Hiệp thương kém thôi mà cụ
Kiếm ngon vào tay con khỉ thì vua cũng đứt đầu thoai
Cường kích A-10 bắn nhầm quân Anh tại Iraq
Ngày 28/3/2003, trong chiến dịch xâm lược Iraq, hai máy bay cường kích A-10 của không quân Mỹ phát hiện một đoàn xe thiết giáp từ độ cao 3 km. Theo quy ước, xe của quân đội Anh sẽ có tấm ván màu da cam trên nóc để máy bay liên quân nhận biết, tránh bắn nhầm, theo
Listverse.
Dù đã nhìn thấy các tấm ván da cam này, phi công Mỹ lại kết luận đó là tên lửa của quân đội Iraq. Sau khi chỉ huy mặt đất xác nhận không có lực lượng bạn trong khu vực, biên đội A-10 quyết định tấn công đoàn xe bằng khẩu pháo nòng xoay GAU-8/A đầy uy lực. Khi loạt đạn đầu đánh trúng mục tiêu, lính Anh lập tức bỏ chạy, tìm chỗ nấp và cố gắng liên lạc với hai chiếc A-10 để ra hiệu ngừng bắn.
Phi công Mỹ đã đổi tần số liên lạc từ trước nên không thể nghe thấy lính Anh kêu cứu, tiếp tục nã loạt đạn thứ hai. Phải đến khi sở chỉ huy nhận được thông tin, họ mới ra lệnh ngừng công kích.
Cuộc tấn công nhầm đã phá hủy hai xe tăng hạng nhẹ Scimitar đang làm nhiệm vụ trinh sát, giết chết một lính Anh và làm bị thương 5 lính khác. Sau khi biết được điều này, hai phi công A-10 đã vô cùng hối hận. Cuộc điều tra cho thấy biên đội A-10 không thông báo cho chỉ huy mặt đất về đặc điểm của đoàn xe, đồng thời công kích chúng mà không hề được phép. Tuy nhiên, hai người này vẫn không bị kết tội làm trái quy tắc.
F-16 ném bom nhầm nơi huấn luyện của quân đội Canada
Tháng 4/2002, hai máy bay F-16 của Mỹ đang trở về căn cứ ở Afghanistan sau khi tuần tra thì bất ngờ nhận được cảnh báo bị tên lửa phòng không khóa mục tiêu. Họ liên lạc về sở chỉ huy xin phép được đáp trả bằng pháo 20 mm để tự vệ.
Do thông tin chưa rõ ràng, sở chỉ huy ra lệnh chờ và sau đó không cho phép phi công khai hỏa. Tuy vậy, một trong hai phi công là thiếu tá Harry Schmidt đã tự ý ra quyết định và ném một quả bom dẫn đường laser vào mục tiêu, tin rằng mình đang tự vệ trước đối phương.
Nhưng mục tiêu đó lại là một thao trường tập bắn của quân đội Canada. Quả bom của Schmidt đánh trúng nơi này khi lính Canada đang tập luyện, khiến 4 người thiệt mạng và 8 người bị thương. Tuy không bị kết tội giết người, Schmidt cũng bị kỷ luật vì bất tuân mệnh lệnh và chịu mức phạt 5.700 USD.
Trực thăng Apache bắn nhầm xe thiết giáp lục quân Mỹ
Ngày 17/2/1991, trong chiến dịch Bão táp sa mạc, trung tá Mỹ Ralph Hayles điều khiển chiếc trực thăng AH-64 Apache phóng hai tên lửa AGM-114 Hellfire vào một xe chiến đấu bộ binh Bradley và một xe chở quân M113 của lục quân Mỹ. Hai lính Mỹ thiệt mạng và 6 người bị thương trong sự cố bắn nhầm tệ hại này.
Vụ việc xảy ra sau khi bộ binh Mỹ trên mặt đất phát hiện các xe thiết giáp Iraq gần vị trí của họ. 3 trực thăng Apache được điều đến để trinh sát, yểm trợ và phát hiện hai phương tiện trong đêm tối. Cho rằng đây là thiết giáp Iraq, trung tá Hayles quyết định khai hỏa, bất chấp sự phản đối từ xạ thủ bay cùng và hàng loạt lỗi kỹ thuật với hệ thống vũ khí.
Cuộc điều tra sau đó xác định nguyên nhân là do thời tiết xấu, gió mạnh làm trực thăng bay lệch hướng, khiến phi công nhắm thẳng vào rìa đội hình quân Mỹ, thay vì hướng tới xe thiết giáp Iraq như dự kiến. Sau vụ việc này, trung tá Hayles bị cấm bay hoàn toàn.
Phi công F-15 nhầm trực thăng Mỹ với Mi-24 Iraq
Trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, Mỹ lập vùng cấm bay tại phía nam Iraq để hỗ trợ lực lượng người Kurd nổi dậy chống chính quyền. Không quân Mỹ được lệnh bắn hạ mọi máy bay Iraq xâm phạm vào khu vực này.
Ngày 14/4/1994, hai trực thăng UH-60 Black Hawk của lục quân Mỹ chở theo 26 người trên đường tới trung tâm phối hợp chiến dịch thì bị một biên đội F-15 của không quân Mỹ phát hiện. Thiết bị nhận dạng địch - ta của hai chiếc UH-60 bị hỏng, khiến phi công F-15 không rõ đó là trực thăng của phe nào.
Theo đúng quy trình, biên đội F-15 bay sát mục tiêu để nhận diện bằng mắt thường. Điều tai hại đã xảy ra khi họ nhận diện nhầm những chiếc UH-60 này thành trực thăng vũ trang Mi-24 trong biên chế của quân đội Iraq. Cả hai tiêm kích F-15 vòng lại và bắn rơi phi đội UH-60, khiến toàn bộ những người trên máy bay thiệt mạng.
Cụ chuẩn