[Funland] Sinh tồn đông không bao giờ say ngủ.

Trạng thái
Thớt đang đóng

clrscr

Xe máy
Biển số
OF-142366
Ngày cấp bằng
18/5/12
Số km
63
Động cơ
364,620 Mã lực
Cố lên các chiến sỹ đảo xa
 

superjet

Xe máy
Biển số
OF-111251
Ngày cấp bằng
1/9/11
Số km
52
Động cơ
390,380 Mã lực
Có cái này an ủi các kụ đây, chả biết có thật ko nhưng rất sướng trong lòng, cũng ấm lòng các anh hi sinh trong trận gacma nữa.



Đá Ga-Ven hay những chiến công của Hải quân VN chưa có trong danh sách ?
Từ năm 1990 đến năm 1993, tại bãi đá ngầm Gaven thuộc quần đảo Trường Sa đang do Trung Quốc
chiếm đóng đã ghi nhận ít nhất 2 vụ tập kích làm tổng cộng 31 lính Trung Quốc thiệt mạng.

Theo http://junshi.xilu.com/2010/0603/news_346_88292.html đăng ngày 03.06.2010, trong hơn 20
năm làm nhiệm vụ đóng giữ khoảng 10 bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa (mà TQ gọi là Nam Sa),
đã có 59 lính TQ chết vì bạo bệnh, hơn 170 sĩ quan và binh lính của Trung Quốc chết vì lí do mà
phía Trung Quốc công bố là bị tai nạn.

Trong khi đó theo báo của VN thì từ khi Việt Nam chính thức tiếp quản Trường Sa (1975)
có khoảng 150 sĩ quan và binh lính Việt Nam được ghi nhận là liệt sỹ khi đang làm nhiệm vụ tại
khu vực quần đảo Trường Sa , trong số đó tính cả 64 liệt sỹ trong sự kiện 14.03.1988 và những
liệt sỹ hi sinh do sập nhà dàn DK tại khu vực thềm lục địa phía nam.


Bãi đá ngầm GaVen bị hải quân TQ chiếm đóng, nơi đã xảy ra ít nhất 2 vụ tập kích bất ngờ.

Sau đây là tóm tắt và tổng hợp :
-----------------

1./ Mở đầu :
Mình đọc được cái này trên trang mạng của TQ, từ tháng 8 năm 2009 ,
từng gây xôn xao cư dân mạng TQ một thời gian, nhưng chưa được các trang
mạng VN nhắc đến cho đến thời điểm này :

http://bwl.top81.cn/war_cn/sea/808.htm
http://www.chnqiang.com/article/2009...le_96497.shtml
2./ Tóm tắt lại là như sau :

Đây là thư ngỏ của một người thân của một binh sĩ hải quân TQ , bị mất tích
(đã 19 năm, đến thời điểm năm 2009). Theo lời người viết thuật lại trong giấy
báo tử do Tổng Cục Chính trị thuộc quân đội TQ gửi cho gia đình ông vào ngày
10.11.1992 thì :
Vào ngày 07.11.1990, một tổ chốt trên một bãi đá ngầm của hải quân TQ tại
quần đảo Nam Sa thuộc biển Nam Trung Hoa đã bị tấn công bởi quân đội nước
ngoài, làm 6 người chết, 5 người mất tích (tổng cộng 11 người thiệt mạng). Và
cho đến nay, dù gia đình ông này có đầy đủ giấy tờ quân nhân cũng như giấy
báo tử của người thân ông ấy nhưng phía chính quyền vẫn khất lần từ chối
chứng nhận em ông ấy là liệt sỹ. Theo luật của TQ thì một quân nhân bị mất
tích khi làm nhiệm vụ tại vùng biên cương thì sau 3 năm mà không tìm được
thì được coi là đã hy sinh, trong khi người thân ông này mất tích đã 19 năm.




Bãi đá mà ông này nhắc đến là bãi đá Ga-ven , tên Trung Quốc : 南熏礁 (đá
Khói Nam) , nơi ông ấy nói rằng có 11 binh sĩ TQ thiệt mạng và mất tích. Đá
Gaven (gồm Gaven Bắc bị TQ chiếm đóng đầu năm 1988 , và Gaven Nam bị TQ
tiếp tục chiếm đóng năm 1992) , nằm gần đảo Nam Yết của VN về phía Tây
(cùng thuộc một vòng san hô).





3./ Đặt vấn đề :

Như vậy có thể thấy là trong năm 1990 có một sự kiện khiến 11 binh sĩ của TQ
thiệt mạng tại một bãi đá được cho là đá Ga-ven (theo như trên giấy báo tử mà
cơ quan của quân đội TQ gửi gia đình ông này). Ít có khả năng là một vụ tai
nạn do thời tiết mưa bão vì thời gian tháng 11 là mùa biển lặng. Đồng thời
chính phủ TQ có vẻ như không muốn công khai sự kiện không lấy gì làm vẻ
vang này, đến mức người thân của các gia đình nạn nhân phải nhiều lần lên
tiếng, thậm chí đâm đơn khởi kiện. Quân đội nước ngoài mà người đó nhăc đến
chắc chắn không phải Philippins vì vụ đụng độ duy nhất được ghi nhận giữa TQ
và Philippins là vào năm 1995 tại bãi đá Mischief (đá Vành Khăn) với phần
thắng về phía TQ, TQ chiếm được bãi đá này. Đài Loan thì gần như là không thể.
Thêm nữa đá GaVen Bắc và Gaven Nam nằm hẳn về khu vực phía tây nơi VN và
TQ đóng giữ, rất ít có khả năng tham gia đụng độ của một lực lượng thứ ba
ngoài TQ và Việt Nam.

4./ Và những nghi vấn :

Có sự liên quan nào đó giữa cái chết của 11 binh sĩ TQ với ý kiến cho rằng Việt
Nam đã bí mật bất ngờ chiếm lại đá Len Đao sau sự kiên 14.03.1988 ? Do cả hai
nước đã bình thường hoá quan hệ gần 20 năm và những điều tế nhị rất phức tạp
trong mối quan hệ giữa hai nước mà những sự việc này đã bị giấu kín từ rất lâu.

Cũng phải nói thêm rằng cái tài liệu của phía VN chưa
từng nhắc đến việc chiếm đóng Len Đao như thế nào, trong khi đó sự thật là
trong sự kiện 14.03.1988 , lực lượng của phía VN ở hướng Len Đao thất thế
hoàn toàn, một tàu vận tải bị đánh chìm cạnh bãi Len Đao và tất cả binh lính
phải bơi rút về đảo Sinh Tồn. (theo LSHQNDVN 1955-2005 )

5./ Kết luận :

Còn cần thêm rất nhiều tài liệu nữa cần được cả hai phía giải mật để những
chiến công của những người lính không bị rơi vào quên lãng.

-Wehrmacht-
---------

Thêm một bằng chứng nữa các bạn ạ, hồi kí của 1 cựu chiến binh TQ tại Nam Sa :
http://blog.sina.com.cn/s/blog_4bc965f90100f44l.html

Tóm tắt :
Từ tháng 1 năm 1988, quân đội của chúng ta bắt đầu đóng giữ 7 rạn san hô thuộc quần đảo
Nam Sa tại biển Nam Trung Hoa....

Vào ngày 07.11.1990 , hạm đội Nam Hải nhận được báo cáo là các rạn san hô Đá Khói Nam
(đá Gaven) đã mất liên lạc vô tuyến điện. Hạm đội Hải Nam cử người đến đá Ga-Ven thì phát
hiện thấy tổ chốt (12 người = 1 tiểu đội) có : 6 chết , 1 bị thương , 5 mất tích. Kiểm tra thấy
trong lô cốt có chi chít vết đạn chứng tỏ đã diễn ra một cuộc chiến đấu ác liệt ở đây. Vớt được
từ dưới đá san hô là các súng trường tiêu chuẩn đã được trang bị cho tổ chốt của đá Khói Nam.

Sự kiện này đã làm rung động toàn bộ ban lãnh đạo của Hạm đội Nam Hải, nhiều sĩ quan đã
bị kỉ luật. Một cuộc điều tra đã được tiến hành rầm rộ.

Tôi phân tích có một số khả năng sau đây :

1. Nhiều khả năng là quân đội VN đã tấn công để trả thù vụ xung đột tại đá Gạc Ma ngày
14.03.1988. Tuy nhiên kiểm tra kĩ hiện trường thì không thấy để lại bất cứ một vết tích nào
để quy kết trách nhiệm về phía VN. Chúng tôi đã đánh giá vụ đánh úp này là rất thành công.
Khả năng quân đội các nước khác như : Đài, Phi, Mã là rất ít vì quan hệ rất thân thiện của TQ
với họ trên vùng biển Nam Trung Hoa.

