- Biển số
- OF-707721
- Ngày cấp bằng
- 15/11/19
- Số km
- 1,197
- Động cơ
- 115,720 Mã lực
- Tuổi
- 52
ĐẠI TÁ PHẠM NGỌC THẢO - 01 TRONG NHỮNG BỘ TỨ TÌNH BÁO XUẤT SẮC NHẤT LỊCH SỬ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ĐỒNG THỜI LÀ MỘT NHÀ CÔNG GIÁO YÊU NƯỚC
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Ngọc Thảo là người đã dựng ngọn cờ binh biến tại Sài Gòn trong nửa đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX tới khi hy sinh ở tuổi 43.
Ông sinh ngày 14 tháng 2 năm 1922 tại Sài Gòn, nguyên quán Vĩnh Long, (có tài liệu là Bến Tre) trong một gia đình Công giáo toàn tòng. Cha ông là Adrian Phạm Ngọc Thuần một địa chủ lớn có quốc tịch Pháp.
Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, anh cả của ông là Gaston Phạm Ngọc Thuần tham gia Việt Minh ở Vĩnh Long và được cử giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ. Khi Luật sư Phạm Văn Bạch ra miền Bắc, ông Thuần làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ kiêm Chính ủy Bộ Tư lệnh Nam Bộ (trong những năm 60 làm đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hòa Dân chủ Đức).
Anh trai thứ bảy Phạm Ngọc Hùng học ở Pháp, lấy vợ Pháp rồi về Việt Nam ra chiến khu chiến đấu, làm Uỷ viên Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam. Tốt nghiệp trường Kỹ sư công chánh ở Hà Nội, khi Pháp bội ước quay lại xâm chiếm Việt Nam, ông Phạm Ngọc Thảo tuyên bố huỷ bỏ quốc tịch Pháp và quyết định trở về Vĩnh Long theo anh tham gia kháng chiến, làm việc ở Văn phòng Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ. Trên đường về, ông bị dân quân Việt Minh bắt hai lần và suýt bị xử bắn do hiểu lầm.
Năm 1946, trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khai giảng. Ông cùng 12 chiến sĩ Nam Bộ khác được cử ra Sơn Tây học tập. Tốt nghiệp khoá I, ông được điều về Phú Yên nhận nhiệm vụ làm giao liên. Một lần, ông được giao nhiệm vụ đưa một cán bộ về Nam Bộ. Đó chính là Lê Duẩn, người có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tình báo của ông sau này....
... Được thăng chức "Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia", Thiệu lập tức lùng bắt Phạm Ngọc Thảo để thủ tiêu. Ngày 16-7-1965, an ninh quân đội Sài Gòn vây ông Thảo ở Tam Hiệp, Biên Hòa. Bị trọng thương, Chín Thảo bị bắt ngay hôm sau. Ông bị Nguyễn Ngọc Loan và thuộc hạ tra tấn dã man và bóp hạ bộ ông cho đến chết vào đêm 17/7/1965. Khi đó ông mới 43 tuổi.
View attachment 4589027
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Ngọc Thảo là người đã dựng ngọn cờ binh biến tại Sài Gòn trong nửa đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX tới khi hy sinh ở tuổi 43.
Ông sinh ngày 14 tháng 2 năm 1922 tại Sài Gòn, nguyên quán Vĩnh Long, (có tài liệu là Bến Tre) trong một gia đình Công giáo toàn tòng. Cha ông là Adrian Phạm Ngọc Thuần một địa chủ lớn có quốc tịch Pháp.
Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, anh cả của ông là Gaston Phạm Ngọc Thuần tham gia Việt Minh ở Vĩnh Long và được cử giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ. Khi Luật sư Phạm Văn Bạch ra miền Bắc, ông Thuần làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Nam Bộ kiêm Chính ủy Bộ Tư lệnh Nam Bộ (trong những năm 60 làm đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hòa Dân chủ Đức).
Anh trai thứ bảy Phạm Ngọc Hùng học ở Pháp, lấy vợ Pháp rồi về Việt Nam ra chiến khu chiến đấu, làm Uỷ viên Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam. Tốt nghiệp trường Kỹ sư công chánh ở Hà Nội, khi Pháp bội ước quay lại xâm chiếm Việt Nam, ông Phạm Ngọc Thảo tuyên bố huỷ bỏ quốc tịch Pháp và quyết định trở về Vĩnh Long theo anh tham gia kháng chiến, làm việc ở Văn phòng Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ. Trên đường về, ông bị dân quân Việt Minh bắt hai lần và suýt bị xử bắn do hiểu lầm.
Năm 1946, trường Võ bị Trần Quốc Tuấn khai giảng. Ông cùng 12 chiến sĩ Nam Bộ khác được cử ra Sơn Tây học tập. Tốt nghiệp khoá I, ông được điều về Phú Yên nhận nhiệm vụ làm giao liên. Một lần, ông được giao nhiệm vụ đưa một cán bộ về Nam Bộ. Đó chính là Lê Duẩn, người có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tình báo của ông sau này....
... Được thăng chức "Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia", Thiệu lập tức lùng bắt Phạm Ngọc Thảo để thủ tiêu. Ngày 16-7-1965, an ninh quân đội Sài Gòn vây ông Thảo ở Tam Hiệp, Biên Hòa. Bị trọng thương, Chín Thảo bị bắt ngay hôm sau. Ông bị Nguyễn Ngọc Loan và thuộc hạ tra tấn dã man và bóp hạ bộ ông cho đến chết vào đêm 17/7/1965. Khi đó ông mới 43 tuổi.
View attachment 4589027