[Funland] Siêu thị đầu tiên ở VN

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,545
Động cơ
566,890 Mã lực
Cháu tưởng siêu thị mãi sau này mới có ở VN, không ngờ super market đã có ở nước ta từ năm 1967. Nhìn cũng tươm tất và lịch sự ra phết 👍

Bật mí những điều thú vị về siêu thị đầu tiên tại Việt Nam
Siêu thị đầu tiên tại Việt được mở tại góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, quận 1, Sài Gòn vào năm 1967. Siêu thị mang đến những tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có.


Ngày nay, siêu thị xuất hiện khắp các tuyến phố, khu dân cư ở Việt Nam. Hầu như tỉnh nào cũng có siêu thị với việc mua sắm nhộn nhịp. Tuy nhiên, ít người biết siêu thị đầu tiên tại Việt Nam hoạt động ra sao. Ảnh: Petrotimes
Cách đây 55 năm, ngày 16/10/1967, siêu thị Nguyễn Du chính thức khai trương tại Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. Siêu thị được mở tại góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, quận 1, Sài Gòn. Ảnh: Người đưa tin
Tại siêu thị Nguyễn Du, khách có thể vào bằng cửa quay, tự lấy giỏ xách hoặc xe đẩy đi lựa chọn các mặt hàng. Ảnh: GiadinhVietNam


Các mặt hàng đều được ghi rõ giá bán xếp trên kệ. Ảnh: GiadinhVietNam
Chọn xong hàng, khách sẽ ra tính tiền tại quầy thu ngân có trang bị máy tính tự động. Ảnh: Người đưa tin

Siêu thị đầu tiên tại Việt Nam có 6 quầy thu ngân, trong đó còn có một “quầy hỏa tốc” cho những người mua ít hàng. Ảnh: GiadinhVietNam

Ngay khi mở cửa, siêu thị Nguyễn Du có sức hút khách đến không ngờ. Chỉ sau khi khai trương hơn 1 tháng siêu thị Nguyễn Du thu hút tới hơn 100.000 khách hàng tới mua sắm. Ảnh: GiadinhVietNam
Trung bình, mỗi ngày siêu thị Nguyễn Du đón khoảng 2.500 khách. Doanh thu tối đa tại siêu thị này là 1,5 triệu đồng- số tiền vô cùng lớn vào thời đó. Ảnh: Zing
Bên trong siêu thị Nguyễn Du hồi đó có máy lạnh và hàng hóa phong phú, đa dạng từ đồ khô, thực phẩm tươi sống, rau củ, đồ đông lạnh... Với người dân Sài Gòn được đi siêu thị là một trải nghiệm thú vị không thể nào quên. Ảnh tư liệu
Theo Hoàng Minh (Kienthuc.net.vn)
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
Xe đẩy giống bh nhỉ? :D
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,232
Động cơ
3,838,094 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Siêu thị (đời mới) đầu tiên ở Hà Nội ở phố Ngô Thì Nhậm thì phải!
👍
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,156
Động cơ
316,455 Mã lực
Cháu tưởng siêu thị mãi sau này mới có ở VN, không ngờ super market đã có ở nước ta từ năm 1967. Nhìn cũng tươm tất và lịch sự ra phết 👍

Bật mí những điều thú vị về siêu thị đầu tiên tại Việt Nam
Siêu thị đầu tiên tại Việt được mở tại góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, quận 1, Sài Gòn vào năm 1967. Siêu thị mang đến những tiện lợi trong chuyện mua sắm mà trước đó không hề có.


Ngày nay, siêu thị xuất hiện khắp các tuyến phố, khu dân cư ở Việt Nam. Hầu như tỉnh nào cũng có siêu thị với việc mua sắm nhộn nhịp. Tuy nhiên, ít người biết siêu thị đầu tiên tại Việt Nam hoạt động ra sao. Ảnh: Petrotimes
Cách đây 55 năm, ngày 16/10/1967, siêu thị Nguyễn Du chính thức khai trương tại Việt Nam, mở ra kỷ nguyên mới cho ngành bán lẻ. Siêu thị được mở tại góc đường Nguyễn Du và Chu Mạnh Trinh, quận 1, Sài Gòn. Ảnh: Người đưa tin
Tại siêu thị Nguyễn Du, khách có thể vào bằng cửa quay, tự lấy giỏ xách hoặc xe đẩy đi lựa chọn các mặt hàng. Ảnh: GiadinhVietNam


Các mặt hàng đều được ghi rõ giá bán xếp trên kệ. Ảnh: GiadinhVietNam
Chọn xong hàng, khách sẽ ra tính tiền tại quầy thu ngân có trang bị máy tính tự động. Ảnh: Người đưa tin

Siêu thị đầu tiên tại Việt Nam có 6 quầy thu ngân, trong đó còn có một “quầy hỏa tốc” cho những người mua ít hàng. Ảnh: GiadinhVietNam

