Băng Châu vụt sáng sau “Trần Thị Diễm Châu” Nữ ca sĩ Băng Châu bước vào làng ca hát nhờ sự dẫn dắt của ông thầy là nhạc sĩ kiêm danh ca Duy Khánh.Cô tạo được tiếng vang nhờ nhạc phẩm Nhớ nhau hoài của nhạc sĩ Anh Việt Thu.
Năm 1971, tên tuổi của Băng Châu thật sự được nổi bật với nhạc phẩm Qua cơn mê của nhạc sĩ Trịnh Lâm Ngân.
Ca nhạc và đài truyền hình Sài Gòn số 9 bắt đầu thường xuyên xuất hiện một gương mặt ngôi sao trẻ, Băng Châu hát trong đĩa, truyền hình hoặc xuất hiện trong các vở kịch.
Đạo diễn Lê Dân chỉ đạo diễn xuất cho Băng Châu khi tham gia quay phim “Trần Thị Diễm Châu”
Khuôn mặt của Băng Châu đã lọt vào mắt đạo diễn Lê Dân và ông đã tin tưởng giao ngay vai nữ chính của bộ phim Trần Thị Diễm Châu cho cô. Theo lời đạo diễn Lê Dân lúc còn sống cho biết thì : “Trước khi đưa quyển tiểu thuyết đang chấn động văn đàn Sài Gòn thời bấy giờ về nhân vật “Châu Kool” của nhà văn Duyên Anh lên màn bạc, tôi đã đi lùng trong hàng ngũ các nữ nghệ sĩ cải lương, các nữ minh tinh màn bạc, các nữ ca sĩ để tìm cho ra một cô có vóc dáng và nhân diện có thể đóng vai từ một thiếu nữ ngây thơ, đến một người đàn bà bụi đời thể hiện qua nữ nhân vật Trần Thị Diễm Châu có cái hỗn danh là Châu Kool (vì ưa hút thuốc lá Kool).Tôi gặp được Băng Châu. Cô là hiện thân pha trộn của ba mẫu người đàn bà khác nhau. Khi đóng vai Diễm Châu nữ sinh, cô có vẻ ngây thơ trong sáng và hành xử rất hồn nhiên.Khi đóng vai Diễm Châu thiếu phụ đa tình,cô thể hiện được mẫu người tình tứ thập phần gợi cảm. Khi đóng vai Diễm Châu nữ chúa trong làng dao búa cô thể hiện được vẻ dữ dằn sắt đá.Tôi cảm thấy rất hài lòng”
La Thoại Tân và Băng Châu trong phim Phim Trần Thị Diễm Châu thuộc loại màn ảnh đại vĩ tuyến, 35 ly trắng đen, dài 1 giờ 30 phút, và đạo diễn Lê Dân đã dựa vào tác phẩm xã hội cùng tên của nhà văn Duyên Anh để thực hiện. Chuyện phim kể lại cuộc đời một cô nữ sinh vừa đến tuổi dậy thì Trần Thị Diễm Châu, đã phải chịu bao sóng gió, nghịch cảnh như mất cha, mẹ tái giá rồi bị cha dượng phá hại cuộc đời, người yêu lợi dụng.Trong một lớp học Anh văn,cô nữ sinh có tên Trần Thị Diễm Châu được ông giáo sư Dũng tỏ tình,thế rồi hai người này yêu nhau say đắm.Cha dượng của Trần Thị Diễm Châu ghen với Dũng và thừa lúc mẹ cô nằm bệnh viên, ông đã dùng bạo lực hãm hiếp đứa con ghẻ.
Bị mất đi sự trinh trắng của người con gái, Diễm Châu tìm đến Dũng và không còn giữ gìn gì nữa, thời gian sau nàng có thai, nhưng cả Dũng và cha dượng đều phủ nhận cái bào thai kia của họ.Châu có quen với một vũ nữ tên Thu Hồng,Châu xem đó là người thân thiết nhất nên khi quá đau khổ, Diễm Châu bỏ nhà đến ở cùng cô này. Thu Hồng có lòng thương mến Diễm Châu nên đưa đi phá thai rồi đưa nàng vào nội trú tiếp tục việc học. Ở đây Diễm Châu nhờ các bà Sơ khuyên giúp nên lần hồi quên được nỗi buồn bất hạnh của đời con gái, nhưng rồi có một ngày kia. Diễm Châu lại hay tin đau đớn là Thu Hồng bị một bà lớn đánh ghen tạt axít.
