Thấy báo Tiền Phong điện tử viết trường hợp cũng giống giống với trường hợp này, em copy về cho các cụ đọc:
Đói ăn tiệc đứng
>
Cá rô đồng với các món ăn thú vị
TP -
Miếng ăn là miếng nhục, Trời đánh còn tránh miếng ăn… là những chiêm nghiệm đúc rút từ ngàn đời ăn uống của dân ta. Mới đây, sau khi đi ăn buffet ở một nhà hàng trong siêu thị ở Hà Nội, có người đã ghi lại được cảnh nhân viên nhà hàng lớn tiếng đuổi và chửi khách. Trong số khách hàng có cả trẻ con. Hai em bé được miêu tả “sợ quá chui xuống gầm bàn, khóc ầm ĩ”.
Tiệc đứng cũng là nơi thể hiện văn hóa. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Vắn tắt câu chuyện là khi đã gần hết giờ phục vụ, nhân viên vẫn mời khách vào ăn. Ấm ức vì không còn mấy thứ để ăn, khách đề nghị giảm giá. Đợi tính tiền hơi lâu, khách lấy điện thoại ra chụp ảnh.
Thế là: “Nhân viên bảo vệ và chồng chủ quán xúm vào đàn áp nhà em, một nhân viên đòi xóa ảnh và xô xát với em”. May sao các thực khách thoát được “buffet tù”, đoạn phim được tung lên mạng và đại diện nhà hàng lên báo nhận lỗi.
Ăn buffet xem ra hợp với người Việt. Ăn kiểu này về lý thuyết là vô hạn, trong khi chỉ phải trả một giá tiền cố định. Vì thế mà kinh doanh tiệc đứng chưa bao giờ phổ biến ở Hà Nội như hiện nay. Quan niệm về buffet cũng đảo ngược 100%.
Vẫn theo câu chuyện của thực khách trên, họ đã được nhân viên nhà hàng S.V dạy: “Ăn
phải đi trước, lội nước
phải đi sau”, và cách ăn buffet: “Nhanh chóng đi gom tất cả những gì thích về bàn mà ăn kẻo hết, thừa đem đổ”.
Câu tục ngữ miêu tả hiện tượng, có ý phê phán:
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau đã được vận dụng linh hoạt thành ra một phương châm… ăn và sống.
Và khi chính người làm nhà hàng sẵn lòng đem thức ăn thừa đi đổ thì càng làm dấy lên nghi ngại về kiểu kinh doanh kết hợp hoàn hảo giữa chợ và quán ăn: Hàng tươi sống bán không hết thì nấu chín bán tiếp?!
Không biết có phải vẫn còn nhiều người bị ám ảnh bởi thời bao cấp thiếu đói nên cứ lấy thật nhiều thức ăn về bày đầy bàn ngồn ngộn lên. Xong
cả nhà quây quần ăn như tiệc ngồi.
Có khi vì thế mà từ
tiệc đứng dần bị thay thế hẳn bằng
buffet (từ tiếng Pháp chỉ cái bàn kê sát tường bày các loại đồ ăn).
Trong một nhóm đi ăn buffet, thể nào cũng có một vài cô gái đảm (tự) lãnh trách nhiệm đi lấy đồ ăn về bàn. Hoặc có khi khách lười nhờ phục vụ đi lấy. Các trường hợp đều dẫn đến khách rời bàn rồi mà đồ ăn vẫn còn kha khá.
Trong một bài viết về các thói quen khi du lịch nước ngoài của người Việt trên báo
Tuổi trẻ cười có đoạn đặc tả buffet: “Thực khách Việt dũng cảm chen ngang người đang xếp hàng chờ đến lượt và bưng ra lần nào cũng đĩa đầy ú hụ nhưng cuối cùng ăn không hết. Giải pháp là: trút hết vào nồi lẩu rồi phủ khăn giấy lên trên để tránh những cặp mắt khó chịu của nhiều người gần đó”.
Dầu sao trong ví dụ kể trên, người Việt tỏ ra vẫn còn tự ý thức. Có lẽ vì họ đang ở nước khác. Còn ở trong nước thì… thoải mái đi!
Một hướng dẫn viên du lịch tâm sự trên báo: “Tôi hết sức xấu hổ khi nghe du khách nước ngoài hỏi:
Sao các bạn lấy nhiều thức ăn và nước chấm nhưng cuối cùng lại không dùng? Tôi thấy các món đều ngon cơ mà? Thì ra họ nghĩ thực khách ta chê thức ăn không ngon nên mới bỏ lại, chứ
đâu ngờ... ”.
Ngành du lịch Việt Nam ra sức quảng bá du lịch với các chiến dịch kêu gọi người dân phải giữ gìn cảnh quan, phải lịch sự, hiếu khách… Không biết cơ quan nào chịu trách nhiệm huấn luyện du khách Việt trước khi ra nước ngoài, rằng phải cố mà bóp mồm trói tay (lấy đồ ăn) nhằm bảo vệ hình ảnh đất nước?!
Nếu xét về tính
tham ăn thì người Việt hẳn không bằng người Tây rồi, căn cứ vào tỷ lệ người béo phì. Hay chính vì sự kém cỏi đó mà người Việt đâm ra mặc cảm, đành phải vứt thức ăn đi để tỏ ra ta đây... không thèm?!
Thực ra, cái tâm lý để thừa thức ăn có gốc rễ sâu hơn thế. Ngay từ thuở còn thiếu đói, một số người Việt đã được ông bà cha mẹ dạy rằng trừ ở nhà ra thì đi ăn ở đâu cũng nên để lại một ít thức ăn trong mâm để tỏ ra
lịch sự.
Cho nên, chẳng cứ buffet mà tiệc cưới cũng là nơi thể hiện rõ nhất tính
lịch sư của người Việt.
Việc không coi trọng thức ăn chẳng qua là mặt trái của việc bị ám ảnh bởi thức ăn do không có mà ăn. Vì thế, người đi ăn tiệc mà bỏ thừa đồ ăn chứng tỏ họ vẫn còn
đói.
Triết gia Nhật Bản Namboku Mizuno (1757-1825) quan niệm: “Số lượng thức ăn mà bạn ăn vào nhiều hay ít quyết định sức khỏe, của cải, tuổi thọ và số phận của bạn. Có nhiều người chết không phải do tuổi thọ đã hết mà do họ đã ăn hết lượng thức ăn trời ban cho khi họ mới sinh ra”. Chắc ông không thể ngờ lại có ngày người ta không ăn thức ăn mà vứt nó.
Nguyễn Mạnh Hà