Ngay khi mở cửa, siêu thị Nguyễn Du có sức hút khách đến không ngờ. Chỉ sau khi khai trương hơn 1 tháng siêu thị Nguyễn Du thu hút tới hơn 100.000 khách hàng tới mua sắm. Ảnh: GiadinhVietNam
Trung bình, mỗi ngày siêu thị Nguyễn Du đón khoảng 2.500 khách. Doanh thu tối đa tại siêu thị này là 1,5 triệu đồng- số tiền vô cùng lớn vào thời đó. Ảnh: Zing
Bên trong siêu thị Nguyễn Du hồi đó có máy lạnh và hàng hóa phong phú, đa dạng từ đồ khô, thực phẩm tươi sống, rau củ, đồ đông lạnh... Với người dân Sài Gòn được đi siêu thị là một trải nghiệm thú vị không thể nào quên. Ảnh tư liệu
Theo Hoàng Minh (Kienthuc.net.vn)


Đúng là "nghe hơi nồi chõ" Phóng viên này chỉ nghe qua miệng ai đó kể lại rồi xào nấu ra một bài viết kèm dăm ba tấm hình, làm người đoc tin sái cổ!?

Chỉ đọc câu cuối cùng thôi "Bên trong siêu thị Nguyễn Du hồi đó có máy lạnh và hàng hóa phong phú, đa dạng từ đồ khô, thực phẩm tươi sống, rau củ, đồ đông lạnh... Với người dân Sài Gòn được đi siêu thị là một trải nghiệm thú vị không thể nào quên." là chỉ muốn chửi!


Trong thực tế cái siêu thị này, lúc ra đời, ban đầu, ở ngoài cổng lớn tương lên một bảng chữ to tướng là "Tổng cục tiếp tế" chứ làm quái gì có chữ "Siêu thị" trên bảng hiệu chính???
Căn nguyên mà nó có là do hồi đó chính quyền chế độ cũ, với chiêu bài hỗ trợ người dân trong thời buổi "Kiệm ước" nói cụ thể hơn là sau khi Mỹ giảm viện trợ, thì kinh tế VNCH lao đao, một số hàng hóa nhu yếu phẩm tăng giá (gạo, mắm muối, đường sữa,....) đều có vấn đề khiến lương công chức (bây giờ kêu là cán bộ CNV) không đủ sống. Ai cũng biết thời đó, nên kinh tế VNCH do "ba Tầu" nắm giữ. Một bộ phận (ban ngành) của bộ kinh tế thời bấy giờ là Tổng cục tiếp tế đã phát sinh ra cái siêu thị này, với mục đích là hỗ trợ cho người dân mà không phải dân thường mà là cán bộ công nhân viên thời đó (công chức) được tiếp cận hàng hóa với giá tốt hơn.

Nên câu nói "với người người dân Sài Gòn được đi siêu thị là một trải nghiệm thú vị không thể nào quên" là một câu nói hết sức bố láo! Vì muốn đi (vào) siêu thị thời đó phải có thẻ hay đi kèm với người có thẻ!
Dĩ nhiên là có kiểm tra thẻ nhưng việc có vấn đề (chuyện cho người khác mượn thẻ, lờ đi không kiểm tra,......) không phải là không có nhưng không phải ai (người Sài Gòn nào) cùng dễ dàng vào đó mà nói như hát!

FYI, về thịt heo: toàn bộ thịt heo trong đó, ban đầu chỉ là thịt đông lạnh (đông đá) và không có thực tươi, cắt cục (tảng) bằng cưa điện, mãi sau này khi kết nối với VISSAN thì mới bắt đầu xuất hiện thịt vẫn mát (chill) nhưng người dân vẫn không thích mua ở đây, lý do là không có bán lẻ (100, 150 gr,.......) như ngoài chợ và chỉ có thịt đông đá hay chill (mát 5o C) Người mua không bao giờ có cảm giác sờ miếng thịt nóng mà chỉ là thịt mát. Điều này dẫn tới hệ quả là khi bình thường, thịt heo thì chỉ đáp ứng ứng cho một số ít những gia đình nghèo (Công chức đông con) , muốn mua đồ giá rẻ..................
In addition, cũng phải nói thêm là với thịt đông lạnh thì đây là thịt heo nhập từ Mỹ về từng mảnh nửa con (carcasse - Heo bên (đây là từ chuyên môn)) và theo thông tin từ người nhà em làm trong đó nói, thì có những mảnh "heo bên" được xẻ thit (theo dấu đóng gói trên bao bì) và sản xuất cách đó hai mươi lăm năm!!!

Về gạo, chỉ bán "gạo Mỹ" chính xác là gạo Thái Lan là loại gạo thời đó, với người Việt Nam người ta rất ghét vì hạt gạo nấu thành cơm sẽ rất khô và có mùi bột mì sống! Sau này lại có thêm loại gạo tròn chất lượng khá hơn do nó có độ dẻo và không có cái mùi "bột mì" này.
Thời đó người ta vẫn có dùng từ Gạo Mỹ hạt trònGạo Mỹ hạt dài cả đều cũng không được người dân thích vì hương vị không phù hợp với tập quán ăn uống của người Việt Nam thời đó.

