[Funland] Sao giờ học đại học tốn kém vậy các cụ nhỉ?

THÀNH FOOD

Xe tải
Biển số
OF-802894
Ngày cấp bằng
19/1/22
Số km
296
Động cơ
13,556 Mã lực
Nơi ở
Nghĩa Lộ - Yên Bái

mayxanh_hp

Xe tăng
Biển số
OF-305082
Ngày cấp bằng
14/1/14
Số km
1,591
Động cơ
260,596 Mã lực
Con em học BKHN, mỗi kỳ học phí khoảng 20-25tr tùy số lượng môn. Năm 2 kỳ tổng cả năm khoảng 40-50tr/năm.
 

21fo

Xe buýt
Biển số
OF-802851
Ngày cấp bằng
18/1/22
Số km
683
Động cơ
17,604 Mã lực
Tuổi
37
Với cá nhân cụ và dân đô thị thu nhập khá thì tăng chi phí giáo dục đại học thế này thì có lợi, vì đơn giản là cụ có lợi thế về tài chính so với đám trẻ con nông thôn thông minh và học giỏi.

Còn về mặt tổng quát của cả quốc gia thì chi phí đào tạo ĐH tăng lên thì sẽ tạo thêm chênh lệch giàu nghèo, vì 1 bộ phận dân số có lợi thế hơn về tài chính sẽ có lợi thế trong cuộc đua nâng cao trình độ con người(đây e mới xét trên khía cạnh đào tạo công bằng có học phí). Thêm nữa thì đất nước mất đi 1 số không nhỏ là trẻ nông thôn có tố chất, thông minh học giỏi và có nghị lực nhưng cha mẹ không đủ tiền chu cấp cho con học đại học.

Xu hướng này chính là xu hướng XH hóa giáo dục, trước mắt thì có lợi cho đám tư bản ngành giáo dục, đám trẻ con nhà giàu có điều kiện(vì đã có lợi thế của cha mẹ về học phí thì tỉ lệ phải thi đấu với đám trẻ con nhà nghèo học giỏi sẽ giảm đi). Tương lai xa thì đất nước phân hóa giàu nghèo mạnh hơn và mất đi 1 phần nguồn lực tốt ở nông thôn hay vùng sâu vùng xa.
ủa thế đánh đồng học phí thấp thì lấy đâu ra nguồn lực nâng cao chất lượng dậy, chất lượng đào tạo vậy cụ, tiền thuế chăng :)
 

chanthat123

Xe điện
Biển số
OF-13484
Ngày cấp bằng
25/2/08
Số km
2,392
Động cơ
538,425 Mã lực
Hiện nay các giảng viên trường ĐH vẫn cố bám lấy vị trí trong trường để giữ danh tiếng cày ngoài đủ các hình thức như giảng dạy, tư vấn, thành lập công ty, liên kết....để sống bởi giờ công đứng lớp của các thầy nhà trường thanh toán theo chuẩn giảng viên mà công bố thì toàn xh sốc nặng.
Chính vì vậy, các thầy không bỏ trường là vì lấy danh làm ngoài bởi thiếu danh giảng viên thì ai thèm thuê? Hậu quả là các thầy không chuyên tâm việc của mình đó là truyền thụ kiến thức hoạc giải đáp câu hỏi cho sv.
Tóm lại, dù đau dạ dày em vẫn ủng hộ chính sách tăng học phí để nuôi được thầy một cách chính đáng minh bạch. Người nào sống được bằng nghề đều thấy thanh thản và hạnh phúc hơn việc nhòm ngó thấp thỏm ngoài nghề, ngoài qui định
Cụ nhầm rồi, tăng học phí thì các thầy lại càng thích làm ngoài vì lúc chưa tăng giá dự án 10k đô chẳng hạn, sau khi tăng học phí thì các thầy deal giá dự án cao hơn 20k đô chẳng hạn. Lúc đó lại tranh thủ cày dự án chứ làm gì bỏ
 

HanhKhatBongDem

Xe máy
Biển số
OF-689089
Ngày cấp bằng
17/7/19
Số km
97
Động cơ
-25,677 Mã lực
Nhiều cụ bây giờ hay nói học xong làm grab rồi công nhân, chê bai này nọ em thấy lạ. Quan điểm em học xong có bằng là có 1 cần câu cơm, grab hay công nhân cũng là 1 cái cần khác cái nào tốt hơn tại thời điểm đó mang ra mà kiếm ăn; cu e cùng phòng e có nhà xe, lương đủ sống ngày nghỉ vẫn vác xe kiếm ăn đó.
 

