[Funland] Sinh trắc vân tay, đã cụ nào thử chưa a??

dtl01

Xe tăng
Biển số
OF-22157
Ngày cấp bằng
8/10/08
Số km
1,573
Động cơ
507,589 Mã lực
Dạ bẩm cụ. em có đọc qua các tài liệu cụ trích. Cụ có để ý là toàn các trang chuyên về dịch vụ đó không ạ? Họ trích ra rất nhiều GS, TS, nghiên cứu về đúng ngành khoa học vân tay (chứ không phải là sinh trắc học vân tay).

Có một số trong đó trình bày một số liên hệ giữa vân tay và bệnh tật, sức khỏe... Rồi từ đó họ nói lái sang trí tuệ, tiềm năng.. các kiểu chứ đếch dẫn chứng được gì trực tiếp cụ ạ.

Nếu cụ đọc kỹ, em nghĩ cụ sẽ có nhìn nhận lại
Mấy trang đó thì đúng là liên quan đến dịch vụ "sinh trắc vân tay".

Vậy cụ thử đọc trang Web sau của bọn National Institutes of Health (một tổ chức của chính phủ Mỹ): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3263083/, nó có liệt kê ra mười mấy sách / bài viết / công trình nghiên cứu về Dermatoglyphics và một số vấn đề về sức khoẻ, bệnh tật của con người. Điều đó chứng tỏ hiện nay người ta vẫn có thấy sự liên quan giữa vân tay và sức khoẻ, bệnh tật của con người. Nếu điều đó đúng thì vân tay cũng rất có thể sẽ liên quan đến khả năng hoạt động của thần kinh, trí não mà mấy cái này thì liên quan trực tiếp đến khả năng trí tuệ và tiềm năng của con người.

Trong một trang Web khác của bọn National Institutes of Health, có nói về Harols Cummins, người đc coi như cha đẻ của Dermatoglyphics, và một số nghiên cứu của ông về Dermatoglyphics: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1013492/pdf/jmedgene00313-0124.pdf.
 

dtl01

Xe tăng
Biển số
OF-22157
Ngày cấp bằng
8/10/08
Số km
1,573
Động cơ
507,589 Mã lực
Cái dấu vân tay hay cái fingerprint nó đại diện cho kiểu gene của con người là có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, kiểu gene của thiên tài và kiểu gene của nông dân nó cũng không khác nhau mấy đâu ợ. Lại nữa, bộ gene của người và bộ gene của tinh tinh đâu đó cũng chỉ khác nhau độ 1% thôi ợ. Vậy sao cái xã hội này nó lại đại loạn như vậy? Sao lại có kẻ học giỏi, kẻ học dốt, sao có kẻ khỏe, kẻ yếu, sao có thằng thích gái mà lại có thằng thích trai? Khả năng thường biến của gene, sự quan trọng của giáo dục và rèn luyện mới là yếu tố quyết định ạ. Si lùn nó cao có 1,7 m (đấy là đã nốc hàng lít thuốc rồi ạ) vẫn đá bóng hay ngang chị Bảy cao tận 1,87 m là vì sao? Thiên tài mấy phần và khổ luyện mấy phần?
Thì khác nhau 1% hay thậm chí 0.1% thì đã là khác nhau rồi và người ta vẫn nghiên cứu sự khác nhau đó. Giáo dục và rèn luyện đúng là rất quan trong, nhưng có nhiếu cái tiếm ẩn, sẵn có liên quan đến gene, di truyền... cũng rất quan trọng. Gene của người và của tinh tinh "đâu đó cũng chỉ khác nhau độ 1%" nhưng chăc là hiện chắng có ai có thể nuôi dạy 1 con tinh tinh kể cả từ khi mới đẻ, để sau 15, 20 năm có thể thông minh, hiểu biết đc như một con người bình thường.
 

