[Funland] Sinh sống và lập nghiệp trên đất Mỹ.

mixaogion

Xe đạp
Biển số
OF-337767
Ngày cấp bằng
7/10/14
Số km
35
Động cơ
277,055 Mã lực
Vườn nhà hàng xóm em năm ngoái. Năm nay lá vẫn còn xanh. (Xin lỗi nếu có làm loãng thớt cụ chủ)
 

nguyencharlie

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386397
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
1,309
Động cơ
253,600 Mã lực
Cụ hỏi thăm làm em bồi hồi quá. Em biết nói thế nào nhỉ, cảm xúc thật khó tả khi nhớ lại lần cafe xuyên trưa với vợ chồng cụ. Ngoài đời cụ là bậc cha chú nhưng em thấy rất gần gũi, chân tình. Lần cafe đó cụ đã cho em biết nhiều điều, những điều mà em tin là sự thực và rất hữu ích với em (cũng ảnh hưởng lớn tới một số quyết định của em).
Kể cũng là cơ duyên khi mà cụ và em chưa từng biết nhau mà có thể gặp nhau cafe gần gũi, tin tưởng trò chuyện như vậy nhất là khi hai người sống cách nhau nửa vòng trái đất. Điều mà bản thân em chưa từng được trải nghiệm và nó cũng ngược với một số thông tin em đọc được trên mạng về nhiều người Việt mình ở nước ngoài thiếu đoàn kết, lừa lọc lẫn nhau. Em cũng hy vọng những người như cụ, cụ Ngọc và nhiều cụ khác là những hạt mầm góp sức gieo niềm tin, tính cách tốt đẹp của người Việt được nảy nở nhiều hơn trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Với cơ duyên như em đã gặp thì em vẫn tin là em vẫn có cơ hội được cafe tiếp với cụ, có thể ở một thời gian, không gian nào đó tùy thuộc vào trời định.
Tạm thời lúc này em chỉ nói được như vậy, kính chúc cụ và gia đình luôn mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn. Rất trân trọng và cảm ơn cụ nhiều!
P/S: Mong cụ tiếp tục chia sẻ những điều mà cụ đã trải nghiệm trên đất Mỹ, ý chí và thái độ sống của cụ cũng giúp ích cho nhiều người đang theo dõi ở đây
Cảm ơn cụ. Tôi nhớ mãi bữa ăn và dịp uống café với cụ. Tôi đã hy vọng qua buổi hàn huyên đó chúng ta hiểu nhiều hơn. Chỉ tiếc là thời gian không cho phép gặp gỡ nhau nhiều hơn nữa thôi. Hy vọng như cụ nói, chúng ta sẽ có cơ hội gặp lại nhau.

Chúc cụ và gia đình luôn an khang.
 

nguyencharlie

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386397
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
1,309
Động cơ
253,600 Mã lực
Được nhận vào thử việc, tôi bắt đầu bằng công việc thấp nhất của công ty: tester.

Công việc không đòi hỏi bất cứ kinh nghiệm hay tài năng gì cả, chỉ cần sự cẩn thận. Lúc đó máy điện toán còn rất mới, memory chỉ vài Mb. Công việc của tôi chỉ đơn giản là gắn những memory board 2 Mb vào máy, sau đó đọc thông số trên màn hình, nếu đúng lấy ra, cái nào hư để riêng đưa đi sửa, thế thôi.

Công việc nhẹ nhàng, chỉ phải đứng và di chuyển hầu như 8 tiếng một ngày vì phải làm trên 6 máy. Lương khởi đầu lúc đó 6 đồng rưỡi một giờ.

Một tuần làm 5 ngày, ngày 8 tiếng trừ đi 1 giờ ăn trưa. Nếu làm quá 8 giờ, số giờ làm thêm được trả gấp rưỡi. Thứ bẩy làm cũng gấp rưỡi nhưng chủ nhật sẽ được trả gấp đôi.

