031 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
học năm 3 rồi thì học tiếp thôi. giờ học theo tín chỉ mà nên nếu muốn học thiết kế vi mạch thì đăng ký thêm mấy tín chỉ chuyên ngành vi mạch học thêm là đc mà cụ. ra trường làm đc 2 nghề luôn
 

Gỗ Minh Long

Xe buýt
Biển số
OF-380335
Ngày cấp bằng
31/8/15
Số km
870
Động cơ
252,161 Mã lực
Tuổi
47
Nơi ở
Tòa nhà 319 – BQP, 63 Lê Văn Lương
Website
gominhlong.com
học năm 3 rồi thì học tiếp thôi. giờ học theo tín chỉ mà nên nếu muốn học thiết kế vi mạch thì đăng ký thêm mấy tín chỉ chuyên ngành vi mạch học thêm là đc mà cụ. ra trường làm đc 2 nghề luôn
cụ này tư vấn chuẩn bài này, vấn đề cháu nó ko quyết tâm thì ...
 

toikhongtontai

Xe máy
Biển số
OF-859806
Ngày cấp bằng
23/5/24
Số km
62
Động cơ
906 Mã lực
E nhờ các cụ tư vấn như title ạ!
Cụ thể hơn là e có cu cháu sắp học xong năm 3 Công nghệ phần mềm, đại loại nó đang học mấy thứ kiểu Java, .Net để lập trình backend gì đó. Giờ nó bảo nghề Dev cũng bão hòa, học xong ra trường mà trình medium level thì lương tháng 15-20 củ thôi. Giờ muốn quay đầu học lại ngành Thiết kế vi mạch (chuẩn bị mở ở cùng trường luôn). Bố mẹ nó nhờ e tư vấn, cơ mà e cũng ko rõ nên nhờ các cụ tư vấn giúp ạ:
1. Học Thiết kế vi mạch về độ khó so với Lập trình Backend thì ntn ạ? Có phải học nhiều ngôn ngữ và thường xuyên cập nhật như Dev ko ạ?
2. Quan trọng là tương lai vài năm tới của kĩ sư Thiết kế vi mạch ở VN ntn? Nếu mấy đại bàng ko mở nhà máy đúc chip ở VN, thì có sẵn công việc khác ko ạ (làm R&D ở các trung tâm nghiên cứu hoặc làm chip IoT ở các công ty trong nước).
Thanks các cụ!
Em đang làm bán dẫn thì có vài góp ý cho bác:
1. Các tập đoàn về bán dẫn đang thuê kỹ sư Việt Nam chủ yếu ở phần cứng là nhiều vì họ đánh giá cao sự tỉ mỉ và thông minh của người Việt, và lợi thế là có thể làm ở bất cứ dự án nào trong hay ngoài nước. Còn phần mềm đa số 1 vài công ty có tuyển dạng học việc và tham gia ở mức đơn giản và đang chỉ ở 2-3 thành phố lớn. Bác có cháu ở HCM, ĐN thì nên theo cũng được còn nơi khác thì tùy sở thích của cháu nó.
2. Bán dẫn nó cũng có mảng SW mà cháu nó học nhé (ở giai đoạn sau), còn mảng thiết kế ở giai đoạn đầu. Chỉ cần cháu nó am hiểu và giỏi thì không thiếu việc, đương nhiên là vào rồi học việc lại thôi.
Và, quan trọng nhất vẫn là sở thích, cái này mới là quyết định có theo nghề hay không, bác bảo nó ở youtube xem các quy trình về máy móc, về sản xuất hay về thiết kế xem nó thích mảng nào thì hướng nó theo mảng đó. Còn dễ tìm việc nhất giai đoạn này và 5 năm nữa vẫn là phần cứng về thiết bị và phần mềm.
 

