- Biển số
- OF-53557
- Ngày cấp bằng
- 24/12/09
- Số km
- 31,103
- Động cơ
- 667,061 Mã lực
Thêm một chút về vụ ra hàng của đơn vị trung tá Phạm Văn Đính, trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 của Sư đoàn 3 Bộ binh
(Trích hồi ký của đại tá Cao Sơn, nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 38, pháo binh Bông Lau)
Đêm hôm trước ngày 1 tháng 4, đã khuya, trung đoàn phó Thông từ trên đài chỉ huy còn báo về "Có một tên địch nói xen vào máy bộ đàm của ta, lải nhải suốt từ sáng đến giờ, khẩn khiết xin được gặp ông chỉ huy cao nhất của Bông Lau". Tôi nói với anh Thông: "Anh tiếp xúc với nó đi, hỏi nó là ai, xin gặp về việc gì"
Sáng ngày 2 tháng 4, ngày N+3, khoảng 8 giờ, anh Thông điện về sôi nổi: "Trung đoàn trưởng, tên đó tự nhận là Phạm Văn Đính, trung tá chỉ huy trung đoàn 56 đóng ở căn cứ phảo binh 241 xin được gặp ông chỉ huy đoàn Bông Lau đề nghị ngừng bắn để đưa đơn vị về với các mạng"
Lập tức tôi điện trao đổi với anh Hoàng Đan, sư đoàn trưởng sư đoàn 304, đang phối hợp chiến đấu về sự kiện trên. Anh Hoàng Đan nói "Anh trực tiếp khuyến khích nó ra hàng, chỉ huy sẽ được ưu đãi sử dụng"
Chúng tôi họp ngay thường vụ Đảng ủy trung đoàn gồm có anh Trương Linh Huyên chính ủy trung đoàn, anh Chu Sỹ Tính phó chính ủy và tôi. Ngoài ra có anh Đỗ Son chủ nhiệm chính trị và nhà báo quân đội Nguyễn Thắng đi theo trung đoàn từ đầu chiến dịch tham dự.
Ban thường vụ nhấn mạnh phải đề phòng âm mưu phản trắc, đặt ra quy định chặt chẽ buộc chúng thi hành, liên hệ ngay với sư đoàn 304 chuẩn bị sẵn một bộ phận tiếp nhận đầu hàng.
Khoảng 12 giờ, tôi trực tiếp cầm tổ hợp máy bộ đàm bắt liên lạc với Đính. Tôi hỏi:"Anh là ai? Yêu cầu gặp người chỉ huy đoàn Bông Lau về việc gì". Một giọng Huế gấp gáp nhưng khá rõ: "Tôi là Phạm Văn Đính, trung đoàn trưởng chỉ huy trung đoàn 56 ở căn cứ pháo binh 241 đề nghị ông ngừng pháo kích, tôi sẽ đưa toàn bộ đơn vị ra với cách mạng".
Tôi nói: "Tôi là chỉ huy đoàn Bông Lau đang nói chuyện với anh đây. Các anh chỉ còn một con đường đầu hàng, nếu không đêm nay sư đoàn 304 cùng đoàn Bông Lau sẽ tấn công san bằng căn cứ 241. Chúng tôi hoan nghênh các anh về với cách mạng. yêu cầu tuân thủ nghiêm những quy định sau: 1/Kéo cờ trắng lên. 2/Bắt hai tên cố vấn Mỹ cùng ra hàng. 3/Để nguyên vũ khí phương tiện chiến đấu tại chỗ. Cả chỉ huy và binh sĩ đứng trên mặt đất, xếp hàng đôi đi theo con đường duy nhất tới Đầu Mầu, sẽ có người đón.... Chúng tôi ngừng bắn 30 phút để các anh chấp hàng nhưng quy định trên. Hết thời hạn chúng tôi sẽ pháo kích"
Đến đây Đính lại nói thảnh thốt: "Ba mươi phút chúng tôi không thể đủ thời gian cử người đến từng căn hầm để thuyết phục đơn vị đầu hàng... Lúc này hệ thống đường dây điện thoại đã bị mảnh pháo băm nát". "Vậy cần bao nhiêu?". "Xin ông một tiếng". "Thôi 45 phút, chấp hàng đi. Đúng 13g30 các anh phải ra khỏi hầm".