Về rau củ quả, đa phần là rau củ nhập từ Đà Lạt và từ Mỹ (Cam, táo,...) mà rau củ Đà Lạt này cũng không phải là loại tươi ngon vì những thứ tươi ngon thượng hạng đã ra chợ Sài Gòn và các "chợ nhà giầu" trung tâm khác (Tân Định, ĐaKao, Xã Tây,.....) riêng khoai tây thì ở đây ban dầu chỉ bán khoai tây của Mỹ là loại khoai Gold Bell. Loại khoai này, ăn nó rất bùi, bột tơi bở, khi chiên ăn cực ngon với người sành ăn hay làm món Beefsteak thì khỏi chê nhưng lúc ấy VN có mấy nhà ăn món này mà khoai tây với người Việt Nam lúc đó chỉ dùng cho hầm nấu (súp xương heo, "ragu" bò, hay Cari) và họ chỉ thích khoai tây Đà Lạt loại khoai tây ăn không bột mà dẻo sáp hầm nấu không nát bở, là loại người ta thường dùng (appreciate) do tập quán tiêu dùng thời đó.
Về dầu ăn thì chi có bán dầu đậu nành của Mỹ thùng hộp chữ nhật hơn 3 lít nhưng người VN lúc đó rất ghét vỉ họ chỉ quen và thích ăn đồ chiên xào từ mỡ heo!

Trong siêu thị cùng có bán máy móc xe cộ (Radio (Đài), tivi, xe gắn máy,.... ) máy móc cũng không được người dân ưa chuộng vì giá tuy có rẻ nhưng họ có thể mua đổ chợ trời (hàng Mỹ) trốn thuế rẻ hơn. Xe thì OK vi do phải đăng ký nên không mua "lung tung" được và xe gắn máy Honda cũng vậy dẫn tới rất nhiều người mua và đem ra ngoài bán lại để kiếm chênh lệch khi có hàng về giá tốt, ....................

Nói chung siêu thị thời đó chỉ là một hình thức để chính phủ "làm mầu" ra vẻ quan tâm tới đời sống của người dân, mà chính xác là những cán bộ công nhân viên công chức thời đó. Riêng người Mỹ (cũng là một loại "công chức" vì vô hinh trung cũng phục vụ ch bộ máy chế độ cũ) thì họ không đi siêu thị này mà đi siêu thị Mỹ, trong những căn cứ quân sự, nó có sẵn siêu thị hoành tráng mà người ta thường gọi là PX, với gía bán rất rẻ, và hàng hóa ở đó mới gọi là phong phú (máy giặt, nồi cơm điện, lò nướng bánh, máy đánh trứng, bàn ủi (là), máy (lò) nướng bánh mì Sandwich, ..........) là những thứ được coi là xa xỉ thời bấy giờ !

Vài dòng chia sẽ thông tin chinh xác về môt nơi mà em đã từng vào ra trước 1975 thường xuyên, vì gần nhà và nhiều lý do khác, để các bác hiểu thêm về cái Siêu thị Nguyễn Du này.

Cũng phải nói rõ Siêu thị Nguyễn Du là Siêu thị đầu tiên cho người VN ở VN, còn trước nó, VN đã có siêu thị (PX) nhưng chỉ cho người Mỹ hay thân nhân Mỹ vào!
 
Chỉnh sửa cuối:

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
5,672
Động cơ
320,739 Mã lực

Siêu thị đầu tiên tại Việt Nam có 6 quầy thu ngân, trong đó còn có một “quầy hỏa tốc” cho những người mua ít hàng. Ảnh: GiadinhVietNam
Sao lại có quả mũ cối thế kia cụ nhỉ?
 

sakai_yo

Xe lăn
Biển số
OF-124659
Ngày cấp bằng
18/12/11
Số km
11,853
Động cơ
654,434 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Hn thì em láng máng nhớ cái ở Phạm ngọc thạch, thuộc diện sớm mà em biết.
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,354
Động cơ
344,087 Mã lực
Đúng là "nghe hơi nồi chõ" Phóng viên này chỉ nghe qua miệng ai đó kể lại rồi xào nấu ra một bài viết kèm dăm ba tấm hình, làm người đoc tin sái cổ!?

Chỉ đọc câu cuối cùng thôi "Bên trong siêu thị Nguyễn Du hồi đó có máy lạnh và hàng hóa phong phú, đa dạng từ đồ khô, thực phẩm tươi sống, rau củ, đồ đông lạnh... Với người dân Sài Gòn được đi siêu thị là một trải nghiệm thú vị không thể nào quên." là chỉ muốn chửi!


Trong thực tế cái siêu thị này, lúc ra đời, ban đầu, ở ngoài cổng lớn tương lên một bảng chữ to tướng là "Tổng cục tiếp tế" chứ làm quái gì có chữ "Siêu thị" trên bảng hiệu chính???
Căn nguyên mà nó có là do hồi đó chính quyền chế độ cũ, với chiêu bài hỗ trợ người dân trong thời buổi "Kiệm ước" nói cụ thể hơn là sau khi Mỹ giảm viện trợ, thì kinh tế VNCH lao đao, một số hàng hóa nhu yếu phẩm tăng giá (gạo, mắm muối, đường sữa,....) đều có vấn đề khiến lương công chức (bây giờ kêu là cán bột CNV) không đủ sống. Ai cũng biết thời đó, nên kinh tế VNCH do "ba Tầu" nắm giữ. Một bộ phận (ban ngành) của bộ kinh tế thời bấy giờ là Tổng cục tiếp tế đã phát sinh ra cái siêu thị này, với mục đích là hỗ trợ cho người dân mà không phải dân thường mà là cán bộ công nhân viên thời đó (công chức) được tiếp cận hàng hóa với giá tốt hơn.

