- Biển số
- OF-43193
- Ngày cấp bằng
- 13/8/09
- Số km
- 929
- Động cơ
- 474,090 Mã lực
Chào các chuyên gia về QS OF, iem thấy nhà ta cũng như các phương tiện truyền thông đề cập đến các loại vũ khí khí tài phòng thủ đường không nhiều rồi, và trong đó tiêu biểu nhất là 2 đại diện đến từ 2 nền CN QP mạnh nhất TG bây giờ. Có thể xem đây là những khí tài PK tầm cao mạnh nhất và cũng gây tốn nhiều bút muẹc của các nhà bình luận. Iem xin pháp cập nhật so sánh về 2 đại diện tiêu biểu nhất vào một thớt mới nhàm cùng các bác Thủy quân OF chém gió thêm xôm.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf
S-400 Triumf là hệ thống TLPK cơ động tầm xa và siêu xa thế hệ 4+ đa năng, là hệ thống TLPK tiên tiến nhất của Nga hiện nay, và chuẩn hóa hơn để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của phòng thủ đường không-vũ trụ đầu thế kỷ XXI.
S-400 Triumf được nhận vào trang bị của quân đội Liên bang Nga ngày 28/4/2007 theo nghị định của Chính phủ Liên bang Nga, mẫu sản xuất loạt của S-400 được chế tạo và đưa vào trực chiến ngày 6/8/2007 tại khu vực thành phố Elektrostal, tỉnh Moskva.
S-400 do TsKB Almaz phát triển dựa trên hệ thống TLPK S-300P nhưng có tính năng cao hơn nhiều, dùng để thực hiện các nhiệm vụ phòng không và phòng thủ tên lửa phi chiến lược hiện nay. Được nhận vào trang bị ngày 28.4.2007. Khác biệt quan trọng của S-400 so với S-300 là các TLPK mới lắp đầu tự dẫn chủ động và tầm bắn xa hơn. S-400 có thể sử dụng để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa. S-400 có nhiều khả năng để cải tiến, nâng cấp.
Thông tin tham khảo Các tổ hợp và hệ thống TLPK thuộc nhiều thế hệ do Liên hiệp khoa học-sản xuất Almaz phát triển đã được sử dụng rộng rãi tại Nga và nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối thế kỷ XX.
Thuộc về thế hệ 1 là hệ thống TLPK cố định tầm trung S-25. Trên cơ sở S-25 cho đến giữa thập niên 1950, Liên Xô đã xây dựng hệ thống TLPK khu vực nhiều tầng phòng thủ thành phố Moskva và khu công nghiệp Moskva.
Sau đó là các hệ thống TLPK thế hệ 2 tầm trung S-75, tầm trung và ngắn S-125 và tầm xa S-200 để bảo đảm phòng không cho các trung tâm công nghiệp, hành chính, các công trình dân sự và quân sự.
Đại diện cho các hệ thống TLPK thế hệ 3, họ TLPK cơ động đa kênh S-300PMU. Hệ thống này đã áp dụng những thành tựu mới nhất thời kỳ cuối thế kỷ XX trong lĩnh vực kỹ thuật tên lửa, radar, điện tử và thông tin, cụ thể là:
- Anten mạng pha cho radar chiếu xạ mục tiêu và dẫn tên lửa, và cho radar phát hiện để bảo đảm khả năng điều khiển linh hoạt các biểu đồ hướng;
- Hệ thống tính toán đa bộ xử lý;
- Lần đầu tiên đã tự động hóa toàn bộ các quá trình của hoạt động chiến đấu (phát hiện, nhận dạng, bám, phân phối mục tiêu, chỉ thị mục tiêu, xử lý thông tin chỉ thị mục tiêu, bắt mục tiêu, bám mục tiêu, bắt, bám và dẫn tên lửa, đánh giá kết quả bắn);
- TLPK nhiên liệu rắn 1 tầng;
- Phương pháp dẫn kết hợp cho TLPK, phương pháp nhị phân - "điều khiển qua tên lửa";
- Phương pháp cất trữ TLPK trong contenơ, không cần kiểm tra định kỳ trong suốt thời gian khai thác;
- Các thiết bị điện tử có sử dụng rộng rãi các vi mạch tích hợp trong.
Các tổ hợp và hệ thống TLPK thế hệ 1 và 2 có thể tác chiến hiệu quả chống máy bay, nhưng chỉ có khả năng hạn chế trong đối phó với máy bay không người lái cỡ nhỏ.
Các hệ thống TLPK thế hệ 3 S-300PMU1, S-300PMU2 Favorit là các hệ thống TLPK đa năng, có khả năng tiêu diệt các phương tiện tấn công đường không khí động, bán đường đạn và đường đạn, kể cả tên lửa đường đạn chiến thuật và chiến dịch-chiến thuật.
Khi nghiên cứu chế tạo hệ thống TLPK S-400, người ta xuất phát từ các xu hướng phát triển sau đây của các phương tiện tấn công đường không-vũ trụ do các tổ chức chuyên ngành của BQP Nga xác định:
- Tận dụng dải độ cao bay nhỏ và cực nhỏ trong vùng sát thương của các phương tiện hỏa lực PK;
- Độ bộc lộ trong các trường vật lý chủ yếu của phương tiện bay giảm mạnh nhờ sử dụng kết hợp công nghệ Stealth (tàng hình);
- Sự gia tăng về số lượng các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ trong các vùng hoạt động của các phương tiện PK nhờ sử dụng các máy bay không người lái;
- Trang bị cho tất cả các phương tiện tấn công những khí tài chế áp vô tuyến điện tử hiệu suất cao;
- Sử dụng vũ khí chính xác cao;
- Mở rộng sản xuất và đưa vào trang bị các tên lửa đường đạn phi chiến lược, trước hết là tên lửa chiến thuật và chiến dịch-chiến thuật, cũng như việc một số nước làm chủ khả năng sản xuất tên lửa đường đạn tầm trung.
Các nguyên tắc cấu trúc cơ bản hệ thống TLPK S-400:
- Cấu trúc mở (khả năng mở rộng khả năng chiến đấu) nhờ kết cấu các phương tiện dạng module;
- Đa năng và khả năng sử dụng các phương tiện của hệ thống để thiết lập các thê đội phòng không các cấp khác nhau;
- Khả năng sử dụng các phương tiện của hệ thống để phòng thủ các mục tiêu hành chính-công nghiệp, cũng như phòng thủ các cụm quân;
- Khả năng bố trí các phương tiện hỏa lực của hệ thống lên các tàu chiến hải quân;
- Khả năng sử dụng các loại đạn TLPK đang sử dụng trong quân đội Nga;
- Khả năng cơ động và chuyên chở cao của các phương tiện của hệ thống;
- Các phương tiện của hệ thống có hiệu quả cao trong điều kiện có chế áp hỏa lực và chế áp vô tuyến điện tử.
Căn cứ vào các nguyên tắc cấu trúc, Nga đã chế tạo các biến thể (kiểu) khác nhau cho S-400. Dưới đây, ta xem xét các tính năng chính của một trong các biến thể xuất khẩu của hệ thống TLPK Triumf.
1. Các khí tài điều khiển 30К6Е bao gồm: đài điều khiển (PBU) 55К6Е, tổ hợp radar 91N6E;
2. Đến 6 tổ hợp TLPK 98Zh6Е, mỗi tổ hợp bao gồm: đài radar đa năng 92N6Е, đến 12 xe chuyên chở kiêm bệ phóng (TPU) 5P85SЕ2, 5P85ТЕ2, mỗi xe lắp được 4 TLPK loại 48N6Е3, 48N6Е2;
3. Cơ số đạn TLPK có điều khiển (kết cấu khí tài và phần mềm của tổ hợp 98Zh6Е cho phép sử dụng các loại TLPK 48N6Е3, 48N6Е2, và cả 48N6Е;
4. Tổ hợp phương tiện bảo đảm kỹ thuật 30Ts6Е.
Người ta cũng dự kiến việc sử dụng các phương tiện của hệ thống TLPK trong các hầm trú ẩn đặc biệt khi các contenơ của radar đa năng, PBU, đài radar được gỡ khỏi khung gầm xe chuyên chở.
Phương thức liên lạc chính giữa các phương tiện của hệ thống là liên lạc vô tuyến điện, ngoài ra còn có các kênh liên lạc hữu tuyến và điện thoại tiêu chuẩn.
Hệ thống còn có thể có cả các máy tiếp phát truyền dữ liệu và liên lạc thoại để có thể bố trí phân tán PBU 55К6Е và tổ hợp TLPK 98Zh6Е cách nhau tới 100 km, cũng như các cột tháp có thể chuyên chở 40V6MR dùng để nâng cao dàn anten của đài radar đa năng 92N6Е khi tác chiến trong rừng và địa hình chia cắt.
Hãng Almaz-Antei là nhà thầu chính phát triển tổng thể hệ thống TLPK, phát triển đài PBU, tổ hợp TLPK, radar đa năng của tổ hợp TLPK, khí tài tự động phóng cho các bệ phóng, máy móc vô tuyến điện tử của TLPK và phần mềm-thuật toán cho các phương tiện trên. Hãng MKB Fakel chịu trách nhiệm chính phát triển TLPK, Viện NCKH các phương tiện đo lường phát triển tổ hợp radar phát hiện cho đài chỉ huy của hệ thống, hãng KB Chế tạo máy đặc biệt phát triển bệ phóng, ngoài ra còn có nhiều hãng nổi tiếng khác trong lĩnh vực vũ khí trang bị PK.
Tính năng kỹ-chiến thuật cơ bản của hệ thống TLPK S-400 Triumf:
Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa, km: 600
Số lượng mục tiêu có thể bám đồng thời: Đến 300
Số lượng mục tiêu có thể bắn đồng thời: Đến 32
Số lượng tên lửa có thể dẫn đồng thời: Đến 72
Khu vực sát thương:
- Đối với mục tiêu khí động:
+ Tầm bắn, km: 3-250;
+ Độ cao, m: 10-27000;
- Đối với tên lửa đường đạn:
+ Tầm bắn, km: 5-60;
+ Độ cao, m: 2000-27000;
Tốc độ hướng tâm của mục tiêu, m/s: 0-4800
Thời gian triển khai/thu hồi, phút: 5
Tốc độ di chuyển của các phương tiện chiến đấu, km/h:
- Trên đường cứng: Đến 60;
- Trên đường đất: Đến 40;
- Trên địa hình chia cắt: Đến 25.