firstXpan

Xe buýt
Biển số
OF-813757
Ngày cấp bằng
7/6/22
Số km
845
Động cơ
-319,399 Mã lực
Tốt nhất là xin học song bằng, cần trâu bò hơn chút thôi. Chứ bỏ làm gì, dù sao 2 ngành này hiện nay cũng đều coi như là IT cả. Sau này ko biết có tách biệt không?.
Nghe thiết kế vi mạch cho sang chứ theo em thì có học xong ngành này ra thì bước đầu cũng là lập trình hết, lập trình vi mạch làm việc với ngôn ngữ cấp thấp. Còn công nghệ phần mềm làm việc với ngôn ngữ cấp cao.
Mà học gì thì học sau ra trường muốn làm được việc thì cũng phải tự mình mày mò đọc hiểu lại hết thì mới làm được. Cho nên đừng quan trọng trong trường các cháu học ngành hẹp gì.
Hồi e học trong trường đại học, cũng học ngành hẹp chuyên về mạng máy tính, mà giờ ra trường 20 năm chỉ làm phần mềm và lập trình thôi, ko liên quan gì mấy đến mạng máy tính.
 

luyenok

Xe điện
Biển số
OF-60057
Ngày cấp bằng
26/3/10
Số km
3,926
Động cơ
770,808 Mã lực
Thực tế thì nhân tố xuất sắc trong ngành nghề, lĩnh vực nào đó luôn đến theo cách tự nhiên nhất dựa trên tố chất chứ không phải là theo cách tư vấn, định hướng,...