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,867
Động cơ
257,988 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
Thì khác nhau 1% hay thậm chí 0.1% thì đã là khác nhau rồi và người ta vẫn nghiên cứu sự khác nhau đó. Giáo dục và rèn luyện đúng là rất quan trong, nhưng có nhiếu cái tiếm ẩn, sẵn có liên quan đến gene, di truyền... cũng rất quan trọng. Gene của người và của tinh tinh "đâu đó cũng chỉ khác nhau độ 1%" nhưng chăc là hiện chắng có ai có thể nuôi dạy 1 con tinh tinh kể cả từ khi mới đẻ, để sau 15, 20 năm có thể thông minh, hiểu biết đc như một con người bình thường.
Vậy mới nói sự đa dạng của gene là vô cùng to lớn. Xác suất để có 2 người có vân tay giống nhau là 1/64 tỷ. Sinh trắc học vân tay nghiên cứu được bao nhiêu mẫu để có thể đưa ra được mối liên hệ giữa vân tay và khả năng của con người? Có thể có mối liên hệ đấy, nhưng liệu có khác nào nhắm mắt nói mò? Giữa một ruộng cỏ 3 lá, tìm được một cánh cỏ 4 lá chỉ có thể nhờ vào may mắn. Cơ chế hình thành vân tay còn chưa được chứng minh và hiểu rõ ràng vậy mà mang cái vân tay ra để phân tích rồi khuyến nghị chung chung thì khác gì nào là xem bói dưới hình thức khoa học?
 

Phucghe

Xe tăng
Biển số
OF-417133
Ngày cấp bằng
17/4/16
Số km
1,608
Động cơ
231,960 Mã lực
Em suy luận thế này: nếu nó đúng thì phải có giải nobel hay gì đó.
 

VanDiBo

Xe hơi
Biển số
OF-460437
Ngày cấp bằng
10/10/16
Số km
131
Động cơ
204,340 Mã lực
Tuổi
35
Mấy trang đó thì đúng là liên quan đến dịch vụ "sinh trắc vân tay".

Vậy cụ thử đọc trang Web sau của bọn National Institutes of Health (một tổ chức của chính phủ Mỹ): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3263083/, nó có liệt kê ra mười mấy sách / bài viết / công trình nghiên cứu về Dermatoglyphics và một số vấn đề về sức khoẻ, bệnh tật của con người. Điều đó chứng tỏ hiện nay người ta vẫn có thấy sự liên quan giữa vân tay và sức khoẻ, bệnh tật của con người. Nếu điều đó đúng thì vân tay cũng rất có thể sẽ liên quan đến khả năng hoạt động của thần kinh, trí não mà mấy cái này thì liên quan trực tiếp đến khả năng trí tuệ và tiềm năng của con người.

Trong một trang Web khác của bọn National Institutes of Health, có nói về Harols Cummins, người đc coi như cha đẻ của Dermatoglyphics, và một số nghiên cứu của ông về Dermatoglyphics: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1013492/pdf/jmedgene00313-0124.pdf.
Vâng em cũng đã đọc 2 tài liệu cụ dẫn ra. Bài đầu là 1 bài báo khoa học, bài sau dẫn các công trình nghiên cứu của vị nọ. Và kết quả tốt nhất là các hình thái vân tay có thể trợ giúp trong chuẩn đoán các khuyết tật về thần kinh.

Từ đó để đi tới kết quả "vân tay có thể dự báo tiềm năng và khả năng trí tuệ" là quá xa, vì kể cả dùng nó để kết luận chính xác những liên quan ở trên cũng đã không thể rồi.

Không biết có phải em hiểu sai không, Dermatoglyphics là ngành khoa học nghiên cứu về vân tay nói chung chứ không phải là "sinh trắc học vân tay"

Nên ý kiến của em về "sinh trắc học vân tay" là thế này: ngụy khoa học.
 

isak

Xe điện
Biển số
OF-350749
Ngày cấp bằng
14/1/15
Số km
2,172
Động cơ
298,012 Mã lực
Mấy trang đó thì đúng là liên quan đến dịch vụ "sinh trắc vân tay".