Dự trữ khai thác của các phương tiện chiến đấu:
- Cho đến lúc đại tu, giờ: 10000;
- Tuổi thọ, năm: 20.
Chức năng và tính năng chính các khí tài của hệ thống TLPK Triumf
Các khí tài điều khiển 30К6Е dùng để:
- Điều khiển hoạt động chiến đấu của các phương tiện hỏa lực:
PBU 55К6Е dùng để điều khiển tự động hóa hoạt động chiến đấu của hệ thống TLPK dựa trên thông tin từ các nguồn của bản thân, các nguồn phối thuộc và các nguồn phối hợp.
Đài điều khiển 55К6Е điều khiển hoạt động chiến đấu của các phương tiện hỏa lực, bảo đảm:
- Vị trí của chỉ huy hệ thống phòng không;
- Vị trí của trắc thủ kiểm soát tình hình trên không;
- 2 vị trí của các sĩ quan điều khiển phương tiện hoả lực;
- Vị trí của nhân viên bảo đảm kỹ thuật và chiến đấu.
Các vị trí công tác đều được lắp các màn hiển thị màu đa năng, tinh thể lỏng cỡ 18 inch.
PBU 55К6Е có các thông số trọng lượng-kích thước nhỏ hơn 2 lần PBU tương tự của hệ thống TLPK S-300PMU1.
- Phát hiện và bám các mục tiêu khí động và đường đạn;
- Xác định quốc tịch của các mục tiêu;
- Xác định hướng phương vị của các phương tiện gây nhiễu tích cực. Để thích ứng tối đa với tình hình trên không, trong tổ hợp radar 91N6E có các chế độ quan sát vòng và quan sát khu vực khác nhau, trong đó có chế độ với cơ cấu dẫn động quay anten bị hãm và anten mạng pha ở góc nghiên. Để sử dụng hiệu quả năng lượng, tổ hợp radar sử dụng anten mạng pha 2 chiều kiểu đi qua quét tia 2 trục.
Để bảo đảm khả năng chống nhiễu, tổ hợp radar 91N6E tiến hành phân tích tình huống nhiễu, sắp xếp lại bằng điện tử đối với sóng mang từ xung sang xung, áp dụng các chế độ quan sát khu vực đặc biệt thế năng cao.
- Tìm kiếm mục tiêu theo thông tin chỉ thị mục tiêu hoặc ở chế độ tự hoạt, bắt mục tiêu để tự bám, kể cả trong điều kiện có tác động của nhiễu tích cực và tiêu cực, vật thể sao băng và phản xạ từ các vật thể địa hình;
- Kiểm tra quốc tịch của các mục tiêu bị bám;
- Lựa chọn mục tiêu để tiêu diệt, tự động giải quyết nhiệm vụ phóng, bố trí việc chuẩn bị, phóng, bắt, bám và dẫn TLPK tới các mục tiêu bị bám, bảo đảm kích nổ phần chiến đấu và tự động đánh giá hiệu quả chiến đấu.
- Áp dụng các tín hiệu dò đa dạng với năng lượng và độ dài khác nhau;
- Điều khiển linh hoạt các tham số của tia radar;
- Tốc độ quay thay đổi đối với các mục tiêu và tên lửa.
Đài radar đa năng áp dụng các biện pháp triệt để để cải thiện chất lượng trấn áp nhiễu ồn che chắn tích cực.
Cơ số đạn của hệ thống TLPK Triumf gồm các TLPK có điều khiển 48N6Е3, 48N6Е2, dùng để tiêu diệt các mục tiêu khí động và đường đạn ở dải rộng độ cao, tầm và tốc độ.
TLPK có điều khiển 48N6Е3 và 48N6Е2 với tầm bắn lần lượt là 250 km và 200 km có cấu trúc khác nhau và đầu tự dẫn bán chủ động làm việc với các mục tiêu có tốc độ tương ứng là đến 4800 m/s và 2800 m/s, cũng như phần chiến đấu thích ứng cải tiến được phát triển đặc biệt để nâng cao hiệu quả tiêu diệt các mục tiêu đường đạn.
Tên lửa 48N6Е3, 48N6Е2 (hình 3) là các tên lửa một tầng, nhiên liệu rắn, thiết kế theo sơ đồ khí động thông thường, phóng thẳng đứng bằng máy phóng từ các contenơ chuyên chở-phóng.
Về cấu tạo, tên lửa 48N6Е3, 48N6Е2 bao gồm:
- Động cơ nhiên liệu rắn với các bộ mồi cháy thuốc nổ kỹ thuật;
- Thiết bị trên khoang (đầu tự dẫn bán chủ động, máy thu-đáp để trao đổi thông tin theo kênh liên lạc Tên lửa - Đài radar đa năng, máy lái tự động);
- Trang bị chiến đấu (phần chiến đấu, ngòi nổ vô tuyến, cơ cấu bảo hiểm-thừa hành);
- Nguồn nuôi trên khoang.
Các xe chuyên chở/bệ phóng 5P85SЕ2, 5P85ТЕ2 cho phép bố trí, cất giữ, chuyên chở và tự động chuẩn bị trước khi phóng và phóng TLPK có điều khiển từ các contenơ chuyên chở/phóng (TPK), cũng như truyền thông tin về tình trạng của các TPU và tên lửa tới đài radar đa năng. Trên một TPU 5P85SЕ2, 5P85ТЕ2 bố trí tới 4 quả đạn TLPK có điều khiển 48N6Е3(48N6Е2).
Tính năng kỹ-chiến thuật cơ bản của tên lửa:
Tầm bắn tối đa: 48N6E3 (48N6E2), m/s: 250 (200)
Tốc độ bay tối đa của mục tiêu: 48N6E3 (48N6E2), m/s: 4800 (2800)
Kích thước tên lửa: chiều dài x đường kính, mm: 7500 x 515
Trọng lượng tên lửa 48N6E3 (E2) tính cả contenơ chứa, kg: 2635
Trọng lượng tên lửa 48N6E3 (E2) không tính contenơ chứa, kg: 1835
Trọng lượng phần chiến đấu của tên lửa 48N6E3 (E2), kg: 180
Tốc độ bay tối đa, m/s: 2000
Tuổi thọ khai thác, năm: 15 So với hệ thống TLPK S-300PMU1, biến thể xuất khẩu của hệ thống TLPK Triumf vừa giới thiệu có một số điểm vượt trội sau:
- Chủng loại mục tiêu có thể tiêu diệt được mở rộng tới các mục tiêu có tốc độ bay 4800 m/s (tên lửa đường đạn tầm trung có tầm bắn tới 3000-3500 km);
- Mở rộng cơ bản khu vực sát thương đối với các mục tiêu cỡ nhỏ và mục tiêu tàng hình (cự ly tiêu diệt tăng 50 %) nhờ tăng thế năng của tổ hợp radar 91N6E và radar đa năng 92N6Е;
- Nâng cao cơ bản khả năng chống nhiễu của hệ thống nhờ áp dụng các phương tiện bảo vệ chống nhiễu mới;
- Nâng cao cơ bản độ tin cậy, giảm được thể tích và mức tiêu thụ năng lượng của các khí tài của hệ thống nhờ áp dụng máy móc vô tuyến điện tử hiện đại hơn, thiết bị cấp điện độc lập mới và phương tiện vận tải mới.
Tên lửa chống tên lửa SM-3: tầm bắn xa hơn, bay nhanh hơn và chính xác hơn
Trong những năm gần đây, đã có những thay đổi lớn về chất trong phát triển các phương tiện phòng thủ tên lửa: tính năng các bộ phận thông tin-trinh sát bảo đảm việc nhận dạng các mục tiêu đường đạn phức tạp trên phông các phương tiện đối phó được sử dụng tăng lên, tính năng chiến đấu của các phương tiện hoả lực được nâng cao và bắt đầu có được khả năng thực hiện chức năng các hệ thống tấn công chống vệ tinh, tính tương thích hoạt động của các hệ thống phòng thủ tên lửa của các nước được tăng cường...
Theo các quyết định tháng 9.2009, chỗ dựa chính được lựa chọn là hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động triển khai ở Địa Trung Hải, biển Baltic, biển Đen và lãnh thổ nhiều nước châu Âu. Nền tảng của hệ thống là hệ thống trên hạm Aegis, các tên lửa chống tên lửa Standard Missile-3 (SM-3), nhiều hệ thống và bộ phận khác, ví dụ như radar AN/ТPY-2 được sử dụng trong thành phần hệ thống THAAD.
Giai đoạn đầu triển khai hệ thống này dự định hoàn thành năm 2011. 3 giai đoạn tiếp theo dự tính hoàn tất trước năm 2020, sẽ bao gồm việc triển khai liên tiếp các biến thể tên lửa chống tên lửa cải tiên, các phương tiện điều khiển chiến đấu, các khí tài radar và phát hiện khác. Với mục đích đó, năm 2010, Mỹ chi 1,86 tỷ USD cho việc hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa trên cơ sở Aegis. Các kế hoạch cho năm 2011 dự tính chi thêm 2,2 tỷ USD cho các mục tiêu này.
Aegis vốn được triển khai và hoàn thiện trong hơn 30 năm là hệ thống chiến đấu đa năng thông minh. Nó bao gồm radar SPY-1 bước sóng 9 cm (băng S), tầm hoạt động 650 km, hệ thống điều khiển hoả lực, các bộ hiển thị thông tin tình hình xung quanh, các kênh liên lạc số để điều phối hoạt động của các thiết bị trên tàu, các thành tố trí tuệ nhân tạo, cũng như các tên lửa chống tên lửa SM-3 trên các bệ phóng thẳng đứng Мk 41.
Cần thừa nhận rằng, trong nhiều năm, tên lửa SM-3 được coi là một trong những vũ khí thành công nhất của Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ MDA. Là sự phát triển của tên lửa phòng không tầm xa SM-2 Block IV (RIM-156) do Raytheon chế tạo vào đầu thập niên 1990, tên lửa SM-3 (RIM-161) có cùng kích thước và trọng lượng với tên lửa này (chiều dài 6,59 m, đường kính động cơ khởi tốc 533 mm, đường kính tầng hành trình 343 mm, trọng lượng 1500 kg), đều sử dụng động cơ khởi tốc Мk 72 4 loa phụt, động cơ tăng tốc-hành trình 2 chế độ Мk 104, các cánh siêu ngắn và cụm cánh lái khí động tự bung.
Nguyên tắc module tương tự đã được áp dụng khi chế tạo tên lửa phòng không SM-6 có tầm đánh chặn mục tiêu khí động đến 400 km.
Мk 136 là động cơ nhiên liệu rắn 2 lần khởi động do hãng Alliant Techsystems chế tạo dự trên những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực này. Nó được nạp 2 liều phóng rắn ngăn cách bởi hệ thống barier, kết cấu của nó làm bằng các vật liệu composite epoxy grafit và carbon-carbon. Để ổn định và định hướng tầng 3 tên lửa khi bay tự hoạt trong thành phần động cơ có hệ thống điều khiển tích hợp sử dụng gas lạnh làm thể công tác.
Мk 142 là cơ cấu tự dẫn có lắp đầu tự dẫn hồng ngoại với khối Cryogen, một số bộ xử lý, 1 động cơ cơ động và định hướng nhiên liệu rắn DACS, nguồn cấp điện và nhiều phân hệ khác.
Ở giai đoạn đầu phát triển, để quảng cáo thành tựu của mình trong phát triển tầng đánh chặn, hãng Raytheon cho biết, tầm phát hiện mục tiêu của đầu tự dẫn hồng ngoại là hơn 300 km, còn việc sử dụng DACS cho phép làm lệch quỹ đạo bay của nó hơn 3-3,2 km.
Đến đầu thập niên 1990, hãng dẫn đầu trong lĩnh vực này là Boeing đã chế tạo được động cơ lái "nhẹ nhất thế giới" (nhỏ hơn 5 kg). Trong thành phần của nó có một bộ phát khí nhiên liệu rắn, được trang bị một số liều phóng, cụm loa phụt và các van tác động nhanh (với tần số đến 200 Hz) có khả năng làm việc ở nhiệt độ 2040°С.
Việc chế tạo kết cấu như vậy đòi hỏi sử dụng các vật liệu chịu nhiệt đặc biệt, cả loại dựa trên reni.
Tiếp đó, phân hãng Еlkton của hãng Alliant Techsystems đã hoàn thành việc tích hợp toàn bộ hệ thống này vào kết cấu tầng tự dẫn LEAP (Lightweight Exo-Atmospheric Projectile) nặng 23 kg do Raytheon phát triển dùng để thử nghiệm SM-3 cho đến giữa năm 2003. Từ tháng 12.2003, kể từ thử nghiệm FM-6, trong thành phần của Мk 142 bắt đầu sử dụng biến thể DACS được trang bị 1 liều phóng rắn. Biến thể DACS này cũng được trang bị cho các tên lửa chống tên lửa SM-3 Block I đầu tiên trong số các tên lửa được lắp cho các tàu hải quân Mỹ vào năm 2004.
Theo lời E. Miyashiro, một trong các lãnh đạo của hãng Raytheon, các thử nghiệm tiến hành trong những năm đó đã khẳng định rằng, "tên lửa SM-3 đã được thiết kế có xét đến việc chuyển giao nhẹ nhàng từ giai đoạn phát triển đến triển khai và trong trường hợp cần thiết, sẵn sàng cho các hành động tức thì".
Lãnh đạo MDA thì nhận xét rằng, "công việc đã được tiến hành nhanh chóng hơn trông đợi và không có những thất bại".
Việc tiếp tục hiện đại hoá SM-3 được bắt đầu trước cả lần phóng đầu tiên của nó diễn ra ngày 24.9.1999 trong khuôn khổ chương trình trình diễn Aegis LEAP Intercept (ALI). Biến thể đầu tiên trong số đó là SM-3 Block IА có một số cải tiến nhỏ trong thiết kế tầng đánh chặn. Các vụ thử nghiệm bay tên lửa này bắt đầu ngày 22.6.2006 và đến nay đã thực hiện gần 10 lần đánh chặn thành công các mục tiêu đường đạn khác nhau ở các giai đoạn bay khác nhau.
Tham gia nhiều trong các lần thử nghiệm này, ngoài các tàu hải quân Mỹ trang bị hệ thống Aegis còn có các tàu của Nhật, Hà Lan và Tây Ban Nha.
Được biết tầm bắn và độ cao đánh chặn tiêu chuẩn của SM-3 Block IА tương ứng là 600 và 160 km, tốc độ tối đa 3-3,5 km/s, nên bảo đảm tạo ra động năng va đập của tầng đánh chặn với mục tiêu lên tới 125-130 mJ. Tháng 2.2008, sau quá trình chuẩn bị, biến thể tên lửa này được sử dụng để tiêu diệt ở độ cao 247 km vệ tinh mất điều khiển USA-193. Chi phí cho lần bắn này là 112,4 triệu USD.
SM-3 Block IА đang được sản xuất loạt với đơn giá 9,5-10 triệu USD.
Tham gia cùng các hãng Mỹ phát triển biến thể tiếp theo SM-3 Block IВ còn có nhiều hãng Nhật được huy động theo thoả thuận ký tháng 8.1999 giữa chính phủ Mỹ và Nhật. Ban đầu, dự kiến Nhật sẽ tham gia chế tạo tầng đánh chặn và đầu tự dẫn hồng ngoại đa màu, động cơ tăng tốc-hành trình hiệu suất cao và nắp rẽ dòng mũi tên lửa trọng lượng nhẹ..
Trên tên lửa SM-3 Block IВ sẽ sử dụng hệ DACS 10 loa phụt rẻ tiền hơn, có khả năng thay đổi lực đẩy, đầu tự dẫn hồng ngoại 2 màu cho phép tăng kích thước vùng phát hiện mục tiêu và cải thiện khả năng nhận dạng mục tiêu trên nền nhiễu.
Tên lửa cũng sẽ được trang bị thiết bị quang học phản xạ và bộ xử lý tín hiệu cải tiến. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc sử dụng các cải tiến này sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của tên lửa nhờ cho phép tên lửa đánh chặn mục tiêu ở cự ly xa hơn các biến thể trước đó.
Dự kiến lần thử đầu tiên SM-3 Block IВ sẽ diễn ra vào cuối năm 2010, đầu năm 2011, và khi nhận được kết quả tích cực, các tên lửa này sẽ được triển khai vào năm 2013. Biến thể này có thể phóng từ các bệ phóng trên tàu, cũng như trên mặt đất khi nằm trong cơ cấu của hệ thống Aegis Ashore (Aegis trên bờ). Có thể tăng thêm tầm bắn của biến thể này bằng cách triển khai các tên lửa chống tên lửa cách khá xa radar và hệ thống điều khiển hoả lực.
Vì thế, song song với việc hoàn thiện tên lửa chống tên lửa, người ta cũng triển khai công tác nghiên cứu cải tiến để sử dụng tên lửa từ các bệ phóng mặt đất. Lần đầu tiên phương án bố trí SM-3 như vậy đã được Raytheon đề xuất năm 2003 và sau đó hãng này tự chi tiền để nghiên cứu kiểm nghiệm.
Theo ý kiến của lãnh đạo Raytheon, các vụ thử biến thể mặt đất của SM-3 có thể bắt đầu vào năm 2013, nó cũng có thể dễ dàng tích hợp vào hệ thống THAAD. Tuy vậy, lãnh đạo Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ lại không tán thành ý kiến cho rằng, sẽ dễ dàng và không cần thay đổi cấu trúc tên lửa vì năm 2010 họ đã được chi 50 triệu USD để nghiên cứu khả năng sử dụng SM-3 cho các bệ phóng mặt đất.
Dự kiến đến trước năm 2013 sản xuất 147 tên lửa SM-3 Block IА và Block IВ, trong đó 133 tên lửa sẽ triển khai trong thành phần các hệ thống phòng thủ tên lửa - trên 16 chiến hạm ở Thái Bình Dương và trên 11 chiến hạm ở Đại Tây Dương. Số còn lại sẽ được dùng để thử nghiệm. Đến trước năm 2016, dự kiến tăng số lượng tên lửa chống tên lửa lên đến 249 quả.
Đồng thời, theo thoả thuận mới ký giữa Mỹ và Nhật Bản vào tháng 12.2004, SM-3 đang được nghiên cứu cải tiến triệt để. Biến thể này có tên SM-3 Block IIА, bắt đầu được phát triển vào năm 2006. Khác biệt bề ngoài chủ yếu là đường kính tên lửa trên toàn chiều dài là 533 mm - đường kính lớn nhất cho phép với bệ phóng thẳng đứng Мк 41 và vì thế mà không cần tàu mang đặc biệt để triển khai tên lửa này.
Việc sử dụng cho SM-3 Block IIА động cơ tăng tốc-hành trình cỡ lớn cho phép tăng tốc độ cuối của tên lửa lên 45-60%, hay đến 4,3-5,6 km/s (bởi vậy biến thể này còn được gọi là High Velocity, tức là cao tốc), tầm bắn lên đến 1000 km. Do kích thước tên lửa tăng lên nên trọng lượng phóng của tên lửa cũng tăng hơn 1,5 lần.
Tổng chi phí phát triển SM-3 Block IIA có thể là 3,1 tỷ USD (trị giá các mẫu đầu của tên lửa đến 37 triệu USD), hơn nữa chi phí này có thể bao gồm nhiều công việc đã được Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ thực hiện trước đó trong chương trình chế tạo tầng đánh chặn tiểu hình MKV (Miniature Kinetic Vehicle), loại sẽ cạnh tranh với tầng đánh chặn UKV (Unitary Kinetic Vehicle) đang được phát triển cho các biến thể tương lai của SM-3.