Nên câu nói "với người người dân Sài Gòn được đi siêu thị là một trải nghiệm thú vị không thể nào quên" là một câu nói hết sức bố láo! Vì muốn đi (vào) siêu thị thời đó phải có thẻ hay đ8i kém vớ người có thẻ!
Dĩ nhiên là có kiểm tra thẻ nhưng vẫn có vấn đề (chuyện cho người khác mượn thẻ, lờ đi không kiểm tra,......)

FYI, về thịt heo: toàn bộ thịt heo trong đó ban đầu chỉ là thịt đông lạnh (đông đá) và không có thực tươi, mãi sau này khi kết nối với VISSAN thì mới bắt đầu xuất hiện thịt vẫn mát (chill) nhưng người dân vẫn không thích mua ở đây, lý do là không bán lẻ như ngoài chợ và chỉ có thịt đông đá hay chill Người mua không bao giờ có cảm giác sờ miếng thịt nóng mà chỉ là thịt mát. Điều này dẫn tới hệ quả là khi bình thường, thịt heo thì chỉ đáp ứng ứng cho một số ít những gia đình nghèo (Công chức đông con) , muốn mua đồ giá rẻ..................
In addition, cũng phải nói thêm là với thịt đông lạnh thì đây là thịt heo nhập từ Mỹ về từng mảnh nửa con (carcasse - Heo bên (đây là từ chuyên môn)) và theo thông tin từ người nhà em làm trong đó nói, thì có những mảnh "heo bên" được xẻ thit (theo dấu đóng gói trên bao bì) và sản xuất cách đó hai mươi lăm năm!!!

Về gạo, chỉ bán "gạo Mỹ" chính xác là gạo Thái Lan là loại gạo thời đó, với người Việt Nam người ta rất ghét vì hạt gạo nấu thành cơm sẽ rất khô và có mùi bột mì sống! Sau này lại có thêm loại gạo tròn chất lượng khá hơn do nó có độ dẻo và không có cái mùi "bột m\ì" này.
Thời đó người ta vẫn có dùng từ Gạo Mỹ hạt trònGạo Mỹ hạt dài cả đều cũng không được người dân thích vì huong vị không phù hợp với tập quán ăn uống của người Việt Nam thời đó.

Về rau củ quả, đa phần là rau củ nhập từ Đà Lạt và từ Mỹ (Cam, táo,...) mà rau củ Đà Lạt này cũng không phải là loại tươi ngon vì những thứ ttuoi ngon thượng hạng đã ra chợ Sài Gòn và các chợ trunbg tâm khác, riêng khoai tây thì ở đây ban dầu chỉ bán khoai tây của Mỹ là loại khoai Gold Bell. Loại khoai này, ăn nó rất bùi, bột khi chiên ăn cực ngon với người sành ăn hay làm món Beefsteak thì khỏi chê nhưng lúc ấy VN có mấy nhà ăn món này mà khoai tây với người Việt Nam lúc đó chỉ dùng cho hâm nấu (súp xuông hay Cari) và họ chỉ thích khoai tây Đà Lạt loại khoai tây ăn không bột mà dẻo sáp là người ta thường dùng do tập quán tiêu dùng thời đó.
Về dầu ăn thì chi có bán dầu đậu nành của Mỹ thùng hộp chữ nhật hơn 3 lít nhưng người VN lúc đó rất ghét vỉ họ chỉ quen và thích ăn đồ chiên xào từ mỡ heo!

Trong siêu thị cùng có bán máy móc xe cộ (Đài Radio, tivi, xe gắn máy,.... ) máy móc cũng không được người dân ưa chuộng vì giá tuy có rẻ nhưng họ có thể mua đổ chợ trời (hàng Mỹ) trốn thuế rẻ hơn. Xe thi OK vi do phải đăng ký và xe gắn máy Honda cũng vậy dẫn tới rất nhiều người mua và đem ra ngoài bán lại để kiếm chênh lệch khi có hàng giá tốt, ....................

Nói chung siêu thị thời đó chỉ là một hình thức để chi1nhg phủ ra vẻ quan tâm tới đời sống của người dân, mà chính xác là những cán bộ công nhân viên công chức thời đó riêng người Mỹ thì họ không đi siêu thị này đi siêu thị Mỹ trong những căn cứ quan sự có sẵn siêu thị hoành tráng mà người ta thường gọi là PX với gía bán rất rẻ, và hàng hóa ở đó mới gọi là phong phú!

Vài dòng chia sẽ thông tin chinh xác về môt noi mà em đã từng vao ra trước 1975 thường xuyên, vì gần nhà và nhiều lý do khác, để các bác hiểu thêm về cái Siêu thị Nguyễn Du này.

