Tất cả các vụ trẻ bị bắt nạt trong thời gian dài dẫn đến phản ứng tiêu cực và hành xử bất thường đều một phàn có lỗi của gia đình không thường xuyên quan tâm theo dõi con em mình, nhà trường cũng có một phần trách nhiệm trong việc giáo dục kỷ luật của trẻ. Nhưng đổi hết cho nhà trường thì chưa công bằng. Rất nhiều giáo viên chủ nhiệm và cả hiệu trưởng, hiệu phó và giám thị đều biết chứ không phải không biết, nhưng quy chế xử phạt của luật giáo dục vẫn chỉ mang tính hình thức và chưa xâu sát thực tế và mang tính răn đe, đuổi học nếu vi phạm thì lại vướng mắc về luật giáo dục của trẻ độ tuổi vị thành niên.
Việc can thiệp kịp thời của gia đình đóng vai trì then chốt, giáo dục kỹ năng sống là việc chính của gia đình bên cạnh việc học văn hoá ở trường. Tôi thây rất nhiều ông bố/bà mẹ rất là chủ quan, không để tâm sâu sát tới diễn biến tâm lý của con mình, đến khi bùng phát ra thì mới giật mình vì sự vô tâm, không thường xuyên gần gũi để con tin tưởng và tâm sự nhiều chuyện trên trường trên lớp, lý do biện hộ làbận công việc, phải kiếm sống.... Tất nhiên mỗi nhà một cảnh, chẳng ai khuyên bảo ai điều gì vì "mình có ở trong hoàn cảnh của họ" đâu mà biết, mà khuyên. Nhưng việc bỏ ra 1 tiếng hay hơn để chơi cùngcon, học cùng con là việc làm cần thiết và nó không làm ảnh ưởng đến công việc kiếm sống hàng ngày, nhưng cũng không nhiều người quan tâm đến chuyện này.
Về phía nhà trường, đặc biệt là môi trường THCS, THPT khi các cháu bắt đầu lớn và có suy nghĩ độc lập nên sẽ ít chia xẻ, giáo viên thì chủ yếu tập trung vào việc dạy kiến thức chứ việc sinh hoạt và định hướng tư tưởng cho HS thì chỉ là yếu tố phụ, giáo viên có tâm thì làm, giáo viên khác thì hêt giờ dạy là xong trách nhiệm. Họ ngại vai chạm với PH vì nếu chẳng may đụng chạm đến ông bố/ bà mẹ nào thuộc kiểu bà Trưng bà Triệu thì sẽ rất phiền phức , ảnh hưởng đến danh hiệu thi đua - cái này rất quan trọng với họ vì nó là yếu tố xem xét việc gia hạn/ký hợp đồng với nhà trường. Chẳng ai muốn phiền phức cả, nồi cơm hàng ngày của họ mới là cái họ phải quan tâm.
Tóm lại để giảm thiểu tối đa việc con mình bj bắt nạt, khủng bố tinh thần thì cha mẹ phải là người sát sao thường xuyên , phải là người đàu tiên quan tâm đến vấn đề này.
Tôi luôn dạy con mình ( cháu giờ không còn học ở VN nữa) khi nó còn nhỏ cho đến khi lên cấp 2 là con phải luôn mạnh mẽ, phải tự bảo vệ được bản thân mình, đánh nhau ở trường là việc không khuyến khích, thậm chí có thể bị phạt, nhưng cha sẽ không phạt nếu con đánh ai đó mà có lý do chính đáng, nếu bị bạn bắt nạt thì con có thể bỏ qua nếu một lần, nhưng nếu bạn bắt nạt nhiều lần thì có cứ đánh lại ( không đánh ở trường) , còn lại mọi việc cha sẽ giải quyết. Không được khiếp nhược, đánh không lại thì bỏ chạy cho cha, chứ mà mếu máo ôm mặt khóc chạy về thì có thể con sẽ bị cha phạt vì tội khiếp nhược.
Tôi rèn cho con cái tính mạnh mẽ từ nhỏ, cho con đi học MMA từ khi mới lớp 3, con cọ sát với việc đối kháng từ nhỏ nên không ngại chuyện đánh nhau, nhưng cũng nhờ vậy mà cu câu lại biết tiết chế chuyện đánh nhau, cực chẳng đã cậu mới đụng tay đụng chân nếu bị lấn tới quá mức.
Việc giáo dục con (trai) về sự mạnh mẽ, không sợ hãi trước bạo lực là việc mà các ông bố phải làm, không thể giao cho các bà mẹ được, quan điểm dạy dỗ con trai của đàn ông khác với đàn bà, tôi quan sát rất nhiều đứa trẻ ( trai) trong các nhà chỉ có mẹ ( đơn thân) đóng vai trò dạy dỗ chính yếu thường có tính cách nhút nhát, ngại va chạm, có thiên hướng nho nhã, mềm mại khi lớn lên và ảnh hưởngrất nhiều từ bà mẹ, tính tự chủ và quyết đoán không có, nhiều thằng lớn đầu rồi mà chuyện gì cũng chạy về hỏi mẹ, lấy vợ rồi mà vẫn còn nhất nhất nghe lời mẹ thì con vợ nó coi thường.
Một thằng con trai từ nhỏ mà không học được cách tự bảo vệ được chính mình thì lớn lên làm sao bảo vệ được bản thân và gia đình khi có chuyện, hay va chạm ngoài XH?
Muốn cho nó được vậy thì ta các ông bố, bà mẹ phải dạy nó từ nhỏ. Không có việc gì tự nhiên mà thành cả.
Tôi từ nhỏ sống trong khu ổ chuột, thành phần tạp nham, toàn thành phần chế độ cũ, trộm cắp đi tù về, đánh nhau hàng ngày là chuyện thường, đánh không lại hay biết không ăn lại được thì tìm cách khác chứ không ngán thằng nào cả. Thế hệ chúng tôi lớn lên theo cách đấy.
Các cụ các mợ thế hệ sau có thể phản bác lại quan điểm giáo dục của tôi, đó cũng là chuyện bình thường vì mỗi người có quyền lựa chọn một cách dạy dỗ con cái theo kiểu của mình, tôi sẽ không phản đối phản biện của mọi người.