Dự kiến, lần phóng đầu tiên SM-3 Block IIA sẽ diễn ra vào tháng 7.2014. Nếu các thử nghiệm thành công, việc triển khai tác chiến các tên lửa chống tên lửa này sẽ bắt đầu vào năm 2015, triển khai toàn quy mô vào năm 2018.
Các kế hoạch chế tạo tên lửa SM-3 Block IIВ cũng trù tính việc tiếp tục nâng cao các tính năng bằng việc lắp tầng đánh chặn cỡ lớn (UKV) có tính năng tìm kiếm, nhận dạng mục tiêu cao hơn, có khả năng cơ động mạnh ở giai đoạn cuối (High Divert - "biến thể cơ động cao"). Người ta cũng dự tính sử dụng cho SM-3 Block IIB công nghệ tiêu diệt mục tiêu từ xa, công nghệ này sẽ bao gồm không chỉ việc phóng tên lửa theo thông tin từ các radar và hệ thống điều khiển ở xa mà còn cả khả năng cập nhật dữ liệu trong quá trình bay từ các hệ thống khác.
Các kế hoạch tiếp theo trù định đến trước năm 2020 sẽ xuất hiện khả năng trang bị cho SM-3 Block IIB một số tầng đánh chặn MKV mà trọng lượng và kích thước của chúng sẽ cho phép lắp trên tên lửa 5 tầng đánh chặn như vậy. Việc áp dụng những cải tiến đó sẽ cho phép coi SM-3 Block IIB như một tên lửa chống tên lửa có khả năng nổi bật trong đánh chặn tên lửa đường đạn xuyên lục địa và các đầu đạn của chúng ở giai đoạn bay ngoài khí quyển.
Cần tính đến cả khả năng tiềm tàng trang bị bổ sung tên lửa SM-3 cho các chiến hạm của Hải quân Nhật (6 tàu), việc hiện nay đang được thực hiện, Hàn Quốc (3 tàu), Australia (3 tàu), Tây Ban Nha (6 tàu) và Nauy (4 tàu).
Việc "tối ưu hoá" hệ thống phòng thủ tên lửa theo kịch bản của Mỹ đã bắt đầu tiến hành đã mang lại "hơi thở mới" cho các hãng châu Âu vốn tiến hành nghiên cứu theo chương trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của châu Âu từ tháng 5.2001.
Ở các giai đoạn đầu, tham gia với họ có 2 nhóm công ty đứng đầu là Lockheed Martin (gồm các hãng Astrium, BAE Systems, EADS-LFK, MBDA và TRW) và SAIC (gồm Boeing, Diehl EADS, QinetiQ và TNO). Cũng đi theo hướng này, năm 2003, hãng EADS đã thông báo bắt đầu phát triển tên lửa chống tên lửa ngoài khí quyển Exoguard mà các bộ phận chính và thiết kế của nó phải dựa trên việc sử dụng chất xám của châu Âu, còn các mục tiêu chính của nó sẽ là các tên lửa đường đạn có tầm bắn đến 6000 km. Đây là tên lửa nhiên liệu rắn 2 tầng, có trọng lượng phóng gần 12,5 tấn, có khả năng tăng tốc tầng đánh chặn động năng lên đến tốc độ 6 km/s.
Năm 2005, châu Âu bắt đầu thực hiện chương trình "Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường nhiều tầng tích cực" (ALTBMD) nhằm bảo vệ quân đội NATO, sau đó là bảo vệ cả dân chúng chống tên lửa đường đạn có tầm bắn đến 3000 km. Ngoài ra, trong mấy năm, tiến độ các công việc này không cao tận cho đến khi xuất hiện các sáng kiến "tối ưu hoá" của Mỹ. Nhưng vào tháng 1.2010, các kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu bằng sức lực của các nước châu Âu lại trở thành tâm đidẻm chú ý của nhiều chính trị gia vốn dự định thảo luận về chủ đề này trước cuộc họp thượng đỉnh NATO mùa xuân năm 2011, thời hạn mà các nước NATO phải quyết định về các vấn đề cụ thể triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở châu Âu.
Đồng thời, theo tính toán của Thales và MBDA, để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa để chống tên lửa đường đạn có tầm bắn đến 3000 km, cần phải đầu tư đến 5 tỷ Euro trong vòng 10 năm tới.
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf
S-400 Triumf là hệ thống TLPK cơ động tầm xa và siêu xa thế hệ 4+ đa năng, là hệ thống TLPK tiên tiến nhất của Nga hiện nay, và chuẩn hóa hơn để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của phòng thủ đường không-vũ trụ đầu thế kỷ XXI.
S-400 Triumf được nhận vào trang bị của quân đội Liên bang Nga ngày 28/4/2007 theo nghị định của Chính phủ Liên bang Nga, mẫu sản xuất loạt của S-400 được chế tạo và đưa vào trực chiến ngày 6/8/2007 tại khu vực thành phố Elektrostal, tỉnh Moskva.
S-400 do TsKB Almaz phát triển dựa trên hệ thống TLPK S-300P nhưng có tính năng cao hơn nhiều, dùng để thực hiện các nhiệm vụ phòng không và phòng thủ tên lửa phi chiến lược hiện nay. Được nhận vào trang bị ngày 28.4.2007. Khác biệt quan trọng của S-400 so với S-300 là các TLPK mới lắp đầu tự dẫn chủ động và tầm bắn xa hơn. S-400 có thể sử dụng để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa. S-400 có nhiều khả năng để cải tiến, nâng cấp.
Radar đa năng 92N6Е là đài radar 3 tọa độ, đơn xung, thế năng cao
sử dụng anten mạng pha kiểu đi qua. Ảnh Georgy Danilov
sử dụng anten mạng pha kiểu đi qua. Ảnh Georgy Danilov
Thông tin tham khảo Các tổ hợp và hệ thống TLPK thuộc nhiều thế hệ do Liên hiệp khoa học-sản xuất Almaz phát triển đã được sử dụng rộng rãi tại Nga và nhiều nước trên thế giới trong nửa cuối thế kỷ XX.
Thuộc về thế hệ 1 là hệ thống TLPK cố định tầm trung S-25. Trên cơ sở S-25 cho đến giữa thập niên 1950, Liên Xô đã xây dựng hệ thống TLPK khu vực nhiều tầng phòng thủ thành phố Moskva và khu công nghiệp Moskva.
Sau đó là các hệ thống TLPK thế hệ 2 tầm trung S-75, tầm trung và ngắn S-125 và tầm xa S-200 để bảo đảm phòng không cho các trung tâm công nghiệp, hành chính, các công trình dân sự và quân sự.
Đại diện cho các hệ thống TLPK thế hệ 3, họ TLPK cơ động đa kênh S-300PMU. Hệ thống này đã áp dụng những thành tựu mới nhất thời kỳ cuối thế kỷ XX trong lĩnh vực kỹ thuật tên lửa, radar, điện tử và thông tin, cụ thể là:
- Anten mạng pha cho radar chiếu xạ mục tiêu và dẫn tên lửa, và cho radar phát hiện để bảo đảm khả năng điều khiển linh hoạt các biểu đồ hướng;
- Hệ thống tính toán đa bộ xử lý;
- Lần đầu tiên đã tự động hóa toàn bộ các quá trình của hoạt động chiến đấu (phát hiện, nhận dạng, bám, phân phối mục tiêu, chỉ thị mục tiêu, xử lý thông tin chỉ thị mục tiêu, bắt mục tiêu, bám mục tiêu, bắt, bám và dẫn tên lửa, đánh giá kết quả bắn);
- TLPK nhiên liệu rắn 1 tầng;
- Phương pháp dẫn kết hợp cho TLPK, phương pháp nhị phân - "điều khiển qua tên lửa";
- Phương pháp cất trữ TLPK trong contenơ, không cần kiểm tra định kỳ trong suốt thời gian khai thác;
- Các thiết bị điện tử có sử dụng rộng rãi các vi mạch tích hợp trong.
Các tổ hợp và hệ thống TLPK thế hệ 1 và 2 có thể tác chiến hiệu quả chống máy bay, nhưng chỉ có khả năng hạn chế trong đối phó với máy bay không người lái cỡ nhỏ.
Các hệ thống TLPK thế hệ 3 S-300PMU1, S-300PMU2 Favorit là các hệ thống TLPK đa năng, có khả năng tiêu diệt các phương tiện tấn công đường không khí động, bán đường đạn và đường đạn, kể cả tên lửa đường đạn chiến thuật và chiến dịch-chiến thuật.
Khi nghiên cứu chế tạo hệ thống TLPK S-400, người ta xuất phát từ các xu hướng phát triển sau đây của các phương tiện tấn công đường không-vũ trụ do các tổ chức chuyên ngành của BQP Nga xác định:
- Tận dụng dải độ cao bay nhỏ và cực nhỏ trong vùng sát thương của các phương tiện hỏa lực PK;
- Độ bộc lộ trong các trường vật lý chủ yếu của phương tiện bay giảm mạnh nhờ sử dụng kết hợp công nghệ Stealth (tàng hình);
- Sự gia tăng về số lượng các phương tiện tiến công đường không-vũ trụ trong các vùng hoạt động của các phương tiện PK nhờ sử dụng các máy bay không người lái;
- Trang bị cho tất cả các phương tiện tấn công những khí tài chế áp vô tuyến điện tử hiệu suất cao;
- Sử dụng vũ khí chính xác cao;
- Mở rộng sản xuất và đưa vào trang bị các tên lửa đường đạn phi chiến lược, trước hết là tên lửa chiến thuật và chiến dịch-chiến thuật, cũng như việc một số nước làm chủ khả năng sản xuất tên lửa đường đạn tầm trung.
Các nguyên tắc cấu trúc cơ bản hệ thống TLPK S-400:
- Cấu trúc mở (khả năng mở rộng khả năng chiến đấu) nhờ kết cấu các phương tiện dạng module;
- Đa năng và khả năng sử dụng các phương tiện của hệ thống để thiết lập các thê đội phòng không các cấp khác nhau;
- Khả năng sử dụng các phương tiện của hệ thống để phòng thủ các mục tiêu hành chính-công nghiệp, cũng như phòng thủ các cụm quân;
- Khả năng bố trí các phương tiện hỏa lực của hệ thống lên các tàu chiến hải quân;
- Khả năng sử dụng các loại đạn TLPK đang sử dụng trong quân đội Nga;
- Khả năng cơ động và chuyên chở cao của các phương tiện của hệ thống;
- Các phương tiện của hệ thống có hiệu quả cao trong điều kiện có chế áp hỏa lực và chế áp vô tuyến điện tử.
Căn cứ vào các nguyên tắc cấu trúc, Nga đã chế tạo các biến thể (kiểu) khác nhau cho S-400. Dưới đây, ta xem xét các tính năng chính của một trong các biến thể xuất khẩu của hệ thống TLPK Triumf.
Tổ hợp radar 91N6E dùng để cung cấp thông tin về mục tiêu bay cho đài điều khiển PBU 55К6Е. Ảnh: Leonid Yakutin
Hệ thống TLPK đa kênh cơ động Triumf ở dạng xuất khẩu được dùng để tiêu diệt các máy bay gây nhiễu, máy bay cảnh giới-báo động sớm và dẫn đường, máy bay trinh sát, kể cả những loại nằm trong cơ cấu của các tổ hợp trinh sát-tấn công, máy bay chiến lược mang tên lửa, tên lửa hành trình, các loại tên lửa chiến thuật và chiến dịch-chiến thuật tầm trung và các loại phương tiện tiến công đường không khác trong điều kiện có đối kháng vô tuyến điện tử cường độ cao. Cơ cấu của hệ thống TLPK Triumf bao gồm (hình 1): 1. Các khí tài điều khiển 30К6Е bao gồm: đài điều khiển (PBU) 55К6Е, tổ hợp radar 91N6E;
2. Đến 6 tổ hợp TLPK 98Zh6Е, mỗi tổ hợp bao gồm: đài radar đa năng 92N6Е, đến 12 xe chuyên chở kiêm bệ phóng (TPU) 5P85SЕ2, 5P85ТЕ2, mỗi xe lắp được 4 TLPK loại 48N6Е3, 48N6Е2;
3. Cơ số đạn TLPK có điều khiển (kết cấu khí tài và phần mềm của tổ hợp 98Zh6Е cho phép sử dụng các loại TLPK 48N6Е3, 48N6Е2, và cả 48N6Е;
4. Tổ hợp phương tiện bảo đảm kỹ thuật 30Ts6Е.
Hình 1: Cơ cấu hệ thống TLPK S-400 Triumf
Tất cả các phương tiện chiến đấu của hệ thống TLPK được lắp trên khung gầm tự hành bánh lốp có khả năng việt dã cao, có các hệ thống cấp điện, định hướng, trắc đạc, thông tin liên lạc và bảo đảm sinh hoạt độc lập đi cùng. Để bảo đảm cho các phương tiện của hệ thống hoạt động lâu dài liên tục, người ta có dự kiến khả năng cấp điện từ các phương tiện cấp điện bên ngoài. Người ta cũng dự kiến việc sử dụng các phương tiện của hệ thống TLPK trong các hầm trú ẩn đặc biệt khi các contenơ của radar đa năng, PBU, đài radar được gỡ khỏi khung gầm xe chuyên chở.
Phương thức liên lạc chính giữa các phương tiện của hệ thống là liên lạc vô tuyến điện, ngoài ra còn có các kênh liên lạc hữu tuyến và điện thoại tiêu chuẩn.
Hệ thống còn có thể có cả các máy tiếp phát truyền dữ liệu và liên lạc thoại để có thể bố trí phân tán PBU 55К6Е và tổ hợp TLPK 98Zh6Е cách nhau tới 100 km, cũng như các cột tháp có thể chuyên chở 40V6MR dùng để nâng cao dàn anten của đài radar đa năng 92N6Е khi tác chiến trong rừng và địa hình chia cắt.
Hãng Almaz-Antei là nhà thầu chính phát triển tổng thể hệ thống TLPK, phát triển đài PBU, tổ hợp TLPK, radar đa năng của tổ hợp TLPK, khí tài tự động phóng cho các bệ phóng, máy móc vô tuyến điện tử của TLPK và phần mềm-thuật toán cho các phương tiện trên. Hãng MKB Fakel chịu trách nhiệm chính phát triển TLPK, Viện NCKH các phương tiện đo lường phát triển tổ hợp radar phát hiện cho đài chỉ huy của hệ thống, hãng KB Chế tạo máy đặc biệt phát triển bệ phóng, ngoài ra còn có nhiều hãng nổi tiếng khác trong lĩnh vực vũ khí trang bị PK.
Tính năng kỹ-chiến thuật cơ bản của hệ thống TLPK S-400 Triumf:
Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa, km: 600
Số lượng mục tiêu có thể bám đồng thời: Đến 300
Số lượng mục tiêu có thể bắn đồng thời: Đến 32
Số lượng tên lửa có thể dẫn đồng thời: Đến 72
Khu vực sát thương:
- Đối với mục tiêu khí động:
+ Tầm bắn, km: 3-250;
+ Độ cao, m: 10-27000;
- Đối với tên lửa đường đạn:
+ Tầm bắn, km: 5-60;
+ Độ cao, m: 2000-27000;
Tốc độ hướng tâm của mục tiêu, m/s: 0-4800
Thời gian triển khai/thu hồi, phút: 5
Tốc độ di chuyển của các phương tiện chiến đấu, km/h:
- Trên đường cứng: Đến 60;
- Trên đường đất: Đến 40;
- Trên địa hình chia cắt: Đến 25.
Dự trữ khai thác của các phương tiện chiến đấu:
- Cho đến lúc đại tu, giờ: 10000;
- Tuổi thọ, năm: 20.
Chức năng và tính năng chính các khí tài của hệ thống TLPK Triumf
Các khí tài điều khiển 30К6Е dùng để:
- Điều khiển hoạt động chiến đấu của các phương tiện hỏa lực:
- Tổ hợp TLPK 98Zh6Е của hệ thống Triumf;
- Hệ thống TLPK S-300PMU2;
- Hệ thống TLPK S-300PMU1;
- Hệ thống TLPK S-300PMU2 Favorit thông qua hệ thống điều khiển 83М6Е2, hệ thống TLPK S-300PMU1 thông qua hệ thống điều khiển 83М6Е;
- Hệ thống TLPK Tor -М1 thông qua đài chỉ huy đại đội Ranzhir-М;
- Hệ thống pháo-TLPK Pantsir-S thông qua xe chiến đấu chính hay qua đài chỉ huy đại đội của nó;
- Hệ thống TLPK của khách hàng nước ngoài nếu tiến hành thêm một số công việc để bảo đảm khả năng tương thích về thông tin và kỹ thuật của hệ thống điều khiển 30К6Е;
- Các tổ hợp radar tăng cường 91N6E;
- Radar phát hiện mọi độ cao có hiển thị đường bay 96L6Е, Protivnik-GЕ, Gamma-DE.
- Với các đài chỉ huy cấp trên do Nga sản xuất như kiểu Baikal-E...;
- Với các phương tiện điều khiển 30К6Е, 83М6Е, 83М6Е2 lân cận;
- Với các đài chỉ huy phối hợp của lữ đoàn TLPK kiểu Polyana-D4M1;
- Với các sở chỉ huy phối hợp của không quân tiêm kích do Nga sản xuất.
PBU 55К6Е dùng để điều khiển tự động hóa hoạt động chiến đấu của hệ thống TLPK dựa trên thông tin từ các nguồn của bản thân, các nguồn phối thuộc và các nguồn phối hợp.
Đài điều khiển 55К6Е điều khiển hoạt động chiến đấu của các phương tiện hỏa lực, bảo đảm:
- Lập và phát lệnh đưa các phương tiện vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu và hiển thị báo cáo phản hồi của chúng về tình trạng sẵn sàng chiến đấu;
- Điều khiển các chế độ làm việc của tổ hợp radar 91N6E, trong đó có các chế độ nhận dạng quốc tịch của các mục tiêu;
- Tiếp nhận, xử lý và hiển thị thông tin radar từ các tổ hợp TLPK, hệ thống TLPK có điều khiển, cũng như thông tin từ các sở chỉ huy cấp trên, từ các khí tài điều khiển lân cận, các phương tiện radar;
- Thực hiện các nhiệm vụ xác định cự ly đến phương tiện rải nhiễu tích cực theo thông tin phương vị do tổ hợp radar 91N6E và radar của của các tổ hợp TLPK (hệ thống TLPK) cung cấp;
- Lựa chọn các mục tiêu cần tiêu diệt, phân phối các mục tiêu cho các tổ hợp TLPK và hệ thống TLPK và truyền dữ liệu chỉ thị mục tiêu tới tổ hợp TLPK (hệ thống TLPK, tổ hợp tên lửa-pháo PK);
- Điều khiển tình trạng các khu vực chiến đấu của tổ hợp TLPK (hệ thống TLPK, tổ hợp tên lửa-pháo PK);
- Điều khiển hoạt động chiến đấu và phối hợp của tổ hợp TLPK (hệ thống TLPK, tổ hợp tên lửa-pháo PK);
- Tiến hành luyện tập độc lập hoặc cùng với tổ hợp TLPK (hệ thống TLPK) cho kíp chiến đấu;
- Truyền thông tin về các mục tiêu, tình trạng chiến đấu và các hoạt động chiến đấu của tổ hợp TLPK (hệ thống TLPK) lên các đài chỉ huy cấp trên, thu nhận và xử lý thông tin điều khiển từ đài chỉ huy cấp trên;
- Phối hợp với các khí tài chỉ huy và các đài chỉ huy radar lân cận, với đài radar có hiển thị đường bay;
- Thu nhận và hiển thị thông tin radar từ các đài radar thụ động của trinh sát kỹ thuật;
- Ghi chép các hoạt động chiến đấu của khí tài điều khiển 30К6Е и tổ hợp TLPK (hệ thống TLPK) trong quá trình chiến đấu hoặc luyện tập, tái tạo thông tin được đăng ký ở cấp thời gian thực trên các bảng công tác và màn hiển thị, cũng như đưa ra in ấn kết quả tổng kết của hoạt động chiến đấu hay luyện tập.
