[Funland] Sinh tồn đông không bao giờ say ngủ.

Trạng thái
Thớt đang đóng

meguiars

Xe tải
Biển số
OF-138846
Ngày cấp bằng
17/4/12
Số km
437
Động cơ
371,360 Mã lực
Không biết Lính Thủy nhà mình có còn được như các Cụ Tầu không số trước không nhỉ 8->
 

T_T

Xe hơi
Biển số
OF-121899
Ngày cấp bằng
24/11/11
Số km
138
Động cơ
382,800 Mã lực
nhưng hình ảnh thật đẹp và xúc động về nhưng chiến sỹ bảo vệ biển đảo quê hương.
 

likenotther

Đi bộ
Biển số
OF-99712
Ngày cấp bằng
12/6/11
Số km
2
Động cơ
398,120 Mã lực
Đọc mà rớt nước mắt thương những người lính đảo nhưng cũng tự hào lắm vì mình là người Việt Nam.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
128,027 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Hẹn gặp lại

 

VN1919

Xe đạp
Biển số
OF-134162
Ngày cấp bằng
12/3/12
Số km
27
Động cơ
370,870 Mã lực
Đảo VN rất đẹp, cố mà giữ nhé đừng để anh hàng xóm China bảo là của họ nhé. Yêu biển VN
 

buonduale

Xe tăng
Biển số
OF-102288
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,861
Động cơ
417,253 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cám ơm cụ 3 gai đã có những tấm ản giá trị gấp vạn lần mấy ông tuyên giáo giao giảng .Chúc cụ khỏe để có nhiều phóng sự ảnh độc hơn nữa cho dân Việt biết rõ bộ mặt xấu xa và bỉ ổi của thằng hành xóm
 

jayz_lkp

Xe tải
Biển số
OF-136872
Ngày cấp bằng
2/4/12
Số km
368
Động cơ
372,170 Mã lực
đọc xong mà ứa nước mắt, cám ơn những người đã hy sinh cho tổ quốc!
 

cafe_chemgio

Xe máy
Biển số
OF-145886
Ngày cấp bằng
15/6/12
Số km
89
Động cơ
361,980 Mã lực
Chúc các anh lính hải quân luôn mạnh khỏe,chắc tay súng,giữ vững đảo tiền tiêu nhé!
Được xem,được đọc những trang nhật ký của bác thấy Trường Sa không xa,và thấy yêu tổ quốc mình quá,có dịp sẽ ra đảo thăm các anh ngoài đó:)
 
Biển số
OF-68052
Ngày cấp bằng
10/7/10
Số km
11,014
Động cơ
538,110 Mã lực
Nơi ở
Loanh quanh
Chân thực và ý nghĩa quá. Chủ đề về Trường sa thì có khá nhiều trên các diễn đàn nhưng riêng những bài viết của bác 3Gai, bác sleepdriver về Trường sa luôn làm em xúc động vì nó chân thực, thẳng thắn và luôn toát lên sự chia sẻ thực sự với những người lính đảo xa, chứ không có kiểu màu mè, ngôn từ ngoại giao. Bác 3Gai còn chuyện gì kể tiếp đi nhá, nhất là những chuyện hậu trường, tất nhiên trong khuôn khổ có thể tiết lộ được. Vote bác.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
128,027 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3




Sáng 15/6, lần đầu tiên Trung đoàn không quân tiêm kích 940 đưa máy bay chiến đấu Su-27 từ căn cứ ở miền Trung ra tuần tiễu, trinh sát, bảo vệ chủ quyền biển đảo tại Trường Sa.
9 giờ 40 phút, chuyến bay làm nhiệm vụ đặc biệt của Trung đoàn không quân 940 (thuộc Sư đoàn không quân 372) từ Trường Sa bay về đã hạ cánh an toàn tại sân bay Phù Cát (Bình Định). Đây là sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của Trung đoàn 940 trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Khó có thể nói hết cảm xúc của các phi công trên hai máy bay Su-27 lúc vừa rời khỏi buồng lái sau chuyến bay đến hai đảo Song Tử Tây và Đá Nam (thuộc quần đảo Trường Sa) trở về. Với hai phi công trẻ Lê Hồng Sơn và Nguyễn Hồng Tuấn (cùng 31 tuổi), lần đầu bay ra Trường Sa do chính tay mình cầm lái, còn là niềm tự hào và vinh dự lớn lao khi được cấp trên giao nhiệm vụ đến mảnh đất thiêng của Tổ quốc.

