[Funland] Sinh viên năm 3 Công nghệ phần mềm chuyển sang Sv năm 1 Thiết kế vi mạch bán dẫn có ổn ko ạ?

Euro2CityStar

Xì hơi lốp
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
14,050
Động cơ
397,584 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
E nhờ các cụ tư vấn như title ạ!
Cụ thể hơn là e có cu cháu sắp học xong năm 3 Công nghệ phần mềm, đại loại nó đang học mấy thứ kiểu Java, .Net để lập trình backend gì đó. Giờ nó bảo nghề Dev cũng bão hòa, học xong ra trường mà trình medium level thì lương tháng 15-20 củ thôi. Giờ muốn quay đầu học lại ngành Thiết kế vi mạch (chuẩn bị mở ở cùng trường luôn). Bố mẹ nó nhờ e tư vấn, cơ mà e cũng ko rõ nên nhờ các cụ tư vấn giúp ạ:
1. Học Thiết kế vi mạch về độ khó so với Lập trình Backend thì ntn ạ? Có phải học nhiều ngôn ngữ và thường xuyên cập nhật như Dev ko ạ?
2. Quan trọng là tương lai vài năm tới của kĩ sư Thiết kế vi mạch ở VN ntn? Nếu mấy đại bàng ko mở nhà máy đúc chip ở VN, thì có sẵn công việc khác ko ạ (làm R&D ở các trung tâm nghiên cứu hoặc làm chip IoT ở các công ty trong nước).
Thanks các cụ!
marvel vẫn đang hoạt động tốt sau 10 năm

thiết kế không liên qun tới bọn đúc .
bọn đúc là sinh viên hoá học .
thực tế hocj code cho xong đi .
quay sang phối hợp với bọn phần cứng vaaxn kịp
 

Garrard_1967

Xe buýt
Biển số
OF-844852
Ngày cấp bằng
11/12/23
Số km
584
Động cơ
31,842 Mã lực
E nhờ các cụ tư vấn như title ạ!
Cụ thể hơn là e có cu cháu sắp học xong năm 3 Công nghệ phần mềm, đại loại nó đang học mấy thứ kiểu Java, .Net để lập trình backend gì đó. Giờ nó bảo nghề Dev cũng bão hòa, học xong ra trường mà trình medium level thì lương tháng 15-20 củ thôi. Giờ muốn quay đầu học lại ngành Thiết kế vi mạch (chuẩn bị mở ở cùng trường luôn). Bố mẹ nó nhờ e tư vấn, cơ mà e cũng ko rõ nên nhờ các cụ tư vấn giúp ạ:
1. Học Thiết kế vi mạch về độ khó so với Lập trình Backend thì ntn ạ? Có phải học nhiều ngôn ngữ và thường xuyên cập nhật như Dev ko ạ?
2. Quan trọng là tương lai vài năm tới của kĩ sư Thiết kế vi mạch ở VN ntn? Nếu mấy đại bàng ko mở nhà máy đúc chip ở VN, thì có sẵn công việc khác ko ạ (làm R&D ở các trung tâm nghiên cứu hoặc làm chip IoT ở các công ty trong nước).
Thanks các cụ!
Khó hơn nhiều so với code kia (mà code cậu cháu học kia cũng chưa phải là back end).
 

Alexmazzz

Xe buýt
Biển số
OF-6968
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
884
Động cơ
643,894 Mã lực
Học xong thì học văn bằng 2, còn nhanh hơn bỏ rồi học lại.
 

Tlbooks

Xe buýt
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
906
Động cơ
478,381 Mã lực
Bô to đó cụ ạ
Đài Loan chúng nó bắt đầu từ lúc Châu Kiệt Luân học lớp 10 đến lúc Châu Kiệt Luân 30 tuổi tự đi hát mới bắt đầu có thành tựu
Nghe Bình béo FPT nói phét VN đào tạo kỹ sư bán dẫn 6 tháng chỉ có bốc c
"bán dẫn của FPT" chắc khác với "bán dẫn Đài Loan" cụ ạ.

VN hiện đang nắm giữ 60% thị phần phốt pho vàng và axit phôt pho ric cấp điện tử, đây có lẽ là đóng góp lớn nhất của VN vào ngành công nghiệp này ở phạm vi toàn cầu

chọn nghề cho con trẻ nên tìm giao của 3 vòng tròn năng lực:
1716906762140.jpeg


hoặc chi tiết hơn của người Nhật:
1716906869137.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

UFO1

Xe hơi
Biển số
OF-815100
Ngày cấp bằng
1/7/22
Số km
105
Động cơ
12,723 Mã lực
Đam mê + quyết tâm mới là cái quan trọng nhất. Học theo mốt mà ko giỏi thì cũng chỉ tốn cơm thôi ạ. Hơn nữa theo tôi thấy thì VN còn lâu mới xâm nhập đc vào thị trường sx bán dẫn trong khi lập trình thì đang và sẽ cần.
 

