Hôm trước cháu có trót mở thớt khi đọc được bài này ạ:
https://www.otofun.net/threads/ruou-ran-niem-tin-mu-quang.1383699/
"Chắc hẳn không ai không đến mức không biết rắn, tắc kè là các loài bò sát máu lạnh (tức là chúng sống nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời để điều tiết thân nhiệt). Hầu hết các loài rắn, tắc kè là các loài kiếm ăn đêm, trừ rắn hổ mang (hổ mang thường và hổ mang chúa) chúng kiếm ăn cả ngày lẫn đêm. Nơi sống của chúng là những nơi hang hốc, ẩm thấp, đặc biệt thích các vùng nghĩa địa, mồ mả rậm rạp cây cỏ và tối tăm, ít người qua lại làm phiền.
Rắn, tắc kè là các loài bò sát ăn thịt sống, thức ăn chủ yếu là những con mồi bị bệnh, yếu sức khỏe khiến chúng không thể tự vệ và bị tấn công – đây là một quy luật sinh tồn tất yếu của tự nhiên. Nên cơ thể của các loài này chứa rất nhiều các loài vi rút, vi khuẩn, sinh vật ký sinh như ve, bọ mang mầm bệnh. Có thể cơ thể rắn khi ăn thức ăn sống vào mà không bị nguy hại là vì trải qua hàng triệu năm tồn tại, tiến hóa chúng đã sản sinh ra kháng thể. Nhưng con người thì không như vậy.
Với môi trường sống tự nhiên của rắn, khiến cơ thể chúng có rất nhiều ký sinh trùng, sinh vật ký sinh, vi khuẩn, virus sống trong cơ thể. Các loài hút máu ký sinh như rận, rệp, ve chó... bám ký sinh đầy ắp dưới các lớp vảy kitin và xếp thành nhiều lớp (ai không tin thử bắt 1 con xem 1 lần sẽ biết, nhất là các loài rắn hổ).
Nếu các bạn có cơ hội chứng kiến những người buôn bán mổ rắn ra làm thịt để ngâm rượu, hãy để ý trên thành ruột, thành bao tử chúng là hàng trăm búi sán bám ký sinh. Nhiều con còn chui ra ngoài ruột. Tôi thường tiếp súc với công việc này nên hiểu rõ."
Khi ngâm 1 hũ rượu rắn, tắc kè, bìm bịp thường người ta ngâm sống, nên không thể làm sạch từng con sán trong cơ thể, từng con ve chó, rận hút máu trong vảy rắn, lông bìm bịp và các loài virus, vi khuẩn ký sinh khác... Còn tại sao ư, bởi khi ngâm rượu rắn, người ta thường không cạo vảy là để cho đẹp bình rượu.
Nhiều người còn uống tiết rắn, tim rắn pha rượu mà không biết trong máu của chúng khi phân chất mới thấy các loài virus, vi khuẩn gây bệnh kinh hoàng. Khi uống rượu pha nọc rắn mà không chết đó là phúc phần của người uống bởi nếu thành miệng, thành bao tử, thành ruột lỡ bị trầy xước, nọc rắn ngấm vào thì không có cơ hội cứu được.
Khi ngâm rắn, tắc kè, bìm bịp … vào rượu (cao nhất là 47% cồn) thì hầu hết các vi khuẩn, virus ký sinh trong cơ thể rắn hoàn toàn khỏe re như bò kéo xe vì nồng độ rượu quá thấp. Ngâm với cồn 90 - 99% như tôi thường dùng sau 3 -5 năm kiểm tra chúng vẫn khỏe mạnh như đang chìm vào giấc ngủ đông. Bởi vì khi bị tác động nguy hiểm, các loài vi khuẩn sẽ tiết ra 1 hoạt chất bao bọc cơ thể chúng an toàn và chờ đợi điều kiện sống thích hợp để chúng thức giấc và phát tán. Chúng chỉ chết khi nhiệt độ sôi đạt 120 độ C nên rượu mà các bạn ngâm rắn, tắc kè, bìm bịp… chỉ là một đợt sát hạch yếu đối với các loài vi khuẩn, virus gây bệnh.
Sau một thời gian khi rượu ngâm, hạ thổ. Rượu rắn, bìm bịp, tắc kè sẽ phân hủy các protein trong cơ thể chúng và hòa tan vào rượu. Khi uống có mùi tanh tanh của thịt sống ngâm và rất khó uống nên người ngâm và buôn bán rượu rắn thường khuyên bạn ngâm thêm vài thảo dược… cho dễ uống. Uống loại rượu này nó cũng chẳng khác việc các bạn ăn một con rắn bằng cách hầm, luộc, xào… vì quá trình phân hủy protein nhanh hay chậm tùy thuộc vào những điều kiện khác nhau. Nên nhớ là các các enzyme phân giải protein trong dạ dày và ruột non của con người gần như không thể hấp thụ được tất cả các thứ vớ vẩn trong rượu rắn."