Nếu cháu cụ đã học xong năm 3 và thấy bản thân phù hợp với lĩnh vực công nghệ thì sẽ không bao giờ có ý tưởng bỏ ngang để quay lại từ đầu cả, mà có khi chỉ là ko đáp ứng được rồi tự sinh tâm lý đứng núi này trông núi nọ, cuối cùng là đẽo cày giữa đường.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
882
Động cơ
476,947 Mã lực
E nhờ các cụ tư vấn như title ạ!
Cụ thể hơn là e có cu cháu sắp học xong năm 3 Công nghệ phần mềm, đại loại nó đang học mấy thứ kiểu Java, .Net để lập trình backend gì đó. Giờ nó bảo nghề Dev cũng bão hòa, học xong ra trường mà trình medium level thì lương tháng 15-20 củ thôi. Giờ muốn quay đầu học lại ngành Thiết kế vi mạch (chuẩn bị mở ở cùng trường luôn). Bố mẹ nó nhờ e tư vấn, cơ mà e cũng ko rõ nên nhờ các cụ tư vấn giúp ạ:
1. Học Thiết kế vi mạch về độ khó so với Lập trình Backend thì ntn ạ? Có phải học nhiều ngôn ngữ và thường xuyên cập nhật như Dev ko ạ?
2. Quan trọng là tương lai vài năm tới của kĩ sư Thiết kế vi mạch ở VN ntn? Nếu mấy đại bàng ko mở nhà máy đúc chip ở VN, thì có sẵn công việc khác ko ạ (làm R&D ở các trung tâm nghiên cứu hoặc làm chip IoT ở các công ty trong nước).
Thanks các cụ!
cụ định hướng cho cháu học tiếp, chuyên sâu mảng AI, AI mới là mảng sáng nhất trong lĩnh vực CNTT.
Thiết kế chip bán dẫn ở VN chỉ là dạng "công nhân kiểm thử thôi", đại trà hơn nữa là đóng gói sản phẩm, trào lưu theo trend, VN rất khó chen chân đc vào chuỗi giá trị này, hiện vẫn đang rất mờ mịt và phụ thuộc.
Trong khi AI thì VN có thể tiếp cận bình đẳng trên thị trường.
Cụ muốn tìm hiểu sâu sắc hơn, em gửi cụ bài viết của cụ Hoàng Anh Tuấn - Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco :
"
[Tại sao cần phải chú trọng, tập trung nhiều nguồn lực hơn và nghiên cứu, phát triển, đào tạo nhân lực về Trí tuệ nhân tạo (AI) hơn là Chip Bán dẫn (Semiconductor)?]
Đây là câu hỏi đặt ra không chỉ riêng cho Việt Nam mà cả một số nước trong khu vực về việc sử dụng ra sao nguồn lực hạn chế của mình một cách tối ưu nhất, đó là AI hay Semiconductor (tất nhiên có rất nhiều nước còn chẳng có được sự lựa chọn đó). Dưới đây là một số thông tin đáng chú ý:
1. Thị trường AI lớn và tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều thị trường Semiconductor
Trước hết hãy bàn về 2 thị trường nay. Về Semiconductor, tính đến năm 2023, thị trường Semiconductor toàn cầu ước tính vào khoảng 596 tỷ USD. Dự báo thị trường năm 2030, sẽ đạt hơn 1,38 nghìn tỷ USD, tức tăng trưởng hàng năm là 10,5%.
Nhìn xa hơn, đến năm 2035, thị trường toàn cầu về Semiconductor đạt 2,26 nghìn tỷ USD, tức tăng trưởng hàng năm đạt 15,1%.
Đây là tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Sự tăng trưởng của thị trường Semiconductor được thúc đẩy do Semiconductor ngày càng trở thành một bộ phận thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày:
- Nhu cầu về Semiconductor trong các thiết bị điện tử ngày càng tăng, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính bảng.
- Việc tăng cường sử dụng Semiconductor trong các ứng dụng ô tô, công nghiệp và chăm sóc sức khỏe.
- Những tiến bộ trong công nghệ bán dẫn, như trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) càng tạo ra nhu cầu lớn về Semiconductor.
- Các sáng kiến của chính phủ hỗ trợ ngành Semiconductor.
Nếu chỉ nhìn riêng mảng Semiconductor không thôi, ta sẽ thấy tình hình tăng trưởng khá sáng sủa. Tuy nhiên, khi đặt cạnh thị trường AI thì ta thấy AI lại còn tăng trưởng nhanh hơn nhiều. Tính đến năm 2023, thị trường AI toàn cầu ước tính vào khoảng 600 tỷ USD. Dự báo thị trường năm 2030, sẽ đạt tới 5 nghìn tỷ USD, tức tăng trưởng hàng năm là 26%. Còn tính đến năm 2035, thị trường toàn cầu về AI đạt 19,3 nghìn tỷ USD, tức tăng gấp 4 lần chỉ trong thời gian 5 năm từ 2030-2035.