“Trước khi đi, tôi có tìm hiểu kỹ về Trường Sa, về hai hòn đảo mà mình và đồng đội được giao nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu nhưng khi đến nơi, vẫn thấy rất bất ngờ. Biển xanh, cát trắng, cây cối bên dưới hiện ra sống động, tươi đẹp hơn cả những gì tôi biết”, phi công Nguyễn Hồng Tuấn chia sẻ.
Không khí tại sân bay Phù Cát mỗi lúc lại thêm rộn ràng. Trong tiếng gầm rú của động cơ phản lực khi vừa hạ cánh, niềm vui, sự xúc động lẫn hân hoan hiện rõ trên từng nét mặt, cử chỉ của các thành viên đoàn bay, của những nhân viên kỹ thuật mặt đất.
Ôm bó hoa tươi của lãnh đạo sư đoàn chúc mừng khi vừa bước xuống chiếc Su-27, phi công Lê Hồng Sơn kể lại: “Xúc động nhất là lúc chúng tôi bay hai vòng quanh đảo Song Tử Tây ở độ cao 500 m. Chúng tôi nhìn thấy rõ ngọn hải đăng, thấy các đồng đội ở dưới đảo vẫy tay, vẫy cờ chào chúng tôi!”.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
128,027 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3



Chuyến bay lịch sử
Trước đó, từ 4 giờ sáng, sân bay quân sự Phù Cát đã sáng rực đèn. Đoàn bay gồm 4 chiếc: một máy bay vận tải An 26, một máy bay chỉ huy và hai máy bay Su-27 làm nhiệm tuần tiễu, trinh sát. 7 giờ 30, các máy bay lần lượt cất cánh. Bên dưới, một lực lượng gồm kỹ thuật viên, hướng dẫn bay, chỉ huy làm nhiệm vụ theo dõi, kết nối và yểm trợ khi cần thiết. Với các phi công trẻ, vẫn có một chút lo ngại bởi ở một khoảng cách xa (bay đi bay về trên 1.300 km), lại bay qua biển, diễn biến thời tiết rất khó đoán. Tuy nhiên, sau hơn 2 giờ thực hiện nhiệm vụ và xử lý tốt các tình huống trên không, đoàn bay đã hạ cánh thành công, an toàn.
Ra tận sân bay đón đoàn bay từ Trường Sa trở về, đại tá Phạm Xuân Thủy, Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn không quân 372, một người dày dạn kinh nghiệm bay, cũng không nén nổi cảm xúc: “Chuyến bay có ý nghĩa rất đặc biệt. Các phi công đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”.
Theo thiếu tá Hoàng Xuân Kiên, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn không quân 940, để có chuyến bay lịch sử trên, đơn vị đã phải chuẩn bị từ rất lâu với một quyết tâm cao độ. Từ đầu năm 2011, trung đoàn nhận nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo ở khu vực miền Trung với loại máy bay tiêm kích Su-27. Ngay sau đó, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, trung đoàn cử một bộ phận vào sân bay Biên Hòa thực hiện chuyển loại Su-27. “Lần đầu đến Trường Sa, các phi công của trung đoàn đã cầm lái với rất nhiều vinh dự, tự hào và tự tin”, thiếu tá Kiên nói.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,419
Động cơ
128,027 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Hầu hết các phi công của Trung đoàn không quân 940 đều còn rất trẻ nhưng kinh nghiệm lái máy bay chiến đấu lên đến hàng trăm, hàng ngàn giờ bay. Hằng ngày, ngoài chế độ sinh hoạt chung của bộ đội, các phi công này còn có hẳn một lịch học tập và rèn luyện thể lực gắt gao. Lớp học cũng được chia thành từng nhóm để “vặn vẹo, hỏi lắt léo nhau mới nhớ bài được lâu” - một phi công nói vui. Buổi chiều, họ cùng tập các bài thể lực bắt buộc với huấn luyện viên.
Đặc thù công việc, nhiệm vụ khá căng thẳng nên lãnh đạo trung đoàn và các phi công luôn cố gắng tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái. Ở họ có đầy sức trẻ, lạc quan và những lý tưởng cao đẹp. Khi được hỏi về những khó khăn khi cầm lái, Biên đội trưởng Hoàng Mạnh Hùng dí dỏm: “Lái máy bay hệt như một chàng trai lần đầu nắm tay con gái. Nhẹ nhàng, mềm mại nhưng không được để thoát khỏi lòng bàn tay mình. Dễ mà khó là vậy”.
Với kinh nghiệm lái máy bay nhiều năm, thiếu tá Hoàng Xuân Kiên chia sẻ: “Trong tất cả các nghề, có lẽ nghề bay là thật nhất. Thật ở chỗ là trải nghiệm của chính mỗi phi công ngay trong chuyến cầm lái đầu tiên với tất cả những tình huống, điều kiện đòi hỏi phải xử lý và vượt qua chỉ trong tích tắc. Mỗi lần bay lại có một hoặc nhiều tình huống mới diễn ra”.
“Ở chuyến bay hôm nay, chúng tôi muốn lần nữa khẳng định sẽ luôn sẵn sàng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đơn vị xác định, sau chuyến bay đầu tiên ra Trường Sa này, đây sẽ là nhiệm vụ thường xuyên, chúng tôi luôn sẵn sàng ngay khi có lệnh”, thượng tá Ngô Vĩnh Phúc, Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 940, khẳng định.
Cùng chung vui với các phi công Trung đoàn không quân 940, thượng tá Vũ Văn Cường, Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây, Trường Sa, Khánh Hòa hồ hởi: “Các đồng đội trên không của chúng tôi thật tuyệt vời. Tất cả chúng tôi đã được cấp trên báo trước nên khi nghe tiếng động cơ Su-27 gầm rú trên không, chúng tôi đã ào cả ra hết dùng cờ để chào đồng đội. Các phi công chao lượn và bay gần đến mức, chúng tôi thấy rất rõ những gương mặt của họ... Có không quân ra tiếp sức, chúng tôi rất vững tin bám biển, bám đảo để bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc...”.