UFO1

Xe hơi
Biển số
OF-815100
Ngày cấp bằng
1/7/22
Số km
105
Động cơ
12,723 Mã lực
cụ định hướng cho cháu học tiếp, chuyên sâu mảng AI, AI mới là mảng sáng nhất trong lĩnh vực CNTT.
Thiết kế chip bán dẫn ở VN chỉ là dạng "công nhân kiểm thử thôi", đại trà hơn nữa là đóng gói sản phẩm, trào lưu theo trend, VN rất khó chen chân đc vào chuỗi giá trị này, hiện vẫn đang rất mờ mịt và phụ thuộc.
Trong khi AI thì VN có thể tiếp cận bình đẳng trên thị trường.
Cụ muốn tìm hiểu sâu sắc hơn, em gửi cụ bài viết của cụ Hoàng Anh Tuấn - Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco :
"
[Tại sao cần phải chú trọng, tập trung nhiều nguồn lực hơn và nghiên cứu, phát triển, đào tạo nhân lực về Trí tuệ nhân tạo (AI) hơn là Chip Bán dẫn (Semiconductor)?]
Đây là câu hỏi đặt ra không chỉ riêng cho Việt Nam mà cả một số nước trong khu vực về việc sử dụng ra sao nguồn lực hạn chế của mình một cách tối ưu nhất, đó là AI hay Semiconductor (tất nhiên có rất nhiều nước còn chẳng có được sự lựa chọn đó). Dưới đây là một số thông tin đáng chú ý:
1. Thị trường AI lớn và tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều thị trường Semiconductor
Trước hết hãy bàn về 2 thị trường nay. Về Semiconductor, tính đến năm 2023, thị trường Semiconductor toàn cầu ước tính vào khoảng 596 tỷ USD. Dự báo thị trường năm 2030, sẽ đạt hơn 1,38 nghìn tỷ USD, tức tăng trưởng hàng năm là 10,5%.
Nhìn xa hơn, đến năm 2035, thị trường toàn cầu về Semiconductor đạt 2,26 nghìn tỷ USD, tức tăng trưởng hàng năm đạt 15,1%.
Đây là tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Sự tăng trưởng của thị trường Semiconductor được thúc đẩy do Semiconductor ngày càng trở thành một bộ phận thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày:
- Nhu cầu về Semiconductor trong các thiết bị điện tử ngày càng tăng, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính bảng.
- Việc tăng cường sử dụng Semiconductor trong các ứng dụng ô tô, công nghiệp và chăm sóc sức khỏe.
- Những tiến bộ trong công nghệ bán dẫn, như trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) càng tạo ra nhu cầu lớn về Semiconductor.
- Các sáng kiến của chính phủ hỗ trợ ngành Semiconductor.
Nếu chỉ nhìn riêng mảng Semiconductor không thôi, ta sẽ thấy tình hình tăng trưởng khá sáng sủa. Tuy nhiên, khi đặt cạnh thị trường AI thì ta thấy AI lại còn tăng trưởng nhanh hơn nhiều. Tính đến năm 2023, thị trường AI toàn cầu ước tính vào khoảng 600 tỷ USD. Dự báo thị trường năm 2030, sẽ đạt tới 5 nghìn tỷ USD, tức tăng trưởng hàng năm là 26%. Còn tính đến năm 2035, thị trường toàn cầu về AI đạt 19,3 nghìn tỷ USD, tức tăng gấp 4 lần chỉ trong thời gian 5 năm từ 2030-2035.
Sự tăng trưởng của nền kinh tế AI đang được thúc đẩy bởi các yếu tố như:
- Tăng cường áp dụng công nghệ AI trong các ngành công nghiệp.
- Đầu tư của chính phủ vào nghiên cứu và phát triển AI.
- Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ AI.
- Những tiến bộ trong thuật toán AI và khả năng học máy.
AI dự kiến sẽ có tác động mang tính đột biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm chăm sóc sức khỏe, tài chính, sản xuất, bán lẻ và vận tải... Khi công nghệ AI trở nên phức tạp và dễ tiếp cận hơn, nền kinh tế AI có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng theo cấp số nhân.
2. Semiconductor là thị trường đã được phân công hóa cao độ (như trong mảng Smartphone giữa Apple, Samsung và Huawei) do thế giới đã bắt đầu đầu tư phát triển từ 30-35 năm trước, do đó gần như "không có cửa" cho các ông khác chen chân vào. Ở đây là nói phân khúc tiên tiến.
Do đó, cần xác định rõ ta sẽ làm chip phân khúc gì (loại bao nhiêu nm - nanometer để từ đó xác định biên độ lợi nhuận). Nói thế này để rõ hơn, nhu cầu chíp của thế giới sẽ tăng, sẽ có nhiều phân khúc. Việc làm chíp của Việt Nam có lẽ là loại làm cho đồ gia dụng (hiện Trung Quốc chiếm khoảng 40% thị phần) và nhiều nước phương Tây không muốn Trung Quốc tiếp tục chiếm thị trường này vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng việc làm các loại chip này sẽ tốn rất nhiều điện, nước, thu được rất ít lợi nhuận.
Để hình dung, nó tương tự như việc Toyota, GM, Ford đặt sản xuất xe ở Mexico, thực ra là sản xuất những thứ ô nhiễm, giá rẻ nhất; tương tự như Quảng Đông là thủ phủ làm microwave, máy giặt trong những năm 1990.
3. Chế tạo chip bán dẫn là tổng hợp của nhiều ngành khoa học cơ bản như khoa học máy tính, kỹ thuật hóa chất, kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật vật liệu mà Việt Nam không có.