Sau 2 tháng tôi chính thức được nhận vào làm giống như VN gọi là biên chế. Kể từ đây tôi được hưởng đầy đủ quyền lợi như bảo hiểm sức khỏe bản thân và gia đình, ngày phép, ngày bệnh v.v… Công ty tôi làm cứ 3 tháng lại được lãnh một số tiền cho thêm (bonus) nên lương không cao nhưng tổng cộng lại cũng ổn.

Như vậy chúng tôi chia ra một người đi làm để có bảo hiểm y tế (cái này rất quan trọng), người kia nhận việc bên ngoài làm tại nhà để lo cho con cái.

Như mọi người cũng biết, việc học của học sinh nơi đây hoàn toàn miễn phí cho tới hết trung học, trừ khi học trường tư nên chúng tôi không phải lo nhiều về khoản đó. Tất cả nỗ lực đều dồn tới một mục đích mua nhà, an cư mới lạc nghiệp.

Cái này nhiều người Việt ở VN thắc mắc, tại sao người VN mong mỏi mua được nhà còn người Mỹ họ không quan tâm quá như người VN, họ có thể lương cao nhưng lại mướn nhà.

Điều này cũng dễ hiểu: người Việt bắt đầu ở đây khi tuổi lớn (trừ lứa tuổi trẻ sau này) rất sợ những thay đổi lớn. Vì vậy đi làm ở đâu là làm chết luôn một chỗ, hầu như không dám nhẩy qua nơi khác làm.Vì thế nơi ở cố định là điều quan tâm hàng đầu. Lớp trẻ sau này giống người Mỹ, họ làm nhưng vẫn để ý tìm nơi khác tốt hơn. Lương cao hơn để đổi việc, vì thế họ có thể di chuyển trên toàn nước Mỹ, có lẽ họ ở nhà thuê tiện hơn.

Một lý do rất quan trọng nữa với người VN về chuyện mua căn nhà: đó là tiền để dành.

Nếu đi thuê, số tiền trả hàng tháng có thể tương đương với số tiền trả khi mua nhà trả góp 30 năm. Trả tiền mua nhà, phần tiền lời trả ngân hàng cuối năm còn được khai trừ thuế, trả được bao nhiêu số tiền coi như tích lũy sẽ được bấy nhiêu.

Đi làm một năm chúng tôi mua nhà.

Mua căn nhà là một chuyện lớn nên chúng tôi mất tới hơn 3 tháng mới mua xong. Tôi xin kể về kinh nghiệm bản thân về chuyện này.

Mất tới bằng đó thời gian để mua căn nhà cũng chỉ vì chính mình. Khi đó dự tính căn nhà mua chỉ với giá bao nhiêu đó, nhưng khi nhân viên địa ốc đưa đi coi những căn nhà rao bán, tự nhiên thấy những căn giá cao hơn lại đẹp hơn, ưng ý hơn nên cứ so sánh phân vân. So vậy thôi chứ chưa đủ khả năng mua được nên kéo dài rồi cũng mua căn nhà theo đúng khả năng của bản thân thôi.

Căn nhà tôi mua xây dựng năm 1956, diện tích khu đất khoảng 7 ngàn square feet, diên tích ở cộng garage để xe 1570 Sf. Trả tiền trước ¼, số còn lại ký giấy tờ mượn ngân hàng trả 30 năm.

Ở Mỹ, thất nghiệp là ác mộng, mất việc đồng nghĩa với không có tiền trả nợ ngân hàng và có thể mất nhà, nên chúng tôi cũng rất lo chuyện đó.

Bắt đầu bằng công việc tay chân không đòi hỏi chuyên môn, muốn đi xa hơn phải cố gắng bằng cách nào đó.

Tôi bắt đầu bằng cách tận dụng tất cả những lớp huấn luyện của công ty, có cơ hội là xin học, đồng thời ghi tên theo học đại học cộng đồng.

Nơi đây tôi chia sẻ một chuyện cũng không hay ho gì về tính cách người Việt, có thể chỉ là thiểu số nhưng đã xẩy ra. Một số người Việt đi làm, nịnh bợ cấp trên và đì đè cấp dưới, họ sẵn sàng đạp cấp dưới để thu lợi cho bản thân, đôi khi không có lợi họ vẫn làm, có thể chỉ để chứng tỏ.