Sở chỉ huy trên không
Thượng tá Ngô Vĩnh Phúc, trung đoàn trưởng 940 cho biết đây là những chuyến bay Su-27 ra Trường Sa đầu tiên của đơn vị xuất phát từ miền Trung. Trước đây, đã từng có nhiều chuyến bay Su-27 và Su-30 ra Trường Sa nhưng đều xuất phát từ các sân bay phía nam và do Sư đoàn Không quân tiêm kích 370 thực hiện.
Sự thành công của những chuyến bay đầu tiên của Trung đoàn không quân 940 có sự góp sức vô cùng quan trọng của các phi công Trung đoàn không quân 918. Thượng tá phi công Vũ Đức Long, Phó tham mưu trưởng 918, chỉ huy tổ bay An-26 như một sở chỉ huy chuyển tiếp trên không để chuyển các mệnh lệnh điều hành bay từ mặt đất đến các phi công tiêm kích đang được thực hiện nhiệm vụ trên biển. Được biết, các phi công Trung đoàn 918 đã có hàng trăm lần làm nhiệm vụ chỉ huy di động trên không và lần nào cũng hoàn thành xuất sắc...
Máy bay tiêm kích Sukhoi
Su-27 đạt tốc độ lên đến 2.500 km/giờ (hơn 2 lần vận tốc âm thanh) và có tầm bay trên biển vào khoảng 1.340 km. Loại máy bay chiến đấu này được trang bị một pháo 30 mm và có khả năng mang 8 tấn vũ khí trên 10 móc bên ngoài. Thông thường, mỗi chiếc Su-27 sẽ mang theo 6 tên lửa đối không R27 và 4 tên lửa đối không R73. Ngoài ra, một số phiên bản khác của Su-27 còn được trang bị bom dẫn đường.