Đài điều khiển (PBU) 55К6Е dùng để điều khiển tự động hóa hoạt động chiến đấu của hệ thống TLPK dựa trên thông tin từ các nguồn của bản thân, các nguồn phối thuộc và các nguồn phối hợp trong điều kiện chiến đấu phức tạp. Ảnh: Leonid Yakutin
PBU 55К6Е có trang bị hiện đại: tổ hợp máy tính số Elbrus-90 Mikro, các khí tài, phượng tiện truyền dữ liệu, khí tài của các hệ thống truyền dữ liệu và liên lạc thoại nội bộ, khí tài liên lạc vô tuyến điện với tổ hợp radar 91N6E, khí tài liên lạc phóng thanh, hệ thống trắc đạc địa hình dẫn đường bay và định hướng. Trong xe PBU 55К6Е có 5 vị trí công tác (hình 2), gồm:- Vị trí của chỉ huy hệ thống phòng không;
- Vị trí của trắc thủ kiểm soát tình hình trên không;
- 2 vị trí của các sĩ quan điều khiển phương tiện hoả lực;
- Vị trí của nhân viên bảo đảm kỹ thuật và chiến đấu.
Các vị trí công tác đều được lắp các màn hiển thị màu đa năng, tinh thể lỏng cỡ 18 inch.
PBU 55К6Е có các thông số trọng lượng-kích thước nhỏ hơn 2 lần PBU tương tự của hệ thống TLPK S-300PMU1.
Hình 2: Toàn cảnh các vị trí công tác
của PBU 556KE
Tổ hợp radar 91N6E dùng để bảo đảm dữ liệu radar cho PBU 55К6Е và cho phép:của PBU 556KE
- Phát hiện và bám các mục tiêu khí động và đường đạn;
- Xác định quốc tịch của các mục tiêu;
- Xác định hướng phương vị của các phương tiện gây nhiễu tích cực. Để thích ứng tối đa với tình hình trên không, trong tổ hợp radar 91N6E có các chế độ quan sát vòng và quan sát khu vực khác nhau, trong đó có chế độ với cơ cấu dẫn động quay anten bị hãm và anten mạng pha ở góc nghiên. Để sử dụng hiệu quả năng lượng, tổ hợp radar sử dụng anten mạng pha 2 chiều kiểu đi qua quét tia 2 trục.
Để bảo đảm khả năng chống nhiễu, tổ hợp radar 91N6E tiến hành phân tích tình huống nhiễu, sắp xếp lại bằng điện tử đối với sóng mang từ xung sang xung, áp dụng các chế độ quan sát khu vực đặc biệt thế năng cao.
Tổ hợp TLPK 98Zh6Е
Tổ hợp TLPK 98Zh6Е bảo đảm đảm nhiệm các nhiệm vụ chiến đấu khi được điều khiển bằng khí tài điều khiển 30К6Е, cũng như khi tiến hành các hoạt động chiến đấu tự hoạ. Các hoạt động chiến đấu tự hoạt được của tổ hợp TLPK 98Zh6Е của hệ thống TLPK Triumf được bảo đảm theo kết quả sục sạo mục tiêu của radar đa năng 92N6Е trong khu vực trách nhiệm, cũng như theo dữ liệu nhận được từ đài radar hiển thị đường bay phối thuộc cho tổ hợp TLPK 98Zh6Е. Radar đa năng 92N6Е giải quyết các nhiệm vụ sau đây:- Tìm kiếm mục tiêu theo thông tin chỉ thị mục tiêu hoặc ở chế độ tự hoạt, bắt mục tiêu để tự bám, kể cả trong điều kiện có tác động của nhiễu tích cực và tiêu cực, vật thể sao băng và phản xạ từ các vật thể địa hình;
- Kiểm tra quốc tịch của các mục tiêu bị bám;
- Lựa chọn mục tiêu để tiêu diệt, tự động giải quyết nhiệm vụ phóng, bố trí việc chuẩn bị, phóng, bắt, bám và dẫn TLPK tới các mục tiêu bị bám, bảo đảm kích nổ phần chiến đấu và tự động đánh giá hiệu quả chiến đấu.
Radar đa năng 92N6Е là radar 3 tọa độ đơn xung, thế năng cao dùng anten mạng pha kiểu đi qua với cách tổ hợp tín hiệu khác nhau. Có có khả năng bám đường bay đồng thời đến 100 mục tiêu và bám chính xác đến 6 mục tiêu trong mọi điều kiện chiến đấu.
Ảnh: Georgy Danilov
92N6Е là đài radar 3 toạ độ, đơn xung, thế năng cao sử dụng anten mạng pha kiểu đi qua với cách tổ hợp tín hiệu khác nhau. Đài radar đa năng có khả năng bám đường bay tới 100 mục tiêu và bám chính xác tới 6 mục tiêu trong mọi điều kiện tác chiến. Radar đa năng 92N6Е tiến hành trao đổi thông tin tự động với phương tiện điều khiển 30К6Е. Việc sử dụng trong radar đa năng 92N6Е tổ hợp máy tính hiệu suất cao hiện đại Elbrus-90 Mikro kết hợp với khí tài tạo và xử lý tín hiệu hiện đại cho phép phát huy khả năng chiến đấu cao của radar đa năng trong điều kiện ứng dụng chiến đấu khác nhau nhờ:Ảnh: Georgy Danilov
- Áp dụng các tín hiệu dò đa dạng với năng lượng và độ dài khác nhau;
- Điều khiển linh hoạt các tham số của tia radar;
- Tốc độ quay thay đổi đối với các mục tiêu và tên lửa.
Đài radar đa năng áp dụng các biện pháp triệt để để cải thiện chất lượng trấn áp nhiễu ồn che chắn tích cực.
Cơ số đạn của hệ thống TLPK Triumf gồm các TLPK có điều khiển 48N6Е3, 48N6Е2, dùng để tiêu diệt các mục tiêu khí động và đường đạn ở dải rộng độ cao, tầm và tốc độ.
TLPK có điều khiển 48N6Е3 và 48N6Е2 với tầm bắn lần lượt là 250 km và 200 km có cấu trúc khác nhau và đầu tự dẫn bán chủ động làm việc với các mục tiêu có tốc độ tương ứng là đến 4800 m/s và 2800 m/s, cũng như phần chiến đấu thích ứng cải tiến được phát triển đặc biệt để nâng cao hiệu quả tiêu diệt các mục tiêu đường đạn.
Tên lửa 48N6Е3, 48N6Е2 (hình 3) là các tên lửa một tầng, nhiên liệu rắn, thiết kế theo sơ đồ khí động thông thường, phóng thẳng đứng bằng máy phóng từ các contenơ chuyên chở-phóng.
Về cấu tạo, tên lửa 48N6Е3, 48N6Е2 bao gồm:
- Động cơ nhiên liệu rắn với các bộ mồi cháy thuốc nổ kỹ thuật;
- Thiết bị trên khoang (đầu tự dẫn bán chủ động, máy thu-đáp để trao đổi thông tin theo kênh liên lạc Tên lửa - Đài radar đa năng, máy lái tự động);
- Trang bị chiến đấu (phần chiến đấu, ngòi nổ vô tuyến, cơ cấu bảo hiểm-thừa hành);
- Nguồn nuôi trên khoang.
Các xe chuyên chở/bệ phóng 5P85SЕ2, 5P85ТЕ2 cho phép bố trí, cất giữ, chuyên chở và tự động chuẩn bị trước khi phóng và phóng TLPK có điều khiển từ các contenơ chuyên chở/phóng (TPK), cũng như truyền thông tin về tình trạng của các TPU và tên lửa tới đài radar đa năng. Trên một TPU 5P85SЕ2, 5P85ТЕ2 bố trí tới 4 quả đạn TLPK có điều khiển 48N6Е3(48N6Е2).
Tính năng kỹ-chiến thuật cơ bản của tên lửa:
Tầm bắn tối đa: 48N6E3 (48N6E2), m/s: 250 (200)
Tốc độ bay tối đa của mục tiêu: 48N6E3 (48N6E2), m/s: 4800 (2800)
Kích thước tên lửa: chiều dài x đường kính, mm: 7500 x 515
Trọng lượng tên lửa 48N6E3 (E2) tính cả contenơ chứa, kg: 2635
Trọng lượng tên lửa 48N6E3 (E2) không tính contenơ chứa, kg: 1835
Trọng lượng phần chiến đấu của tên lửa 48N6E3 (E2), kg: 180
Tốc độ bay tối đa, m/s: 2000
Tuổi thọ khai thác, năm: 15 So với hệ thống TLPK S-300PMU1, biến thể xuất khẩu của hệ thống TLPK Triumf vừa giới thiệu có một số điểm vượt trội sau:
- Chủng loại mục tiêu có thể tiêu diệt được mở rộng tới các mục tiêu có tốc độ bay 4800 m/s (tên lửa đường đạn tầm trung có tầm bắn tới 3000-3500 km);
- Mở rộng cơ bản khu vực sát thương đối với các mục tiêu cỡ nhỏ và mục tiêu tàng hình (cự ly tiêu diệt tăng 50 %) nhờ tăng thế năng của tổ hợp radar 91N6E và radar đa năng 92N6Е;
- Nâng cao cơ bản khả năng chống nhiễu của hệ thống nhờ áp dụng các phương tiện bảo vệ chống nhiễu mới;
- Nâng cao cơ bản độ tin cậy, giảm được thể tích và mức tiêu thụ năng lượng của các khí tài của hệ thống nhờ áp dụng máy móc vô tuyến điện tử hiện đại hơn, thiết bị cấp điện độc lập mới và phương tiện vận tải mới.
