[TT Hữu ích] Sài Gòn tháng 4-1975

Trạng thái
Thớt đang đóng

redflame

Xe điện
Biển số
OF-195719
Ngày cấp bằng
26/5/13
Số km
2,392
Động cơ
343,211 Mã lực
Bài báo nó viết đấy cụ, xét xử vì (1) đi lính ngụy, (2) ném lựu đạn vào tự vệ, (3) gây rối trật tự xóm giềng...
Kết quả Tòa án nhân dân phường xử tử hình, thi hành án luôn, bố mẹ ngồi chứng kiến. Ghê vãi.
Đứng đó là đọc bản án thôi cụ ơi, lúc bắn đưa vào hẻm mà
 

sunsun

Xe tải
Biển số
OF-40976
Ngày cấp bằng
18/7/09
Số km
490
Động cơ
472,080 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai
Cháo xem ảnh chân thực hơn học lịch sử ạ :)
 

TigerNo.1

Xe tăng
Biển số
OF-30390
Ngày cấp bằng
2/3/09
Số km
1,822
Động cơ
495,438 Mã lực
Nơi ở
Đâu cũng là nhà...
Website
dili.com.vn
Hoang thật :D
Bắn mãi từ 10 năm trước roài :D
nam thống nhắt bắc trong cuộc chia cắt đầu tiên vào năm 1802. Nguyễn Ánh dẫn quân từ Gia Định đánh ra tận Phú Xuân rồi ra Thăng Long chấm dứt hơn 200 năm nội chiến dai dẳng.
Lịch sử Việt nam chỉ duy nhất Nguyễn Ánh làm được điều này, dẫn quân được từ đất cực nam tổ quốc đánh ngược ra bắc thu giang sơn về một mối
Từ Phú Quốc, Nguyễn Ánh làm nên lịch sử :D
 

OvO

Xe máy
Biển số
OF-394078
Ngày cấp bằng
27/11/15
Số km
80
Động cơ
235,850 Mã lực
Tuổi
122
Xem bài của cụ Ngao5 xong, sao thấy dân tộc mình đúng số khổ luôn.

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Gia-Tai-Cua-Me-Khanh-ly/IWA6I8FE.html

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ, để lại cho con
Gia tài của mẹ, là nước Việt buồn

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ,một rừng xương khô
Gia tài của mẹ,một núi đầy mồ

Dạy cho con tiếng nói thật thà
Mẹ mong con chớ quên màu da
Con chớ quên màu da nước Việt xưa
Mẹ trông con mau bước về nhà
Mẹ mong con lũ con đường xa. Ôi lũ con cùng cha quên hận thù

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ,ruộng đồng khô khan
Gia tài của mẹ, nhà cháy từng ngàn

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm đô hộ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ,một bọn lai căn
Gia tài của mẹ, một lũ bội tình
Vớ va vớ vẩn, lịch sử Việt Nam ta mà lại đi nghe theo cái bài hát tóm tắt của nhạc sỹ gà mái. Một ngàn năm chịu ách đô hộ của người Tàu nhưng lúc đó tinh thần quốc gia, dân tộc đã nảy sinh quái đâu mà buồn với bã. Nhận ấn đồng dải thao xanh, đội mũ miện, mặc áo cổn là vinh dự của quý tộc nước ta một thời ấy chứ.
 

atlas07

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-396343
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
3,690
Động cơ
258,351 Mã lực
Tuổi
42
Từ Phú Quốc, Nguyễn Ánh làm nên lịch sử :D
ngoài lề một chút nhưng tôi thấy lịch sử Việt nam sẽ không có khoảnh khắc nào bằng Nguyễn Ánh khi dẫn đoàn tùy tùng chừng 200 người đặt chân về lại Thổ Chu vào năm 1787. Lúc ấy nhìn giang sơn bị kẻ thù chiếm dòng họ bị kẻ thù diệt sạch bản thân thua trận biết bao lần phải lưu lạc ở nơi cuối đất cùng trời, thiên hạ không ai chứa. đối đầu với kẻ thù hùng mạnh bất khả chiến bại, hy vọng dành lại giang sơn nhỏ như hạt cát trên biển
 

