Việc suy giảm tôm cá hay nguồn lợi thủy sản em thấy cũng không đúng lắm. Chưa có cơ sở kết luận.Cái này thì cụ quá tả rồi.
Đập thủy điện, nếu ở trong lãnh thổ quốc gia thì có thể điều phối kết hợp nhiều chức năng. Nhưng nếu nằm ngoài lãnh thổ quốc gia thì phần lớn là tiêu cực hơn tích cực. Vì nó sẽ hoạt động không tính đến lợi ích của các quốc gia hạ nguồn.
Cụ có thể tham khảo:
Siêu đập thủy điện chặn sông Nile: Ai Cập từng chở 2.000 vũ khí đến gần đối thủ
Đại Phục Hưng, siêu đập thủy điện của Ethiopia - công trình thủy điện lớn nhất châu Phi và lớn thứ 7 thế giới, bị cho là đang đe dọa sự ổn định của khu vực.www.24h.com.vn
Với Việt nam thì các đập thủy điện ở thượng nguồn Mekong đã làm lượng nước suy giảm, giảm cả phù sa và tôm cá. Đó là thực tế không can thiệp được phải chịu thôi.
Còn việc giảm phù sa là có. Tuy nhiên, VN đã xây đê bao ở hệ thống sông Cửu Long, tức là điều tiết không cho nước sông gây ngập lụt như trước đây và không sử dụng phù sa bồi lấp đồng ruộng như trước (trước đây không làm được đê bao, nước lũ lớn không thể chống được nên buộc phải sống chung với lũ, còn bây giờ thì không phải sống chung với lũ nữa). Cho nên phù sa chỉ để đổ ra biển.
Và khi giảm phù sa đồng nghĩa với việc sẽ giảm sạt lở bờ sông ở trên thượng nguồn. Nên giảm phù sa hạ nguồn là cái lợi cho thượng nguồn.