Đến 13g30 chưa thấy tên nào xuất hiện trên mặt đất, để răn đe tôi ra lênh Bông Lau chú ý: "Z39 (căn cú Tân Lâm) 10 phát nạp đạn". Khoảng năm phút sau vẫn chưa thấy tên nào xuất hiện trên mặt đất, tôi hô: "Bắn..." Căn cứ Tân Lâm sụp đổ, bùng cháy dưới cụm đạn tập trung của 240 viên 120mm, 130mm.
Vài phút sau cả ba đài quan sát của trung đoàn và tiểu đoàn đều reo lên và báo về sở chỉ huy, địch đầu hàng rồi. Hàng trăm tên cầm cờ trắng ra khỏi hầm đi về phía Đầu Mầu. Đúng lúc lộn xộn hỗn loạn đó, hai chiếc u-ti-ti đỏ chót như hai con chuồn chuồn ớt xuất hiện từ Đông Hà bay sát đường số 9 leo lên sườn cao điểm 241. CHúng chỉ nâng nhẹ độ cao lướt qua hàng rào đạu xuống trước hầm chỉ huy gầm cột cờ. Hai tên cố vấn Mỹ tay xách cặp nhảy lên máy bay".
Tôi điện báo anh Hoàng Đan, "Trực thăng đang cứu cố vấn Mỹ, anh ra lệnh cho bắn đi". "Sao cậu không dùng cao xạ (37mm) mà bắn". "Cao xạ của trung đoàn đều đang ở gần trận địa pháo, có trông thấy đâu mà bắn". "Khổ quá! (một tiếng chát đập tay xuống bàn của anh Hoàng Đan), bộ binh xe tăng còn ở sau cậu (sở chỉ huy trung đoàn) làm sao mà bắn được". Tôi gọi điện cho Đính: "Tại sao các anh để cố vấn Mỹ chạy thoát. Đính nói: "Lộn xộn , căng thẳng quá, đầu óc tôi mụ rồi, tôi không biết làm thế nào nữa". Thực ra Đính không dám bắt cố vấn Mỹ vì còn phải nghĩ đến vợ con đang còn ở Huế. Chúng xếp hàng trật tự đi về phía Đầu Mầu như quy định. Tôi trao đổi với trung đoàn phó Ngô Đưc Nghĩa đưa bộ phận đi xe xích ATC lên Đầu Mầu tiếp nhận đầu hàng. Ngay đêm đó, trung đoàn phó Thông cùng bộ phận trinh sát ở đài quan sát đã thực hiện ý định của tôi vào căn cứ 241 lấy ra ba thứ: chiếc máy bộ đàm PRC25 mà Đính đã xin hàng, tấm bản đồ chỉ huy và khẩu súng ngắn của Đính.
Ngay sau đó, khoảng 3 giờ chiều tôi được anh Quý Hải từ đài chỉ huy tiểu đoàn 2 bào về "Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 147 tại căn cứ Mai Lộc đang tháo chạy tán loạn về phía Cùa, đề nghị cho bắn chặn. Tôi nói không được bắn, Cùa còn đông dân, báo trung đoàn 66 vào chiếm lính ngay Mai Lộc.
Khung cảnh chiến trường chiều 2 tháng 4 thật hoành tráng, sau bốn ngày đêm chiến đấu, trung đoàn pháo binh 38 đã cùng sư đoàn bộ binh 304 đập nát tuyến phòng ngự cơ bản chủ yếu của quân đoàn 1 Ngụy, mở toang cánh của phía tây đê quân đội ta tiếp tục đợt 2 chiến dịch tiến công Phượng Hoàng, Đông Hà, Ái Tử, La Vang, Tích Tường. Giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị
(Trích hồi ký của đại tá Cao Sơn, nguyên trung đoàn trưởng trung đoàn 38, pháo binh Bông Lau)
Đêm hôm trước ngày 1 tháng 4, đã khuya, trung đoàn phó Thông từ trên đài chỉ huy còn báo về "Có một tên địch nói xen vào máy bộ đàm của ta, lải nhải suốt từ sáng đến giờ, khẩn khiết xin được gặp ông chỉ huy cao nhất của Bông Lau". Tôi nói với anh Thông: "Anh tiếp xúc với nó đi, hỏi nó là ai, xin gặp về việc gì"
Sáng ngày 2 tháng 4, ngày N+3, khoảng 8 giờ, anh Thông điện về sôi nổi: "Trung đoàn trưởng, tên đó tự nhận là Phạm Văn Đính, trung tá chỉ huy trung đoàn 56 đóng ở căn cứ phảo binh 241 xin được gặp ông chỉ huy đoàn Bông Lau đề nghị ngừng bắn để đưa đơn vị về với các mạng"
Lập tức tôi điện trao đổi với anh Hoàng Đan, sư đoàn trưởng sư đoàn 304, đang phối hợp chiến đấu về sự kiện trên. Anh Hoàng Đan nói "Anh trực tiếp khuyến khích nó ra hàng, chỉ huy sẽ được ưu đãi sử dụng"
Chúng tôi họp ngay thường vụ Đảng ủy trung đoàn gồm có anh Trương Linh Huyên chính ủy trung đoàn, anh Chu Sỹ Tính phó chính ủy và tôi. Ngoài ra có anh Đỗ Son chủ nhiệm chính trị và nhà báo quân đội Nguyễn Thắng đi theo trung đoàn từ đầu chiến dịch tham dự.
Ban thường vụ nhấn mạnh phải đề phòng âm mưu phản trắc, đặt ra quy định chặt chẽ buộc chúng thi hành, liên hệ ngay với sư đoàn 304 chuẩn bị sẵn một bộ phận tiếp nhận đầu hàng.
Khoảng 12 giờ, tôi trực tiếp cầm tổ hợp máy bộ đàm bắt liên lạc với Đính. Tôi hỏi:"Anh là ai? Yêu cầu gặp người chỉ huy đoàn Bông Lau về việc gì". Một giọng Huế gấp gáp nhưng khá rõ: "Tôi là Phạm Văn Đính, trung đoàn trưởng chỉ huy trung đoàn 56 ở căn cứ pháo binh 241 đề nghị ông ngừng pháo kích, tôi sẽ đưa toàn bộ đơn vị ra với cách mạng".
Tôi nói: "Tôi là chỉ huy đoàn Bông Lau đang nói chuyện với anh đây. Các anh chỉ còn một con đường đầu hàng, nếu không đêm nay sư đoàn 304 cùng đoàn Bông Lau sẽ tấn công san bằng căn cứ 241. Chúng tôi hoan nghênh các anh về với cách mạng. yêu cầu tuân thủ nghiêm những quy định sau: 1/Kéo cờ trắng lên. 2/Bắt hai tên cố vấn Mỹ cùng ra hàng. 3/Để nguyên vũ khí phương tiện chiến đấu tại chỗ. Cả chỉ huy và binh sĩ đứng trên mặt đất, xếp hàng đôi đi theo con đường duy nhất tới Đầu Mầu, sẽ có người đón.... Chúng tôi ngừng bắn 30 phút để các anh chấp hàng nhưng quy định trên. Hết thời hạn chúng tôi sẽ pháo kích"
Đến đây Đính lại nói thảnh thốt: "Ba mươi phút chúng tôi không thể đủ thời gian cử người đến từng căn hầm để thuyết phục đơn vị đầu hàng... Lúc này hệ thống đường dây điện thoại đã bị mảnh pháo băm nát". "Vậy cần bao nhiêu?". "Xin ông một tiếng". "Thôi 45 phút, chấp hàng đi. Đúng 13g30 các anh phải ra khỏi hầm".
