Em đóng được 14 năm, tính ra thì được rút 1 lần BHXH tầm 92 triệu thì có nên rút không các cụ. Em đang mua gói bảo hiểm Fudention gói 15 năm mỗi năm đóng 26 triệu/năm bảo hiểm có bệnh hiểm nghèo, sau 15 năm rút ra tầm 400, em đóng 5 năm rồi. Món bảo hiểm xh nhà nước rút hay đóng tiếp các cụ, em làm tư nhân ngoài lúc làm lúc nghỉ
Bảo hiểm xã hội của cụ là cụ tự đóng hay cơ quan đóng cho cụ? Nếu cụ tự đóng thì cố đóng nốt 6 năm nữa, tự ra quận đóng cũng được thấp hơn đi gửi.
Thực ra câu chuyện rút hay gửi phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập, mức độ ổn đinh của thu nhập của cụ và khả năng kinh tế.
Cái Prudential (Chắc cái này, vì em tra 17 công ty BH Nhân thọ + 17 cong ty Phi nhân thọ ko có cái nào tên như cụ bảo) thì tùy, có rồi là có cái đảm bảo cũng tốt thôi. Nhưng mức đóng BH của cụ thế cũng là hơi thấp. Lại của Prudential nữa nên khi nhận về ko được bao nhiêu (công nhận Pru trừ quản lý phí kinh thật, nhà em đều mua của BV thì chính sách và nhận về tốt hơn nhiều).
Cái này của cụ chỉ là phòng ngừa rủi ro khi bệnh hiểm nghèo hay đột tử thì con cái có cái trông vào thôi , chứ ko coi nó là 1 nguồn lương hưu được, Vì nhỡ cụ sống đến 90 thì cái 400M của cụ ko ăn dè được từ lúc 62 đến 90 tuổi đâu. Trừ khi cụ rất dư dả, hiện tại đã rủng rỉnh, có những khoản đã nhìn thấy (mà chắc là chưa vì nếu thế đã ko phải nhìn vào cái khoản 92M này) , tiền vào túi rồi và đóng băng lại rồi để chắc chắn sẽ ko phải tiêu vào, còn ko 92M của cụ rút về chắc đi nhậu 1 năm là hết.
Và cụ lưu ý là Prudential cái mà gọi là y tế của cụ thực ra chỉ là, nếu cụ mắc bệnh hiểm nghèo (ung thư giai đoạn cuối chẳng hạn) thì cụ mới được nhận cái 230M đó nhe, chứ nó ko chi trả cho chi phí y tế đâu, cái chi phí chữa trị y tế là cụ phải mua riêng mỗi năm từ 2 - 12M, năm nào ko dùng là mất. Và cụ cũng nên phân biệt giữa bệnh hiểm nghềo, bệnh mãn tính, v.v.
Ví dụ, cụ bị tiểu đđđường, hoặc cao huyết ápcụ có BHYT thì cụ được đi chữa bệnh, lấy thuốc,, nằm viện abc chi trả theo BHYT (khoản này nếu người khỏe ko sao, khi mình già và bắt đầu lão hóa thì khoản này lớn đó), còn nếu cụ ko có thì cái Prudential của cụ ko chi trả đâu nhé. Trừ khi cụ sắp tèo thì nó trả 1/2. khi cụ tèo thì nó trả nốt thôi
Ngay nhiều cơ quan (nước ngoài) có mua gói BHYT bên ngoài của các công ty, có bảo lãnh, h cũng yêu cầu nhân viên co - pay tỉ lệ từ 10- 50% hoặc sử dụng BHYT hết mức, vì với các công ty đông, nếu ko sử dụng BHYT hoặc co - pay thì năm nào cũng bị các công ty bán BH yêu cầu tăng phí 10 - 30% hoặc đưa vào danh sách đen vì vượt hạn mức.
Còn em đã gặp trường hợp, giám đốc công ty Xây dựng cũng lừng lẫy 1 thời, h phá sản, ko lương hưu, h hàng ngày tham gia ban quản trị tòa nhà để có lương 5M/ttháng là nguồn thu duy nhất.
Ko phải ngẫu nhiên mà các nước phát triển yêu cầu bảo hiểm bắt buộc cho mọi thứ, nhà, xe, sức khỏe, tai nạn, mất sức lao động, v.v.
Cụ nào ở trên bảo, cứ cái gì dân họ thấy có lợi họ sẽ tự làm, nhưng cụ quên mất là nó còn liên quan đến dân trí - mức độ nhận thức và khả năng quản trị rủi ro của mỗi người rất khác nhau.
Và thế mới cần vai trò điều tiết của nhà nước. Chứ ông nào cũng chăm chăm làm cái có lợi cho mình thì sẽ ko cần chính sách quản lý khí thải, ko cần giảm mức độ sử dụng tài nguyên, ko cần giảm chặt gỗ phá rừng khai thác, ko cần cấm hay ngăn chặn chuyẻno đổi mục đích sử dụng đất, ko cần khuyến khích phương tiện công cộng, ko cần chống đầu cơ, chống phòng vệ thương mại, cái lớn nuốt cá bé.