2. Khả năng nữa là chúng ta đã bị tấn công bởi lực lượng quân đội nước ngoài đang đóng
ở các đảo xung quanh.
Đá GaVen (mà TQ gọi là đá Khói Nam) tứ bề là đảo và bãi đá có quân VN đóng giữ,
nên ở vào một địa thế rất nguy hiểm, và có thể bị tấn công chiếm giữ chớp nhoáng bất
cứ lúc nào. Về phía bắc là đảo Ba Bình do Đài Loan đóng giữ . Phía Tây là dải Đá Lớn cũng
do VN đóng giữ. Cách Đá Khói Nam 5 dặm về phía đông là đảo Nam Yết do VN đóng giữ với
trên 100 binh sĩ được trang bị mạnh. Trong bất kì trường hợp nào, ta hoàn toàn có thể loại trừ
khả năng người TQ tấn công người TQ (ý ông ta nói là Đài Loan từ đảo Ba Bình). Khả năng chỉ
có thể là VN !

3. Không loại trừ khả năng cướp biển đột kích vào đá GaVen để cướp nứoc uống, lương thực ...

4. Quân đồn trú của TQ trên đá GaVen chủ trương giúp đỡ các ngư dân và tàu bè qua lại khu
vực, không phân biệt quốc gia nào. Khi ngư dân hoặc thuyền buôn gặp bão thì họ cho trú nhờ,
cho lương thực, nước uống, nên không loại trừ khả năng xảy ra một vụ cướp, hoặc là quân đội
nước ngoài trà trộn vào để đánh úp.

5. Cuộc sống trên đảo khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm, binh sĩ trên đảo lại được
tin tức không hay về bạn gái, vợ con, gia đình, rồi lũ lụt thiên tai dịch bệnh ở quê nhà v.v... nên
dễ dẫn đến những hoảng loạn về tâm lý, gây ra cảnh bắn giết lẫn nhau điên cuồng.

Và cuối cùng ông ta (cựu binh) đó nói đó chỉ là quan điểm cá nhân của ông ấy chứ không phải
đại diện cho chính quyền. Theo ông ấy thì đây là một bí mật quân sự đã bị giấu kín gần 20 năm.
Và ông ta nghĩ dù thế nào thì 11 liệt sĩ này cũng cần phải được ghi nhận công lao, cũng như gia
đình họ phải có trợ cấp đầy đủ. Phải làm như vậy, theo ông ấy, để thêm thật nhiều người quan
tâm về tình hình biên giới của Tổ quốc
-----------

năm 1993 cũng tại Gaven, toàn bộ 20 binh sĩ TQ chốt đảo bị giết và mất tích :
http://club.china.com/data/thread/10...93/71/8_1.html


Liên lạc với đá Gaven lại bị cắt đứt, khi tàu của TQ đến kiểm tra thì các xác chết đang trong
tình trạng thối rữa : 1 bị chết vì bị bắn vào đầu, số còn lại chết vị bị đạn bắn,
bị dìm xuống nước, cổ tím bầm , mặt méo mó, chết vì bị người khác dìm cho ngạt
thở ... Trong phòng thông tin liên lạc, lính thông tin TQ chết gục trên bàn máy.
Dù các xác chết đang thối rữa nhưng mùi trong phòng thì không hôi lắm vì gió rất mạnh
thốc vào.

Nhận định ban đầu : Bị tấn công vào ban đêm , đếm xác thấy 19 chết , 1 bị mất tích !

Phần cuối thì TQ nhận định nhiều khả năng người bị mất tích này đã giết chính
đồng đội của mình để cướp thuyền vượt biên (thật khó tin với cách giải thích này
của TQ !).



