Quan điểm của em giống với cụ chủ thớt, lâu nay vấn đề ý thức thường được đánh giá ngang hàng hoặc cao hơn vấn đề cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật. Nhưng em nghĩ, hệ thống pháp luật mới là nền tảng nhất là tuân thủ an toàn giao thông chưa vào nếp ý thức, chưa trở thành thói quen thì luật lại phải càng nghiêm, là công cụ hữu hiệu để bảo vệ những người có ý thức tốt, chấp hành tốt. Nói nôm na là nếu anh đi đúng, pháp luật sẽ đứng về phía anh, bảo vệ anh, còn nếu anh đi sai sẽ bị phạt nặng. Tưởng tượng xem những người xếp hàng đi theo đoàn lúc tắc đường, mặc dù rất nhiều xe khác leo vỉa hè, chen ngang, xuống vỉa hè lại chen ngang tiếp, những người chấp hành nghiêm chỉnh thử hỏi họ có ức chế không? Ai bảo vệ họ khi mà những người leo lên vỉa hè thì đông như kiến, không thấy 1 bóng xxx nào lúc đấy?:77: Lúc đấy thử hỏi có 1 ông xxx ở đấy, cứ ai leo vỉa hè là phạt 1 củ , chẳng cần giữ bằng, giữ xe gì xem có sợ xanh mặt lên không? :69: Hay giả dụ, hoặc hối lộ xxx bị truy tố , xem có ông nào dám hối lộ nữa không? :77: Luật pháp thì cũng dựa theo tình mà ra luật, luật hợp lý thì được người dân chấp hành ủng hộ, dù nó có nghiêm khắc đến mấy, vì đa phần người dân trong bất kỳ xã hội nào đều là người tốt, nhưng hoàn cảnh xô đẩy nên nhiều người không cứng nhắc chấp hành cũng là điều dễ hiểu. Tất nhiên cũng có những người dù bất cứ hoàn cảnh nào, cũng luôn chấp hành( ví dụ chính là em, nhiều khi thấy mình lẻ loi, đơn độc quá, nhưng đành phải tự an ủi, thôi kệ mình cứ chấp hành đúng đã ), nhưng nhìn chung ai chẳng muốn được việc khi bị xxx tóm nhất là khi nếu không đưa abc thì sẽ bị hành cho lên bờ xuống ruộng, giữ xe, mất nhiều thời gian, trong khi đa số người khác xuống xe và làm luật, nhanh chóng hơn mình :77:
Vì những lý do đó, em mới kết luận kêu gọi ý thức chỉ là thứ yếu, để người dân chấp hành đúng thì hệ thống pháp luật phải nghiêm . Khi đó những người có ý thức cộng đồng được bảo vệ hơn những người cơ hội,chèn ép người khác :41: