Thủy điện, lợi ích nhiều mà nguy hại cũng rất lớn.
Thế nhưng mấy ngày nay, tuyệt nhiên báo chí cách mạng ko nhắc đến mối nguy này, khó hiểu quá
Hệ lụy từ việc ồ ạt xây dựng nhà máy thủy điện trong khu bảo tồn thiên nhiên
09:11 23/04/2018
Các công trình thủy điện nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh thái, tài nguyên rừng và nhiều diện tích rừng buộc phải chuyển đổi mục đích, khiến cho công tác bảo vệ, giữ rừng của lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn…
Khu BTTN Phong Điền có diện tích hơn 41.500ha, bao gồm 43 tiểu khu thuộc địa bàn 2 huyện Phong Điền và A Lưới, nhằm mục đích bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, các loài động, thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, giữ hệ thống sinh thái rừng đa dạng và có chức năng phòng hộ đầu nguồn.
Năm 2008, tỉnh Thừa Thiên-Huế phê duyệt quy hoạch mạng lưới thủy điện quy mô nhỏ trên địa bàn với 8 dự án thủy điện được ưu tiên đầu tư xây dựng. Đáng chú ý, trong số đó có 4 thủy điện, gồm: Rào Trăng 3, Rào Trăng 4, Alin B1 và Alin B2, nằm trong vùng lõi và khu phục hồi sinh thái của khu BTTN Phong Điền.
Theo quyết định được Bộ Công Thương phê duyệt thì vị trí xây dựng công trình thủy điện Rào Trăng 3 nằm trên sông Rào Trăng (nhánh cấp I của sông Bồ) thuộc địa bàn xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, có diện tích lưu vực đến tuyến đập 195,2km2, công suất lắp máy 13MW, sản lượng điện trung bình hằng năm trên 44 triệu kWh. Thủy điện Rào Trăng 4 cũng được phê duyệt xây dựng trên sông Rào Trăng có công suất lắp máy 14MW, sản lượng điện trung bình hằng năm khoảng 46 triệu kWh.
Trong khi đó, thủy điện Alin B1 được đầu tư xây dựng ở địa bàn xã Hồng Vân và Hồng Trung (huyện A Lưới) với công suất lắp máy 42MW, khi hoàn thành cung cấp cho lưới điện quốc gia 117 triệu kWh/năm; riêng thủy điện Alin B2 được thiết kế xây dựng cung cấp sản lượng điện hàng năm khoảng 66 triệu kWh.
Sau một thời gian triển khai thi công, hiện thủy điện Rào Trăng 3 đang xây dựng các hạng mục phụ trợ; thủy điện Rào Trăng 4 đã hoàn thành các công trình phụ trợ; thủy điện Alin B2 thi công hoàn thành nền đường hạng mục đường vận hành, đường điện 22KV, tháp điều áp, đường hầm dẫn nước…
Qua tìm hiểu được biết, để thi công các dự án nhà máy thủy điện trên, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho phép chủ đầu tư mở tuyến tỉnh lộ 71 dài hơn 50km, trong đó có 25km đi qua khu BTTN Phong Điền. Ông Đặng Vũ Trụ, Giám đốc khu BTTN Phong Điền cho biết, do cả 4 dự án thủy điện được quy hoạch nằm trong khu BTTN nên có hơn 100ha rừng, trong đó phần lớn là rừng nghèo buộc phải chuyển đổi mục đích để thi công các công trình thủy điện.
Trong đó, năm 2016 và 2017 có hơn 63ha rừng thuộc khu BTTN Phong Điền bị chặt hạ với khối lượng gỗ được tận thu là 349m3. Chỉ tính riêng việc xây dựng 2 dự án thủy điện Alin B2 và Rào Trăng 3, khu BTTN Phong Điền đã mất gần 30ha rừng tự nhiên.
Điều đáng nói, từ khi tuyến đường tỉnh lộ 71 được mở ra, ngoài phục vụ đơn vị thi công thực hiện vận chuyển máy móc, nguyên vật liệu để thi công các dự án thủy điện, tuyến đường này đã được các đối tượng “lâm tặc” tận dụng để vào khai thác lâm sản trái phép khiến cho công tác bảo vệ rừng ở khu BTTN Phong Điền gặp nhiều khó khăn.
Ông Tạ Quang Hồng, cán bộ Hạt Kiểm lâm - khu BTTN Phong Điền, khẳng định: “Nếu trước đây, mỗi năm chỉ xảy ra một vài trường hợp khai thác lâm sản trái phép thì từ năm 2017, khi tuyến đường 71 được đưa vào sử dụng thì số vụ phá rừng, khai thác gỗ gia tăng”.
Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, Kiểm lâm phát hiện 4 vụ khai thác lâm sản trái phép. Qua điều tra, cơ quan chức năng đã làm rõ nguyên nhân dẫn đến việc cây rừng bị chặt hạ là do một số hộ dân lợi dụng việc thi công nhà máy thủy điện men theo đường 71 để vào phá rừng, vận chuyển lâm sản ra ngoài tiêu thụ.
Ông Trụ nhận định: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc khai thác lâm sản trái phép trong khu BTTN Phong Điền, trong đó có phần do lực lượng đơn vị quá mỏng khi chỉ có hơn 30 kiểm lâm làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu bảo tồn rộng hàng chục ngàn héc ta. Vì thế, ngoài yêu cầu chủ đầu tư 4 dự án nhà máy thủy điện nằm trong khu bảo tồn cam kết không để xảy ra tình trạng phá rừng khi thi công, thực hiện đúng các phương án thi công giảm thiểu tối đa tác động đến khu bảo tồn, chấp hành nghiêm túc các quy định bảo vệ rừng… thì đơn vị còn bố trí các tổ chốt chặn, kiểm tra tại các khu vực trọng yếu trên tuyến tỉnh lộ 71”.
Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết thêm: Hiện huyện đã yêu cầu các xã Phong Sơn, Phong Mỹ, Phong Xuân tăng cường công tác phối hợp với khu BTTN Phong Điền để thực hiện công tác tuyên truyền quy định bảo vệ rừng đến người dân và yêu cầu xử lý nghiêm các đối tượng khai thác lâm sản trái phép.
Đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức tuần tra, kiểm soát địa bàn thường xuyên để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các đối tượng có hành vi xâm hại khu bảo tồn.
Trước nay nhiều bài rồi mà cụ. Nhưng lợi ích thì nhiều nên khó cưỡng