- Biển số
- OF-85743
- Ngày cấp bằng
- 18/2/11
- Số km
- 8,266
- Động cơ
- 476,426 Mã lực
Bác nói rất đúng. Em ngày xưa thi tốt nghiệp cấp 2 và thi vào 10 đều được 10 điểm Văn. Một trong những tiêu chí để đạt điểm Văn cao đối với kinh nghiệm lúc đó của em là:
1. Viết càng dài càng tốt. Một bài văn mà dùng hết 2 tờ phê đúp kín đặc chữ là yếu tố cần
2. Chữ viết càng đẹp càng tốt, các cấu trúc mở bài, thân bài, kết luận cần xuống cách dòng với bố cục sao cho thật thuận mắt người đọc càng tốt. Đấy cũng là một yếu tố cần
Nhiều lúc nghĩ lại cái thời học Văn luyện thi toàn phải hoc các bài Văn mẫu từ những cây đa cây đề giảng dạy Văn mà thấy thế hệ học sinh thời đó không khác gì những cái máy photocopy
Em thi vào 10 năm 1987
1. Viết càng dài càng tốt. Một bài văn mà dùng hết 2 tờ phê đúp kín đặc chữ là yếu tố cần
2. Chữ viết càng đẹp càng tốt, các cấu trúc mở bài, thân bài, kết luận cần xuống cách dòng với bố cục sao cho thật thuận mắt người đọc càng tốt. Đấy cũng là một yếu tố cần
Nhiều lúc nghĩ lại cái thời học Văn luyện thi toàn phải hoc các bài Văn mẫu từ những cây đa cây đề giảng dạy Văn mà thấy thế hệ học sinh thời đó không khác gì những cái máy photocopy
Em thi vào 10 năm 1987
Môt trong những nguyên nhân của kiểu nói dông dài lòng vòng này là từ môn văn. Xưa em đi học , kiểm tra viết môn văn thường là cả hai tiết, cá chép lười cũng phải hai tờ phê đúp cho một chủ đề giời ơi đất hỡi kiểu "hình tượng con người mới xxxx". Đa số hoặc là chép theo lời giảng văn đã thuộc, đủ cấu trúc nhưng sợ ngắn. Mà ngắn là dễ điểm thấp vì giáo viên có khi thấy chép dài lại thương là chịu khó mà thêm cho một vài điểm. Bởi vậy, cấu trúc rồi dàn ý cho đủ cũng phải làm sao cho câu văn nó dài ra. Vài thế hệ học văn như thế sinh ra một lối tiếng Việt rườm rà, ba phải, nói mà như không nói, nó con gà ra con vịt.