Bãi đá Gaven

Từ khoảng năm 2008 mình cũng có nghe nói phong phanh về việc Hải quân VN từ sau vụ
14.03.1988 đã bí mật tấn công nhỏ lẻ để trả thù và dằn mặt bọn TQ, tất nhiên chả có nguồn
nào để kiểm chứng vì cả hai bên đều không hề công bố chuyện này do đã bình thường hóa
quan hệ về mọi mặt.
Nhưng mà đúng là lịch sử sẽ dần được vén màn !
Vấn đề chỉ còn là thời gian.

link: http://hoangsa.org/forum/showthread.php?t=35647
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Chắc cụ 3 gái cũng xuất phát từ bến Vũng Tàu phải không?
Cái này thì chịu lão ợ. Các chuyến đi, đều yêu cầu giữ bí mật thời gian - địa điểm và hành trình của cuộc hành quân. Ngày ấy giờ ấy lên tàu ấy tại điểm ấy, có khi lên tàu nhận ra nhau, lại hay...
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,317 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3


3Gái viết
Tặng riêng các bác nhà mình mấy hình chụp ở Trường Sa Đông (không có trong bài viết về Sinh Tồn Đông, nhưng cũng đẩy xuồng, lưu luyến tương tự), để bác nào ấy nhầm lẫn chuyện "rau cỏ" hiểu hơn về Trường Sa - Bộ đội - Văn công. Chỉ muốn nói với bác ý rằng: Có những nơi, những điều rất đỗi thiêng liêng và không ai được phép xúc phạm, vấy bẩn.


Em không tài nào lý giải nổi cái tim tím cụ 3G ạ. Em xin khăng định xác tín cái đỏ của cụ. Xin cụ nào đó nhầm lẫn tim tím hiểu cho rằng, dẫu còn nhiều điều nghịch lý, nhiều bất công thậm chí mất lòng tin nhưng còn đó và mãi còn đó nhưng điều cực kỳ thiêng liêng và trong vắt như pha lê.

Em mạn phép nhắc lại 1 câu đã được viết bởi cụ sleepdrive trong CCCD ( hành trình về phía ban mai), mà em thấy nó đã đủ nghĩa, đại ý là: Chúng ta cứ nghĩ ra thăm và động viên cán bộ chiến sĩ ở Trường Sa nhưng ra đây mới thấy, chính các anh đã động viên chúng ta và chúng ta có dịp soi lại chính mình.


Nước cạn quá nên phải đẩy xuống ra khỏi đảo


Con đẩy xuồng, mẹ nắm tay vuốt tóc con và khóc ngon lành...


Mình chia tay, anh nhé




 

X_FIVE

Xe điện
Biển số
OF-19649
Ngày cấp bằng
7/8/08
Số km
2,413
Động cơ
525,076 Mã lực
Nơi ở
Riêng một góc trời
Giờ thì em biết bác 3Gai rồi nhá.
Ngày nào em cũng vào hóng chuyện Trường Sa của bác. Đọc rất xúc động.
Tiếc là mấy tuần nay bác chưa có bài nào mới!
 
Biển số
OF-94409
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
3,356
Động cơ
432,845 Mã lực
đọc mà em cay bọn cẩu tung cửa quá,chúc các anh chắc tay súng giữ gìn biên cương.cảm ơn các anh rất nhiều.
 

mtkien1202

Xe tăng
Biển số
OF-84610
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
1,446
Động cơ
422,750 Mã lực
Vodka cụ chủ thớt mỗi lần nghĩ đến Trương Sa lại sôi sục.
 

Laixebk

Xe tăng
Biển số
OF-82777
Ngày cấp bằng
14/1/11
Số km
1,157
Động cơ
1,212,948 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh sương mù
Đúng tinh thần và tên gọi của hòn đảo yêu dấu. Chúc mợ luôn khỏe để đi xa nhiều hơn, hòa nhịp cùng hơi thở đất nước.
 

Mr.Chem

Xe điện
Biển số
OF-54895
Ngày cấp bằng
13/1/10
Số km
3,250
Động cơ
490,348 Mã lực
Đọc xong bài cảm động quá. Em xin đi Trường Sa làm chân xách dép, để được sống khổ như quân nhân ta để còn soi lại mình! Em thề em hứa em đóng góp mấy cây thuốc cho bộ đội Trường Sa.
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
Thôi! Lại post tiếp tý hình, tặng các lão để ĐỌC và HIỂU vậy:

GIỮ LEN ĐAO: "MÌNH HY SINH THÌ NÓ CŨNG PHẢI CHẾT BAO NHIÊU ĐỨA!".


Thiềm Thừ - Phải mất hơn nửa năm trời, việc đóng giữ đảo Len Đao mới hoàn thành, trước họng pháo của tàu Trung Quốc.

