Em đã từng qua Ấn độ và làm việc trực tiếp tại Ss Ấn độ, cũng chính là cái nhà máy to nhất tg hồi nó còn là nhà máy nhỏ nhất tg của samsung.
Về việc bác nói trong ngành may mặc, giày dép em không rõ chứ riêng lĩnh vực sx điện tử, công nghệ, gia dụng là lĩnh vực em trực tiếp làm tại đó thì VN mình thậm chí TQ cũng đứng dưới một bậc nếu so với Ấn, về trình độ công nghệ thì không bàn nhưng xét trên phương diện chuyên nghiệp trong sản xuất, tốc độ sản xuất thì SS Ấn là nhất.
SS TQ thì em cũng có vài tuần thực tế tại đây thì thấy TQ với VN cơ bản sàn sàn như nhau.
Người dân Ấn bẩn bựa hay xấu tính ở đâu, tôn giáo phức tạp thế nào em không biết, nhưng trong thời gian em ở đó, em thấy họ siêng năng, chuyên nghiệp và tính cạnh tranh cực cao, thậm chí có thể coi là đứng đầu tập đoàn, chứng minh qua số liệu đo lường thực tế của tập đoàn luôn.
Tỉ dụ như, trong nhà máy luôn có bảng tổng sắp thành tích sx cập nhật trực tuyến của tất cả các nhà máy thuộc tập đoàn trên toàn thế giới, SS Ấn luôn dẫn đầu về tốc độ dù quy mô nhỏ nhất, chưa kể tới số lượng sáng kiến hàng ngày, hàng tuần này nọ.
Thời điểm em làm còn có đồng chí được trao thưởng giải cống hiến vì từ khi vào làm tới thời điểm em ở đó là cả chục năm mà cũng chỉ nghỉ có 1 ngày duy nhất.
Chỉ với hai ví dụ trên chắc cụ cũng hình dung được tác phong công nghiệp của Ấn nó hoành thế nào rồi chứ ạ.
Adidas, Nike và nhiều hãng giày khác từ những năm 1995 - 2000 đã nhắm tới Ấn Độ, thị trường đông dân, lực lượng lao động rẻ và dồi dào, chất xám cũng không tệ.
Tuy nhiên cho đến giờ ngành giày vẫn tập trung ở VN, TQ và Indonesia. Điểm đến kế tiếp khả năng cao là Myanmar.
Lý do là văn hóa, tôn giáo, chính trị và xã hội Ấn Độ quá phức tạp, dẫn đến công tác quản lý là ác mộng đối với nhiều tập đoàn đa quốc gia.
Từ cân chuyện đó, tôi tin là Samsung ở Ấn Độ rồi cũng thế thôi, kế hoạch thì hoành tráng nhưng thực hiện được hay không, nếu được thì cái giá phải trả là như thế nào là một câu chuyện khác.
Bạn nào đi qua Ấn Độ rồi, có hiểu biết đôi chút về văn hóa xã hội bên đó thì kể vài chuyện cho bà con nghe đi. Tôi tin là bài học của ngành giày còn đó và đến giờ vẫn còn giá trị.