Đến 13g30 chưa thấy tên nào xuất hiện trên mặt đất, để răn đe tôi ra lênh Bông Lau chú ý: "Z39 (căn cú Tân Lâm) 10 phát nạp đạn". Khoảng năm phút sau vẫn chưa thấy tên nào xuất hiện trên mặt đất, tôi hô: "Bắn..." Căn cứ Tân Lâm sụp đổ, bùng cháy dưới cụm đạn tập trung của 240 viên 120mm, 130mm.
Vài phút sau cả ba đài quan sát của trung đoàn và tiểu đoàn đều reo lên và báo về sở chỉ huy, địch đầu hàng rồi. Hàng trăm tên cầm cờ trắng ra khỏi hầm đi về phía Đầu Mầu. Đúng lúc lộn xộn hỗn loạn đó, hai chiếc u-ti-ti đỏ chót như hai con chuồn chuồn ớt xuất hiện từ Đông Hà bay sát đường số 9 leo lên sườn cao điểm 241. CHúng chỉ nâng nhẹ độ cao lướt qua hàng rào đạu xuống trước hầm chỉ huy gầm cột cờ. Hai tên cố vấn Mỹ tay xách cặp nhảy lên máy bay".
Tôi điện báo anh Hoàng Đan, "Trực thăng đang cứu cố vấn Mỹ, anh ra lệnh cho bắn đi". "Sao cậu không dùng cao xạ (37mm) mà bắn". "Cao xạ của trung đoàn đều đang ở gần trận địa pháo, có trông thấy đâu mà bắn". "Khổ quá! (một tiếng chát đập tay xuống bàn của anh Hoàng Đan), bộ binh xe tăng còn ở sau cậu (sở chỉ huy trung đoàn) làm sao mà bắn được". Tôi gọi điện cho Đính: "Tại sao các anh để cố vấn Mỹ chạy thoát. Đính nói: "Lộn xộn , căng thẳng quá, đầu óc tôi mụ rồi, tôi không biết làm thế nào nữa". Thực ra Đính không dám bắt cố vấn Mỹ vì còn phải nghĩ đến vợ con đang còn ở Huế. Chúng xếp hàng trật tự đi về phía Đầu Mầu như quy định. Tôi trao đổi với trung đoàn phó Ngô Đưc Nghĩa đưa bộ phận đi xe xích ATC lên Đầu Mầu tiếp nhận đầu hàng. Ngay đêm đó, trung đoàn phó Thông cùng bộ phận trinh sát ở đài quan sát đã thực hiện ý định của tôi vào căn cứ 241 lấy ra ba thứ: chiếc máy bộ đàm PRC25 mà Đính đã xin hàng, tấm bản đồ chỉ huy và khẩu súng ngắn của Đính.
Ngay sau đó, khoảng 3 giờ chiều tôi được anh Quý Hải từ đài chỉ huy tiểu đoàn 2 bào về "Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 147 tại căn cứ Mai Lộc đang tháo chạy tán loạn về phía Cùa, đề nghị cho bắn chặn. Tôi nói không được bắn, Cùa còn đông dân, báo trung đoàn 66 vào chiếm lính ngay Mai Lộc.
Khung cảnh chiến trường chiều 2 tháng 4 thật hoành tráng, sau bốn ngày đêm chiến đấu, trung đoàn pháo binh 38 đã cùng sư đoàn bộ binh 304 đập nát tuyến phòng ngự cơ bản chủ yếu của quân đoàn 1 Ngụy, mở toang cánh của phía tây đê quân đội ta tiếp tục đợt 2 chiến dịch tiến công Phượng Hoàng, Đông Hà, Ái Tử, La Vang, Tích Tường. Giải phóng hoàn toàn tỉnh Quảng Trị