Trong entry "Chuyện Trường Sa của người Trường Sa: IV – Đóng giữ đảo Đá Đông" (đọc ở đây), Đại tá Nguyễn Văn Dân (nguyên Phó Tham mưu trưởng, Vùng 4 Hải quân) kể chuyện chạy đua và đấu trí với tàu Trung Quốc để đóng giữ đảo Đá Đông, ngày 19/2/1988.

Trong khi đang chỉ huy củng cố phòng thủ Đá Đông, đêm 13/3, Đại tá (lúc đó là Trung tá) Dân được lệnh lên tàu HQ - 614, chỉ huy lực lượng hành quân ngay lên phía đảo Sinh Tồn. Trung Quốc đang lăm le chiếm đóng các bãi cạn Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin ở Tây Nam cụm đảo Sinh Tồn.

Tàu HQ-614 hành quân ngay trong đêm 13/3, đi ở khoảng giữa đảo Châu Viên và đảo Phan Vinh. Có hai tàu Trung Quốc đến kèm, phá sóng liên lạc, theo Đại tá Dân nhớ là tàu 203 và tàu 205.

Tàu HQ 614 bị mất liên lạc với đất liền và bị chặn đường, nên đến trưa ngày 14/3/1988 mới đến được đảo Sinh Tồn. Lúc đó, các tàu HQ-604, HQ-605 đã bị bắn chìm, tàu HQ-505 đã lao lên Cô Lin.
-------------------------------------------

Chiều và đêm 14/3, tàu HQ-614 đưa anh em thương binh từ các đảo Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin lên đảo Sinh Tồn để cứu chữa, và báo cáo tình hình về nhà.

Sáng 15/3, tàu HQ-614 ra chỗ tàu HQ-605, HQ-604 bị bắn chìm.

Theo vết dầu nổi lên, xác định được vị trí tàu HQ-605 chìm ở cạnh đảo Len Đao, thả neo đánh dấu.

Trước đó, lực lượng trên tàu HQ-605 đã lên đảo Len Đao củng cố, rồi dùng xuồng và vật nổi bơi về Sinh Tồn.

Trong số người đã hy sinh, thi thể Trung úy Phan Hữu Doan (quê Chí Tiên, Thanh Hòa, Phú Thọ, Thuyền phó chính trị tàu HQ-605) được đưa về đảo Sinh Tồn.

Anh em nói, trong tàu còn thi thể Trung sĩ Bùi Duy Hiển (quê thị trấn Diêm Diền, Thái Thụy, Thái Bình, nhân viên báo vụ), nhưng anh em chưa đưa thi hài đi được.

Ít ngày sau, tàu Đại Lãnh ra cứu hộ, thợ lặn tích cực tìm kiếm trong tàu HQ-605 ở độ sâu 40 mét, nhưng không thấy thi thể anh Hiển.

Trưa 15/3, tàu HQ-614 vào khu vực Gạc Ma để tìm dấu vết tàu HQ-604, nhưng bị hai tàu khu trục của Trung Quốc ngăn cản…

Tàu HQ-614 neo gần chỗ tàu HQ-505 ở đảo Cô Lin, lập sở chỉ huy cụm 2 (Sinh Tồn) ngay tại đó. Tình hình ở cụm Sinh Tồn, Cô Lin, Len Đao căng thẳng cho đến tận cuối năm 1988.

Tại đảo Len Đao, khoảng 10 ngày sau ngày 14/3, quốc kỳ Việt Nam cắm sáng 14/3 bị sóng lớn làm trôi, ta tổ chức cắm lại. “Lá cờ bị sóng cuốn trôi, nhưng không biết nguyên nhân tại sao, lại trôi về tàu HQ-614 của tôi, lúc buổi trưa. Chúng tôi đưa cờ lên đảo để cắm lại, Trung Quốc đưa tàu đến sát, đe dọa nổ súng!” - Đại tá Dân kể.

Ông nghe Chuẩn Đô đốc Võ Nhân Huân, Phó Tư lệnh Hải quân nói: ở Bảo tàng Quân đội vẫn còn tấm ảnh ông mặc áo ba lỗ có sọc của hải quân, đang cầm cờ để cắm lại ở Len Đao.