Nguồn:
http://www.tinmoi.vn/may-bay-chien-dau-su-27-lan-dau-tuan-tieu-truong-sa-06932343.html
 

Why_Me

Xe buýt
Biển số
OF-83555
Ngày cấp bằng
22/1/11
Số km
947
Động cơ
421,488 Mã lực
Bài hay hay và cảm động quá. Cũng nhiều thông tin bổ ích nữa. Thanks a lot
 

linhnt.sale

Xe hơi
Biển số
OF-139550
Ngày cấp bằng
23/4/12
Số km
146
Động cơ
367,960 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn bác chủ thớt

Yêu lắm Trường Sa ơi

:x:x:x:x:x:x
 

trungson.vnn

Xe buýt
Biển số
OF-43058
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
542
Động cơ
470,051 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Website
loidich.com
MỘT NGÀY Ở NHÀ GIÀN



Mai Thanh Hải
- Mình chúa ghét những ngày thành lập, kỷ niệm rình rang hoa hoét, nhưng riêng cái Lễ nho nhỏ mang tên Kỷ niệm 23 năm ngày thành lập Cụm kinh tế- Khoa học- Dịch vụ (gọi tắt là DK1) và ngày thành lập Tiểu đoàn DK1, thuộc Vùng II, Hải quân (5/7/1989 – 5/7/2012) thì mình nhiệt liệt ủng hộ.


Gì thì gì chứ ở cái nơi tít tắp mù khơi, chênh vênh trên... giàn giáo (chính xác là như thế) từ hơn 20 năm trước và quả thực là vài năm nay, mới được số đông dân ta biết đến, qua sự kiện "đường lưỡi bò", "mở thầu dầu khí"... phải cực kỳ dũng cảm, kiên cường, nín nhịn và chịu đựng gian khổ, mới sống hàng ngày, thiếu thốn mọi thứ hàng giờ và chong mắt thức canh từng phút.

Mỗi lần đi Trường Sa, vòng qua thăm Nhà giàn, tụi mình cứ lẩn mẩn so sánh và rút cục đều công nhận: Lính DK khổ hơn, nguy hiểm hơn lính đảo chìm rất nhiều. Này nhé:

Ở đảo, dẫu là đảo chìm bé tý, giữa bãi san hô ngập nước, thì ít nhất vẫn còn chỗ để bám, để đứng chân hoặc níu vào mà giữ người trong sóng to gió lớn của những cơn bão biển, ngàn ngạt nước ập xuống như chan canh.
Với lính nhà giàn: Sống trên... giàn giáo, có muốn tích trữ nhiều đồ ăn, nước ngọt, súng đạn cũng chả được, bởi 4 cái cột sắt nó chỉ chịu đựng khối lượng như vậy (đó là chưa kể mỗi ngày lại bị han rỉ, ăn mòn bởi nước biển) và ngày càng "lão hóa", cõng ít hơn.

Mỗi cơn bão biển, giông lốc, tất cả lính tráng lại tùm hum áo phao, tài liệu - đồ đạc quan trọng chất sẵn lên phao bè, trong tư thế sẵn sàng... lao xuống biển, phòng trường hợp nhà đổ.

Xuống biển lóp ngóp, tàu trực vớt lên được còn đỡ, nếu không tất cả lại dập dềnh, ngoi lên ngụp xuống, xa tít đến tận vùng biển lạ nào đó, đợi bão tan, tàu Hải quân lạch tạch chạy đến vớt về, hoặc được về, theo đường... ngoại giao.

Tháng rồi ra với DK, thấy cảnh anh em nhấp nhổm từ sáng đến trưa, đợi tàu chở Đoàn thăm, ghé theo kế hoạch (nhưng bị muộn), chẳng dám ăn trưa.

Đợi mãi không thấy, cứ tưởng chiều mới đến, gọi nhau vào hâm nóng lại cơm - thức ăn và vừa cầm bát thì... tàu lù lù huýt còi báo đến. Bát cơm vừa đưa lên miệng, lại dọn đi, cất kỹ (để khách đất liền không... rủ lòng thương), tất cả bụng đói meo, mặc quân phục để dành, hì hụi làm công tác đón Đoàn.