Tên lửa chống tên lửa SM-3: tầm bắn xa hơn, bay nhanh hơn và chính xác hơn
Trong những năm gần đây, đã có những thay đổi lớn về chất trong phát triển các phương tiện phòng thủ tên lửa: tính năng các bộ phận thông tin-trinh sát bảo đảm việc nhận dạng các mục tiêu đường đạn phức tạp trên phông các phương tiện đối phó được sử dụng tăng lên, tính năng chiến đấu của các phương tiện hoả lực được nâng cao và bắt đầu có được khả năng thực hiện chức năng các hệ thống tấn công chống vệ tinh, tính tương thích hoạt động của các hệ thống phòng thủ tên lửa của các nước được tăng cường...
Sơ đồ cấu tạo tên lửa SM-3 Block IA
Phương án phòng thủ tên lửa của châu Âu với tên lửa chống tên lửa GBI dựa trên các công nghệ cần nhiều thời gian nữa để hoàn thiện, cải tiến kỹ thuật và những thử nghiệm cực kỳ tốn kém. Những thử nghiệm thất bại trong tháng 1.2010 tốn 200 triệu USD.Theo các quyết định tháng 9.2009, chỗ dựa chính được lựa chọn là hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động triển khai ở Địa Trung Hải, biển Baltic, biển Đen và lãnh thổ nhiều nước châu Âu. Nền tảng của hệ thống là hệ thống trên hạm Aegis, các tên lửa chống tên lửa Standard Missile-3 (SM-3), nhiều hệ thống và bộ phận khác, ví dụ như radar AN/ТPY-2 được sử dụng trong thành phần hệ thống THAAD.
Giai đoạn đầu triển khai hệ thống này dự định hoàn thành năm 2011. 3 giai đoạn tiếp theo dự tính hoàn tất trước năm 2020, sẽ bao gồm việc triển khai liên tiếp các biến thể tên lửa chống tên lửa cải tiên, các phương tiện điều khiển chiến đấu, các khí tài radar và phát hiện khác. Với mục đích đó, năm 2010, Mỹ chi 1,86 tỷ USD cho việc hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa trên cơ sở Aegis. Các kế hoạch cho năm 2011 dự tính chi thêm 2,2 tỷ USD cho các mục tiêu này.
Aegis vốn được triển khai và hoàn thiện trong hơn 30 năm là hệ thống chiến đấu đa năng thông minh. Nó bao gồm radar SPY-1 bước sóng 9 cm (băng S), tầm hoạt động 650 km, hệ thống điều khiển hoả lực, các bộ hiển thị thông tin tình hình xung quanh, các kênh liên lạc số để điều phối hoạt động của các thiết bị trên tàu, các thành tố trí tuệ nhân tạo, cũng như các tên lửa chống tên lửa SM-3 trên các bệ phóng thẳng đứng Мk 41.
Cần thừa nhận rằng, trong nhiều năm, tên lửa SM-3 được coi là một trong những vũ khí thành công nhất của Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ MDA. Là sự phát triển của tên lửa phòng không tầm xa SM-2 Block IV (RIM-156) do Raytheon chế tạo vào đầu thập niên 1990, tên lửa SM-3 (RIM-161) có cùng kích thước và trọng lượng với tên lửa này (chiều dài 6,59 m, đường kính động cơ khởi tốc 533 mm, đường kính tầng hành trình 343 mm, trọng lượng 1500 kg), đều sử dụng động cơ khởi tốc Мk 72 4 loa phụt, động cơ tăng tốc-hành trình 2 chế độ Мk 104, các cánh siêu ngắn và cụm cánh lái khí động tự bung.
Nguyên tắc module tương tự đã được áp dụng khi chế tạo tên lửa phòng không SM-6 có tầm đánh chặn mục tiêu khí động đến 400 km.
Động cơ tầng 3 Mk 136
Sự khác biệt ở 2 tên lửa này là ở chỗ SM-3 có tầng 3. Tầng 3 bao gồm: động cơ Мk 136, khoang dẫn quán tính với máy thu GPS và kênh trao đổi dữ liệu, nắp rẽ dòng nhẹ có thể cắt bỏ và tầng đánh chặn Мk 142 tiêu diệt mục tiêu bằng va chạm trực tiếp.Мk 136 là động cơ nhiên liệu rắn 2 lần khởi động do hãng Alliant Techsystems chế tạo dự trên những thành tựu mới nhất trong lĩnh vực này. Nó được nạp 2 liều phóng rắn ngăn cách bởi hệ thống barier, kết cấu của nó làm bằng các vật liệu composite epoxy grafit và carbon-carbon. Để ổn định và định hướng tầng 3 tên lửa khi bay tự hoạt trong thành phần động cơ có hệ thống điều khiển tích hợp sử dụng gas lạnh làm thể công tác.
Мk 142 là cơ cấu tự dẫn có lắp đầu tự dẫn hồng ngoại với khối Cryogen, một số bộ xử lý, 1 động cơ cơ động và định hướng nhiên liệu rắn DACS, nguồn cấp điện và nhiều phân hệ khác.
Ở giai đoạn đầu phát triển, để quảng cáo thành tựu của mình trong phát triển tầng đánh chặn, hãng Raytheon cho biết, tầm phát hiện mục tiêu của đầu tự dẫn hồng ngoại là hơn 300 km, còn việc sử dụng DACS cho phép làm lệch quỹ đạo bay của nó hơn 3-3,2 km.
Thử nghiệm động cơ tầng 3
Cần lưu ý rằng, chế tạo động cơ nhỏ như vậy là một trong những kết quả của chương trình phát triển các công nghệ thiết yếu trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa được bắt đầu từ giữa thập niên 1980. Hồi đó, Mỹ đã huy động sự tham gia nhiều hãng hàng đầu của Mỹ theo nguyên tắc tranh thầu. Đến đầu thập niên 1990, hãng dẫn đầu trong lĩnh vực này là Boeing đã chế tạo được động cơ lái "nhẹ nhất thế giới" (nhỏ hơn 5 kg). Trong thành phần của nó có một bộ phát khí nhiên liệu rắn, được trang bị một số liều phóng, cụm loa phụt và các van tác động nhanh (với tần số đến 200 Hz) có khả năng làm việc ở nhiệt độ 2040°С.
Việc chế tạo kết cấu như vậy đòi hỏi sử dụng các vật liệu chịu nhiệt đặc biệt, cả loại dựa trên reni.
Tiếp đó, phân hãng Еlkton của hãng Alliant Techsystems đã hoàn thành việc tích hợp toàn bộ hệ thống này vào kết cấu tầng tự dẫn LEAP (Lightweight Exo-Atmospheric Projectile) nặng 23 kg do Raytheon phát triển dùng để thử nghiệm SM-3 cho đến giữa năm 2003. Từ tháng 12.2003, kể từ thử nghiệm FM-6, trong thành phần của Мk 142 bắt đầu sử dụng biến thể DACS được trang bị 1 liều phóng rắn. Biến thể DACS này cũng được trang bị cho các tên lửa chống tên lửa SM-3 Block I đầu tiên trong số các tên lửa được lắp cho các tàu hải quân Mỹ vào năm 2004.
Theo lời E. Miyashiro, một trong các lãnh đạo của hãng Raytheon, các thử nghiệm tiến hành trong những năm đó đã khẳng định rằng, "tên lửa SM-3 đã được thiết kế có xét đến việc chuyển giao nhẹ nhàng từ giai đoạn phát triển đến triển khai và trong trường hợp cần thiết, sẵn sàng cho các hành động tức thì".
Lãnh đạo MDA thì nhận xét rằng, "công việc đã được tiến hành nhanh chóng hơn trông đợi và không có những thất bại".
Việc tiếp tục hiện đại hoá SM-3 được bắt đầu trước cả lần phóng đầu tiên của nó diễn ra ngày 24.9.1999 trong khuôn khổ chương trình trình diễn Aegis LEAP Intercept (ALI). Biến thể đầu tiên trong số đó là SM-3 Block IА có một số cải tiến nhỏ trong thiết kế tầng đánh chặn. Các vụ thử nghiệm bay tên lửa này bắt đầu ngày 22.6.2006 và đến nay đã thực hiện gần 10 lần đánh chặn thành công các mục tiêu đường đạn khác nhau ở các giai đoạn bay khác nhau.
Tham gia nhiều trong các lần thử nghiệm này, ngoài các tàu hải quân Mỹ trang bị hệ thống Aegis còn có các tàu của Nhật, Hà Lan và Tây Ban Nha.
Được biết tầm bắn và độ cao đánh chặn tiêu chuẩn của SM-3 Block IА tương ứng là 600 và 160 km, tốc độ tối đa 3-3,5 km/s, nên bảo đảm tạo ra động năng va đập của tầng đánh chặn với mục tiêu lên tới 125-130 mJ. Tháng 2.2008, sau quá trình chuẩn bị, biến thể tên lửa này được sử dụng để tiêu diệt ở độ cao 247 km vệ tinh mất điều khiển USA-193. Chi phí cho lần bắn này là 112,4 triệu USD.
SM-3 Block IА đang được sản xuất loạt với đơn giá 9,5-10 triệu USD.
Tham gia cùng các hãng Mỹ phát triển biến thể tiếp theo SM-3 Block IВ còn có nhiều hãng Nhật được huy động theo thoả thuận ký tháng 8.1999 giữa chính phủ Mỹ và Nhật. Ban đầu, dự kiến Nhật sẽ tham gia chế tạo tầng đánh chặn và đầu tự dẫn hồng ngoại đa màu, động cơ tăng tốc-hành trình hiệu suất cao và nắp rẽ dòng mũi tên lửa trọng lượng nhẹ..