Diễm Châu được một bà Sơ đưa đến bệnh viện để thăm chị, tại đây một phóng viên nhà báo tên Thái Anh đến gặp Diễm Châu để phỏng vấn, và chàng này tỏ vẻ si mê trước sắc đẹp sầu muộn của cô.Sau đó Thu Hồng vì không muốn nhìn thấy gương mặt bị tàn phá của mình tên tự tử chết. Bóng mát trên đời không còn nữa, Diễm Châu quyết định rời nội trú về chỗ ở của Thu Hồng, và gặp cô bạn là vũ nữ Hồ Hải cô này khuyên Diễm Châu vào nghề nhảy để trả thù đàn ông. Nhưng ngay đêm đầu đến vũ trường hành nghề vũ nữ , Diễm Châu gặp lại nhà báo Thái Anh,chàng khuyên nhủ Diễm Châu ,rồi họ kết hôn với nhau.Cặp vợ chồng này sống thật hạnh phúc và sắp có con đầu lòng thì giông bão đưa đến,Thái Anh đi chơi gặp giáo sư Dũng,tên sở khanh tìm cách nói xấu Diễm Châu.Tự ái nổi dậy, Thái Anh uống rượu say sưa rồi về nhà nhục mạ vợ khiến nàng chán nản lòng hẹp hòi của chồng, nên đem tất cả sự thật đời mình nói lại cho Thái Anh nghe rồi quyết định dứt tình.Thái Anh hiểu chuyện hối hận thương vợ vô vàn, đi tìm Dũng đánh và chàng bị những tên du đãng đàn em của Dũng đánh chết.
Còn lại một thân một mình,Diễm Châu chịu cô độc trong ngày sinh nở.Sau đó Diễm Châu tìm gặp Hồ Hải, để rồi nàng trở thành một vũ nữ danh tiếng. Cuộc trả thù đàn ông bắt đầu, Diễm Châu dùng sắc đẹp của mình làm lợi khí để hành hạ những người đàn ông đến với nàng, buộc tên du đãng Tony Phước suy tôn nàng làm nữ chúa Châu Kool và bắt giáo sư Dũng về nhà đánh đập trả thù xưa.
Diễm Châu cũng được các tay ăn chơi giàu có đem tiền bạc đến cho nàng phung phí. Em trai của Diễm Châu là Huy được nàng tặng cho số tiền lớn để sống cả đời sung sướng. Chủ ý của Châu là trả thù đàn ông nên nàng không yêu thương gì Tony Phước, sau khi lợi dụng gã để trả thù Dũng, Diễm Châu lại giao du với Georges Tạo để hai tên này ghen tuông thanh toán nhau.
Tạo bắn chết Tony Phước ở Vũng Tàu, rồi tìm về với Diễm Châu thì đàn em của Phước bắt . Diễm Châu để mặc cho bọn đàn em Phước đánh Tạo đến chết.Giữa lúc đó thì có toán cảnh sát tuần tiễu bắt cả bọn du đãng giết người. Diễm Châu cũng bị liên lụy phải vào tù, sống chen chúc cùng những nữ phạm nhân khác và tại đây nàng nhận thấy sự trả thù của mình quá ích kỷ, nên nguyện khi ra tù sẽ trở về cuộc đời của cô gái thuần lương, sống yên lành với đứa con của mình.
Phim có sự tham gia của các diễn viên: Băng Châu vai Trần Thị Diễm Châu, Ngọc Thúy vai vũ nữ Thu Hồng (bị tạt ắt xít và tự tử chết), La Thoại Tân vai Thái Anh, Bảo Ân vai Dũng, Hà Huyền Chi vai Tony Phước, Thanh Sang vai Huy, Ngọc Phu vai Georges Tạo, Kiều Hạnh vai Sơ Hiệu Trưởng, Thanh Nguyệt vai Sơ, Xuân Phát vai Dượng ghẻ….