Cũng phải nói rõ Siêu thị Nguyễn Du là Siêu thị đầu tiên cho người VN ở VN, còn trước nó, VN đã có siêu thị (PX) nhưng chỉ cho người Mỹ hay thân nhân Mỹ vào!
Một bài viết hoàn toàn chính xác, chân thực đến từng con chữ! Xin cảm ơn cụ.:-bd
Bố mình lúc ấy mua đc con Honda Dame giá 33.000đ (đã bao gồm VAT). Honda Dame đời này đầu máy mang ký hiệu là IA, sau đó là IB, chỉ 1 màu đỏ. Các đời sau đc bán rộng rãi ngoài thị trường màu xanh (giống hệt Cub 78 sau này , giá 38.000đ (1 lượng vàng Kim Thành lúc ấy chưa tới 20.000đ, và tiền mệnh giá lớn nhất là 500đ hình ông Trần Hưng Đạo).
Dame cùng vs Honda 67 (sau đó là 70, 72) đã chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường xe máy VN.
Kết cục là doanh nhân Đặng Đình Đáng, chuyên nhập khẩu các loại xe Velo Solex, Mobylette phải tự sát vì phá sản!
 

Trăm hoa đua nở

Xe điện
Biển số
OF-534449
Ngày cấp bằng
28/9/17
Số km
2,400
Động cơ
188,077 Mã lực
Trang kiến thức là cái trang tào lao nhất, kiến thức mà toàn viết về sâu bít, se xy.
Việt Nam nên có phong sát, phóng viên viết linh tinh cho cái án phạt đi dọn chuồng heo cấm bịt mũi chúng nó mới sợ.
 

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực

xukthal.

Xe lăn
Biển số
OF-780223
Ngày cấp bằng
11/6/21
Số km
10,223
Động cơ
707,690 Mã lực
có những mảnh "heo bên" được xẻ thit (theo dấu đóng gói trên bao bì) và sản xuất cách đó hai mươi lăm năm!!!
Đây chắc bọn Mẽo nó xả kho thực phẩm dự trữ cho chiến tranh giống hồi 8x dân VN đc Nhật nó viện trợ cái bánh Bích-quy to tướng mà năm sx là 1941-1942 là lương thực phục vụ Thế chiến 2 :))
 

phuongmit

Xe ba gác
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
20,011
Động cơ
2,443,798 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
8x bọn e thì hồi 97 hết cấp 1 lên cấp 2 mới có cái xe đạp rách đi bát phố, mới biết có cửa hàng, siêu thị chứ trẻ con thì toàn thấy ra chợ mua. Và siêu thị đầu tiên e nhớ là Fivimart ở Trần Quang Khải, gần hội sở VCB. Biết có siêu thị là do sang nhà thằng bạn chơi, bà già nó mua đồ ăn hay đồ dùng gì đấy lạ lạ, hỏi thì bà già bảo ngoài chợ k có, phải vào siêu thị mới có. Từ đó mặc định siêu thị bán đồ xịn và đắt hơn ngoài chợ. Mãi sau dc đi siêu thị Metro dưới Phạm Văn Đồng, ủn cái xe to oạch, đi hết dãy nọ gian kia nhặt đồ và k quên nhẩm nhẩm xem đã mua hết bao nhiêu tiền còn báo bà già k có sợ k đủ tiền trả :))
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,354
Động cơ
344,087 Mã lực
Đây chắc bọn Mẽo nó xả kho thực phẩm dự trữ cho chiến tranh giống hồi 8x dân VN đc Nhật nó viện trợ cái bánh Bích-quy to tướng mà năm sx là 1941-1942 là lương thực phục vụ Thế chiến 2 :))
Trước 75, thực phẩm Mỹ viện trợ MN VN còn chừng 1 tháng là đc đưa vào diện tiêu hủy cụ ạ. Có 1 số nhà thầu VN họ thầu trực tiếp từ kho rồi sau đó phân phối ra thị trường.
 

Binhyennoiay

Xe điện
Biển số
OF-818499
Ngày cấp bằng
2/9/22
Số km
2,912
Động cơ
129,325 Mã lực
Đúng là "nghe hơi nồi chõ" Phóng viên này chỉ nghe qua miệng ai đó kể lại rồi xào nấu ra một bài viết kèm dăm ba tấm hình, làm người đoc tin sái cổ!?

Chỉ đọc câu cuối cùng thôi "Bên trong siêu thị Nguyễn Du hồi đó có máy lạnh và hàng hóa phong phú, đa dạng từ đồ khô, thực phẩm tươi sống, rau củ, đồ đông lạnh... Với người dân Sài Gòn được đi siêu thị là một trải nghiệm thú vị không thể nào quên." là chỉ muốn chửi!


