Chắc đối tác "sàng sảy" ác liệt quá đây
Gãy cái búi cơ...
Nguy hiểm phết đới
Nhiều mợ lúc lên ngựa rồi là đạp lút chân ga phi nước đại luôn, ngựa ko theo nhịp đc là dễ gãy cọc yên lắm
Em thấy bảo trường hợp gẫy cũng nhiều đấy ạ ,chắc tại húng quá là tư thế mới lạ và khó
Đọc "còm" của các bác mà em thấy xấu hổ cho cánh đàn ông chẳng phải loại tập tễnh bước vào nghiệp gối chăn, mà ở đây em đồ là không dày dạn chinh chiến, thì cũng đã từng bao phen huênh hoang về thành tích chiến đấu của mình............
Các bác nghe nhé:
1/ Để cho dễ hiểu cũng như không "phạm huý" theo quy định diễn đàn em không dám tương vần "ặc" vần "ồn" hay vần "ụ" cũng như để đại chúng hoá em cũng chẳng thể dùng từ chuyên ngành giải phẩu ( dương vật, âm hộ, giao hợp,....) nên em xin phép dùng hình ảnh bình dị dẽ hiểu cái chày đâm tiêu bị gãy nhé!
2/ Chày đâm tiêu mà không đủ độ cứng thi coi như vứt, đừng nói chuyện đâm chuyện giã, đến khuấy (quậy) còn chẳng nên hồn nữa là ...!
3/ Nếu bảo là cứng thì cũng năm bảy đường cứng, cứng mà còn có độ mềm dẻo linh hoat để lúc đâm giã mà gặp sạn gặp "vật thể lạ" còn có phương mà luồn lách day trở nữa chứ phải không nào? Trong thực tế chày cũng năm bảy loai ngắn, dài, to, nhỏ - mà cối thì cũng cả chục thứ cối. Đấy là em chưa nói về hình dáng, hay màu sắc: chày cũng ngót nghét hơn trăm kiểu, thiên hình vạn trạng, kể sao cho hết!!!
4/ Các cụ dạy "chày nào cối đó"! Cơ mà khi đi mua chày sắm cối, thì còn có thể nhìn ngó săm soi chứ chày cối bằng thịt, thì việc này e hơi bị khó! Chính vì khó nên mới rách việc các bác ạ!
5/ Thêm vào đó là tiêu chí (hay gọi nôm na là mục đích xử dụng) khi đâm giã đâu ai giống ai? cũng là giã là đâm mà giã tiêu thì phải đâm cho nhỏ bay nhỏ biến, còn giã cua thì nhỏ để còn lược vỏ mà vứt đi chứ không thì lúc ra thành phẩm mà bỏ vào mồm thì chả ra làm sao!
Còn với giã thịt làm chà bông (ruốc) thì lại phải giã phơn phớt nhẹ tay để các sớ thịt rời ra nhưng không nát bằng không thì người giã cũng banh óc mà nghe chửi!
Giã (quết) chả cá hay giò sống thì lại càng phức tạp hơn lúc tán miết chậm từ từ cho dai mẻ chả lúc giã xầm xập đều tay để không "ôi thịt, tanh cá". Đấy là ta chưa bàn trong quá trình giã đâm còn "thúc mỡ, bôi dầu" cho miếng chả cây giò thêm ngon thêm béo, bỏ vào họng cho trơn, cho "ngọt" ........
Từ quy trình giã, ta bàn đến công cụ xử dụng và căn nguyên "gãy chày nát cối":
1/ Nếu "phải chày vửa cối": mà chày cứng dòn (lười vận động, huyết áp, xơ vữa cơ,...) thì khả năng gãy chày là một nguy cơ. Đôi khi do kỹ thuật đâm giã không rèn luyện hay nâng cao mà lại thích thành cao thủ, nóng vội khi "tác nghiệp" cũng là một khả năng làm hỏng chảy. Đấy là chưa nói trong lúc giã lại bị áp lực thành tích hoặc nghe tiếng "réo chửi" thục giuc giã nhanh tay thì nguy cơ hỏng chày cũng là chuyện để bàn!
Trong thực tế nhiều pha đâm giã tiếng thúc giục đôi khi chẳng khác nào tiếng trống trận thúc quân, giục giã chiến binh xông lên bất kể hy sinh .... cũng góp phần đáng kể vào sự cố hỏng chày !!!
2/ Nếu "chày dài cối ngắn": thường "chày dài khó kiếm" nhưng cối sâu lại dễ tìm! Nên nếu gặp chày dài vô chưa hết cối, nhưng vô nữa thì lại sợ hỏng cối, nên phần chày dư nhất định biểu tình bằng cách vừa giã vừa xoay chày mà xoay không đúng kỹ thuật thì việc gãy chày cũng là một khả năng khó tránh!
Một hệ quả của "chày dài cối ngắn" là chuyện "nát cối": Trong thực tế không ít ca (case) "nát cối" mà y học gọi là "Thủng cùng đồ" (Rách thành tử cung) nhưng vì nhiều lý do mà báo chí không tương chuyện "nát cối” cũng như tên chủ nhân cối nơi chốn "thập thị sở mục". Đa phần chuyện "nát cối” là do chày mới gặp cối cũ hay do chày đã dài lại mới gặp cối cũ mà từ nôm na gọi là "phi công trẻ lái máy bay bà già"
3/ Nếu "chày ngắn cối dài lại to" mà từ dân gian gọi là "đuôi chuột khoắng lọ mỡ": thường chày ngắn rất cứng ( do ngắn nhỏ nên khi xung trận, lượng máu dồn về luôn nhiều hơn thể tích chứa) và do lúc giã cứ như "thuyền ra cửa biền" khiến tài công lụp chụp bẻ lái mũi thuyền chẳng chịu hướng ra cửa biển mà cứ nhè ngay bờ mà phang vào thì chuyện gãy chày cũng là dễ hiểu.
Đấy là một số "căn nguyên khiến cho "gãy chày nát cối".
Riêng phần bác
Vulcan V70 thì khả năng là do chày ngắn hay tuy vừa so với cối nhưng do vừa giã vừa lắc chày để vật bị giã trong cối "nhuyễn đều" nhưng lắc mạnh quá hay do chủ cối cùng hợp lực giã nhưng "sàng không đúng cách" nên gãy búi thôi!
Thôi thì em xin kết chuyện chày cối bằng mượn lời các cụ, để ta cùng
vinh danh chày cối qua bốn câu thơ sau, mong các bác cũng "hiệp ý":
"Cảm ơn cái cối cái chày
Đêm khuya giã gạo có mày có tao
Cảm ơn cái cọc cầu ao
Đêm khuya vo gạo có tao có mày"
HAPPY WEEKEND!