Chuẩn bị thì lâu, nhưng gặp nhau thì chóng.

Khách ở tàu theo xuồng chuyển tải lóp ngóp lên thăm anh em, chỉ có đúng 1 tiếng đồng hồ trên nhà, đủ để hát vài bài, nói vài câu chuyện, chụp vài tấm hình, xem vài chỗ ăn ngủ... rồi lại lúp xúp xuống xuồng, nháo nhác vẫy tay, tấp tểnh trèo lên tàu, nhổ neo đi thăm điểm khác, giống hệt... chạy sô.

Rút cục, bữa ăn trưa của bộ đội biến thành bữa chiều, lúc tối mịt, khi tàu chỉ còn bé tý bằng hạt đỗ trong ống nhòm, chả ai vẫy tay chào ai được nữa.

Cách thức thăm nom bộ đội dịp tháng 4-5 này, nghe chừng giống đoàn Ca nhạc... chạy sô, cưỡi ngựa nhiều hơn xem hoa và ngay lính nhà giàn cũng bảo: Giá như dành để ăn với nhau 1 bữa cơm, ở với nhau 1 đêm, dù chỉ một số người thôi thì tình cảm, gắn bó hơn nhiều. Anh em cần tình cảm, chứ đâu phải mấy gói quà, Đoàn nào mang ra cũng giống hệt nhau?..

Những ngày này, kỷ niệm 23 năm thành lập Tiểu đoàn DK1, biển đang động, sóng cao ngất đầu, mưa gió rầm rầm, lính ta căng người chống chọi thiên nhiên, căng mắt cảnh giác bọn tàu chiến, máy bay, người nhái nhăm nhăm áp sát, chẳng biết có làm được... bữa tươi, tự chúc mừng nhau không?.

Biết là gian nan, vất vả và gian khổ lắm. Thế nhưng có vượt qua được những thứ mà người thường không vượt qua được ấy, mới là lính nhà giàn, mới xứng danh bộ đội DK.


Gửi những lời thân thương, chân tình nhất đến những người đã - đang canh gác thềm lục địa Tổ quốc và xin được kể về cuộc sống thường nhật gian nan, vất vả nhưng cũng rất nên thơ, bình dị của đồng đội ngoài nhà giàn xa xôi...
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



Khẩu phần nước hàng ngày, còn quý hơn cả vàng




Toa lét để chống... tè bậy



Áo phao, phao cứu sinh luôn mới cứng và để khắp nơi



Chuồng lợn

Ngủ thế này, gió lùa dưới lưng mát rượi



Vịt gà, ngan ngỗng nhốt chung



Bữa ăn tươi vì có tàu tiếp tế chở khách quý lên thăm



Tàu trực đỗ ngay dưới chân, không đi đâu mà sợ



Xào xáo, nấu nướng



Chạn bát, tủ đựng thức ăn



Bàn thờ Bác,tận dụng nóc tủ sách thôi.




Rau thơm



Húng quế hay sao đấy nhỉ?




Mồng tơi bị vặt sạch




Cải mầm



Phục vụ thông tin liên lạc và phát hiện kẻ địch



Pin điện năng lượng mặt trời



Rau muống hơi bị xanh tươi



Thích nhất là cây ớt tươi này



Cây chanh quả rất to và nhiều nước




Rau bám quanh thiết bị



Liên hoan bữa tươi nào.



Ăn no rồi, lại kéo hàng lên nhá



Nằm ngủ tý nào



Khách quý lên thăm nhà giàn



Có mới nhưng không... nới cũ.



Nguồn: Bờ lốc MTH
 

Tokio8x

Xe đạp
Biển số
OF-140894
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
24
Động cơ
365,240 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội , Tp Hồ Chí Minh
Website
www.facebook.com
Đọc mà thấy nước mắt cứ lênh đênh như những con sóng nơi các anh đang ngoài xa làm nhiệm vụ vì tổ quốc !
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top