Lúc đó, ta chưa xây dựng được nhà ở Cô Lin và Len Đao, giữ chủ quyền Cô Lin bằng tàu HQ-505, giữ Len Đao bằng cờ cắm trên đó và bằng tàu HQ

614. Thời gian đầu, ở Len Đao chỉ có HQ-614, hai tháng sau có thêm hai tàu cá, dạng tàu cá Hồng Kông. HQ-614 có thuyền trưởng là Đại úy Thành, thuyền phó Lợi và khoảng trên 20 người.

Ở cụm Sinh Tồn, Trung Quốc chiếm hai đảo chìm là Huy Ghơ và Gạc Ma, duy trì lực lượng quân sự rất đông. Hai tàu quân sự Trung Quốc luôn áp sát đảo của ta để gây sự, làm cho ta không dựng nhà được. Đồng thời, một tàu pháo của Trung Quốc chạy liên tục giữa Huy Ghơ và Gạc Ma.

Buổi trưa 12/5/1988, tàu Trung Quốc áp sát tàu HQ-614 và hai tàu cá vừa được tăng cường đang ở cạnh đảo Len Đao, khi quân ta chuẩn bị ăn cơm.

HQ-614 là tàu vận tải loại 200 tấn, vũ khí chỉ có AK với B40, một khẩu 12 ly 7.

Tàu Trung Quốc cũng khoảng 200 tấn, nhưng có pháo 37 ly, súng 14,5 ly, nòng chĩa thẳng vào tàu ta. Binh lính Trung Quốc rất ngạo mạn, đứng hút thuốc, búng tàn thuốc về phía ta, tỏ vẻ khiêu khích.

Lúc đó, tàu ta chưa có tăng cường người biết tiếng Trung Quốc, còn tàu nó có người nói tiếng Việt rất sõi. Quân ta hết sức bình tĩnh, mặc cho đối phương khiêu khích.

Anh Liên, lính đặc công người Quảng Bình được phân công ôm khẩu B40 nằm trong xuồng, anh em khác mỗi người một khẩu AK, ngồi giả vờ câu cá. “Nếu nó nhảy sang, B40 sẽ bắn vào đài chỉ huy của tàu nó, còn AK cũng bắn mạnh luôn, mình có hy sinh thì nó cũng phải chết bao nhiêu đứa…” - Đại tá Dân kể lại, giọng đầy hào sảng.

Tháng 9/1988, tàu HQ-614 về đất liền. Cả thuyền thưởng, máy trưởng, ông Dân và tập thể tàu được tuyên dương ngay, tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba.

Khi về đất liền, Đại tá Dân được Đô đốc Giáp Văn Cương hỏi ý kiến về cách tổ chức xây dựng đảo Len Đao.

Ở Len Đao có doi cát di chuyển theo mùa, khi thủy triều lên cao nhất là doi cát gần ngập.

Đại tá Dân đề nghị: Nên dùng tàu kéo một tàu LTM8 (tàu há mồm nhỏ) ra, trên đó có sẵn nhà cao chân và các phương tiện lắp ghép. Buổi tối mình tập kết cạnh đảo, lúc thủy triều lên cao nhất thì mình đổ bộ, triển khai làm nhà luôn. Tàu Trung Quốc ở ngay đó, nhưng sẽ không kịp phản ứng, không có cớ để đánh mình.

Khoảng tháng 10, tháng 11/1988, lúc đó triều cường, việc xây dựng đảo Len Đao được thực hiện thành công…

TÓM TẮT CÁC SỰ KIỆN TRONG VIỆC BẢO VỆ, GIỮ GÌN QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

Tháng 4/1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam giải phóng và tiếp quản các đảo Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa từ Hải quân Việt Nam Cộng hoà.

Tháng 2/1978, Philippines đưa quân chiếm đóng đảo Ponata, đảo Dừa.

Ngày 10/3/1978, quân ta đổ bộ lên đảo An Bang.

Ngày 15/3/1978, ta đóng giữ đảo Sinh Tồn Đông.

Ngày 30/3/1978, ta đóng giữ đảo Hòn Sập (Phan Vinh).

Ngày 4/4/1978, quân ta hoàn thành việc đóng giữ đảo Trường Sa Đông.

Cũng trong tháng 4/1978, một phân đội được đưa ra đóng giữ đảo Thuyền Chài, nhưng do điều kiện vật chất chưa bảo đảm nên tháng 5/1978 phân đội được rút về đất liền.

Tháng 12/1986 và tháng 1/1987, Malaysia chiếm đóng bãi Kỳ Vân và bãi Kiệu Ngựa.