Ví dụ để sản xuất hoá chất siêu đặc biệt dùng chế tạo chất bán dẫn thì khắp thế giới này chỉ có một số công ty Nhật Bản là đủ đẳng cấp để sản xuất và chế tạo như Sumitomo Chemical, Kanto Chemical, Nippon Kayaku, Tokyo Chemical Industry. Hay là nước siêu tinh khiết dùng trong công nghiệp bán dẫn cũng là các anh đại của Nhật như Kurita Industrial, Organo.
(Mục 3 này tôi lấy thông tin của bạn Duong Giap Dan mà tôi thấy khá chính xác).
4. Trên thế giới không có bất kỳ nước nào có ngành công nghiệp chip bán dẫn hoàn chỉnh, trừ Trung Quốc. Trung Quốc buộc phải làm vậy vì bị Mỹ cấm vận toàn diện. Kế hoạch bỏ 1000 tỷ USD giai đoạn 2020-2030 cũng mới chỉ đưa TQ sản xuất được chip 7 nm. Còn kém Mỹ, ĐL và phương Tây từ 10-15 năm. Về lý thuyết, TQ đã sản xuất được chip 2 nm nhưng không thể thương mại hóa vì giá
thành đắt và không sản xuất đại trà được.
Còn lại các quốc gia khác chỉ tham gia một vài công đoạn. Ngay cả TSMC, Foxconn, và Samsung họ rất mạnh ở mảng sản xuất, nhưng gia công ở cấp độ cao cho các ông lớn như Google, NVIDIA, Apple... Ngay Nhật và Mỹ cũng bị lạc hậu sau Đài Loan về mặt sản xuất.
5. Chip là ngành rất, rất mắc tiền. Đầu tư một nhà máy khoảng 10-20 tỷ USD (như TSMC, Intel, Sam Sung đầu tư ở Nhật Bản, Arizona và Texas). Còn để phát triển cả ngành cần ít nhất 50 tỷ USD.
Câu chuyện sau đó là bán cho ai?
Nhiều chuyên gia ở Silicon Valley cho rằng, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc coi Semiconductor là một phần cấu thành của ngành công nghiệp bán dẫn (và chế tạo nữa) vì họ sử dụng Semiconductor cho các thiết bị điện tử, gia dụng. Trường hợp như Việt Nam do ngành điện tử và sản xuất không phát triển nên khả năng cao sẽ bị lệ thuộc vào thị trường tiêu thụ.
6. Lương trong ngành bán dẫn rất thấp so với các ngành công nghệ mới nổi, chỉ tương tự như lương, kỹ thuật viên làm cho Samsung, Foxconn hiện nay. Tại Silicon Valley, lương của kỹ sư AI trung bình 250.000 USD/năm và có không ít trường hợp các kỹ sư, nhà khoa học AI được trả lương lên tới hàng triệu USD/năm chưa kể cổ phiếu thưởng (stock options). Trong khi đó, lương trung bình của kỹ sư Semiconductor khoảng 80.000 - 120.000 USD/năm, cao nhất cũng chỉ 250.000 USD/năm.
Tại Silicon Valley hiện nay, việc tuyển kỹ sư các nhà khoa học bậc cao chỉ dựa vào tiền lương cao thôi không còn hấp dẫn họ nữa. Cái mà các kỹ sư, nhà khoa học cần là công ty họ sẽ đầu quân sắp tới sẽ có bao nhiêu AI GPU (Bộ vi xử lý hình ảnh AI) để từ đó họ thỏa sức sáng tạo và phát triển, nâng giá trị công ty. Thậm chí, có nhà khoa học còn đặt thẳng vấn đề với một công ty, nói rõ khi nào công ty đầu tư ít nhất 10.000 AI GPU (khoảng 400 triệu USD) thì bộ phận nhân sự hãy gọi điện để chiêu mộ anh ta
Trên thực tế, số người làm design sẽ không nhiều và chỉ lựa chọn được những người giỏi nhất. NVIDIA cho biết, toàn bộ các kỹ sư, nhà khoa học của họ làm về thiết kế không quá 2000. Đấy là cho một đế chế trị giá trên 2000 tỷ USD.
Ngoài ra, đào tạo được một kỹ sư thực thụ trong ngành Semiconductor rất mất nhiều thời gian, khoảng 10 năm. Hiện Việt Nam rất thiếu chuyên gia, giáo trình, cơ sở vật chất... để đào tạo kỹ sư Semiconductor đẳng cấp.
Những người được đào tạo đại trà, ngắn ngày thực tế chỉ là kỹ thuật viên bậc cao chứ không phải kỹ sư Semiconductor thực thụ theo đúng nghĩa của từ này. Những công việc ATP (Assembling, Testing, Packaging) tức lắp ráp, đóng gói và kiểm thử mà chúng ta tham gia hiện nay về cơ bản sẽ do máy móc, kỹ thuật viên và lao động chân tay làm, còn việc cho kỹ sư rất ít.
7. Trong khi đó, cánh cửa cho AI đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam là khá sáng sủa, trên nhiều phương diện.
Về nhân sự, nhu cầu kỹ sư AI trên toàn thế giới từ nay đến năm 2025 cần tới 97 triệu người. Một xu hướng khác là nhìn vào đầu tư của các quỹ VC. Trong năm 2023, trong 4 USD đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở Mỹ thì 1 USD đầu tư vào các công ty khởi nghiệp liên quan đến AI. Chắc chắn tỷ lệ này sẽ còn cao hơn nhiều trong năm 2024 và các năm tới. Trong khu vực, dự báo AI sẽ đóng góp từ 20-25% GDP cho các nền kinh tế Singapore và Malaysia vào năm 2030.
Ngoài ra, theo đánh giá của một số chuyên gia tại Silicon Valley, Việt Nam để trở thành quốc gia khởi nghiệp về AI và để AI đóng góp vào tỷ lệ lớn của GDP như Singapore và Malaysia, Việt Nam sẽ cần hàng trăm ngàn kỹ sư AI. So với đào tạo kỹ sư Semiconductor, thì đào tạo kỹ sư AI nhanh và đỡ tốn kém hơn nhiều, có thể đào tạo lại nhanh hoặc nâng cấp (upskill và reskill) các kỹ sư AI từ con số 1 triệu kỹ sư IT và 500.000 kỹ sư phần mềm mà ta hiện có (công việc những người này hiện đang bị thách thức nghiêm trọng bởi AI đã viết được code và trình độ ngày càng tinh vi).
Vậy lựa chọn của ta sẽ là gì?"
Tôi cũng nghĩ IT hợp lý hơn.
 