TigerNo.1

Xe tăng
Biển số
OF-30390
Ngày cấp bằng
2/3/09
Số km
1,822
Động cơ
495,438 Mã lực
Nơi ở
Đâu cũng là nhà...
Website
dili.com.vn
ngoài lề một chút nhưng tôi thấy lịch sử Việt nam sẽ không có khoảnh khắc nào bằng Nguyễn Ánh khi dẫn đoàn tùy tùng chừng 200 người đặt chân về lại Thổ Chu vào năm 1787. Lúc ấy nhìn giang sơn bị kẻ thù chiếm dòng họ bị kẻ thù diệt sạch bản thân thua trận biết bao lần phải lưu lạc ở nơi cuối đất cùng trời, thiên hạ không ai chứa. đối đầu với kẻ thù hùng mạnh bất khả chiến bại, hy vọng dành lại giang sơn nhỏ như hạt cát trên biển
Đoạn này cụ nói làm em nghĩ đến Thành Cát Tư Hãn, đúng là kiệt xuất anh hùng :)
 

Bonaparte

Xe buýt
Biển số
OF-408112
Ngày cấp bằng
3/3/16
Số km
650
Động cơ
230,751 Mã lực
Em cũng thấy quân phục của VNCH rất đẹp, đúng chất lính, ngoài ra trên quân phục thể hiện rõ phiên hiệu, quân binh chủng thể hiện trên phù hiệu ở ống tay áo, ngực... vv...vv..Tên cũng hơi bị kêu : Cọp rằn, Lôi Hổ...:D
Ở QĐND VN thì mãi đến gần đây, qua cuộc diễu binh gần đây nhất em mới thấy có chút phân biệt. Nhân tiện nói về quân phục, em muốn hỏi cụ pain hay cụ nào thông tường:
Em thấy trên trang phục đại lễ của mình sao ko thấy có quốc kỳ nhỉ, điều mà em thấy ở một số quân đội khác vẫn có?
Quần áo không làm nên chất người lính cụ nhé, thực tế cho thấy thế.
 

OvO

Xe máy
Biển số
OF-394078
Ngày cấp bằng
27/11/15
Số km
80
Động cơ
235,850 Mã lực
Tuổi
122
Lính đánh nhau mà rõ cấp bậc, phiên hiệu, binh chủng thì là lính kiểng.
Lĩnh chiến là quân tướng giống hệt nhau, nhìn vào không biết đâu mà lần
Lịch sử thế giới cận đại có hai quân đội chính quy là quân Phòng vệ Do Thái và quân đội nhà mình là trang phục đơn giản, không phù hiệu, không tên tuổi,.... lại là những quân đội thành tích ghê gớm nhất.
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,385 Mã lực


Đúng là dân SG nhậy bén thật, bữa trước bữa sau là có dép râu bán rồi, mấy hôm trước đã thấy cái hình bày bán giày bốt còn xe hơi thì thấy tháo bánh tháo máy chứ gặp như bây giờ chắc kéo nguyên con về xẻ thịt cho gọn
Người bán vỉa hè có thể là dân SG, nhưng hàng là do dân Thổ Tang, Vĩnh Phúc chuyển vào
Nói về độ thức thời và nhạy bén KD thì dân Thổ Tang còn sớm hơn dân Ninh Hiệp, cứ giải phóng đến đâu theo chân các anh bồ đội là có các mặt hàng hút khách thời đó, từ ảnh bác, tiền miền bắc, cờ quạt, các đồ lưu niệm, giày dép, mũ mão...bán cho dân mới giải phóng
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,675
Động cơ
567,385 Mã lực
Lịch sử thế giới cận đại có hai quân đội chính quy là quân Phòng vệ Do Thái và quân đội nhà mình là trang phục đơn giản, không phù hiệu, không tên tuổi,.... lại là những quân đội thành tích ghê gớm nhất.
Không những thế, việc nghi binh, ngụy trang của QĐND VN là rất ảo diệu, các đơn vị ngoài mã hóa oánh số thì thường có bí danh, mật danh khác nhau.
Chữ T của mấy xe tăng bị bắn cháy ở Lăng Cha Cả có thể ở dạng này. Cứ theo dòng lịch sử thì dường như có 2 chiếc xe tăng số hiệu 910 cùng tiến đánh SG ở 2 địa điểm khác nhau cùng 1 thời điểm.
Quân phục đẹp chỉ có lính Đức quốc xã là chuẩn nhất
 

