- Biển số
- OF-386397
- Ngày cấp bằng
- 10/10/15
- Số km
- 1,711
- Động cơ
- 253,600 Mã lực
Tôi mở topic này để kể về thời gian ở Mỹ, về những buồn vui, thành công và thất bại, khó khăn và thuận lợi trong việc định cư ở nước Mỹ. Tôi nói riêng ở California nơi tôi lập nghiệp (nhưng cũng có thể là chung cho những ai ở các tiểu bang khác của Hoa Kỳ).
Hy vọng những gì tôi đã trải qua có thể giúp được một chút nào cho những ai sắp định cư ở đây, đặc biệt những người qua đây với số vốn ít ỏi (tôi không dám nói tới những người qua đây với núi tiền có sẵn hay mang theo). Thời gian đó có thể hơi khác với bây giờ nhưng có lẽ không khác bao nhiêu đâu. Các cụ các mợ khác có chung hoàn cảnh có thể kể thêm về chính mình để có góc nhìn rộng hơn. Xin cảm ơn mọi người trước.
Tháng 5 năm1986 gia đình tôi rời Sài gòn tới Mỹ theo diện bảo lãnh. Như vậy là may mắn vì dù sao cũng có người thân ở đây trong những ngày đầu bỡ ngỡ.
Phi cơ đưa chúng tôi tới Thái Lan, phi truòng Thái lúc đó nhỏ bé chứ không hiện đại như sau này. Tới Thái Lan, việc đầu tiên những nhân viên di trú Mỹ làm cho mọi người một số giấy tờ tại ngay phi trường. Sau đó xe đưa chúng tôi về một nơi giống như chung cư để tạm trú. Về đó chúng tôi không được bước chân ra khỏi cánh cổng sắt đóng kín, muốn mua bán gì đã có người Thái đẩy xe tới bán tận cổng, kể cả việc bán vàng hay đổi dollars Mỹ qua tiền Thái. Căn chung cư lúc đó đang có khoảng hơn 500 người tạm trú.
Mỗi ngày chúng tôi được cung cấp 2 bữa trưa và tối, ăn xong cứ la cà xuống khu văn phòng dưới đất để nhìn danh sách có chuyến bay hay tụ tập nhau lại hỏi về những địa danh người khác sẽ tới, nói chung ai cũng rất mơ hồ và chẳng biết nhiều về đất nước Mỹ cả.
Ngày thứ ba ở đó, một nhân viên di trú Mỹ gốc VN bắt đầu nói chuyện với mọi người về nước Mỹ. Nói chung là những sơ lược về vùng đất chúng tôi sắp tới để mọi người có khái niệm sơ qua thôi.
Tôi nhớ mãi một chuyện vui của phần này. Cô nhân viên nêu ra một câu hỏi: “Mọi người ở đây có thích sống trong khu nhiều người da đen Mỹ sống không?” Mọi người thi nhau nói không và cô ấy kết luận: “Ngay chúng ta những người chưa tới đó đã có đầu óc kỳ thị người da đen thì đừng trách tại sao? Kỳ thị là một điều tuyệt đối cấm kỵ ở Hoa kỳ, nên mọi người hãy ghi nhớ điều đó.”
Thời gian ở đó tất cả mọi người lo lắng nhất là bị bệnh, dù chỉ là đau mắt, vì có bất cứ triệu chứng bệnh nào cũng bị hoãn chuyến bay.
Sau 10 ngày rồi cũng có chuyến bay. Chúng tôi rời chung cư lúc 5 giờ sáng ra phi trường Thái. Sau đó phi cơ đưa chúng tôi tới Singapore. Trên phi cơ tất cả những người đi định cư được xếp riêng phía cuối phi cơ, mỗi người có một cái túi nhựa lớn đựng đồ linh tinh có chữ OEM. Một nhân viên di trú Mỹ đi theo đoàn người để giúp đỡ.
Tới Singapore, chúng tôi phải chờ hơn 8 tiếng mới có chuyến bay qua Mỹ. Tôi lại có một kỷ niệm quái đản ở đây. Như mọi người biết, thời gian đó nhà vệ sinh ở VN đề chữ W.C hay TOILET, thời gian chờ đợi ở phi trường Singapore kéo dài, mọi người rất mệt mỏi. Tôi thấy một khu vực đề chữ RESTROOM, tôi dẫn con vào đó vì nghĩ đó là phòng nghỉ ngơi chờ đợi, ai ngờ đó lại là nhà vệ sinh.