Vậy cụ thử đọc trang Web sau của bọn National Institutes of Health (một tổ chức của chính phủ Mỹ): https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3263083/, nó có liệt kê ra mười mấy sách / bài viết / công trình nghiên cứu về Dermatoglyphics và một số vấn đề về sức khoẻ, bệnh tật của con người. Điều đó chứng tỏ hiện nay người ta vẫn có thấy sự liên quan giữa vân tay và sức khoẻ, bệnh tật của con người. Nếu điều đó đúng thì vân tay cũng rất có thể sẽ liên quan đến khả năng hoạt động của thần kinh, trí não mà mấy cái này thì liên quan trực tiếp đến khả năng trí tuệ và tiềm năng của con người.

Trong một trang Web khác của bọn National Institutes of Health, có nói về Harols Cummins, người đc coi như cha đẻ của Dermatoglyphics, và một số nghiên cứu của ông về Dermatoglyphics: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1013492/pdf/jmedgene00313-0124.pdf.
Chào cụ, cái trang đầu tiên cụ dẫn mặc dù nó là của NIH nhưng NIH chỉ như cái thư viện, nội dung bài đó tạp chí đó thế nào không quan trọng với nó, nếu free thì nó cũng đăng free lên cho cụ xem thôi, nếu cụ vào trang chủ của cái tạp chí đấy, phần about us cụ sẽ thấy nó là "Journal of Research in Medical Sciences, a publication of Isfahan University of Medical Sciences" thực ra là một tạp chí thuộc loại phình phường của một trường đại học ở tận... Iran, nó cũng không khác gì tạp chí khoa học của đại học Tây Bắc nhà mình. Biết vậy rồi cụ có muốn tin nữa không ?

Còn bài thứ 2 về ông Cummins thì đã quá lâu rồi, em đọc qua cũng chẳng có thông tin gì đặc biệt, lúc đó so với bây giờ khoa học đã phát triển rất nhiều, em nghĩ cái sinh trắc vân tay của ông ý nếu có và đúng thì chắc đã phát triển nở rộ, đằng này dù cho Genetics phát triển rất nhiều, nhưng tất cả vẫn ko có căn cứ khoa học nào cả, thống kê dù cho power có lớn đến thế nào mà ko có khoa học chứng minh, thì vẫn chỉ là nguỵ biện.
 

0love

Xe tải
Biển số
OF-88179
Ngày cấp bằng
12/3/11
Số km
265
Động cơ
409,360 Mã lực
Không biết khi nào mới dư $ để làm việc này
 

dtl01

Xe tăng
Biển số
OF-22157
Ngày cấp bằng
8/10/08
Số km
1,573
Động cơ
507,589 Mã lực
Chào cụ, cái trang đầu tiên cụ dẫn mặc dù nó là của NIH nhưng NIH chỉ như cái thư viện, nội dung bài đó tạp chí đó thế nào không quan trọng với nó, nếu free thì nó cũng đăng free lên cho cụ xem thôi, nếu cụ vào trang chủ của cái tạp chí đấy, phần about us cụ sẽ thấy nó là "Journal of Research in Medical Sciences, a publication of Isfahan University of Medical Sciences" thực ra là một tạp chí thuộc loại phình phường của một trường đại học ở tận... Iran, nó cũng không khác gì tạp chí khoa học của đại học Tây Bắc nhà mình. Biết vậy rồi cụ có muốn tin nữa không ?