lovewheels

Xe buýt
Biển số
OF-3258
Ngày cấp bằng
30/1/07
Số km
855
Động cơ
564,911 Mã lực
Quê bên vợ em là dân Thổ tang, về quê nghe kể chuyện là 30/4 giải phóng thì ngày 2/5 dân Thổ tang đã mang cờ giải phóng vào bán. Đến giờ vẫn vậy, em về quê toàn đi đường Sơn tây sang, đi đường Việt trì vào là tắc đường vì ô tô ở Thổ tang lấy hàng kẹt đường suốt.

Người bán vỉa hè có thể là dân SG, nhưng hàng là do dân Thổ Tang, Vĩnh Phúc chuyển vào
Nói về độ thức thời và nhạy bén KD thì dân Thổ Tang còn sớm hơn dân Ninh Hiệp, cứ giải phóng đến đâu theo chân các anh bồ đội là có các mặt hàng hút khách thời đó, từ ảnh bác, tiền miền bắc, cờ quạt, các đồ lưu niệm, giày dép, mũ mão...bán cho dân mới giải phóng
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,986 Mã lực
Bức ảnh này không rõ ở mặt trận nào? Có vẻ như anh lính VNCH là hàng binh
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
11,534
Động cơ
572,214 Mã lực
Bức ảnh này không rõ ở mặt trận nào? Có vẻ như anh lính VNCH là hàng binh
Hình như là Trung tá Phạm Văn Đính chỉ huy 2.000 quân trong trại Carrol (Tân Lâm) ra hàng hồi chiến dịch Quảng Trị 1972! Đây là lần ra hàng lớn nhất của VNCH trước 1975. Trung tá Đính vốn là chỉ huy lực lượng đặc biệt tinh nhuệ đột nhập vào Trường Sơn, nhưng sau lần chứng kiến tận mắt lực lượng dù bị đánh tơi tả trong Lam Sơn 719, ông hiểu ra sức mạnh khủng khiếp của đối phương.
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,986 Mã lực
Hình như là Trung tá Phạm Văn Đính chỉ huy 2.000 quân trong trại Carrol (Tân Lâm) ra hàng hồi chiến dịch Quảng Trị 1972! Đây là lần ra hàng lớn nhất của VNCH trước 1975. Trung tá Đính vốn là chỉ huy lực lượng đặc biệt tinh nhuệ đột nhập vào Trường Sơn, nhưng sau lần chứng kiến tận mắt lực lượng dù bị đánh tơi tả trong Lam Sơn 719, ông hiểu ra sức mạnh khủng khiếp của đối phương.
Cảm ơn Cụ!
Nhìn ông ấy mặc áo len có cổ cao trong quân phục em ngờ ngợ là phải ở khu vực thời tiết lạnh (Bắc Trung bộ). Trung tá trung đoàn trưởng có vẻ khá trẻ cụ nhỉ
Vậy là vụ này
...
Ngày 31/3/1972, Trung Tá Ðính liên lạc với Chuẩn tướng Vũ Văn Giai để xin tiếp viện. “Nếu không được tiếp viện, căn cứ chỉ có thể giữ được vài ngày nữa thôi”, Ðính báo cáo với Tướng Giai. “Ráng chờ, sẽ có tiếp viện,” Tướng Giai trả lời.