Giodong2

Xe buýt
Biển số
OF-651566
Ngày cấp bằng
14/5/19
Số km
618
Động cơ
113,343 Mã lực
Con em 2 đứa trường công: tiểu học miễn phí, cấp 2 chỉ 50k/tháng.
Hoá ra Đại học công cũng tốn kém vậy sao. 40 tuổi rồi 10 năm nữa sức đâu em cày :(
 

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
3,561
Động cơ
401,597 Mã lực
Thời em học BKHN học phí 180k/tháng. Ở ký túc 40k/tháng (chưa điện nước), cơm 3.5-4k ăn phè phỡn
Thời nào thế cụ, em năm đầu 2006 GTVT học phí có 120k. Lĩnh học bổng kỳ đầu tiên được 600k, về làm bữa thịt chó hình như hết đâu 200k
 

CAP_bl

Xe điện
Biển số
OF-17510
Ngày cấp bằng
17/6/08
Số km
3,893
Động cơ
534,093 Mã lực
Với cá nhân cụ và dân đô thị thu nhập khá thì tăng chi phí giáo dục đại học thế này thì có lợi, vì đơn giản là cụ có lợi thế về tài chính so với đám trẻ con nông thôn thông minh và học giỏi.

Còn về mặt tổng quát của cả quốc gia thì chi phí đào tạo ĐH tăng lên thì sẽ tạo thêm chênh lệch giàu nghèo, vì 1 bộ phận dân số có lợi thế hơn về tài chính sẽ có lợi thế trong cuộc đua nâng cao trình độ con người(đây e mới xét trên khía cạnh đào tạo công bằng có học phí). Thêm nữa thì đất nước mất đi 1 số không nhỏ là trẻ nông thôn có tố chất, thông minh học giỏi và có nghị lực nhưng cha mẹ không đủ tiền chu cấp cho con học đại học.