Còn bài thứ 2 về ông Cummins thì đã quá lâu rồi, em đọc qua cũng chẳng có thông tin gì đặc biệt, lúc đó so với bây giờ khoa học đã phát triển rất nhiều, em nghĩ cái sinh trắc vân tay của ông ý nếu có và đúng thì chắc đã phát triển nở rộ, đằng này dù cho Genetics phát triển rất nhiều, nhưng tất cả vẫn ko có căn cứ khoa học nào cả, thống kê dù cho power có lớn đến thế nào mà ko có khoa học chứng minh, thì vẫn chỉ là nguỵ biện.
Chào cụ, ĐH của Iran hay mấy trung tâm nghiên cứu của Ấn Độ đó có lẽ ko thể uy tín như một số ĐH hàng đầu của Anh, Mỹ, nhưng chắc mấy cái nghiên cứu đó nó cũng có một giá trị tham khảo nào đó thì bọn NỊH nó mới đưa lên chứ như công trình KH của ĐH Tây Bắc hay mấy bài viết trên otofun này thì khó mà đưa lên trang Web của NIH được.
Rất nhiều các môn khoa học nếu ko nói là phần lớn đều dựa trên cơ sở thống kê thôi cụ ạ. Cụ cứ suy nghĩ kỹ mà xem.
Em chưa dám khẳng định Dermatoglyphics là một Khoa học có giá trị thực tế, nhưng cũng chưa thấy có một cơ sở, lập luận nào đủ để phủ nhận Dermatoglyphics hay chứng minh đc là vân tay ko liên quan gì đến khả năng và các vấn đề bấm sinh của trí não, sức khoẻ con người cả.
 

dtl01

Xe tăng
Biển số
OF-22157
Ngày cấp bằng
8/10/08
Số km
1,573
Động cơ
507,589 Mã lực
Vậy mới nói sự đa dạng của gene là vô cùng to lớn. Xác suất để có 2 người có vân tay giống nhau là 1/64 tỷ. Sinh trắc học vân tay nghiên cứu được bao nhiêu mẫu để có thể đưa ra được mối liên hệ giữa vân tay và khả năng của con người? Có thể có mối liên hệ đấy, nhưng liệu có khác nào nhắm mắt nói mò? Giữa một ruộng cỏ 3 lá, tìm được một cánh cỏ 4 lá chỉ có thể nhờ vào may mắn. Cơ chế hình thành vân tay còn chưa được chứng minh và hiểu rõ ràng vậy mà mang cái vân tay ra để phân tích rồi khuyến nghị chung chung thì khác gì nào là xem bói dưới hình thức khoa học?
Số lượng gene là cực lớn và cứ cho là "xác suất để có 2 người có vân tay giống nhau là 1/64 tỷ". Nhưng như thế chưa đủ để phủ nhận những môn "khoa học" về con người dựa trên cơ sở thống kê, đo đạc, quan sát.

Em có thể nêu một vài thí dụ cho cụ dễ hình dung:
- Có một số bệnh lý, người ta có thể căn cứ vào một một vài đặc điểm trên cơ thể, cũng có thể rút ra kết luận với mức độ chính xác khá cao
- Tây y chỉ cần đo một số không quá nhiều chỉ số về máu và nước tiểu của cụ cũng có thể đưa ra khá nhiều kết luận khá chính xác về tình trạng sức khoẻ của cụ
- Một số ông thầy Đông y giỏi chỉ cần quan sát bệnh nhân, hỏi một vài câu hỏi, dùng mấy ngón tay bắt mấy cái mạch cũng có thể đưa ra khá nhiều kết luận khá chính xác về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó
- Cụ gặp một đứa trẻ thông minh với một đứa trẻ ù lì chậm chạp, nhìn mặt mũi chúng nó và quan sát hành vi của chúng nó một lúc ko quá lâu cũng có thể biết đc đứa nào như thế nào

Trở lại với sinh trắc học vân tay, dựa trên những gì em biết thì hiện người ta phân loại ra chỉ có không quá 10 chủng vân tay. Nếu như qua thống kê với số lượng lớn, người ta thấy là phần lớn những nhà kinh doanh thành đạt / những chính trị gia xuất sắc / những nhạc sĩ giỏi / những tên tội phạm / ... có một số đặc điểm chung về chủng vân tay là gì gì đó và ngược lại thì chắc cũng có thể rút ra đc những gì đó bổ ích phải không ạ?
 

Dempsey

Xe buýt
Biển số
OF-422958
Ngày cấp bằng
17/5/16
Số km
634
Động cơ
222,280 Mã lực
Tuổi
32
Em ở Hải Phòng, sáng gấu nhà em rủ đi Hội thảo về món "sinh trắc vân tay" này. Đoạn đầu nghe cũng được, đoạn cuối thấy "cũng là một cách làm ăn siêu lợi nhuận". Em chưa đăng ký về hỏi các cụ đã: cụ nào đã thử cho F1 và bản thân chưa ạ?! Có ra gì không ạ, em thấy như là một kiểu xem tử vi chuyên nghiệp ấy?! Gấu em thì đang đòi cho F1 đi ngay>:)
Cái này HN cũng có. Cụ thể nhất cccm nên tầng 17 tòa nhà gì y ở số 9 đào duy anh là có. Xem pree cho mẹ hay sao ý. Em thì chả tin cho lăm nhưng thấy cũng nhiều người đến đây. Cái quái gì mà tương tác giữa mẹ vs con để xem con hợp vs CV gì nghề gì. NGhe thôi đã thấy ảo cmnr :D
 

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,867
Động cơ
257,988 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
Số lượng gene là cực lớn và cứ cho là "xác suất để có 2 người có vân tay giống nhau là 1/64 tỷ". Nhưng như thế chưa đủ để phủ nhận những môn "khoa học" về con người dựa trên cơ sở thống kê, đo đạc, quan sát.

Em có thể nêu một vài thí dụ cho cụ dễ hình dung:
- Có một số bệnh lý, người ta có thể căn cứ vào một một vài đặc điểm trên cơ thể, cũng có thể rút ra kết luận với mức độ chính xác khá cao
- Tây y chỉ cần đo một số không quá nhiều chỉ số về máu và nước tiểu của cụ cũng có thể đưa ra khá nhiều kết luận khá chính xác về tình trạng sức khoẻ của cụ
- Một số ông thầy Đông y giỏi chỉ cần quan sát bệnh nhân, hỏi một vài câu hỏi, dùng mấy ngón tay bắt mấy cái mạch cũng có thể đưa ra khá nhiều kết luận khá chính xác về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó
- Cụ gặp một đứa trẻ thông minh với một đứa trẻ ù lì chậm chạp, nhìn mặt mũi chúng nó và quan sát hành vi của chúng nó một lúc ko quá lâu cũng có thể biết đc đứa nào như thế nào

Trở lại với sinh trắc học vân tay, dựa trên những gì em biết thì hiện người ta phân loại ra chỉ có không quá 10 chủng vân tay. Nếu như qua thống kê với số lượng lớn, người ta thấy là phần lớn những nhà kinh doanh thành đạt / những chính trị gia xuất sắc / những nhạc sĩ giỏi / những tên tội phạm / ... có một số đặc điểm chung về chủng vân tay là gì gì đó và ngược lại thì chắc cũng có thể rút ra đc những gì đó bổ ích phải không ạ?
Cháu không có ý kiến về các ví dụ của cụ bởi nó chung chung, không liên quan và nếu phân tích sâu thì còn nhiều vấn khoa học trong đó. Có thể dẫn hàng trăm trang sách đối với mỗi ví dụ của cụ và vô cùng lạc đề.

Trở lại vấn đề chính. Xác suất 1/64 tỷ là để nói lên một sự thật là khó có thể lấy được mẫu đủ lớn để có thể có kết luật về mặt thống kê. Số lượng nghiên cứu hàng triệu hay hàng trăm nghìn so với con số 64 tỷ không giống nhau - cháu nhắc lại là không giống nhau đủ để thấy sự vênh nghiêm trọng giữa số lượng mẫu (sample size) và population (đại ý là tổng số các đối tượng - chỗ này nhà cháu bí từ tiếng Việt, các cụ thông cảm). Cụ nào nghiên cứu sâu về thống kê sẽ thấy rõ sự vênh này. Nói đơn giản là sample size quá nhỏ sẽ không đại diện được population. Chưa kể đến trăm nghìn và triệu là những con số rất lớn về mặt dân số, rất khó tin là lại có thể có một ngân hàng dữ liệu đầy đủ về vân tay và các thông tin khác nữa.