Cuối cùng cũng tới lúc chúng tôi lên phi cơ đi Mỹ, khởi đầu một cuộc đời mới với những gì còn quá xa lạ trong tâm tưởng mọi người.
Phi cơ đưa chúng tôi xuống phi trường San Francisco, nhân viên di trú ở đó làm thủ tục nhập cảnh cho mọi người và sau đó chuyển phi cơ theo địa điểm của những người mới tới. Chúng tôi lên phi cơ về Los Angeles và mọi người chia tay nhau mỗi gia đình đi về nơi khác nhau.
Trên chuyến bay về Los Angeles, có một tiểu đội lính TQLC Mỹ cùng đi, chắc họ thấy sự bỡ ngỡ của chúng tôi cùng với chiếc túi OEM nên họ lấy ra rất nhiều kẹo chocolate mời chúng tôi ăn. Đó có lẽ là những người Mỹ chúng tôi tiếp xúc đầu tiên trên đất Mỹ.
Phi cơ đáp xuống Los Angeles lúc 9 giờ tối, làm xong thủ tục bước ra khỏi khu vực cách ly đã thấy người nhà đứng đợi. Từ Los Angeles về thành phố Westminster quận Cam khoảng cách 45 dặm, tôi thật sự choáng ngộp vì xa lộ, về đoàn xe hơi vun vút trên đường. Nó lớn và quá hiện đại dù trước đó cũng đã biết qua khi học sinh ngữ ở VN rồi.
Về tới nhà đúng 12 giờ rưỡi sáng. Điều đầu tiên tôi thấy khác lạ là nhà ở Mỹ cửa ra vào rất nhỏ, chỉ là hai cánh cửa gỗ mở ra chứ không rộng như cửa sắt ở VN.
Mệt mỏi sau một chuyến bay rất dài nhưng đêm đó tôi không thể nào ngủ được, nỗi nhớ nhà, nhớ Sài gòn quặn thắt, nỗi lo nặng trĩu về những ngày sắp tới sẽ ra sao khi hai vợ chồng và hai con (đứa 3, đứa 1 tuổi) trong khi tất cả tài sản chỉ có đúng 98 dollars cuối cùng.
Một cuộc đời mới bắt đầu từ đêm nay.
Hy vọng những gì tôi đã trải qua có thể giúp được một chút nào cho những ai sắp định cư ở đây, đặc biệt những người qua đây với số vốn ít ỏi (tôi không dám nói tới những người qua đây với núi tiền có sẵn hay mang theo). Thời gian đó có thể hơi khác với bây giờ nhưng có lẽ không khác bao nhiêu đâu. Các cụ các mợ khác có chung hoàn cảnh có thể kể thêm về chính mình để có góc nhìn rộng hơn. Xin cảm ơn mọi người trước.
Tháng 5 năm1986 gia đình tôi rời Sài gòn tới Mỹ theo diện bảo lãnh. Như vậy là may mắn vì dù sao cũng có người thân ở đây trong những ngày đầu bỡ ngỡ.
Phi cơ đưa chúng tôi tới Thái Lan, phi truòng Thái lúc đó nhỏ bé chứ không hiện đại như sau này. Tới Thái Lan, việc đầu tiên những nhân viên di trú Mỹ làm cho mọi người một số giấy tờ tại ngay phi trường. Sau đó xe đưa chúng tôi về một nơi giống như chung cư để tạm trú. Về đó chúng tôi không được bước chân ra khỏi cánh cổng sắt đóng kín, muốn mua bán gì đã có người Thái đẩy xe tới bán tận cổng, kể cả việc bán vàng hay đổi dollars Mỹ qua tiền Thái. Căn chung cư lúc đó đang có khoảng hơn 500 người tạm trú.
Mỗi ngày chúng tôi được cung cấp 2 bữa trưa và tối, ăn xong cứ la cà xuống khu văn phòng dưới đất để nhìn danh sách có chuyến bay hay tụ tập nhau lại hỏi về những địa danh người khác sẽ tới, nói chung ai cũng rất mơ hồ và chẳng biết nhiều về đất nước Mỹ cả.