Tới bây giờ coi như chúng tôi tạm ổn định, cuộc sống phần nào thoải mái và đã đi vào nề nếp hay nói rõ hơn là vào guồng quay của xã hội Mỹ rồi.

Chắc cũng không cần nói thêm chúng tôi vẫn phải làm hết sức để sinh tồn trong cuộc sống này nữa.

Với chúng tôi, giữ được nguồn gốc cho con cháu là điều cần và phải làm. Khi ở nhà tất cả dùng tiếng Việt, các cháu còn được học thêm tiếng Việt của nhà thờ nên tới bây giờ, con cái chúng tôi dù sinh ra nơi đây vẫn nói được tiếng Việt như trẻ em bên VN.

Làm được hơn hai năm công ty xẩy ra biến cố: bán công ty.
 

nguyencharlie

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386397
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
1,309
Động cơ
253,600 Mã lực
Có một chi tiết tôi nhớ sai ở phần trước, không quan trọng nhưng cũng nên sửa lại: quán café Tao nhân chủ là ca sĩ Thiên Hương chứ không phải Lê Uyên.
 

nguyencharlie

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386397
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
1,309
Động cơ
253,600 Mã lực
Vườn nhà hàng xóm em năm ngoái. Năm nay lá vẫn còn xanh. (Xin lỗi nếu có làm loãng thớt cụ chủ)
Cảm ơn cụ. Các cụ có gì hay cũng xin góp phần vào vì tôi chỉ biết về Mỹ, cần nhiều góc nhìn rộng ra các nước khác nơi dân VN định cư. Cảm ơn các cụ, mợ.
 

kamikaze1281

Xe điện
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,769
Động cơ
335,763 Mã lực
Cảm ơn cụ. Các cụ có gì hay cũng xin góp phần vào vì tôi chỉ biết về Mỹ, cần nhiều góc nhìn rộng ra các nước khác nơi dân VN định cư. Cảm ơn các cụ, mợ.
Em chưa thấy cụ kể về việc học tiếng anh và thời gian giành cho việc này vì khi đi làm với tây đặc biệt trong công ty máy điện toán này thì cụ không thể body language với bọn nó mãi được :D .
Em tò mò thôi , không có ý gì đâu .
 

nguyencharlie

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-386397
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
1,309
Động cơ
253,600 Mã lực
Em chưa thấy cụ kể về việc học tiếng anh và thời gian giành cho việc này vì khi đi làm với tây đặc biệt trong công ty máy điện toán này thì cụ không thể body language với bọn nó mãi được :D .
Em tò mò thôi , không có ý gì đâu .
Tiếng Anh tự học ở nhà, lúc đó có những tape video dậy đàm thoại, mở ra nghe nhìn đọc theo, xem tv Mỹ có phụ đề Anh ngữ. Căn bản ngữ vựng và văn phạm tương đối rồi nên cũng mau hơn. Phần nữa tiếp xúc với người Mỹ, cứ nói không mắc cở, sai họ nhắc đi nhắc lại mình sẽ từ từ nói đúng và nghe quen dần.

Có một điều lạ luôn đúng, phái nữ học sinh ngữ mau và thường giỏi hơn nam.
 

maple_leaf

Xe điện
Biển số
OF-84274
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
2,237
Động cơ
-393,319 Mã lực
Có bà gần nhà em cũng định cư Mẽo, sang đấy xong về cứ chém làm chủ tiệm ăn Việt, có hôm em cà phê với ông anh sang đấy công tác ông nói luôn bà kia đi làm nail, vài ba năm mới đủ tiền về Việt Nam! một lần. Đấy, cái bệnh sỹ ở chục năm có lẻ mà giờ nó vẫn còn, giờ về Việt Nam! nói làm nail chắc sợ họ hàng bạn bè cười hay sao mà chém ác
Người Việt ở đâu cũng vậy cụ ơi, đặc biệt là Cali nhé. Thuê nhà ở garage nhưng ra đường toàn lái BMW, Mercedes, Lexus, Audi. Đại nhạc hội VN tụi cảnh sát Mỹ choáng luôn, cả bãi đậu xe toàn xe xịn, bét nhất cũng là Camry.
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
5,966
Động cơ
406,268 Mã lực
Chuyện của cụ chủ hay lắm, rất đáng đọc và suy ngẫm. Em chỉ xin chia sẻ một vài dòng suy nghĩ của em về cuộc sống nước ngoài dưới cảm nhận của em. Nếu có làm phiền hoặc ngắt mạch cảm xúc của cụ chủ thì cụ thứ lỗi cho em nhé.

Đa phần những cụ đi nước ngoài khi tuổi đời không còn trẻ thì có sống cả chục năm, hai mươi năm thì vẫn có cảm giác không đâu hạnh phúc bằng trên chính quê hương của mình. Cuộc sống ở nước ngoài tuy có đầy đủ về vật chất thật, nhưng cái đó nó chỉ kéo dài nhiều nhất khoảng chục năm, nhanh có khi chỉ 5-6 năm (ví dụ như em), sau lúc đó cuộc sống nó đi vào cái guồng rồi thì bắt đầu thấy nhàm chán và lúc đó cần cái tinh thần nhiều hơn. Cái tinh thần ở đây là gì, nó chính là văn hoá, phong tục tập quán, bạn bè, tình làng nghĩa xóm..etc. Các cụ ở Mỹ hoặc một số nước như Đức, Canada có thể phản bác điều này vì ở những nơi đó cộng đồng Việt Nam đông. Tuy nhiên nó cũng chỉ giới hạn ở từng bang, từng thành phố, còn đa phần cuộc sống ở những nơi ít người Việt là buồn, nhớ quê hương, bạn bè, gia đình. Đây cũng chính là lí do vì sao OF thu hút một lượng thành viên rất đông sống ở nước ngoài!

Các cụ có sở hữu được tấm hộ chiếu của Mỹ hay một nước 4 bản nào khác thì trong con mắt của bọn bản địa da trắng, các cụ vẫn chỉ là một thằng dân nhập cư. Mà đối với chúng nó, dân nhập cư có nghĩa là công dân hạng hai, nghĩa là mình không được phép hơn chúng nó. Em không biết tầng lớp trí thức của bọn 4 bản nó thế nào, vì chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều. Nhưng tầng lớp kiểu dạng lao động phổ thông thì em tiếp xúc thường xuyên vì lí do công việc. Hồi đầu thì rất niềm nở, chơi rất thân và chúng nó giúp mình cũng khá nhiệt tình. Nhưng dần dần do vô tình mà em để cho nó thấy em hơn chúng nó quá nhiều thì bắt đầu có sự ghen tỵ ngấm ngầm. Bắt đầu lạnh nhạt dần đi và kết thúc là ngay cả gặp nhau đến câu chào nó cũng chẳng thèm chào.