Sự tăng trưởng của nền kinh tế AI đang được thúc đẩy bởi các yếu tố như:
- Tăng cường áp dụng công nghệ AI trong các ngành công nghiệp.
- Đầu tư của chính phủ vào nghiên cứu và phát triển AI.
- Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ AI.
- Những tiến bộ trong thuật toán AI và khả năng học máy.
AI dự kiến sẽ có tác động mang tính đột biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm chăm sóc sức khỏe, tài chính, sản xuất, bán lẻ và vận tải... Khi công nghệ AI trở nên phức tạp và dễ tiếp cận hơn, nền kinh tế AI có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng theo cấp số nhân.
2. Semiconductor là thị trường đã được phân công hóa cao độ (như trong mảng Smartphone giữa Apple, Samsung và Huawei) do thế giới đã bắt đầu đầu tư phát triển từ 30-35 năm trước, do đó gần như "không có cửa" cho các ông khác chen chân vào. Ở đây là nói phân khúc tiên tiến.
Do đó, cần xác định rõ ta sẽ làm chip phân khúc gì (loại bao nhiêu nm - nanometer để từ đó xác định biên độ lợi nhuận). Nói thế này để rõ hơn, nhu cầu chíp của thế giới sẽ tăng, sẽ có nhiều phân khúc. Việc làm chíp của Việt Nam có lẽ là loại làm cho đồ gia dụng (hiện Trung Quốc chiếm khoảng 40% thị phần) và nhiều nước phương Tây không muốn Trung Quốc tiếp tục chiếm thị trường này vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng việc làm các loại chip này sẽ tốn rất nhiều điện, nước, thu được rất ít lợi nhuận.
Để hình dung, nó tương tự như việc Toyota, GM, Ford đặt sản xuất xe ở Mexico, thực ra là sản xuất những thứ ô nhiễm, giá rẻ nhất; tương tự như Quảng Đông là thủ phủ làm microwave, máy giặt trong những năm 1990.
3. Chế tạo chip bán dẫn là tổng hợp của nhiều ngành khoa học cơ bản như khoa học máy tính, kỹ thuật hóa chất, kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật vật liệu mà Việt Nam không có.
Ví dụ để sản xuất hoá chất siêu đặc biệt dùng chế tạo chất bán dẫn thì khắp thế giới này chỉ có một số công ty Nhật Bản là đủ đẳng cấp để sản xuất và chế tạo như Sumitomo Chemical, Kanto Chemical, Nippon Kayaku, Tokyo Chemical Industry. Hay là nước siêu tinh khiết dùng trong công nghiệp bán dẫn cũng là các anh đại của Nhật như Kurita Industrial, Organo.
(Mục 3 này tôi lấy thông tin của bạn Duong Giap Dan mà tôi thấy khá chính xác).
4. Trên thế giới không có bất kỳ nước nào có ngành công nghiệp chip bán dẫn hoàn chỉnh, trừ Trung Quốc. Trung Quốc buộc phải làm vậy vì bị Mỹ cấm vận toàn diện. Kế hoạch bỏ 1000 tỷ USD giai đoạn 2020-2030 cũng mới chỉ đưa TQ sản xuất được chip 7 nm. Còn kém Mỹ, ĐL và phương Tây từ 10-15 năm. Về lý thuyết, TQ đã sản xuất được chip 2 nm nhưng không thể thương mại hóa vì giá
thành đắt và không sản xuất đại trà được.
Còn lại các quốc gia khác chỉ tham gia một vài công đoạn. Ngay cả TSMC, Foxconn, và Samsung họ rất mạnh ở mảng sản xuất, nhưng gia công ở cấp độ cao cho các ông lớn như Google, NVIDIA, Apple... Ngay Nhật và Mỹ cũng bị lạc hậu sau Đài Loan về mặt sản xuất.
5. Chip là ngành rất, rất mắc tiền. Đầu tư một nhà máy khoảng 10-20 tỷ USD (như TSMC, Intel, Sam Sung đầu tư ở Nhật Bản, Arizona và Texas). Còn để phát triển cả ngành cần ít nhất 50 tỷ USD.
Câu chuyện sau đó là bán cho ai?
Nhiều chuyên gia ở Silicon Valley cho rằng, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc coi Semiconductor là một phần cấu thành của ngành công nghiệp bán dẫn (và chế tạo nữa) vì họ sử dụng Semiconductor cho các thiết bị điện tử, gia dụng. Trường hợp như Việt Nam do ngành điện tử và sản xuất không phát triển nên khả năng cao sẽ bị lệ thuộc vào thị trường tiêu thụ.