Trong thực tế cái siêu thị này, lúc ra đời, ban đầu, ở ngoài cổng lớn tương lên một bảng chữ to tướng là "Tổng cục tiếp tế" chứ làm quái gì có chữ "Siêu thị" trên bảng hiệu chính???
Căn nguyên mà nó có là do hồi đó chính quyền chế độ cũ, với chiêu bài hỗ trợ người dân trong thời buổi "Kiệm ước" nói cụ thể hơn là sau khi Mỹ giảm viện trợ, thì kinh tế VNCH lao đao, một số hàng hóa nhu yếu phẩm tăng giá (gạo, mắm muối, đường sữa,....) đều có vấn đề khiến lương công chức (bây giờ kêu là cán bột CNV) không đủ sống. Ai cũng biết thời đó, nên kinh tế VNCH do "ba Tầu" nắm giữ. Một bộ phận (ban ngành) của bộ kinh tế thời bấy giờ là Tổng cục tiếp tế đã phát sinh ra cái siêu thị này, với mục đích là hỗ trợ cho người dân mà không phải dân thường mà là cán bộ công nhân viên thời đó (công chức) được tiếp cận hàng hóa với giá tốt hơn.

Nên câu nói "với người người dân Sài Gòn được đi siêu thị là một trải nghiệm thú vị không thể nào quên" là một câu nói hết sức bố láo! Vì muốn đi (vào) siêu thị thời đó phải có thẻ hay đ8i kém vớ người có thẻ!
Dĩ nhiên là có kiểm tra thẻ nhưng vẫn có vấn đề (chuyện cho người khác mượn thẻ, lờ đi không kiểm tra,......)

FYI, về thịt heo: toàn bộ thịt heo trong đó ban đầu chỉ là thịt đông lạnh (đông đá) và không có thực tươi, mãi sau này khi kết nối với VISSAN thì mới bắt đầu xuất hiện thịt vẫn mát (chill) nhưng người dân vẫn không thích mua ở đây, lý do là không bán lẻ như ngoài chợ và chỉ có thịt đông đá hay chill Người mua không bao giờ có cảm giác sờ miếng thịt nóng mà chỉ là thịt mát. Điều này dẫn tới hệ quả là khi bình thường, thịt heo thì chỉ đáp ứng ứng cho một số ít những gia đình nghèo (Công chức đông con) , muốn mua đồ giá rẻ..................
In addition, cũng phải nói thêm là với thịt đông lạnh thì đây là thịt heo nhập từ Mỹ về từng mảnh nửa con (carcasse - Heo bên (đây là từ chuyên môn)) và theo thông tin từ người nhà em làm trong đó nói, thì có những mảnh "heo bên" được xẻ thit (theo dấu đóng gói trên bao bì) và sản xuất cách đó hai mươi lăm năm!!!

Về gạo, chỉ bán "gạo Mỹ" chính xác là gạo Thái Lan là loại gạo thời đó, với người Việt Nam người ta rất ghét vì hạt gạo nấu thành cơm sẽ rất khô và có mùi bột mì sống! Sau này lại có thêm loại gạo tròn chất lượng khá hơn do nó có độ dẻo và không có cái mùi "bột m\ì" này.
Thời đó người ta vẫn có dùng từ Gạo Mỹ hạt trònGạo Mỹ hạt dài cả đều cũng không được người dân thích vì huong vị không phù hợp với tập quán ăn uống của người Việt Nam thời đó.

Về rau củ quả, đa phần là rau củ nhập từ Đà Lạt và từ Mỹ (Cam, táo,...) mà rau củ Đà Lạt này cũng không phải là loại tươi ngon vì những thứ ttuoi ngon thượng hạng đã ra chợ Sài Gòn và các chợ trunbg tâm khác, riêng khoai tây thì ở đây ban dầu chỉ bán khoai tây của Mỹ là loại khoai Gold Bell. Loại khoai này, ăn nó rất bùi, bột khi chiên ăn cực ngon với người sành ăn hay làm món Beefsteak thì khỏi chê nhưng lúc ấy VN có mấy nhà ăn món này mà khoai tây với người Việt Nam lúc đó chỉ dùng cho hâm nấu (súp xuông hay Cari) và họ chỉ thích khoai tây Đà Lạt loại khoai tây ăn không bột mà dẻo sáp là người ta thường dùng do tập quán tiêu dùng thời đó.
Về dầu ăn thì chi có bán dầu đậu nành của Mỹ thùng hộp chữ nhật hơn 3 lít nhưng người VN lúc đó rất ghét vỉ họ chỉ quen và thích ăn đồ chiên xào từ mỡ heo!

Trong siêu thị cùng có bán máy móc xe cộ (Đài Radio, tivi, xe gắn máy,.... ) máy móc cũng không được người dân ưa chuộng vì giá tuy có rẻ nhưng họ có thể mua đổ chợ trời (hàng Mỹ) trốn thuế rẻ hơn. Xe thi OK vi do phải đăng ký và xe gắn máy Honda cũng vậy dẫn tới rất nhiều người mua và đem ra ngoài bán lại để kiếm chênh lệch khi có hàng giá tốt, ....................

Nói chung siêu thị thời đó chỉ là một hình thức để chi1nhg phủ ra vẻ quan tâm tới đời sống của người dân, mà chính xác là những cán bộ công nhân viên công chức thời đó riêng người Mỹ thì họ không đi siêu thị này đi siêu thị Mỹ trong những căn cứ quan sự có sẵn siêu thị hoành tráng mà người ta thường gọi là PX với gía bán rất rẻ, và hàng hóa ở đó mới gọi là phong phú!