Hôm sau, 1/4, Tướng Hoàng Xuân Lãm – Tư lệnh Quân đoàn 1 của quân lực VNCH đích thân gọi cho Ðính. Lạc quan vì nghĩ rằng mình sẽ có tin vui, nhưng Tướng Lãm chỉ ra lệnh vắn tắt, là Sư Ðoàn 3 Bộ binh và Quân đoàn 1 không còn gì để tiếp viện. Trung đoàn 56 phải giữ căn cứ Carroll bằng mọi giá!

Sáng ngày 2/4/1972, các xạ thủ của Đoàn Bông Lau tiếp tục tập trung hỏa lực tấn công vào căn cứ Carroll. Trung tá Đính liên tục gọi điện về Bộ chỉ huy Sư đoàn 3 để xin tăng viện, nhưng mọi chờ đợi của Đính và thuộc cấp của mình đều chìm trong vô vọng và điều quan trọng nhất là không nhận được bất cứ một câu trả lời cụ thể nào về số phận của Trung đoàn 56.

Biết là vòng vây của quân giải phóng ngày càng khép chặt, trong tình thế không có bất cứ một phương án kháng cự nào khả thi, Trung tá Đính đã lên hệ thống truyền tin để liên lạc xin được gặp vị chỉ huy cao nhất của quân giải phóng đang nhằm hướng tấn công vào Trung đoàn 56 tại cứ điểm Carroll.

Sự kiện này đã được cựu chiến binh Hồ Văn Duyệt kể lại như sau: “Hồi đó tôi là giáo viên trường Sĩ quan Pháo binh được phái đi phục vụ cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Tôi được đi cùng trung đoàn pháo binh 38, chi viện cho sư đoàn 304, tấn công căn cứ Carroll do trung đoàn 56, sư đoàn 3 đóng giữ.

Ngày 2/4/1972, đồng chí Trung đoàn phó Pháo binh chỉ huy đài quan sát phải lên Sở Chỉ huy Sư đoàn họp, ủy nhiệm cho tôi thay thế tiếp tục thực hiện kế hoạch hỏa lực. Khoảng đầu giờ chiều hôm ấy, một chiến sĩ trực vô tuyến điện báo cáo với tôi:

“Có một tên yêu cầu gặp thủ trưởng!”, tôi bảo: “Nó phá rối đấy chứ gặp gì, mặc kệ nó”. Một lát sau, chiến sĩ lại báo cáo “Tên đó xưng là Trung tá Chỉ huy trưởng xin gặp Sao Hôm”. Sao Hôm là mật danh của đài quan sát chỉ huy.

Theo cách xưng hô, tôi đoán là một viên sĩ quan nên cầm máy. “A lô! Tôi là Sao Hôm đây, các anh cần gặp có việc gì?”, phía bên kia trả lời: “Tôi, Trung tá Phạm Văn Đính – Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 xin được gặp cấp chỉ huy cao nhất. Xin ông cho biết danh tánh và cấp bậc”.

Nghe câu nói đó, tôi nghĩ anh này chắc được huấn luyện rất chính quy ở bên Mỹ. Riêng tôi, chưa từng dự kiến đối thoại với địch nên lúng túng không biết xưng hô thế nào. Tôi trả lời Trung tá Đính: “Chúng tôi không có thói quen xưng hô tên tuổi cấp bậc với đối phương trong lúc tác chiến, anh gọi tôi là Sao Hôm là được rồi.

Tôi không phải là cấp chỉ huy cao nhất nhưng có thể trả lời những gì anh cần hỏi, nếu quá quyền hạn tôi sẽ chuyển đạt lên cấp trên”. Ông Đính nói: “Tôi đề nghị các ông dừng hỏa lực trong một giờ, chúng tôi muốn thương lượng”.

Tôi dùng điện thoại báo cáo lên cấp trên, Sư đoàn điện xuống chỉ đạo: “Anh có thể gọi họ là ông, anh bảo họ đầu hàng đi chứ còn thương lượng cái gì”. Tôi lên vô tuyến điện trả lời viên Trung tá Chỉ huy trưởng:

“Tôi nghĩ đề nghị của ông không thích hợp, các ông đã mất Đầu Mầu, Ba Hồ, Động Toàn rồi. Lữ đoàn thiết giáp lên giải vây cho các ông đã bị đánh tan tác, chạy lui rồi. Đông Hà cũng sắp mất. Chắc ông cũng đã nghe tiếng súng máy gần kề rồi. Các ông hạ vũ khí ngừng chiến đấu là tốt nhất. Các ông nên đầu hàng đi”.