Tháng 3/1987, ta trở lại đóng giữ đảo Thuyền Chài.

Tháng 6/1987, Trung Quốc diễn tập quân sự ở nam biển Đông. Tháng 10, tháng 11/1987, một số tàu chiến của Trung Quốc đi gần các đảo An Bang, Thuyền Chài, Trường Sa Đông, Trường Sa, Song Tử Tây.

Ngày 24/10/1987, Tư lệnh Quân chủng Hải quân ra lệnh Vùng IV chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên tăng cường.

Ngày 6/11/1987, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra "Mệnh lệnh bảo vệ quần đảo Trường Sa", giao cho Quân chủng Hải quân "Đưa lực lượng ra đóng giữ các bãi đá cạn chưa có người, không chờ chỉ thị cấp trên".

Ngày 2/12/1987, tàu HQ-604 thuộc Lữ đoàn 125 đưa bộ đội đến đảo Đá Tây.

Ngày 22/1/1988, Trung Quốc đưa 4 tàu hộ vệ tên lửa, tuần dương, tàu dầu, tàu đổ bộ và một số tàu khác đến chiếm đóng đảo Chữ Thập.

Ngày 27/1/1988, Đại tá Phạm Công Phán, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 chỉ huy 1 đại đội công binh mang 2 khung nhà ra đóng giữ đảo Chữ Thập. Do hỏng máy, sáng 30/1 tàu mới đến gần Chữ Thập, bị 4 tàu chiến Trung Quốc ngăn cản. Tàu ta đành phải quay về Trường Sa Đông, không thực hiện được việc đóng giữ đảo Chữ Thập.

**** ủy Quân chủng Hải quân xác định: "Lúc này, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng nhất, khẩn trương nhất và vinh quang nhất của Quân chủng Hải quân".

Ngày 5/2/1988, quân ta đóng giữ đảo Đá Lát.

Ngày 6/2/1988, quân ta đóng giữ đảo Đá Lớn.
Ngày 26/2/1988, Trung Quốc chiếm đóng đảo Ga Ven.

Ngày 26/2/1988, quân ta đóng giữ đảo Tiên Nữ.

Ngày 27/2/1988, ta chốt giữ thêm đảo Tốc Tan.

Ngày 2/3/1988, ta đóng giữ thêm đảo Núi Le.

Ngày 14/3/1988, sự kiện Gạc Ma – Len Đao – Cô Lin

(Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam và một số tư liệu khác).
--------------------------------------
* Hình ảnh đen trắng về cuộc sống, chiến đấu của bộ đội Trường Sa, tháng 5/1988 của tác giả Nguyễn Viết Thái, ghi lại trong chuyến công tác ra đảo, ngay sau sự kiện 14/3/1988.
* Hình ảnh Len Đao được ghi lại tháng 4 và 5/2012.
 

xomo

Xe buýt
Biển số
OF-124567
Ngày cấp bằng
17/12/11
Số km
995
Động cơ
65,687 Mã lực
Cháu thấy ảnh lính Việt không đẹp hoành tráng nhưng rất chất.
Thích cái sự bình thường mà vĩ đại ấy nhiều lắm.
 

3Gái

Xe tăng
Biển số
OF-82049
Ngày cấp bằng
5/1/11
Số km
1,695
Động cơ
430,730 Mã lực
Nơi ở
Vỉa hè
Website
maithanhhaiddk.blogspot.com
nhìn ảnh này thấy lính nhà ta đc chọn cũng kỹ đấy chứ
Hồi ấy, lính Trường Sa hoặc là quân bên K về hoặc nếu là tân binh, cũng được Hải quân tuyển chọn rất đúng tiêu chuẩn, toàn dân chài ven biển. Thêm nữa, trong cả thời kỳ đói khổ, vào bộ đội nhất là Hải quân, ăn uống ngoài biển cũng đầy đủ hơn nên "chất" vậy đấy...
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,317 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
e hèm! nói nhời giữ lấy nhời !
He he, thím cứ an tâm. Chống spam bằng cách "ăn cắp" hình từ blog của cụ 3 Gái, mong cụ đại xá cho.

Giặc đến nhà ..giàn, đàn bà cũng...bắn. ( hơi sai tư thế tí:x)

 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,443
Động cơ
128,317 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ 3G cứ kêu gọi ná, anh em ủng hộ vụ Lý Sơn
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top