- Biển số
- OF-63757
- Ngày cấp bằng
- 10/5/10
- Số km
- 1,210
- Động cơ
- 347,615 Mã lực
TAND Tối cao tại TP.HCM vừa xử phúc thẩm vụ anh Trần Văn Quân, một sinh viên luật khởi kiện chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Cần Thơ.
Không biển báo, vẫn phạt
Theo hồ sơ, sáng 9/12/2009, anh Quân chạy xe hơi bốn chỗ đi uống cà phê. Như mọi hôm, anh chạy xe đến quán cà phê quen thuộc rồi dừng xe dưới lòng đường để vào quán. Anh ngồi uống cà phê được một lúc thì bị cán bộ Thanh tra giao thông TP Cần Thơ đến lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với lý do đỗ xe dưới lòng đường. Cùng bị lập biên bản với anh Quân lúc đó còn có chủ ba chiếc xe khác.
Thấy khu vực này không hề có biển cấm dừng hoặc đỗ xe, anh Quân không chịu ký vào biên bản xử phạt. Vì vậy, thanh tra giao thông đã chụp lại hình ảnh hiện trường vị trí xe và thực hiện một số biện pháp nghiệp vụ khác. Khoảng một tuần sau, chánh thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ đã ra quyết định xử phạt anh Quân 300.000 đồng về hành vi để xe, đỗ xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật.
Ngay khi nhận được quyết định xử phạt, anh Quân đã khiếu nại. Ngày 5, chánh thanh tra Sở GTVT ra quyết định giữ nguyên quyết định xử phạt nói trên. Ngày 25/2/2010, anh Quân đã khởi kiện yêu cầu TAND TP Cần Thơ hủy quyết định hành chính nói trên của chánh thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ.
Theo đơn khởi kiện, anh Quân cho rằng mình không hề vi phạm pháp luật về giao thông bởi khu vực anh đậu xe không hề có biển báo cấm dừng hoặc đỗ xe. Vì vậy, việc chánh thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ xử phạt anh với lý do đỗ xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật là không có căn cứ.
Tháng 7, TAND TP Cần Thơ đã xử sơ thẩm, bác đơn kiện của anh Quân, tuyên quyết định hành chính của chánh thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ là đúng.
Luật không cấm, dân được phép làm
Anh Quân kháng cáo. Ngày 24/9, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã đưa vụ án này ra xử phúc thẩm.
Tại phiên xử, anh Quân trình bày rằng mình đi kiện không phải vì số tiền phạt 300.000 đồng. Trong trường hợp của anh, thanh tra giao thông muốn xử phạt thì cần phải có biển báo, biểm cấm, đồng thời phải giải thích cho người vi phạm biết rõ lỗi vi phạm cụ thể là gì. Có như vậy thì người vi phạm mới rút được kinh nghiệm để lần sau không còn vi phạm nữa.
Anh Quân tiếp tục yêu cầu tòa hủy quyết định hành chính của chánh thanh tra Sở GTVT, đồng thời buộc phải công khai xin lỗi chứ anh không cần lấy lại 300.000 đồng đã nộp phạt trước đó.
Về phần mình, đại diện của chánh thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ thừa nhận khu vực mà anh Quân đỗ xe không hề có biển báo giao thông. Vị này lý giải: Tuyến đường nơi anh Quân đậu xe thuộc quốc lộ nên trách nhiệm cắm biển báo không thuộc cơ quan này.
Chủ tọa vặn: “Nếu không có trách nhiệm cắm biển báo, sao thanh tra giao thông lại đi xử phạt?”. Đại diện bị đơn cho rằng dù không có biển báo nhưng hành vi của anh Quân đã vi phạm quy định Luật Giao thông đường bộ và một số văn bản khác.
Đại diện VKSND Tối cao liền yêu cầu đại diện bị đơn chứng minh hành vi của anh Quân trái quy định pháp luật cụ thể ở điểm nào thì phía bị đơn không thể chứng minh được.
Theo đại diện VKS, khi xử phạt mà ghi chung chung như trong quyết định thì người vi phạm không thể biết được mình vi phạm về cái gì. Về nguyên tắc, người dân được làm những gì pháp luật không cấm. Như vậy, một khi đường không có biển báo cấm dừng, đỗ xe thì người dân không thể bị cấm làm việc này.
Đồng tình, tòa đã chấp nhận đơn kháng cáo của anh Quân, sửa bản án sơ thẩm, tuyên hủy quyết định xử phạt hành chính của chánh thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ. Tuy nhiên, tòa không chấp nhận yêu cầu chánh thanh tra Sở GTVT công khai xin lỗi vì không có trong phần kháng cáo của bản án.
(theo PL TP HCM)
Theo như bản án này thì việc đừng đỗ xe nơi không có biển báo cấm , dừng đỗ là được phép . Nhưng cơ mà ở Hà Nội . Anh em mình mà dừng đỗ xe ở nơi không có biển báo cấm , nhưng không có vạch kẻ đường cho đỗ thì vẫn bị thịt như thường . Luật mình đúng là bất cập các bác nhỉ ?