Cái thứ gọi là không quá 10 chủng loại vân tay là một cái gì đó liệu đã được y học thế giới xác nhận chưa? Khác gì trước đây khi phát hiện ra kháng nguyên của nhóm máu, ai ai cũng bảo là có 4 nhóm máu: A, B, AB và O. Và tương tự với cái gọi là sinh trắc học vân tay thì ngày trước chả có một trào lưu phân tích tính cách, khả năng, triển vọng của các cá nhân dựa trên 4 nhóm máu đấy thôi? Thế nhưng, đời không ai học được chữ ngờ và khoa học không phải là bói toán! Nghiên cứu thêm người ta mới biết có thêm yếu tố RH, rồi nghiên cứu thêm nữa đến nay người ta bảo có khoảng 46 nhóm máu :))

Lại nói thêm nữa nhé. Các cụ có ai băn khoăn là tại sao không phân tích cmn gene để biết khả năng của con người đi, phân tích qua cái vân tay để làm gì? Câu trả lời đơn giản là các nhà khoa học mặc dù đã lập được bản đồ gene nhưng cũng chịu, không thể hiểu hết được vai trò, nhiệm vụ của các đoạn gene đâu ạ.

Tóm lại, cháu bảo lưu quan điểm sinh trắc học vân tay là dựa vào khoa học để kiếm tiền.
 

dtl01

Xe tăng
Biển số
OF-22157
Ngày cấp bằng
8/10/08
Số km
1,573
Động cơ
507,589 Mã lực
Cháu không có ý kiến về các ví dụ của cụ bởi nó chung chung, không liên quan và nếu phân tích sâu thì còn nhiều vấn khoa học trong đó. Có thể dẫn hàng trăm trang sách đối với mỗi ví dụ của cụ và vô cùng lạc đề.
Cụ vẫn không thấy sự liên quan ạ? Sự liên quan đó là "những kết luận dựa trên cơ sở kinh nghiệm và thống kê". Rất nhiều những kết luận trong y học nói riêng và khoa học nói chung hiện nay là dựa trên cơ sở căn cứ vào thống kê rồi đưa ra kết luận. Và trong đó chắc chắng có trường hợp nào thống kê đủ số lượng 64 tỷ như cụ yêu cầu.
 

CAMERA QUAN SÁT

Xe buýt
Biển số
OF-460207
Ngày cấp bằng
10/10/16
Số km
604
Động cơ
207,419 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
892 Đường Láng
mấy cái này em thấy cứ hài hài thế nào vậy !
 

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,867
Động cơ
257,988 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
Cụ vẫn không thấy sự liên quan ạ? Sự liên quan đó là "những kết luận dựa trên cơ sở kinh nghiệm và thống kê". Rất nhiều những kết luận trong y học nói riêng và khoa học nói chung hiện nay là dựa trên cơ sở căn cứ vào thống kê rồi đưa ra kết luận. Và trong đó chắc chắng có trường hợp nào thống kê đủ số lượng 64 tỷ như cụ yêu cầu.
Cháu định nói là cháu vẫn chả thấy có sự liên quan nào cả vì như cháu đã nói trong còm trước, thống kê mà số mẫu quá nhỏ so với đối tượng khảo sát thì chả có ý nghĩa gì cả sất. Số lượng 64 tỷ là cháu đang tính cho trường hợp vân tay liên quan đến kiểu gene, cụ lại oánh cmn sang các vấn đề khác là sao? Thôi, còm #117 cũng dẫn quan điểm của khoa học rồi, cháu chả nói thêm nữa đâu ạ. :))
 

hatinh5760

Xe điện
Biển số
OF-429593
Ngày cấp bằng
13/6/16
Số km
3,969
Động cơ
203,827 Mã lực
Vậy những đứa trẻ bị lạc vào rừng, sống cùng chó sói, hay kiểu Tarzan, vậy các nhà sinh trắc học đã xem vân tay nó khi về với xã hội loài người phát biểu như nào ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top