year2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-716022
Ngày cấp bằng
13/2/20
Số km
339
Động cơ
87,651 Mã lực
Nghề nào cũng có chọn lọc, chỉ là nghề như sơn hay mộc ...thôi cũng cần có chút năng khiếu và đam mê.
Về Dev : Nếu đam mê và thực sự muốn theo nghề thì ko dừng lại ở lập trình backend hay frontend hay gì đó mà hoàn toàn có thể tiến xa. Dev cũng đang rất thiếu, nhưng chỉ thiếu người giỏi và được việc thôi, thiếu liên tục vì ngành này là 1 trong những ngành có biến động nhân sự nhanh và khó lường nhất. Ai quản lý đội này cũng đau đầu vì giữ người giỏi.
Về thiết kế vi mạch : Là một chuyên môn hoàn toàn khác cho nên phải bắt đầu từ đầu. Nếu ko có đam mê với vi mạch, điện trở, transistor, tụ điện - Túm lại là điện tử thì ko thành canh được.
Còn làm R&D thì phải là xuất sắc trước đã, các bạn R&D là các bạn rất giỏi và khi sang ngang thường là làm nghiên cứu, giảng viên ... các trường ĐH.
Cụ rất có kinh nghiệm
 

Smile1102

Xe container
Biển số
OF-714517
Ngày cấp bằng
2/2/20
Số km
9,161
Động cơ
192,287 Mã lực
Dễ thành thả mồi bắt bóng lắm.
Cuối cùng lại xôi hỏng bỏng không.
 

2_Speed

Xe hơi
Biển số
OF-849106
Ngày cấp bằng
6/3/24
Số km
117
Động cơ
200,581 Mã lực
Cứ theo IT đi cụ ạ.
Bạn rất thân của em đang làm giám đốc 1 cty lớn lĩnh vực này ở HN, nó bảo ngành đang rất hot, lương em thấy hiện tại kém nhiều IT. Sau ko rõ...
 

nh0301tn

Xe hơi
Biển số
OF-748045
Ngày cấp bằng
29/10/20
Số km
129
Động cơ
44,116 Mã lực
Ngành vi mạch này hiện chưa tuyển
Thời điểm này, học ngành này cũng giống như học ô tô cách đây 10-15 năm, nghe rất oai. Nhưng học xong rồi đa số lại chỉ làm thợ cho gara lương thấp hoặc trái ngành :D
 