Không biển báo, vẫn phạt
Theo hồ sơ, sáng 9/12/2009, anh Quân chạy xe hơi bốn chỗ đi uống cà phê. Như mọi hôm, anh chạy xe đến quán cà phê quen thuộc rồi dừng xe dưới lòng đường để vào quán. Anh ngồi uống cà phê được một lúc thì bị cán bộ Thanh tra giao thông TP Cần Thơ đến lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với lý do đỗ xe dưới lòng đường. Cùng bị lập biên bản với anh Quân lúc đó còn có chủ ba chiếc xe khác.
Thấy khu vực này không hề có biển cấm dừng hoặc đỗ xe, anh Quân không chịu ký vào biên bản xử phạt. Vì vậy, thanh tra giao thông đã chụp lại hình ảnh hiện trường vị trí xe và thực hiện một số biện pháp nghiệp vụ khác. Khoảng một tuần sau, chánh thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ đã ra quyết định xử phạt anh Quân 300.000 đồng về hành vi để xe, đỗ xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật.
Ngay khi nhận được quyết định xử phạt, anh Quân đã khiếu nại. Ngày 5, chánh thanh tra Sở GTVT ra quyết định giữ nguyên quyết định xử phạt nói trên. Ngày 25/2/2010, anh Quân đã khởi kiện yêu cầu TAND TP Cần Thơ hủy quyết định hành chính nói trên của chánh thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ.
Theo đơn khởi kiện, anh Quân cho rằng mình không hề vi phạm pháp luật về giao thông bởi khu vực anh đậu xe không hề có biển báo cấm dừng hoặc đỗ xe. Vì vậy, việc chánh thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ xử phạt anh với lý do đỗ xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật là không có căn cứ.
Tháng 7, TAND TP Cần Thơ đã xử sơ thẩm, bác đơn kiện của anh Quân, tuyên quyết định hành chính của chánh thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ là đúng.
Luật không cấm, dân được phép làm
Anh Quân kháng cáo. Ngày 24/9, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã đưa vụ án này ra xử phúc thẩm.
Tại phiên xử, anh Quân trình bày rằng mình đi kiện không phải vì số tiền phạt 300.000 đồng. Trong trường hợp của anh, thanh tra giao thông muốn xử phạt thì cần phải có biển báo, biểm cấm, đồng thời phải giải thích cho người vi phạm biết rõ lỗi vi phạm cụ thể là gì. Có như vậy thì người vi phạm mới rút được kinh nghiệm để lần sau không còn vi phạm nữa.
Anh Quân tiếp tục yêu cầu tòa hủy quyết định hành chính của chánh thanh tra Sở GTVT, đồng thời buộc phải công khai xin lỗi chứ anh không cần lấy lại 300.000 đồng đã nộp phạt trước đó.
Về phần mình, đại diện của chánh thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ thừa nhận khu vực mà anh Quân đỗ xe không hề có biển báo giao thông. Vị này lý giải: Tuyến đường nơi anh Quân đậu xe thuộc quốc lộ nên trách nhiệm cắm biển báo không thuộc cơ quan này.
Chủ tọa vặn: “Nếu không có trách nhiệm cắm biển báo, sao thanh tra giao thông lại đi xử phạt?”. Đại diện bị đơn cho rằng dù không có biển báo nhưng hành vi của anh Quân đã vi phạm quy định Luật Giao thông đường bộ và một số văn bản khác.
Đại diện VKSND Tối cao liền yêu cầu đại diện bị đơn chứng minh hành vi của anh Quân trái quy định pháp luật cụ thể ở điểm nào thì phía bị đơn không thể chứng minh được.
Theo đại diện VKS, khi xử phạt mà ghi chung chung như trong quyết định thì người vi phạm không thể biết được mình vi phạm về cái gì. Về nguyên tắc, người dân được làm những gì pháp luật không cấm. Như vậy, một khi đường không có biển báo cấm dừng, đỗ xe thì người dân không thể bị cấm làm việc này.
Đồng tình, tòa đã chấp nhận đơn kháng cáo của anh Quân, sửa bản án sơ thẩm, tuyên hủy quyết định xử phạt hành chính của chánh thanh tra Sở GTVT TP Cần Thơ. Tuy nhiên, tòa không chấp nhận yêu cầu chánh thanh tra Sở GTVT công khai xin lỗi vì không có trong phần kháng cáo của bản án.
(theo PL TP HCM)
Theo như bản án này thì việc đừng đỗ xe nơi không có biển báo cấm , dừng đỗ là được phép . Nhưng cơ mà ở Hà Nội . Anh em mình mà dừng đỗ xe ở nơi không có biển báo cấm , nhưng không có vạch kẻ đường cho đỗ thì vẫn bị thịt như thường . Luật mình đúng là bất cập các bác nhỉ ?