Đừng cụ nào nói bọn Tây nó không biết nói xấu nhé, bọn nó chỉ không nói xấu trước mặt thôi, chứ sau lưng mình chúng nó nói hơi bị mạnh. Để em kể các cụ nghe một chuyện. Em thuộc dạng tính tình hài hước, nhăn nhở nên ai em cũng bắt chuyện làm quen được và mấy đứa con gái Tây lại càng thích nói chuyện với những thằng kiểu như em. Trong khi bọn Tây bản địa thì nhát gái và hay xấu hổ nên chúng nó khá khó chịu khi thấy mấy con bé cứ xúm vào một thằng châu Á. Rồi đợt hè có con bé sinh viên đến làm thêm, do em cũng là sinh viên nên rất thích làm quen với đội này. Vì thứ nhất nói chuyện với chúng nó mình học được nhiều điều, thứ hai cùng là sinh viên thì dù sao nó cũng có nhiều sự tương đồng trong quan điểm. Quen được một thời gian con bé này nó mới kể hồi đầu nó mới vào làm, có một thằng Tây đến nói chuyện với nó và bảo nó đừng nói chuyện với em, vì em linh tinh, không tốt rồi abc xyz. Em quá ngạc nhiên vì thằng này em không thân với nó nhưng thỉnh thoảng cũng có nói chuyện và giữa hai thằng cũng chả có xích mích gì cả, đôi khi còn trêu đùa nhau cười cợt với nhau. Thế em mới quay sang hỏi con bé này "thế sao nó nói thế mà mày vẫn cứ nói chuyện với tao". Thì con bé này nó mới bảo "tao trên 18 tuổi rồi, tao muốn làm gì là quyền của tao, tại sao tao phải nghe nó". Chuyện sau đó dừng lại ở đó vì em cũng không muốn để cho không khi làm việc căng thẳng. Nhưng từ sau đó thì con bé kia nó cũng kể là thằng đó ghét luôn cả nó, em trêu em bảo chắc do tao nên nó ghét sang luôn cả mày, thì nó bảo nó đếch quan tâm đến thằng kia, nhiều lúc nó còn rủ em trêu người thằng đó bằng cách trêu đùa trước mắt thằng đó :D. Đây chỉ là một câu chuyện rất nhỏ để các cụ thấy được bọn 4 bản không phải cái gì chúng nó cũng tốt, ngoài ra chuyện ghen tỵ về việc chủ nó ưu tiên xếp việc cho mình do làm được việc cũng không phải là hiếm.

Thế nên kinh nghiệm sống ở nước ngoài là càng kín tiếng càng tốt. Nói ít, làm nhiều. Việc mình mình làm, đừng quan tâm dư luận nói gì. Tôn trọng pháp luật, ở nước ngoài nếu các cụ không làm gì sai thì chẳng ai làm gì các cụ cả. Em thấy nhiều cụ rảnh quá, chuyện ở ngay bên mình thì không quan tâm, suốt ngày lôi mấy vụ bắn súng ở Mỹ rồi lập thớt. Nhiều cụ không rõ nội tình thì lại vào còm bảo ở Mỹ chả sung sướng gì, suốt ngày chém giết. Xin thưa với các cụ Mỹ nó rộng lắm, một bang của nó có khi dân số lớn hơn nhiều nước trên thế giới. Mặt khác dân nó thì được tự dó sử dụng súng đạn thì một năm có từng đó vụ là nó quản lý giỏi lắm rồi, và số người thiệt mạng vì súng của nó chắc cũng không nhiều đến mức như tai nạn giao thông ở Đông Lào đâu. Chỉ sợ cái số nó không đi được, chứ trong thời điểm hiện tại này cụ nào đi được thì em xin chúc mừng cụ và gia đình cụ đó.

Hôm nay cảm xúc nên viết hơi dài dòng, giờ em xin giả lại thớt cụ chủ.
Về cái khoản ghen tị vì mình hơn nó là có thật. Mà tây nó thể hiện ra mặt phết đấy ợ, chả ngấm ngầm gì đâu.
 

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
3,520
Động cơ
432,162 Mã lực
Đọc tự truyện của cụ Charlie không những hiểu biết thêm về góc cuộc đời mới lạ lý thú của cụ mà cũng là dịp đưa chính mình về những hoài niệm ngày tháng thăng trầm của chính mình khi đến sống ở một miền đất lạ . Cảm ơn Charlie
 

Cuong0675

Đi bộ
Biển số
OF-114867
Ngày cấp bằng
29/9/11
Số km
1
Động cơ
387,110 Mã lực
Đọc chuyện của bác làm em cứ liên tưởng đến cách hành văn của Nguyễn Ngọc Ngạn, chúc bác mạnh khoẻ, để liên tục ra chap mới, "vì một giấc mơ Mỹ"
 

Grandtouring

Xe điện
Biển số
OF-34040
Ngày cấp bằng
26/4/09
Số km
4,589
Động cơ
461,186 Mã lực
Em đặt một chỗ......................
 

hoangfpt2007

Xe tải
Biển số
OF-149134
Ngày cấp bằng
13/7/12
Số km
289
Động cơ
361,190 Mã lực
Đọc truyện của Cụ thấy ngấm quá, chúc Cụ mạnh khỏe, bình an
 

bachxa

Xe tải
Biển số
OF-200911
Ngày cấp bằng
6/7/13
Số km
352
Động cơ
326,051 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Quyết định như vậy nhưng học nghề gì? Rất nhiều nghề để nghĩ tới nhưng có thời gian để học không khi vẫn phải kiếm sống hàng ngày, rồi có những nghề không biết có học nổi không?