Vài dòng chia sẽ thông tin chinh xác về môt noi mà em đã từng vao ra trước 1975 thường xuyên, vì gần nhà và nhiều lý do khác, để các bác hiểu thêm về cái Siêu thị Nguyễn Du này.

Cũng phải nói rõ Siêu thị Nguyễn Du là Siêu thị đầu tiên cho người VN ở VN, còn trước nó, VN đã có siêu thị (PX) nhưng chỉ cho người Mỹ hay thân nhân Mỹ vào!
Thông tin của Cụ bổ ích quá!
bat-mi-nhung-dieu-thu-vi-ve-sieu-thi-dau-tien-tai-viet-nam-Hinh-5.jpg


Trước giải phóng các chị đi chợ ăn vận đẹp thật.
 

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,156
Động cơ
316,455 Mã lực
Một bài viết hoàn toàn chính xác, chân thực đến từng con chữ! Xin cảm ơn cụ.:-bd
Bố mình lúc ấy mua đc con Honda Dame giá 33.000đ (đã bao gồm VAT). Honda Dame đời này đầu máy mang ký hiệu là IA, sau đó là IB, chỉ 1 màu đỏ. Các đời sau đc bán rộng rãi ngoài thị trường màu xanh (giống hệt Cub 78 sau này , giá 38.000đ (1 lượng vàng Kim Thành lúc ấy chưa tới 20.000đ, và tiền mệnh giá lớn nhất là 500đ hình ông Trần Hưng Đạo).
Dame cùng vs Honda 67 (sau đó là 70, 72) đã chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường xe máy VN.
Kết cục là doanh nhân Đặng Đình Đáng, chuyên nhập khẩu các loại xe Velo Solex, Mobylette phải tự sát vì phá sản!

Cảm ơn bác!
Em chỉ biết ghi lại và trình bày chính xác những gì em đã từng trải qua và nắm vững nó trước 1975

Trong thực tế, viết chia sẻ thông tin, hoặc những sự dữ kiện lịch sử, để cho con cháu đời sau xem lại hầu có thể phần nào biết và hiểu rõ hơn về cuộc sống của cha ông nó trước đây, là điều nên làm và đáng trân trọng công sức của bất kỳ ai khi họ bỏ công ra thực hiện.

Nhưng đã viết thì phải viết chính xác đầy đủ và công tâm trong khả năng của mình (AMAA), không được đem định kiến hay kiến thức sai lạc mà "điểm hồng hay bôi đen", cũng như đưa những thông tin không có, hay "mọc ra", khiến cho thế hệ sau có một cái nhìn méo mó hoặc không đúng đắn về cha ông của nó, Đó là một tội lớn nếu không muốn nói là tội ác! Việc khiến cho con cháu có một cái nhìn méo mó dù là cái nhìn "thương hay ghét" đều không được vì không phản ánh đúng bản chất của sự vật hiện tượng đã xảy ra.

Trong bài viết trên em chỉ trình bày tổng thể, chưa đi sâu vào một số chi tiết trong nội dung khác, và các cái "ngớ ngẩn, ngờ nghệch" ngay ở trong tấm hình chụp trích dẫn và nội dung viết khác của tác giả này. Em sẽ tiếp tục phân tích cũng như vạch ra từng điểm khác để các bác có thể hiểu thêm và rõ nội tình bên trong nó ntn. Qua đó sẽ giúp cho nhưng ai quan tâm một số kiến thức thực về "ngày xưa" ..............

Riêng vụ việc xe gắn máy bác nói rất đúng, nhưng chưa đầy đủ lắm, em xin phép bổ sung thêm ntn:
Trước năm 1965, phương tiện đi lại cá nhân của người Việt Nam đa phần là xe đạp một số ít có điều kiện thì đi xe máy, tiếng Nam bộ bấy giờ (bạch thoại) gọi là xe máy, trong văn bản thì viết là xe gắn máy.

Đa phần những chiếc xe gắn máy thời đó đều có xuất xứ từ châu âu (Ý và Pháp) đó là hai nơi (original country) thường thấy nhất, xuất hiện tại thị trường Việt Nam. Pháp thì có những loại như mobylette, Solex, .... Ý thì có một thương hiệu mà bác nào cũng biết và nay vẫn còn tồn tại là Vespa!


1666502314149.png

Xe Solex của các "tiểu thơ" thời đó

1666502406943.png

Xe Mobylette của nhưng ai "chê xe đạp" thời đó



FYI, trong thực tế Vespa đã có ở Việt Nam rất nhiều năm trước đó, và sở một chiếc Vespa thời đó cũng gần giống như một chiếc xe hơi này ngày nay.

Thế nhưng, đoạn trường ai mới ai có qua cầu mới hay!
Sự bất tiện khi sử dụng hai xe có xuất phát từ hai nước này, ai có đi qua hay "dính dấp" thì mới biết nó khổ sở và khốn nạn như thế nào!