7ieulongn

Xe hơi
Biển số
OF-858451
Ngày cấp bằng
3/5/24
Số km
165
Động cơ
2,869 Mã lực
Tuổi
53
Năm nay F1 e vào đại học nó cũng thích nhúng, vi mạch bán dẫn. Vì con còn nhỏ chỉ là sở thích cảm tính chưa đủ tầm nhìn định hướng công việc tương lai hài hòa sở thích, năng lực và nhu cầu xã hội nên e có mày mò tìm hiểu thì thực sự chán lắm. Học khó, chi phí học cao hơn it, đầu ra cực hẹp vì số công ty về mảng này ít, lương thấp, đi làm phải đào tạo thực tiễn lại từ đầu mất thêm dăm ba năm. Sv đtvt BK ra trường công ty nó để mãi chế độ thực tập lương 3 triệu, đa phần tự học thêm cod để làm it. Số nổi danh với nghề đến trên đầu ngón tay. Mấy nay báo chí rùm beng đón đầu nọ kia làm các con năm nay đổ sô đk đtvt với vi mạch bán dẫn.
K hiểu cháu cụ học trường nào chứ e thấy thông tin từ sv ngành này rất nhiều sao cháu nó lại k biết nhỉ. Năm 3 rồi tốt nhất học cho xong có cái bằng, thích thì học thêm sau cho an toàn. Mà ở BK một số chương trình cũng đt iot và nhúng, ra trường thích làm mảng cứng cũng được mà nhỉ?
 

pltuan

Xe buýt
Biển số
OF-186562
Ngày cấp bằng
22/3/13
Số km
635
Động cơ
931,198 Mã lực
Nơi ở
Yên Viên - Gia Lâm - Hà Nội
Bô to đó cụ ạ
Đài Loan chúng nó bắt đầu từ lúc Châu Kiệt Luân học lớp 10 đến lúc Châu Kiệt Luân 30 tuổi tự đi hát mới bắt đầu có thành tựu
Nghe Bình béo FPT nói phét VN đào tạo kỹ sư bán dẫn 6 tháng chỉ có bốc c
Khéo lại giống vụ 4.0 của anh XP cụ nhể kkk
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,156
Động cơ
391,947 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chẳng bù em có thằng em họ nhà vợ. Lại cứ lao vào CNTT ngành Phân tích dữ liệu. Bảo mới năm thứ 3 thì chọn ngành chuyên sâu sớm quá, tìm hiểu một số lĩnh vực khác như lập trình nhúng, học bán dẫn. Anh giới thiệu chỗ thực tập học xong tốt có việc ngay, hoặc ko thích anh giới thiệu học bổng 100% học thạc sỹ bán dẫn ở đài loan.
Thế mà cu cậu cứ đâm đầu vào định hướng DA. Ra trường em kiếm vài ngàn $ tháng là bình thường. Em nghe chịu luôn.
Những ngành giờ đang hót nhất và thiếu nhất là kỹ sư điện tử lập trình nhúng, thiết kế chip, mạch , bán dẫn. Học tốt bao nhiêu cũng ko đủ.
CNTT vẫn tốt, nhu cầu vẫn cao nhưng người người lao vào ko rõ cạnh tranh thế nào?
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,156
Động cơ
391,947 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Năm nay F1 e vào đại học nó cũng thích nhúng, vi mạch bán dẫn. Vì con còn nhỏ chỉ là sở thích cảm tính chưa đủ tầm nhìn định hướng công việc tương lai hài hòa sở thích, năng lực và nhu cầu xã hội nên e có mày mò tìm hiểu thì thực sự chán lắm. Học khó, chi phí học cao hơn it, đầu ra cực hẹp vì số công ty về mảng này ít, lương thấp, đi làm phải đào tạo thực tiễn lại từ đầu mất thêm dăm ba năm. Sv đtvt BK ra trường công ty nó để mãi chế độ thực tập lương 3 triệu, đa phần tự học thêm cod để làm it. Số nổi danh với nghề đến trên đầu ngón tay. Mấy nay báo chí rùm beng đón đầu nọ kia làm các con năm nay đổ sô đk đtvt với vi mạch bán dẫn.
K hiểu cháu cụ học trường nào chứ e thấy thông tin từ sv ngành này rất nhiều sao cháu nó lại k biết nhỉ. Năm 3 rồi tốt nhất học cho xong có cái bằng, thích thì học thêm sau cho an toàn. Mà ở BK một số chương trình cũng đt iot và nhúng, ra trường thích làm mảng cứng cũng được mà nhỉ?
Ui, học ngành này khó và ít đầu ra do những năm trước thiếu việc. Nhưng giờ thì nhiều lắm. Như em tìm các cháu sinh viên năm 3-4 chuyên về lập trình nhúng, thiết kế mạch chip mà tìm rất khó. Giờ ngành này đang phát triển tốt đó cụ.
Còn an toàn thì cứ CNTT dep mà chơi thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Alexmazzz

Xe buýt
Biển số
OF-6968
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
884
Động cơ
643,894 Mã lực
cụ định hướng cho cháu học tiếp, chuyên sâu mảng AI, AI mới là mảng sáng nhất trong lĩnh vực CNTT.
Thiết kế chip bán dẫn ở VN chỉ là dạng "công nhân kiểm thử thôi", đại trà hơn nữa là đóng gói sản phẩm, trào lưu theo trend, VN rất khó chen chân đc vào chuỗi giá trị này, hiện vẫn đang rất mờ mịt và phụ thuộc.
Trong khi AI thì VN có thể tiếp cận bình đẳng trên thị trường.
Cụ muốn tìm hiểu sâu sắc hơn, em gửi cụ bài viết của cụ Hoàng Anh Tuấn - Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco :
"
[Tại sao cần phải chú trọng, tập trung nhiều nguồn lực hơn và nghiên cứu, phát triển, đào tạo nhân lực về Trí tuệ nhân tạo (AI) hơn là Chip Bán dẫn (Semiconductor)?]
Đây là câu hỏi đặt ra không chỉ riêng cho Việt Nam mà cả một số nước trong khu vực về việc sử dụng ra sao nguồn lực hạn chế của mình một cách tối ưu nhất, đó là AI hay Semiconductor (tất nhiên có rất nhiều nước còn chẳng có được sự lựa chọn đó). Dưới đây là một số thông tin đáng chú ý:
1. Thị trường AI lớn và tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều thị trường Semiconductor
Trước hết hãy bàn về 2 thị trường nay. Về Semiconductor, tính đến năm 2023, thị trường Semiconductor toàn cầu ước tính vào khoảng 596 tỷ USD. Dự báo thị trường năm 2030, sẽ đạt hơn 1,38 nghìn tỷ USD, tức tăng trưởng hàng năm là 10,5%.
Nhìn xa hơn, đến năm 2035, thị trường toàn cầu về Semiconductor đạt 2,26 nghìn tỷ USD, tức tăng trưởng hàng năm đạt 15,1%.
Đây là tỷ lệ tăng trưởng khá cao. Sự tăng trưởng của thị trường Semiconductor được thúc đẩy do Semiconductor ngày càng trở thành một bộ phận thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày:
- Nhu cầu về Semiconductor trong các thiết bị điện tử ngày càng tăng, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính bảng.
- Việc tăng cường sử dụng Semiconductor trong các ứng dụng ô tô, công nghiệp và chăm sóc sức khỏe.
- Những tiến bộ trong công nghệ bán dẫn, như trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) càng tạo ra nhu cầu lớn về Semiconductor.
- Các sáng kiến của chính phủ hỗ trợ ngành Semiconductor.
Nếu chỉ nhìn riêng mảng Semiconductor không thôi, ta sẽ thấy tình hình tăng trưởng khá sáng sủa. Tuy nhiên, khi đặt cạnh thị trường AI thì ta thấy AI lại còn tăng trưởng nhanh hơn nhiều. Tính đến năm 2023, thị trường AI toàn cầu ước tính vào khoảng 600 tỷ USD. Dự báo thị trường năm 2030, sẽ đạt tới 5 nghìn tỷ USD, tức tăng trưởng hàng năm là 26%. Còn tính đến năm 2035, thị trường toàn cầu về AI đạt 19,3 nghìn tỷ USD, tức tăng gấp 4 lần chỉ trong thời gian 5 năm từ 2030-2035.
Sự tăng trưởng của nền kinh tế AI đang được thúc đẩy bởi các yếu tố như:
- Tăng cường áp dụng công nghệ AI trong các ngành công nghiệp.
- Đầu tư của chính phủ vào nghiên cứu và phát triển AI.
- Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ AI.
- Những tiến bộ trong thuật toán AI và khả năng học máy.
AI dự kiến sẽ có tác động mang tính đột biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm chăm sóc sức khỏe, tài chính, sản xuất, bán lẻ và vận tải... Khi công nghệ AI trở nên phức tạp và dễ tiếp cận hơn, nền kinh tế AI có thể sẽ tiếp tục tăng trưởng theo cấp số nhân.
2. Semiconductor là thị trường đã được phân công hóa cao độ (như trong mảng Smartphone giữa Apple, Samsung và Huawei) do thế giới đã bắt đầu đầu tư phát triển từ 30-35 năm trước, do đó gần như "không có cửa" cho các ông khác chen chân vào. Ở đây là nói phân khúc tiên tiến.
Do đó, cần xác định rõ ta sẽ làm chip phân khúc gì (loại bao nhiêu nm - nanometer để từ đó xác định biên độ lợi nhuận). Nói thế này để rõ hơn, nhu cầu chíp của thế giới sẽ tăng, sẽ có nhiều phân khúc. Việc làm chíp của Việt Nam có lẽ là loại làm cho đồ gia dụng (hiện Trung Quốc chiếm khoảng 40% thị phần) và nhiều nước phương Tây không muốn Trung Quốc tiếp tục chiếm thị trường này vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng việc làm các loại chip này sẽ tốn rất nhiều điện, nước, thu được rất ít lợi nhuận.
Để hình dung, nó tương tự như việc Toyota, GM, Ford đặt sản xuất xe ở Mexico, thực ra là sản xuất những thứ ô nhiễm, giá rẻ nhất; tương tự như Quảng Đông là thủ phủ làm microwave, máy giặt trong những năm 1990.
3. Chế tạo chip bán dẫn là tổng hợp của nhiều ngành khoa học cơ bản như khoa học máy tính, kỹ thuật hóa chất, kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật vật liệu mà Việt Nam không có.
Ví dụ để sản xuất hoá chất siêu đặc biệt dùng chế tạo chất bán dẫn thì khắp thế giới này chỉ có một số công ty Nhật Bản là đủ đẳng cấp để sản xuất và chế tạo như Sumitomo Chemical, Kanto Chemical, Nippon Kayaku, Tokyo Chemical Industry. Hay là nước siêu tinh khiết dùng trong công nghiệp bán dẫn cũng là các anh đại của Nhật như Kurita Industrial, Organo.
(Mục 3 này tôi lấy thông tin của bạn Duong Giap Dan mà tôi thấy khá chính xác).
4. Trên thế giới không có bất kỳ nước nào có ngành công nghiệp chip bán dẫn hoàn chỉnh, trừ Trung Quốc. Trung Quốc buộc phải làm vậy vì bị Mỹ cấm vận toàn diện. Kế hoạch bỏ 1000 tỷ USD giai đoạn 2020-2030 cũng mới chỉ đưa TQ sản xuất được chip 7 nm. Còn kém Mỹ, ĐL và phương Tây từ 10-15 năm. Về lý thuyết, TQ đã sản xuất được chip 2 nm nhưng không thể thương mại hóa vì giá
thành đắt và không sản xuất đại trà được.
Còn lại các quốc gia khác chỉ tham gia một vài công đoạn. Ngay cả TSMC, Foxconn, và Samsung họ rất mạnh ở mảng sản xuất, nhưng gia công ở cấp độ cao cho các ông lớn như Google, NVIDIA, Apple... Ngay Nhật và Mỹ cũng bị lạc hậu sau Đài Loan về mặt sản xuất.
5. Chip là ngành rất, rất mắc tiền. Đầu tư một nhà máy khoảng 10-20 tỷ USD (như TSMC, Intel, Sam Sung đầu tư ở Nhật Bản, Arizona và Texas). Còn để phát triển cả ngành cần ít nhất 50 tỷ USD.
Câu chuyện sau đó là bán cho ai?
Nhiều chuyên gia ở Silicon Valley cho rằng, Hàn Quốc, Nhật, Trung Quốc coi Semiconductor là một phần cấu thành của ngành công nghiệp bán dẫn (và chế tạo nữa) vì họ sử dụng Semiconductor cho các thiết bị điện tử, gia dụng. Trường hợp như Việt Nam do ngành điện tử và sản xuất không phát triển nên khả năng cao sẽ bị lệ thuộc vào thị trường tiêu thụ.
6. Lương trong ngành bán dẫn rất thấp so với các ngành công nghệ mới nổi, chỉ tương tự như lương, kỹ thuật viên làm cho Samsung, Foxconn hiện nay. Tại Silicon Valley, lương của kỹ sư AI trung bình 250.000 USD/năm và có không ít trường hợp các kỹ sư, nhà khoa học AI được trả lương lên tới hàng triệu USD/năm chưa kể cổ phiếu thưởng (stock options). Trong khi đó, lương trung bình của kỹ sư Semiconductor khoảng 80.000 - 120.000 USD/năm, cao nhất cũng chỉ 250.000 USD/năm.
Tại Silicon Valley hiện nay, việc tuyển kỹ sư các nhà khoa học bậc cao chỉ dựa vào tiền lương cao thôi không còn hấp dẫn họ nữa. Cái mà các kỹ sư, nhà khoa học cần là công ty họ sẽ đầu quân sắp tới sẽ có bao nhiêu AI GPU (Bộ vi xử lý hình ảnh AI) để từ đó họ thỏa sức sáng tạo và phát triển, nâng giá trị công ty. Thậm chí, có nhà khoa học còn đặt thẳng vấn đề với một công ty, nói rõ khi nào công ty đầu tư ít nhất 10.000 AI GPU (khoảng 400 triệu USD) thì bộ phận nhân sự hãy gọi điện để chiêu mộ anh ta
Trên thực tế, số người làm design sẽ không nhiều và chỉ lựa chọn được những người giỏi nhất. NVIDIA cho biết, toàn bộ các kỹ sư, nhà khoa học của họ làm về thiết kế không quá 2000. Đấy là cho một đế chế trị giá trên 2000 tỷ USD.
Ngoài ra, đào tạo được một kỹ sư thực thụ trong ngành Semiconductor rất mất nhiều thời gian, khoảng 10 năm. Hiện Việt Nam rất thiếu chuyên gia, giáo trình, cơ sở vật chất... để đào tạo kỹ sư Semiconductor đẳng cấp.
Những người được đào tạo đại trà, ngắn ngày thực tế chỉ là kỹ thuật viên bậc cao chứ không phải kỹ sư Semiconductor thực thụ theo đúng nghĩa của từ này. Những công việc ATP (Assembling, Testing, Packaging) tức lắp ráp, đóng gói và kiểm thử mà chúng ta tham gia hiện nay về cơ bản sẽ do máy móc, kỹ thuật viên và lao động chân tay làm, còn việc cho kỹ sư rất ít.
7. Trong khi đó, cánh cửa cho AI đối với nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam là khá sáng sủa, trên nhiều phương diện.
Về nhân sự, nhu cầu kỹ sư AI trên toàn thế giới từ nay đến năm 2025 cần tới 97 triệu người. Một xu hướng khác là nhìn vào đầu tư của các quỹ VC. Trong năm 2023, trong 4 USD đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở Mỹ thì 1 USD đầu tư vào các công ty khởi nghiệp liên quan đến AI. Chắc chắn tỷ lệ này sẽ còn cao hơn nhiều trong năm 2024 và các năm tới. Trong khu vực, dự báo AI sẽ đóng góp từ 20-25% GDP cho các nền kinh tế Singapore và Malaysia vào năm 2030.
Ngoài ra, theo đánh giá của một số chuyên gia tại Silicon Valley, Việt Nam để trở thành quốc gia khởi nghiệp về AI và để AI đóng góp vào tỷ lệ lớn của GDP như Singapore và Malaysia, Việt Nam sẽ cần hàng trăm ngàn kỹ sư AI. So với đào tạo kỹ sư Semiconductor, thì đào tạo kỹ sư AI nhanh và đỡ tốn kém hơn nhiều, có thể đào tạo lại nhanh hoặc nâng cấp (upskill và reskill) các kỹ sư AI từ con số 1 triệu kỹ sư IT và 500.000 kỹ sư phần mềm mà ta hiện có (công việc những người này hiện đang bị thách thức nghiêm trọng bởi AI đã viết được code và trình độ ngày càng tinh vi).
Vậy lựa chọn của ta sẽ là gì?"
Cụ cho em xin cái link với, cu nhà em chuẩn bị đi thực tập cuối năm 3. Vẫn đang phân vân chọn fpt sofl hay fpt cloud.
 