Xu hướng này chính là xu hướng XH hóa giáo dục, trước mắt thì có lợi cho đám tư bản ngành giáo dục, đám trẻ con nhà giàu có điều kiện(vì đã có lợi thế của cha mẹ về học phí thì tỉ lệ phải thi đấu với đám trẻ con nhà nghèo học giỏi sẽ giảm đi). Tương lai xa thì đất nước phân hóa giàu nghèo mạnh hơn và mất đi 1 phần nguồn lực tốt ở nông thôn hay vùng sâu vùng xa.
Bác nói vậy là mới nhìn từ một khía cạnh mà chưa nhìn tổng thể rồi.
Bài toán chi phí / chất lượng, cùng với đó là yêu cầu hội nhập, quốc tế hóa luôn khó. Với nước ta lại càng khó. Về nguyên tắc, với giáo dục, đào tạo cần có quyết sách cơ bản và đầu tư bài bản. Bài học từ các nước đã phát triển, các nước mới phát triển,... chúng ta đều biết, nhưng với thực lực hiện nay, chúng ta chưa thể đầu tư mạnh được. Dù biết rằng, đầu tư mạnh cho giáo dục, đào tạo mới là căn bản và là việc tất nhiên phải làm nếu không, chỉ sau một thời gian ngắn nữa, đất nước sẽ gặp khó khăn về nhân lực trình độ cao, khó có bước phát triển đột phá.
Việc thêm các nguồn khác từ xã hội cho giáo dục, đào tạo sẽ giúp đa dạng nguồn đầu tư, giúp các trường trong ngắn hạn có thể tăng nguồn thu và có cơ sở để lập kế hoạch phát triển cho dài hạn. Lâu nay, ta đã khá quen với bao cấp, vì thế việc so sánh với mức học phí cũ là không đúng, đáng lẽ phải tính tới phần "không còn bao cấp", "trượt giá", "thực trạng chất lượng đào tạo và cơ sở hạ tầng hiện nay",...
Như tôi thấy, nhìn chung (hoặc ít nhất là ở các trường đại học nhóm đầu) mức học phí hiện nay thực ra là còn thấp so với chất lượng đào tạo thực tế. Còn để tính hiệu quả đầu tư cho việc học, thì thông thường có thể tính tổng chi phí học tập so sánh với tổng thu nhập 2-3 năm đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Việc tăng học phí đúng là sẽ làm một nhóm sinh viên ở khu vực thu nhập trung bình/thấp khó khăn. Nhưng khi cân nhắc "cái được" của việc tăng học phí để các trường đại học chủ động hơn, tự chủ trong đào tạo, nâng cao chất lượng, chủ động tái đầu tư cho đào tạo,... thì việc khó khăn kia không thể là nguyên do để không tăng học phí.
Nhưng ta cần quan tâm đến mọi nhóm trong xã hội và cần có giải pháp. Ở đây, giải pháp để giúp đỡ các em học giỏi, nhưng điều kiện kinh tế còn khó khăn phải đến từ các cơ quan quản lý - và chúng ta cũng đã có những giải pháp để giúp các em như chương trình cho vay để đi học với lãi suất cực thấp. Sau nữa là chương trình học bổng của các công ty/nhà sử dụng lao động. Sau nữa là chương trình học bổng của trường đại học. Và sẽ đến lúc có những quỹ xã hội hỗ trợ những em này,...
Như vậy, hiện nay chưa hẳn là điều kiện tiếp cận giữa các nhóm đối tượng khác nhau đã cân bằng, nhưng nhóm sinh viên thông minh, học giỏi, cho dù ở các vùng khó khăn vẫn có thể vào học đại học, chứ không như bác nhận định ở trên đâu :)
 
Chỉnh sửa cuối:

Phán Thông

Xe buýt
Biển số
OF-761144
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
849
Động cơ
51,567 Mã lực
Tuổi
50
Em tưởng muốn chọn lọc đại học thì phải xiết đầu vào chứ nhỉ. Sao lại nâng học phí? Cơ sở đất đai của trường là của toàn dân chứ có phải tài sản của riêng ông nào đâu.
Phân ít chỉ tiêu tuyển sinh thôi
 

Xehoa2022

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-806072
Ngày cấp bằng
1/3/22
Số km
1,942
Động cơ
1,570,492 Mã lực
Đại học trong hình trích của cụ chủ thớt là đại học kinh tế (UEB) thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, không phải là Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) ạ. Đại học kinh tế quốc dân cũng có các khoa tiên tiến (thi đỗ chính quy rồi đăng ký tiếp để học hệ này, đắt tiền hơn hệ tiêu chuẩn vì có nhiều môn dạy bằng tiếng Anh).
Dạ vâng, em nhìn đã ra rồi, cảm ơn cụ.
 

Dulongkts

Xe hơi
Biển số
OF-620501
Ngày cấp bằng
4/3/19
Số km
114
Động cơ
123,590 Mã lực
Nơi ở
Nguyễn Khang,Cầu Giấy, HN
Các nước văn minh người ta bao luôn học phí rồi mà mình vẫn còn thế này :D giờ sinh viên có khác gì khách hàng để cho nhà trường hốt thêm tiền đâu =)) Suy cho cùng giờ ĐH nó cũng là 1 doanh nghiệp đấy chứ
 

greenbanana

Xe buýt
Biển số
OF-197687
Ngày cấp bằng
7/6/13
Số km
615
Động cơ
331,396 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Tư tưởng xã hội hoá giáo dục nên nó vậy. Tất yếu đến bất bình đẳng trong tiếp cân giáo dục. Kq/Hq phân biệt giàu nghèo ngày càng lớn hoặc con sãi ở chùa thì vẫn quét lá đa.
 

MinhTM

Xe đạp
Biển số
OF-774178
Ngày cấp bằng
12/4/21
Số km
24
Động cơ
39,080 Mã lực
Các trường giờ tự chủ nên học phí đều như vậy
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top