Nhà thờ Tin lành Hội An.
Hỏi người dân địa phương, vào quán có bán món cao lầu ăn cho biết.
Quán này ngay đầu cổng vào, thấy người địa phương ăn nhiều.
Nơi chế biến, đã bảo phải dư vầy mới ngon!
Cao lầu đây, 15k/tô, gần giống mỳ Quảng, ăn thấy ngon.
Tây ta cùng dạo phố, Tây nhiều hơn Ta.
Cửa hàng bán đồ lưu niệm.
Mái nhà cùng hoa.
Trong hẻm cũng bán.
Một lớp học mẫu giáo trong hẻm.
Ông giáo già cầm roi phẩy phẩy làm nhịp, bọn trẻ chăm chú đọc bài rất lớn. Đứng ngoài nghe hoài mà chẳng hiểu gì! Tây nó thích lắm, em tự nhiên nhớ hồi nhỏ.
Một ngôi nhà cổ vừa vừa, chắc xây thời Pháp.
Nhà cổ đã xuống cấp, mái đã hư hại.
Chế tác tượng gỗ tại chỗ cho du khách áp phê, tay nghề bác này rất khéo.
120k/cái tượng đang đục, ngày chắc bác này phải làm >5cái.
Cụ già bán tượng đồ chơi bằng đất sét ven phố, thổi kêu toét toét.
Thằng F1 đòi mua, ok liền! 5k/cái, lên xe cứ thổi nhức cả đầu...
Bán vé đi tham quan Mỹ Sơn.
Vào tham quan một ngôi nhà điển hình, trong nhà có nhiều HDV.
Trên lầu.
Cái ô vuông vuông dưới sàn để mỗi khi lũ lụt gỡ ra chuyển đồ dưới tầng trệt lên cho nhanh.
Hội An rất hay bị ngập.
HDV đây, dễ thương và giọng cũng dễ nghe.
Nội thất trong nhà.
Bàn thờ Quan Công.
Hình như ở Hội An đa số thờ Quan Công.
Quan Công, Lưu Bị, Trương Phi.
Trên lầu nhìn xuống Chùa Cầu.
Cổng Chùa Cầu.
Thấy cặp teen này đẹp quá, hỏi thì biết đó là con em của bọn tư bản mới của Nga ngố.
Ơ ơ, bọn TB này sao không giãy chết mà qua đây làm gì? lại còn cười cười vui tươi nữa mới tức chứ!
Thằng super teen mặt cũng tươi sau khi được mua cái tượng đất sét.
Trốn học 5 ngày và đã đi hơn 1.500km còn gì...
Chùa Cầu.
Chùa Cầu (hay còn gọi cầu Nhật Bản hay Lai Viễn Kiều) là công trình kiến do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16 -17.
Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật mamazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.
Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa là “bạn phương xa đến”.
Theo niên đại được ghi lại ở xà nóc và văn bia còn lại ở đầu cầu thì chiếc cầu đã được dựng lại vào năm 1817. Ngôi chùa có lẽ cũng được dựng lại vào thời gian này.
Chùa được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986.
Bàn thờ bên trong Chùa Cầu ...
... đây nữa.
Gánh hàng rong bán tàu hủ, làm chén cho mát ruột.
Sông trước mặt Chùa Cầu, em chưa biết tên gì