Theo như dư luận lúc bấy giờ thì có lẽ câu chuyện đã đưa lên màn ảnh một xã hội băng hoại suy đồi với những lớp người lọc lừa gian trá, gây ấn tượng nặng nề cho giới trẻ chăng? Thế nhưng, mặc dầu bị trở ngại khá lâu ở khâu kiểm duyệt, cuối cùng rồi phim Trần Thị Diễm Châu cũng được chiếu ra mắt khán giả Sài Gòn kể từ đầu Tháng Chín năm 1971 tại các rạp Rex, Ðại Nam, Văn Hoa Sài Gòn, Văn Hoa Dakao…
Trần Thị Diễm Châu là phim do Lê Dân cải biên từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của Duyên Anh và đạo diễn.Do có hàng chục năm hành nghề luật sư,ông có dịp tiếp xúc với nhiều thân chủ của mình, hiểu biết về những nỗi đau và oan trái trong cuộc đời của họ. Nhân vật trung tâm trong phim này của ông là một cô gái trẻ,đẹp như cái tên của cô: Diễm Châu.Cô không chỉ đẹp,mà còn trong trắng,hiền hậu.Nhưng rồi những sóng gió cuộc đời,những “tên Sở Khanh”, những kẻ bất nhân đã xô đẩy cô xuống tận đáy xã hội và biến cô trở thành “hung thần của đàn ông”,làm chấn động giới giang hồ, sau phạm tội chủ mưu giết người, phải ra trước vành móng ngựa. Đời người con gái có số phận phũ phàng, Trần Thị Diễm Châu gói gọn trong 90 phút, với hình ảnh cuối cùng là nhân vật này đứng đằng sau các song sắt phòng giam của nhà tù Chí Hòa.Đèn trong rạp đã bật sáng, mà người xem còn như nghe văng vẳng bên tai lời Diễm Châu nói với dì Phước ở trường dòng Thánh Điển:“Dì bảo Chúa thương con,sao Chúa vẫn làm con khổ? Dì bảo chị của con là người của Chúa, sao chị con lại bị tai nạn đau đớn đến nỗi phải tự vẫn?”.Đoạn kết thực sự của bộ phim ngoài đời ảm đạm hơn: phim bị cơ quan kiểm duyệt của Bộ Thông tin Sài Gòn cũ giữ lại không cho ra mắt khán giả, với lý do “nội dung quá tàn bạo”. Dư luận báo chí đã lên tiếng bênh vực người làm phim, đặc biệt với bài “Biện hộ giùm cho luật sư:Ai đã giết Trần Thị Diễm Châu?” của ký giả Huy Vân (“Luật sư” chính là Lê Dân ngoài đời, đạo diễn phim). Ký giả Huy Vân, trong bài “Biện hộ giùm cho luật sư: Ai đã giết Trần Thị Diễm Châu?” đăng trên báo “Gió Nam”, ra ngày 13-6-1971, đã gọi Lê Dân là “người can đảm”, “muốn cải tạo xã hội này bằng viên thuốc đắng nhưng mà hiệu nghiệm”. Sau bộ phim,Băng Châu trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực điện ảnh.Chính nhờ sự “chạm ngõ” đầy thuận lợi như vậy,điện ảnh đã mở rộng vòng tay đón nhận Băng Châu,cô được mời xuất hiện trong nhiều phim khác như: Trường tôi, Bốn thủy thủ sợ ma, Năm vua Hề về làng…
Đạo diễn Lê Dân và phái đoàn văn nghệ sĩ đi diễn nước ngoài Băng Châu và Nguyễn Chánh Tín Đạo diễn Lê Dân và đoàn phim “Loan mắt nhung”
Đạo diễn Lê Dân chụp ảnh chung với đồng nghiệp Nụ cười vẫn rạng ngời như thuở nào
Sau năm 1975, điện ảnh cách mạng đã góp phần cho Băng Châu tạo được dấu ấn thật xuất sắc qua những vai diễn đa dạng trong các bộ phim: Mối tình đầu (diễn cùng Thế Anh, Như Quỳnh…), Giữa hai làn nước(diễn cùng Nguyễn Chánh Tín)…Băng Châu vẫn tham gia ca hát, diễn kịch,cô là một ca sĩ duyên dáng của đoàn kịch nói Bông Hồng.Nghe Băng Châu hát Cuộc đời vẫn đẹp sao rất ấn tượng.
Băng Châu về thăm quê hương năm 2015
Băng Châu sang Mỹ sinh sống và vẫn tham gia họat động văn nghệ, cô thu băng, làm MC đài phát thanh, truyền hình, đóng kịch , cải lương cho một số băng video và tham gia thâu hình các chương trình DVD ca nhạc, kịch.
P/s:Nhà cháu copy/paste mà sao ko có hình nhỉ?