Diep1979

Xe container
Biển số
OF-809344
Ngày cấp bằng
24/3/22
Số km
5,957
Động cơ
685,804 Mã lực
Học song song cho đỡ phí được không nhỉ?
Bán dẫn là mới ở VN, chưa biết sau này như nào
Tiếc 3 năm lãng phí nếu quay lại từ đầu
 

FunnyDino

Xe buýt
Biển số
OF-820893
Ngày cấp bằng
14/10/22
Số km
546
Động cơ
16,242 Mã lực
Nơi ở
Cần Thơ
E nhờ các cụ tư vấn như title ạ!
Cụ thể hơn là e có cu cháu sắp học xong năm 3 Công nghệ phần mềm, đại loại nó đang học mấy thứ kiểu Java, .Net để lập trình backend gì đó. Giờ nó bảo nghề Dev cũng bão hòa, học xong ra trường mà trình medium level thì lương tháng 15-20 củ thôi. Giờ muốn quay đầu học lại ngành Thiết kế vi mạch (chuẩn bị mở ở cùng trường luôn). Bố mẹ nó nhờ e tư vấn, cơ mà e cũng ko rõ nên nhờ các cụ tư vấn giúp ạ:
1. Học Thiết kế vi mạch về độ khó so với Lập trình Backend thì ntn ạ? Có phải học nhiều ngôn ngữ và thường xuyên cập nhật như Dev ko ạ?
2. Quan trọng là tương lai vài năm tới của kĩ sư Thiết kế vi mạch ở VN ntn? Nếu mấy đại bàng ko mở nhà máy đúc chip ở VN, thì có sẵn công việc khác ko ạ (làm R&D ở các trung tâm nghiên cứu hoặc làm chip IoT ở các công ty trong nước).
Thanks các cụ!
1 cái phần cứng, 1 cái phần mềm nó khác hoàn toàn cụ ơi.
 

chieubuon

Xe điện
Biển số
OF-382725
Ngày cấp bằng
15/9/15
Số km
2,260
Động cơ
292,668 Mã lực
E nhờ các cụ tư vấn như title ạ!
Cụ thể hơn là e có cu cháu sắp học xong năm 3 Công nghệ phần mềm, đại loại nó đang học mấy thứ kiểu Java, .Net để lập trình backend gì đó. Giờ nó bảo nghề Dev cũng bão hòa, học xong ra trường mà trình medium level thì lương tháng 15-20 củ thôi. Giờ muốn quay đầu học lại ngành Thiết kế vi mạch (chuẩn bị mở ở cùng trường luôn). Bố mẹ nó nhờ e tư vấn, cơ mà e cũng ko rõ nên nhờ các cụ tư vấn giúp ạ:
1. Học Thiết kế vi mạch về độ khó so với Lập trình Backend thì ntn ạ? Có phải học nhiều ngôn ngữ và thường xuyên cập nhật như Dev ko ạ?
2. Quan trọng là tương lai vài năm tới của kĩ sư Thiết kế vi mạch ở VN ntn? Nếu mấy đại bàng ko mở nhà máy đúc chip ở VN, thì có sẵn công việc khác ko ạ (làm R&D ở các trung tâm nghiên cứu hoặc làm chip IoT ở các công ty trong nước).
Thanks các cụ!
Cứ công nghệ phần mềm mà chơi cụ nhé, sau này học về vi mạch sau
 

congthuong

Xe điện
Biển số
OF-387066
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
2,821
Động cơ
271,851 Mã lực
Học cái này ra nước ngoài học thì còn có hi vọng.

Chứ ở VN có ông nào thiết kế vi mạch đâu mà đòi đi dạy người khác.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top