Tầng đánh chặn Mk 142 -
phần chiến đấu của SM-3
Tuy nhiên, tiến độ công việc này rất chậm. Vì thế việc thảo luận thiết kế cuối cùng của biến thể SM-3 Block IВ mãi đến 13.7.2009 mới diễn ra. Theo đó, các khác biệt chính của SM-3 Block IВ so với Block IА là thuộc về tầng đánh chặn. phần chiến đấu của SM-3
Trên tên lửa SM-3 Block IВ sẽ sử dụng hệ DACS 10 loa phụt rẻ tiền hơn, có khả năng thay đổi lực đẩy, đầu tự dẫn hồng ngoại 2 màu cho phép tăng kích thước vùng phát hiện mục tiêu và cải thiện khả năng nhận dạng mục tiêu trên nền nhiễu.
Tên lửa cũng sẽ được trang bị thiết bị quang học phản xạ và bộ xử lý tín hiệu cải tiến. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc sử dụng các cải tiến này sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của tên lửa nhờ cho phép tên lửa đánh chặn mục tiêu ở cự ly xa hơn các biến thể trước đó.
Dự kiến lần thử đầu tiên SM-3 Block IВ sẽ diễn ra vào cuối năm 2010, đầu năm 2011, và khi nhận được kết quả tích cực, các tên lửa này sẽ được triển khai vào năm 2013. Biến thể này có thể phóng từ các bệ phóng trên tàu, cũng như trên mặt đất khi nằm trong cơ cấu của hệ thống Aegis Ashore (Aegis trên bờ). Có thể tăng thêm tầm bắn của biến thể này bằng cách triển khai các tên lửa chống tên lửa cách khá xa radar và hệ thống điều khiển hoả lực.
Vì thế, song song với việc hoàn thiện tên lửa chống tên lửa, người ta cũng triển khai công tác nghiên cứu cải tiến để sử dụng tên lửa từ các bệ phóng mặt đất. Lần đầu tiên phương án bố trí SM-3 như vậy đã được Raytheon đề xuất năm 2003 và sau đó hãng này tự chi tiền để nghiên cứu kiểm nghiệm.
Theo ý kiến của lãnh đạo Raytheon, các vụ thử biến thể mặt đất của SM-3 có thể bắt đầu vào năm 2013, nó cũng có thể dễ dàng tích hợp vào hệ thống THAAD. Tuy vậy, lãnh đạo Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ lại không tán thành ý kiến cho rằng, sẽ dễ dàng và không cần thay đổi cấu trúc tên lửa vì năm 2010 họ đã được chi 50 triệu USD để nghiên cứu khả năng sử dụng SM-3 cho các bệ phóng mặt đất.
Dự kiến đến trước năm 2013 sản xuất 147 tên lửa SM-3 Block IА và Block IВ, trong đó 133 tên lửa sẽ triển khai trong thành phần các hệ thống phòng thủ tên lửa - trên 16 chiến hạm ở Thái Bình Dương và trên 11 chiến hạm ở Đại Tây Dương. Số còn lại sẽ được dùng để thử nghiệm. Đến trước năm 2016, dự kiến tăng số lượng tên lửa chống tên lửa lên đến 249 quả.
Đồng thời, theo thoả thuận mới ký giữa Mỹ và Nhật Bản vào tháng 12.2004, SM-3 đang được nghiên cứu cải tiến triệt để. Biến thể này có tên SM-3 Block IIА, bắt đầu được phát triển vào năm 2006. Khác biệt bề ngoài chủ yếu là đường kính tên lửa trên toàn chiều dài là 533 mm - đường kính lớn nhất cho phép với bệ phóng thẳng đứng Мк 41 và vì thế mà không cần tàu mang đặc biệt để triển khai tên lửa này.
Phóng tên lửa SM-3 Block IIА
Các khác biệt khác của tên lửa là việc nó được trang bị tầng đánh chặn đường kính lớn hơn, đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến và hệ thống DACS hiệu quả hơn. SM-3 Block IIА sẽ được lắp nắp rẽ dòng ở mũi và các tấm khí động nhỏ hơn.Việc sử dụng cho SM-3 Block IIА động cơ tăng tốc-hành trình cỡ lớn cho phép tăng tốc độ cuối của tên lửa lên 45-60%, hay đến 4,3-5,6 km/s (bởi vậy biến thể này còn được gọi là High Velocity, tức là cao tốc), tầm bắn lên đến 1000 km. Do kích thước tên lửa tăng lên nên trọng lượng phóng của tên lửa cũng tăng hơn 1,5 lần.
Tổng chi phí phát triển SM-3 Block IIA có thể là 3,1 tỷ USD (trị giá các mẫu đầu của tên lửa đến 37 triệu USD), hơn nữa chi phí này có thể bao gồm nhiều công việc đã được Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ thực hiện trước đó trong chương trình chế tạo tầng đánh chặn tiểu hình MKV (Miniature Kinetic Vehicle), loại sẽ cạnh tranh với tầng đánh chặn UKV (Unitary Kinetic Vehicle) đang được phát triển cho các biến thể tương lai của SM-3.
Dự kiến, lần phóng đầu tiên SM-3 Block IIA sẽ diễn ra vào tháng 7.2014. Nếu các thử nghiệm thành công, việc triển khai tác chiến các tên lửa chống tên lửa này sẽ bắt đầu vào năm 2015, triển khai toàn quy mô vào năm 2018.
Các kế hoạch chế tạo tên lửa SM-3 Block IIВ cũng trù tính việc tiếp tục nâng cao các tính năng bằng việc lắp tầng đánh chặn cỡ lớn (UKV) có tính năng tìm kiếm, nhận dạng mục tiêu cao hơn, có khả năng cơ động mạnh ở giai đoạn cuối (High Divert - "biến thể cơ động cao"). Người ta cũng dự tính sử dụng cho SM-3 Block IIB công nghệ tiêu diệt mục tiêu từ xa, công nghệ này sẽ bao gồm không chỉ việc phóng tên lửa theo thông tin từ các radar và hệ thống điều khiển ở xa mà còn cả khả năng cập nhật dữ liệu trong quá trình bay từ các hệ thống khác.
Các kế hoạch tiếp theo trù định đến trước năm 2020 sẽ xuất hiện khả năng trang bị cho SM-3 Block IIB một số tầng đánh chặn MKV mà trọng lượng và kích thước của chúng sẽ cho phép lắp trên tên lửa 5 tầng đánh chặn như vậy. Việc áp dụng những cải tiến đó sẽ cho phép coi SM-3 Block IIB như một tên lửa chống tên lửa có khả năng nổi bật trong đánh chặn tên lửa đường đạn xuyên lục địa và các đầu đạn của chúng ở giai đoạn bay ngoài khí quyển.
Các khu vực phòng thủ Tây Âu bằng các tên lửa (từ trái sang phải) SM-3 Block IA, SM-3 Block IB và SM-3 Block IIA
Tổng cộng, hiện tại có 18 chiến hạm của Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống Aegis nâng cấp để làm nhiệm vụ phòng thủ tên lửa. Trong tương lai, dự định các biến thể khác nhau của SM-3 sẽ được trang bị cho tất cả các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và một phần đáng kể các tàu tuần dương lớp Ticonderoga - tổng cộng 65 chiến hạm. Mỹ cũng đã thông qua quyết định trang bị hệ thống tương tự cho các tàu khu trục mới lớp Zumwalt. Cần tính đến cả khả năng tiềm tàng trang bị bổ sung tên lửa SM-3 cho các chiến hạm của Hải quân Nhật (6 tàu), việc hiện nay đang được thực hiện, Hàn Quốc (3 tàu), Australia (3 tàu), Tây Ban Nha (6 tàu) và Nauy (4 tàu).
Việc "tối ưu hoá" hệ thống phòng thủ tên lửa theo kịch bản của Mỹ đã bắt đầu tiến hành đã mang lại "hơi thở mới" cho các hãng châu Âu vốn tiến hành nghiên cứu theo chương trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa của châu Âu từ tháng 5.2001.
Ở các giai đoạn đầu, tham gia với họ có 2 nhóm công ty đứng đầu là Lockheed Martin (gồm các hãng Astrium, BAE Systems, EADS-LFK, MBDA và TRW) và SAIC (gồm Boeing, Diehl EADS, QinetiQ và TNO). Cũng đi theo hướng này, năm 2003, hãng EADS đã thông báo bắt đầu phát triển tên lửa chống tên lửa ngoài khí quyển Exoguard mà các bộ phận chính và thiết kế của nó phải dựa trên việc sử dụng chất xám của châu Âu, còn các mục tiêu chính của nó sẽ là các tên lửa đường đạn có tầm bắn đến 6000 km. Đây là tên lửa nhiên liệu rắn 2 tầng, có trọng lượng phóng gần 12,5 tấn, có khả năng tăng tốc tầng đánh chặn động năng lên đến tốc độ 6 km/s.
Năm 2005, châu Âu bắt đầu thực hiện chương trình "Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường nhiều tầng tích cực" (ALTBMD) nhằm bảo vệ quân đội NATO, sau đó là bảo vệ cả dân chúng chống tên lửa đường đạn có tầm bắn đến 3000 km. Ngoài ra, trong mấy năm, tiến độ các công việc này không cao tận cho đến khi xuất hiện các sáng kiến "tối ưu hoá" của Mỹ. Nhưng vào tháng 1.2010, các kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu bằng sức lực của các nước châu Âu lại trở thành tâm đidẻm chú ý của nhiều chính trị gia vốn dự định thảo luận về chủ đề này trước cuộc họp thượng đỉnh NATO mùa xuân năm 2011, thời hạn mà các nước NATO phải quyết định về các vấn đề cụ thể triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới ở châu Âu.
Bệ phóng SM-3 trên mặt đất dùng contenơ
Hiện tại, công ty EADS Astrium đã đề xuất bắt đầu tài trợ cho việc phát triển tên lửa chống tên lửa Exoguard, còn nhóm công ty gồm MBDA, Thales và Safran thì đề xuất xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa dựa trên tên lửa chống tên lửa Aster và các radar mới GS1000 và GS1500.Đồng thời, theo tính toán của Thales và MBDA, để xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa để chống tên lửa đường đạn có tầm bắn đến 3000 km, cần phải đầu tư đến 5 tỷ Euro trong vòng 10 năm tới.