+ Về xăng tất cả đều sử dụng "Xăng Hai Thì" hay là xăng pha nhớt, do máy móc dùng động cơ đốt trong chưa hoàn chỉnh ("Hai thì") mua một chiếc xe mới toanh đi một thời gian là hư lặt vặt và là một nỗi ám ảnh của chủ nhân, đó là chưa nói máy của nó rất yếu không chở nặng được mà khi hư thì phải dắt bộ hay đạp chân nhưng rất nặng để kiến chỗ sửa rất vất vả!

Khi làn sóng quân đội Hoa Kỳ vào VN, thì ngay sau là hàng hóa tiêu dùng cũng nhập vào Việt Nam, chủ yếu thời đó là để phục vụ cho quân đội Mỹ và thân nhân, vì những người Mỹ thời đó ở Sài Gòn đều có gia đình là phải có nhu cầu sử dụng mua sắm đó là lý do tại sao mà hiện nay vẫn còn tồn tại một số "hình ảnh thương hiệu" (Image) chôn chặt trong đầu người Việt Nam cả nam lẫn bắc. Đó là: ( ví dụ : Xe gắn máy Honda, Tủ lạnh National, Tivi Sanyo, Máy giặt National, piano Yamaha, ......... ) lý do là vì đây là những sản phẩm loại phổ thông bán giá cả là tốt mà hệ thống XNK hồi đó nhập về Việt Nam về bán và do sử dụng thi tốt và nó tồn tại mãi tận sau 1975.

BTW, khi làn sóng nhập xe Nhật về thì có hai thương hiệu là Honda và Suzuki, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn thì Suzuki (Suzuki có giá bán rẻ hơn Honda) hầu như bị loại ngoài do hai lý do:

+ Suzuki dùng xăng hai thì hay xăng pha nhớt, mà đổ xăng này đôi khi cũng nhiêu khê, vì một số cây xăng không có loại xăng này, khiến phải đổ xăng thường rồi pha thêm nhớt vào. Việc pha thêm nhớt bảo này mà không khéo lại dẫn tới một số hệ lụy như hư máy, tắt máy, phá máy, ..............

+ Ngay cả khi dùng xăng hai thì chính hiệu, người sử dụng vẫn gặp sự cố khác như xe hư hỏng dọc đường, trong khi xe Honda thì dùng xăng bốn thì, xăng mà chúng ta đang dùng hiện nay, có máy rất bền không bao giờ hư lặt vặt. Một chiếc xe Hoda nếu dùng hắng ngày bình thường, thì ngoài chuyện đổ xăng, bơm vá định kỳ, thay nhớt và "Bugi" theo khuyến nghị, thì người dùng thường sẽ không tốn thêm một đồng nào cho thợ nữa!
Không nhưng thế chuyện lái xe đường trường mà hư xe giữa đường với Honda là chuyện như không bao giờ có. Đó là lý do Honda đã nắm được, thu phục được tình cảm của người dùng cho đến tận ngày nay.


Còn về chuyện Đặng Đình Đáng của bác nói, quá là một bài học vô cùng chính xác và thâm thúy!
Đặng Đình Đáng làm XNK xe gắn máy từ châu Âu về nhưng do ông ta khá tham lam và khôn khéo nhưng "Khôn cũng chẳng qua trời" nên khi xe Nhật (Honda, Suzuki) về Việt Nam với giá tốt hơn và chất lượng cao phù hợp với thị hiếu thì người ta quay lưng/

Cũng xin móc ra ngoài lề một tẹo lưu ý các bác cái dòng họ "Đặng Đình" là một dòng họ nổi tiếng ở Việt Nam có rất nhiều những nhân tài mà Đặng Thái Sơn là một người ai cũng biết, tuy không mang tên chính thức là Đặng Đình Sơn hay Đặng Đình Thái Sơn.

Trứng rồng luôn nở ra rồng,​
Liu điu cố nhuộm vẫn là liu điu!​
Thăng trầm, dời đổi, đủ điều​
Dòng nào giống đó, chẳng xiêu tẹo nào!​
 
Chỉnh sửa cuối:

QUANG1970

Xe lăn
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
11,156
Động cơ
316,455 Mã lực
Thông tin của Cụ bổ ích quá!
bat-mi-nhung-dieu-thu-vi-ve-sieu-thi-dau-tien-tai-viet-nam-Hinh-5.jpg


Trước giải phóng các chị đi chợ ăn vận đẹp thật.

Đây là nhân viên của Tổng cục Tiếp tế (TCTT) bác ạ! riêng cô khách hàng đứng ngoài là "công chức" tranh thủ đi chợ thôi! :D
Đấy là chửa nói chụp hình quảng cáo cho TCTT mà không đẹp thì ............................. :P
 

ductien.su

Xe tăng
Biển số
OF-512713
Ngày cấp bằng
29/5/17
Số km
1,277
Động cơ
199,692 Mã lực
Tuổi
33
Thông tin của Cụ bổ ích quá!
bat-mi-nhung-dieu-thu-vi-ve-sieu-thi-dau-tien-tai-viet-nam-Hinh-5.jpg


Trước giải phóng các chị đi chợ ăn vận đẹp thật.
Hình này là thuê mẫu về chụp để qc thì chả đẹp hả cụ. Có # j các siêu thị giờ cũng toàn thuê hotgirl, rau hậu đi chụp hình mua sắm đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top