Sau cùng, sau khi được một vài người mách bảo, tôi quyết định học một cái nghề cái tên nghe rất kêu Building service technician. Công việc này thực chất là làm nhân viên vệ sinh trường học gọi là custodian. Người chỉ cho tôi nói nếu làm công việc này thường làm tới khi nghỉ hưu luôn trừ khi mình tự nghỉ, hơn nữa thời điểm đó người Mỹ không muốn làm nên sẽ dễ xin việc hơn. Tôi nghe thấy có lý và làm theo. Đây là sai lầm của tôi.

Thường một trường trung tiểu học ở đây rất rộng lớn, có 4 nhân viên vệ sinh chia làm 2 ca sáng và tối, mỗi ca 2 người. Ca sáng sẽ làm vệ sinh ngoài khuôn viên các lớp học và nhà vệ sinh, ca tối làm vệ sinh trong lớp học và nhà vệ sinh.

Tôi ghi danh vào một trường dậy nghề cộng đồng và học buổi tối. Lớp học miễn phí và lớp tôi theo học có 22 người VN và đâu chừng 2 người Mexico.

Toàn thể người VN học lớp này đều thuộc dạng Mỹ nói Mỹ nghe chứ không ai nghe nổi nên khóa học này rất khôi hài. Lớp đó có mấy người cũng có địa vị ở VN hồi trước, có cả hai danh thủ bóng đá của Sài gòn nói ra ai cũng biết nhưng tôi không nêu tên ở đây. Hai anh có đọc cái này chắc chắn nhận ra nhau nhỉ?

Tuần đầu học 5 tối, tuần thứ hai, ba, tư học 3 tối, mỗi tối 2 tiếng và sau đó đi thực tập. Chúng tôi được học về các loại hóa chất dùng lau rửa khác nhau. Loại cho lavabo, kiếng, bàn ghế v.v… và học cách sử dụng máy hút bụi thảm, máy lau, đánh bóng sàn nhà gạch hoặc gỗ.

Thầy thao thao bất tuyệt , trò ngồi dưới gật gù ghi chép theo thầy nhưng không hiểu thầy nói gì cả, Ở dưới cứ ngó nhau thì thào thầy nói cái gì, lớp học thật là cổ kim hiếm có.

Sau một tuần bắt đầu thực tập tại lớp. Thầy hướng dẫn hỏi ai tình nguyện lên làm giơ tay, người Việt ngồi không nhúc nhích vì có hiểu gì đâu. Một người Mexico tình nguyện lên chậy cái máy lau, đánh bóng sàn nhà. Toàn thể học viên VN ở dưới ồ lên:” Tưởng gì, cái này dễ, tại không hiểu nên không dám giơ tay thôi”.

Người Mexico làm xong, giáo viên hỏi tiếp, toàn thể học viên VN giơ tay và sau đó làm quá ngon. Chắc ông thầy đến giờ nếu nhớ cũng không hiểu nổi tình hình lúc đó.

Sau hai tuần, nhà trường bắt đầu gởi từng hai người một tới trường học trong vùng thực tập. Tuần thực tập 2 tối, đền lớp 3 tối.

Tôi và người nữa đi thực tập ở một trường tiểu học trong khu vực Westminster, hai nhân viên ở đó một người gốc Rumani và một Ireland hướng dẫn chúng tôi. Ba tuần thực tập ông nhân viên người Rumani toàn bắt chúng tôi dọn nhà vệ sinh, còn ông ta làm vệ sinh trong lớp, thôi thì đang thực tập cũng phải chịu.

Sau ba tháng tới khi thi lấy chứng chỉ. Bài thi trắc nghiệm một bài thực hành và toàn thể đều đậu.

Bây giờ mới tới giai đoạn tìm việc.

Tôi tới tất cả các học khu của vùng quận Orange (một học khu coi một số trường trung tiểu học) để nộp đơn xin việc. Sau hơn nửa tháng một hoc khu gọi tôi tới thi.

Tôi tới đó và gần như bật ngửa vì học khu sẽ tuyển thêm một người nhưng có tới gần 300 ứng viên. Nhưng dù sao đã nộp cũng thử. Họ cho tôi nửa tiếng để làm sạch một lớp học. Lớp đó họ xả đầy rác, tôi phải xếp ghế học sinh lên bàn, hút bụi sàn nhà, làm sạch cửa sổ, cửa ra vào, lavabo rửa tay, bảng đen, sau đó xếp ghế trở lại và làm sạch bàn ghế học sinh.

Chuông hết giờ tôi vẫn còn dở dang vài cái bàn cuối cùng và sau đó như mọi người biết tôi không làm nghề đó được. Bỏ phí mất thời gian 3 tháng nhưng dù sao cũng là một kỷ niệm vui.

Sau chuyện này, tôi nghỉ việc quán bar Mỹ và làm bán vé một phòng ca nhạc nhỏ xíu của ca sĩ Cao lâm, ngày thứ bẩy làm thêm phụ đám cưới cho một nhà hàng người Việt.

Nhắc đến chuyện này tôi có một nhận xétngười Việt chúng ta mắc một căn bệnh không biết đến giờ còn đúng không hay chỉ mình tôi bị: bệnh sĩ diện.

Tôi phụ đám cưới ngày thứ bẩy được trả 50 đồng. Chín giờ sáng tới nhà hàng chuẩn bị bàn ghế, khăn và các thứ linh tinh. Buổi chiều tối bắt đầu đám cưới sẽ cùng nhau đưa từng món ăn ra bàn cho khách tham dự. Sau khi tan tiệc, dọn dẹp rồi về, nói chung mất một ngày tròn.

Hôm đó tôi có nhiệm vụ đưa thức ăn ra bàn thì chợt nhìn thấy một cô bạn ngày xưa ở VN là khách . Tôi bối rối. mắc cở và không dám làm công việc đó. Tôi phải xin người chủ cho tôi chuyển thức ăn từ bếp tới cửa ra phòng tiệc thôi. Nghèo còn sĩ phải không các cụ các mợ.

Làm việc này tôi khám phá ra một chuyện, nói nhỏ cho các cụ ở Mỹ nhé: thức ăn ở đám cưới thường làm từ một, hai ngày trước rồi để đông đá. Tới đám cưới lấy ra cho vào chảo dầu sôi sùng sục cho nóng thôi. Bếp nào làm đồ ăn kịp cho cả mấy trăm người.
thật đến mini mét ;)
 

thaonguyengarden

Xe tải
Biển số
OF-448856
Ngày cấp bằng
27/8/16
Số km
479
Động cơ
212,526 Mã lực
Tuổi
34
Chúng ta đều là công dân của trái đất, dù ở nước nào cũng thế các cụ nhỉ, cháu không được đi tây nên tư an ủi phát.
 

Cookie126

Xe đạp
Biển số
OF-456964
Ngày cấp bằng
28/9/16
Số km
33
Động cơ
204,973 Mã lực
Em đăng ký tài khoản vì thớt này đây. Cụ kể chuyện hay quá, em hóng@};-. Em có hồ sơ bảo lãnh cụ ạ, nhưng mới đc 7 năm, còn lâu lắm. Sang tới đó thì cũng già rồi, ko biết còn sức lo cho 2 tiểu yêu tinh nhà em ko nữa.
 

baoden_cz

Xe buýt
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-182974
Ngày cấp bằng
2/3/13
Số km
941
Động cơ
345,086 Mã lực
Truyện cụ chủ hay quá em cũng hóng
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top