Viên trung tá trả lời: “Có đầu hàng cũng phải thảo luận các điều kiện chứ”. Tôi nói: “Không cần thảo luận đâu! Ông có biết chính sách 10 điểm của mặt trận giải phóng miền Nam không?”.

Đính trả lời: “Tôi có biết”. Tôi bảo: “Chúng tôi chấp hành đầy đủ chính sách của 10 điểm đó”. Đính bảo rằng: “Nhưng tôi cũng cần triệu tập các sĩ quan dưới quyền, họ chỉ huy từng bộ phận rải rác khắp nơi và cần thời gian để họp”.

Chỉ huy Sư đoàn vẫn tập trung để theo dõi cuộc trao đổi của tôi với viên Trung tá chỉ huy trưởng, đồng thời gọi điện thoại xuống để hướng dẫn cho tôi một số thủ tục. Tôi nói với Trung tá Đính:

“Vậy thì tôi đồng ý ngừng hỏa lực trong vòng 1 giờ theo yêu cầu của ông. Còn yêu cầu của chúng tôi là ông cho kéo cờ trắng lên cột cờ trung tâm của căn cứ trước khi ngừng hỏa lực. Sau khi ngừng hỏa lực được 30 phút, một nửa số quân của ông phải ra khỏi công sự, lên mặt đất, không mang theo vũ khí”.

Ngay sau đó, Ðính tập hợp 13 sĩ quan chỉ huy của trung đoàn trong hầm chỉ huy để quyết định. Ðính mở lời trước, cho biết tình thế rất tuyệt vọng. Căn cứ không thể cầm cự trước sự tấn công liên tục của quân giải phóng. Sau đó Ðính nói ra ý nghĩ thật của mình:

“Nếu tiếp tục chiến đấu, nhiều người sẽ chết. Và nếu chúng ta có bị thương, có chết, để có được một chiến thắng, thì cũng không ai lo cho chúng ta sau đó. Chúng ta bây giờ phải tự lo lấy thân.” Tiếp theo, Ðính nói về đề nghị của chỉ huy quân giải phóng.

Sau đó ông hỏi tất cả muốn tử thủ, đánh mở đường máu, hay đầu hàng? Nếu tất cả các sĩ quan có mặt đồng ý tiếp tục đánh thì ông sẽ nghe theo ý họ. Trong số sĩ quan hiện diện, chỉ có Thiếu tá Tôn Thất Mãn - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 56 lên tiếng đòi đánh đến cùng. Số sĩ quan còn lại yên lặng không ý kiến.

Trước sự yên lặng của các sĩ quan, Ðính nói về gia đình của họ, về viễn cảnh những vui mừng khi họ được sống sót trở về. Tất cả đều đồng ý đầu hàng, chỉ có Thiếu tá Mãn không bỏ phiếu.

Với quyết định đã được đồng thuận, Ðính đi qua lô cốt của hai sĩ quan cố vấn Mỹ để thông báo. Nhưng Thiếu tá Joseph Brown và Trung tá William Camper không đồng ý. Camper đề nghị trung đoàn dùng những chiếc thiết giáp có trong căn cứ đánh bung ra vòng đai mở đường máu. Ðính không chịu, nói vô ích.

Lúc này, có một máy bay trực thăng C-47 trên đường tiếp tế đạn cho căn cứ Mai Lộc bay ngang qua đó, ghé lại bốc 2 viên sĩ quan Mỹ cùng với khoảng 30 binh sĩ không chịu đầu hàng muốn đi theo 2 sĩ quan cố vấn. Khi chiếc trực thăng cất cánh thì cờ trắng đầu hàng đã bay trên căn cứ Carroll....
 
Chỉnh sửa cuối:
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top