Ngày thứ ba ở đó, một nhân viên di trú Mỹ gốc VN bắt đầu nói chuyện với mọi người về nước Mỹ. Nói chung là những sơ lược về vùng đất chúng tôi sắp tới để mọi người có khái niệm sơ qua thôi.
Tôi nhớ mãi một chuyện vui của phần này. Cô nhân viên nêu ra một câu hỏi: “Mọi người ở đây có thích sống trong khu nhiều người da đen Mỹ sống không?” Mọi người thi nhau nói không và cô ấy kết luận: “Ngay chúng ta những người chưa tới đó đã có đầu óc kỳ thị người da đen thì đừng trách tại sao? Kỳ thị là một điều tuyệt đối cấm kỵ ở Hoa kỳ, nên mọi người hãy ghi nhớ điều đó.”
Thời gian ở đó tất cả mọi người lo lắng nhất là bị bệnh, dù chỉ là đau mắt, vì có bất cứ triệu chứng bệnh nào cũng bị hoãn chuyến bay.
Sau 10 ngày rồi cũng có chuyến bay. Chúng tôi rời chung cư lúc 5 giờ sáng ra phi trường Thái. Sau đó phi cơ đưa chúng tôi tới Singapore. Trên phi cơ tất cả những người đi định cư được xếp riêng phía cuối phi cơ, mỗi người có một cái túi nhựa lớn đựng đồ linh tinh có chữ OEM. Một nhân viên di trú Mỹ đi theo đoàn người để giúp đỡ.
Tới Singapore, chúng tôi phải chờ hơn 8 tiếng mới có chuyến bay qua Mỹ. Tôi lại có một kỷ niệm quái đản ở đây. Như mọi người biết, thời gian đó nhà vệ sinh ở VN đề chữ W.C hay TOILET, thời gian chờ đợi ở phi trường Singapore kéo dài, mọi người rất mệt mỏi. Tôi thấy một khu vực đề chữ RESTROOM, tôi dẫn con vào đó vì nghĩ đó là phòng nghỉ ngơi chờ đợi, ai ngờ đó lại là nhà vệ sinh.
Cuối cùng cũng tới lúc chúng tôi lên phi cơ đi Mỹ, khởi đầu một cuộc đời mới với những gì còn quá xa lạ trong tâm tưởng mọi người.
Phi cơ đưa chúng tôi xuống phi trường San Francisco, nhân viên di trú ở đó làm thủ tục nhập cảnh cho mọi người và sau đó chuyển phi cơ theo địa điểm của những người mới tới. Chúng tôi lên phi cơ về Los Angeles và mọi người chia tay nhau mỗi gia đình đi về nơi khác nhau.
Trên chuyến bay về Los Angeles, có một tiểu đội lính TQLC Mỹ cùng đi, chắc họ thấy sự bỡ ngỡ của chúng tôi cùng với chiếc túi OEM nên họ lấy ra rất nhiều kẹo chocolate mời chúng tôi ăn. Đó có lẽ là những người Mỹ chúng tôi tiếp xúc đầu tiên trên đất Mỹ.
Phi cơ đáp xuống Los Angeles lúc 9 giờ tối, làm xong thủ tục bước ra khỏi khu vực cách ly đã thấy người nhà đứng đợi. Từ Los Angeles về thành phố Westminster quận Cam khoảng cách 45 dặm, tôi thật sự choáng ngộp vì xa lộ, về đoàn xe hơi vun vút trên đường. Nó lớn và quá hiện đại dù trước đó cũng đã biết qua khi học sinh ngữ ở VN rồi.
Về tới nhà đúng 12 giờ rưỡi sáng. Điều đầu tiên tôi thấy khác lạ là nhà ở Mỹ cửa ra vào rất nhỏ, chỉ là hai cánh cửa gỗ mở ra chứ không rộng như cửa sắt ở VN.
Mệt mỏi sau một chuyến bay rất dài nhưng đêm đó tôi không thể nào ngủ được, nỗi nhớ nhà, nhớ Sài gòn quặn thắt, nỗi lo nặng trĩu về những ngày sắp tới sẽ ra sao khi hai vợ chồng và hai con (đứa 3, đứa 1 tuổi) trong khi tất cả tài sản chỉ có đúng 98 dollars cuối cùng.
Một cuộc đời mới bắt đầu từ đêm nay.
Chỉnh sửa cuối: