Chả hiểu thế nào mà cụ lại cho là do ý thức quyết định việc luật giao thông của ta chưa đi vào cuộc sống, Nếu hô hào làm mà không chuẩn bị đủ điều kiện cần thiết thì cũng không thay đổi được gì, thậm chí còn làm tăng tình trạng “lờn thuốc”. Tôi lấy VD Chúng ta hô hào và treo banner “bỏ rác vào thùng” khắp phố, nhưng kiếm đỏ mắt không thấy thùng đâu, và ném rác ở đâu cũng… chẳng sao cả. Việc *** đường cũng “nhục” lắm, nhưng bí quá mà chẳng thấy nhà vệ sinh công cộng đâu, và có làm thế cũng chẳng gặp rắc rối gì. Vậy thì kết quả sau đó là gì, không nói ra nhưng ai cũng rõ. Luật giao thông cũng thế thôi, luật tạo kẽ hở để xxx kiếm tiền nên xxx ở ta rất oai, còn người dân thì bị hành về thủ tục, thời gian đến khốn khổ. giả sử nếu tôi đang đi trên đường mà không may chạy quá tốc độ tí tẹo ở khu vực vắng người và đường tốt (xxx chỉ bắn tốc độ chỗ đường tốt, vắng người) tuy hơi bực mình nhưng nếu tôi được nộp phạt ở nơi tôi đến thì không bao giờ tôi phải đưa tiền để chạy tội. tóm lại nếu luật mà chuẩn, người thi hành luật mà nghiêm thì chắc chắn luật ấy sẽ dễ dàng được người dân chấp nhận.
Cụ nói cũng rất hùng hồn nhưng e là hơi bị ngược đời bởi lẽ muốn có ý thức thì phải có quá trình nhận thức, mà quá trình đó thì người dân đã được giáo dục, tuyên truyền như thế nào thông qua hành vi của người thi hành luật pháp?
Thứ nhất: Tôi không "cho là do ý thức quyết định việc luật giao thông của ta chưa đi vào cuộc sống" nhé. Câu chuyện chúng ta đang thảo luận là ý thức của người tham gia giao thông kém (hay nói nôm na là phần nhiều người tham gia giao thông rất vô ý thức) khiến tình trạng giao thông xứ vịt nói chung và Hà nội nói riêng ngày càng tệ kia kìa. Cụ xem cho kỹ rồi hãy nói, đừng bẹo hình bẹo dạng câu chữ nữa để rồi lái cái chủ đề sang chuyện khác đến nơi rồi đấy. Tôi cảm thấy cụ chưa thực sự hiểu vấn đề người ta đang bàn mà chỉ sống chết bảo vệ quan điểm rất "thuận đời" của cụ thôi.
Bàn thêm vào cái ví dụ vứt rác của cụ nhé: Vì hô hào vứt rác vào thùng nhưng vì không thấy thùng, và ném bừa cũng không sao nên cụ chọn giải pháp ném bừa luôn phải không? Xin nói luôn là người có ý thức không bao giờ làm thế, bởi chưa vứt được rác vào thùng ở chỗ này, người ta có thể tìm được thùng rác ở chỗ khác, và cụ cũng nên hiểu là không thể đặt cho cụ cứ 1m đường 1 thùng rác được nên cụ kêu ít thôi và hãy ngó lại bản thân có ý thức hay chưa ợ.
Thứ hai: Xin thưa với cụ rằng: chả có cái luật nào tạo kẽ hở để xxx kiếm tiền cả, tuy rằng luật nào cũng có kẽ hở, hai câu này nghĩa khác nhau nhé. Và, xxx chỉ có thể kiếm tiền từ những người phạm luật mà thôi, chứ cứ thử đi đứng đúng luật xem xxx kiếm vào đâu => nếu tôi ý thức chấp hành đúng luật, chả có ông xxx nào kiếm được từ tôi dù chỉ 1 xu, nói thẳng thế luôn cho nó cong. Cái đoạn tôi bôi đỏ ở bài của cụ kìa, nghe nó hài quá. Tại sao lại gọi là "không may" nhỉ? Nếu đúng ra phải là "thiếu ý thức chạy quá tốc độ". "Không may quá tốc độ tí tẹo" và cũng vì thế mà không may gây tai nạn, ặc, nghe có được không cụ? Không được 1 tí tẹo tèo teo nào. Còn
sau khi cụ phạm luật, thì xin lỗi cụ, xxx chẳng việc quái gì phải quan tâm đến việc cụ ở đâu, cụ bực mình hay không bực mình, nộp phạt thế nào để tiện cho cụ..., đơn giản bởi vì cụ
đã vi phạm, và đã vi phạm thì chỉ có chấp hành, đừng đòi hỏi phải tạo điều kiện này nọ.
Thứ 3: Xin hỏi cụ: Những người 18 tuổi trở lên đã đủ nhận thức được hành vi của mình chưa? Và từ lúc đi học đến khi tốt nghiệp cấp III, chừng ấy thời gian đã đủ dài cho quá trình nhận thức để hình thành ý thức của cụ chưa? Cụ đừng nói là không ai dạy cụ cái gì cả nhé. Và ngay cả trước khi cụ cầm tấm bằng lái 2b hay 4b, cụ đều phải có trách nhiệm và ý thức học, tuân thủ luật mà cụ sẽ là người phải chấp hành. Vậy mà vẫn vô tư "không may chạy quá tốc độ" thì cụ xem lại bản thân cụ đã có ý thức chưa nhé.
Và cuối cùng, nếu cụ tự nhận thấy mình đứng cùng hàng ngũ những người sẵn sàng vi phạm (1 luật, quy định nào đó) khi không có người giám sát thì đúng là tôi ngược với cụ thật, vì tôi luôn luôn tôn trọng luật pháp, còn có ngược đời hay không thì lại phải xét lại, cụ ạ.
Chúc cụ và tất cả các anh em OF vui.