6. Lương trong ngành bán dẫn rất thấp so với các ngành công nghệ mới nổi, chỉ tương tự như lương, kỹ thuật viên làm cho Samsung, Foxconn hiện nay. Tại Silicon Valley, lương của kỹ sư AI trung bình 250.000 USD/năm và có không ít trường hợp các kỹ sư, nhà khoa học AI được trả lương lên tới hàng triệu USD/năm chưa kể cổ phiếu thưởng (stock options). Trong khi đó, lương trung bình của kỹ sư Semiconductor khoảng 80.000 - 120.000 USD/năm, cao nhất cũng chỉ 250.000 USD/năm.
Tại Silicon Valley hiện nay, việc tuyển kỹ sư các nhà khoa học bậc cao chỉ dựa vào tiền lương cao thôi không còn hấp dẫn họ nữa. Cái mà các kỹ sư, nhà khoa học cần là công ty họ sẽ đầu quân sắp tới sẽ có bao nhiêu AI GPU (Bộ vi xử lý hình ảnh AI) để từ đó họ thỏa sức sáng tạo và phát triển, nâng giá trị công ty. Thậm chí, có nhà khoa học còn đặt thẳng vấn đề với một công ty, nói rõ khi nào công ty đầu tư ít nhất 10.000 AI GPU (khoảng 400 triệu USD) thì bộ phận nhân sự hãy gọi điện để chiêu mộ anh ta
Trên thực tế, số người làm design sẽ không nhiều và chỉ lựa chọn được những người giỏi nhất. NVIDIA cho biết, toàn bộ các kỹ sư, nhà khoa học của họ làm về thiết kế không quá 2000. Đấy là cho một đế chế trị giá trên 2000 tỷ USD.
Ngoài ra, đào tạo được một kỹ sư thực thụ trong ngành Semiconductor rất mất nhiều thời gian, khoảng 10 năm. Hiện Việt Nam rất thiếu chuyên gia, giáo trình, cơ sở vật chất... để đào tạo kỹ sư Semiconductor đẳng cấp.
Những người được đào tạo đại trà, ngắn ngày thực tế chỉ là kỹ thuật viên bậc cao chứ không phải kỹ sư Semiconductor thực thụ theo đúng nghĩa của từ này. Những công việc ATP (Assembling, Testing, Packaging) tức lắp ráp, đóng gói và kiểm thử mà chúng ta tham gia hiện nay về cơ bản sẽ do máy móc, kỹ thuật viên và lao động chân tay làm, còn việc cho kỹ sư rất ít.
7. Trong khi đó, cánh cửa cho AI đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam là khá sáng sủa, trên nhiều phương diện.
Về nhân sự, nhu cầu kỹ sư AI trên toàn thế giới từ nay đến năm 2025 cần tới 97 triệu người. Một xu hướng khác là nhìn vào đầu tư của các quỹ VC. Trong năm 2023, trong 4 USD đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở Mỹ thì 1 USD đầu tư vào các công ty khởi nghiệp liên quan đến AI. Chắc chắn tỷ lệ này sẽ còn cao hơn nhiều trong năm 2024 và các năm tới. Trong khu vực, dự báo AI sẽ đóng góp từ 20-25% GDP cho các nền kinh tế Singapore và Malaysia vào năm 2030.
Ngoài ra, theo đánh giá của một số chuyên gia tại Silicon Valley, Việt Nam để trở thành quốc gia khởi nghiệp về AI và để AI đóng góp vào tỷ lệ lớn của GDP như Singapore và Malaysia, Việt Nam sẽ cần hàng trăm ngàn kỹ sư AI. So với đào tạo kỹ sư Semiconductor, thì đào tạo kỹ sư AI nhanh và đỡ tốn kém hơn nhiều, có thể đào tạo lại nhanh hoặc nâng cấp (upskill và reskill) các kỹ sư AI từ con số 1 triệu kỹ sư IT và 500.000 kỹ sư phần mềm mà ta hiện có (công việc những người này hiện đang bị thách thức nghiêm trọng bởi AI đã viết được code và trình độ ngày càng tinh vi).
Vậy lựa chọn của ta sẽ là gì?"
 

antidau

Xe container
Biển số
OF-205092
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
6,475
Động cơ
-177,850 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Hà Nội
Nó đang muốn bỏ ngành cũ, học lại từ đầu ngành mới mợ ạ.
Bô to đó cụ ạ
Đài Loan chúng nó bắt đầu từ lúc Châu Kiệt Luân học lớp 10 đến lúc Châu Kiệt Luân 30 tuổi tự đi hát mới bắt đầu có thành tựu. Châu Kiệt Luân bảo lúc tôi học hết lớp 9 thanh niên nhà không giàu Đài Loan đều đi học cao đẳng nghề ngành điện tử, phần cứng vì học phí rẻ. Có mỗi mẹ tôi không giàu mua piano rồi cho tôi đi học trường nhạc
Nghe Bình béo FPT nói phét VN đào tạo kỹ sư bán dẫn 6 tháng chỉ có bốc c
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top