Với cá nhân cụ và dân đô thị thu nhập khá thì tăng chi phí giáo dục đại học thế này thì có lợi, vì đơn giản là cụ có lợi thế về tài chính so với đám trẻ con nông thôn thông minh và học giỏi.
Còn về mặt tổng quát của cả quốc gia thì chi phí đào tạo ĐH tăng lên thì sẽ tạo thêm chênh lệch giàu nghèo, vì 1 bộ phận dân số có lợi thế hơn về tài chính sẽ có lợi thế trong cuộc đua nâng cao trình độ con người(đây e mới xét trên khía cạnh đào tạo công bằng có học phí). Thêm nữa thì đất nước mất đi 1 số không nhỏ là trẻ nông thôn có tố chất, thông minh học giỏi và có nghị lực nhưng cha mẹ không đủ tiền chu cấp cho con học đại học.
Xu hướng này chính là xu hướng XH hóa giáo dục, trước mắt thì có lợi cho đám tư bản ngành giáo dục, đám trẻ con nhà giàu có điều kiện(vì đã có lợi thế của cha mẹ về học phí thì tỉ lệ phải thi đấu với đám trẻ con nhà nghèo học giỏi sẽ giảm đi). Tương lai xa thì đất nước phân hóa giàu nghèo mạnh hơn và mất đi 1 phần nguồn lực tốt ở nông thôn hay vùng sâu vùng xa.
Bác nói vậy là mới nhìn từ một khía cạnh mà chưa nhìn tổng thể rồi.
Bài toán chi phí / chất lượng, cùng với đó là yêu cầu hội nhập, quốc tế hóa luôn khó. Với nước ta lại càng khó. Về nguyên tắc, với giáo dục, đào tạo cần có quyết sách cơ bản và đầu tư bài bản. Bài học từ các nước đã phát triển, các nước mới phát triển,... chúng ta đều biết, nhưng với thực lực hiện nay, chúng ta chưa thể đầu tư mạnh được. Dù biết rằng, đầu tư mạnh cho giáo dục, đào tạo mới là căn bản và là việc tất nhiên phải làm nếu không, chỉ sau một thời gian ngắn nữa, đất nước sẽ gặp khó khăn về nhân lực trình độ cao, khó có bước phát triển đột phá.
Việc thêm các nguồn khác từ xã hội cho giáo dục, đào tạo sẽ giúp đa dạng nguồn đầu tư, giúp các trường trong ngắn hạn có thể tăng nguồn thu và có cơ sở để lập kế hoạch phát triển cho dài hạn. Lâu nay, ta đã khá quen với bao cấp, vì thế việc so sánh với mức học phí cũ là không đúng, đáng lẽ phải tính tới phần "không còn bao cấp", "trượt giá", "thực trạng chất lượng đào tạo và cơ sở hạ tầng hiện nay",...
Như tôi thấy, nhìn chung (hoặc ít nhất là ở các trường đại học nhóm đầu) mức học phí hiện nay thực ra là còn thấp so với chất lượng đào tạo thực tế. Còn để tính hiệu quả đầu tư cho việc học, thì thông thường có thể tính tổng chi phí học tập so sánh với tổng thu nhập 2-3 năm đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Việc tăng học phí đúng là sẽ làm một nhóm sinh viên ở khu vực thu nhập trung bình/thấp khó khăn. Nhưng khi cân nhắc "cái được" của việc tăng học phí để các trường đại học chủ động hơn, tự chủ trong đào tạo, nâng cao chất lượng, chủ động tái đầu tư cho đào tạo,... thì việc khó khăn kia không thể là nguyên do để không tăng học phí.
Nhưng ta cần quan tâm đến mọi nhóm trong xã hội và cần có giải pháp. Ở đây, giải pháp để giúp đỡ các em học giỏi, nhưng điều kiện kinh tế còn khó khăn phải đến từ các cơ quan quản lý - và chúng ta cũng đã có những giải pháp để giúp các em như chương trình cho vay để đi học với lãi suất cực thấp. Sau nữa là chương trình học bổng của các công ty/nhà sử dụng lao động. Sau nữa là chương trình học bổng của trường đại học. Và sẽ đến lúc có những quỹ xã hội hỗ trợ những em này,...
Như vậy, hiện nay chưa hẳn là điều kiện tiếp cận giữa các nhóm đối tượng khác nhau đã cân bằng, nhưng nhóm sinh viên thông minh, học giỏi, cho dù ở các vùng khó khăn vẫn có thể vào học đại học, chứ không như bác nhận định ở trên đâu