Nói về văn học Liên Sô em lại thấy những cuốn thiếu nhi hấp dẫn hơn, giờ chỉ nhớ nhất : Mít-đặc và các bạn, sách in giấy trắng bìa đẹp. Đọc từ hồi cấp I mà vẫn còn nhớ nội dung. Còn cuốn "thép đã tôi.." em chỉ thấy phần yêu Tonhia còn hay, về sau thấy thường nên ko đánh giá cao cuốn này.
Cuốn "tuổi trẻ Lenin" mới là cuốn em thấy hay, vì viết vào thời kì trước khi Ulianop ( tên thật của Lenin) 25 tuổi nên nó mô tả Lenin như một thanh niên bình thuờng thời đó và không có gì đảm bảo sau này làm được gì lớn lao. Những phần hay là tả về gia đình và các anh chị em nhà Ulianop. Như một gia đình công chức kiểu mẫu, đề cao :giáo dục, sự tự do, tính phản biện trước cái sai,... Em theo dõi thấy từ hồi Lenin còn học cấp I họ đã dậy nhiều ngoại ngữ cho hs như tiếng latin, Hy Lạp, tiếng Đức dù vẫn có thần học. Và Lenin từ nhỏ đã tỏ ra có tố chất phản biện, phê bình. Phần đấu tranh khi học sv lại kém hấp dẫn.
Ông cụ em từng đi Tây Nguyên từ năm 65-74 nên mang về khá nhiều sách Sô Viết, nhiều cuốn in giấy trắng bìa vải đàng hoàng. Có lần mất vài ngày đọc cuốn : Trên bờ sông hoang vắng của Boris Polevoi thì phải , thấy hơi lan man dù cũng dày khoảng 500 trang, bìa và giấy rõ đẹp. Ko rõ các cụ đọc cuốn Anna Karenina chưa, em mới đọc được một ít bản pdf rồi bẵng đi ko đụng tới. Ngoài ra còn có cuốn " Hải Âu " và truyện ngắn " Người thứ 41" em thấy ông cụ em khen hay.
Đọc và so sánh thì em thấy điểm chung là văn học Sô Viết mảng thiếu nhi và kinh điển thì hay, còn mảng chiến tranh và CNXH lại ko đặc tả lắm. Cái này khác sách của Âu Mỹ - nó mô tả tính cách cá nhân, nhân vật sắc sảo hơn là về lý tưởng sống. Họ tìm cách khắc hoạ cá tính cá nhân hay hơn. Giống như " cuốn theo chiều gió " hay ở tính cách nhân vật, điển hình cho người Mỹ còn lại chả có gì. Có cuốn " Kiêu hãnh và định kiến " em cũng đọc được ít bản pdf.