[Chi hội] Rượu mạnh – Lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, đam mê, sưu tầm và chia sẻ

Trạng thái
Thớt đang đóng

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,986 Mã lực
Các Cụ SBC cho cháu hỏi thăm chai Kavalan hôm trước các Cụ thẩm định phẩm chất thế nào ah? liệu có thể ngang cấp độ chai macallan 12 không ah. Cháu thấy giá tt cao hơn chai macallam 12. Xin cảm ơn các Cụ
 

MaltBrothers

Xe buýt
Biển số
OF-175030
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
783
Động cơ
348,541 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu ngon và đàn bà đẹp
Các Cụ SBC cho cháu hỏi thăm chai Kavalan hôm trước các Cụ thẩm định phẩm chất thế nào ah? liệu có thể ngang cấp độ chai macallan 12 không ah. Cháu thấy giá tt cao hơn chai macallam 12. Xin cảm ơn các Cụ
Quan điểm cá nhân của em thôi, thì Kavalan hôm BSC uống là một chai SM Nas 40%abv. Cá nhân em nhận xét thì đó là một chai Nas trẻ xuất sắc đấy ạ ăn đứt mấy chai SM Nas của scotch. Hương vị khá complex và balance, em dự là có sự pha trộn giữa rượu ủ trong fistfill bourbon và refill sherry nhưng có lẽ bourbon chiếm tới 3/4. Nhà em uống của cụ Jackal một lần uống tại BSC một lần và sau đó lấy phần còn lại của cụ Jackal đem về nhà uống thêm đều rất ok. Còn với Maca 12 chai thuần sherry vốn đã nổi danh của lò Macallan đậm đà ngọt ngào đặc trưng của dòng sherry whisky. Nếu cụ nào thích sự ngọt ngào đặc trưng của sherry thì sẽ chấm maca12 cao điểm hơn còn thích sự phức hợp thanh nhã hơn một chút sẽ chấm Kavalan. Còn nếu không ngả theo khuynh hướng nào như nhà em thì sẽ cho nó ở mức gần ngang nhau. Kavalan Nas 83/100 còn maca 12 85/100.
Nếu cụ muốn trải nghiệm một chút với Kavalan thì hôm nào mời cụ giao lưu, nhà em vẫn còn một chút cướp của cụ Jackal76. Còn nếu so với Maca 12 fine oak thì nhà em ko rõ vì thú thực là chưa uống loại đó.

@Jackal: Cái này người ta gọi là của người phúc ta cụ Jackal76 đừng phiền lòng nhé, hehe.
 
Chỉnh sửa cuối:

skywalkers

Xe buýt
Biển số
OF-5130
Ngày cấp bằng
4/6/07
Số km
727
Động cơ
552,170 Mã lực
Highland Park tung ra bộ sản phẩm whisky mạch nha đơn mới, The Warrior Series, dựa trên di sản Bắc Âu & các nhân vật lịch sử có lien quan đến nhà máy chưng cất Orkney Islands.
Bộ sản phẩm này ban đầu sẽ được phân phối độc quyền trong kênh bán lẻ du lịch Châu Âu, bao gồm ba dòng mạch nha đơn, sẽ ra mắt trong những tháng tới. Ba dòng mạch nha đơn tiếp sau sẽ được tung ra vào nửa cuối năm nay.

Bộ sản phẩm này vừa được ra mắt tại London. Giám đốc tiếp thị của Hingland Park, Gerry Tosh giải thích về tên của từng loại whisky – Svein, Einar và Harald – được đặt theo tên của các nhân vật lịch sử Bắc Âu, gắn liền với lịch sử Orkney Islands, nới những dòng whisky đơn này được tạo ra.

Ông cũng giải thích chi tiết về cách các hương vị phát triển bằng cách thay đổi độ cân bằng giữa thùng gỗ sồi Mỹ và thùng sherry Châu Âu được phơi khô, với sự nhấn mạnh thêm về bước tiến vượt bậc của bộ sản phẩm.

Cả Svein và Einar đều ra mắt trong chai dung tích 1L với giá bán dự kiến 40 euro và 53 euro, trong khi Harald, với chai dung tích 70cl, giá bán dự kiến 75 euro.

“Bộ sản phẩm ‘Chiến Binh’ là bước phát triển tự nhiên đối với Highland Park, cả về thương hiệu lẫn trong kênh bán lẻ du lịch toàn cầu. Bằng cách tiếp tục tôn vinh di sản Bắc Âu phong phú và độc đáo của chúng tôi, chúng tôi có thể kể những câu chuyện đưa thương hiệu và sản phẩm trở nên gần gũi hơn với khách hàng,” Tosh cho biết.



“Để tiếp tục sự phát triển này, nhà sản xuất whisky đã chế tác nên 6 dòng whisky khác nhau mang đến cho khách hàng một phong cách mới trong hành trình hương vị, vẫn theo cách cổ điển của Highland Park từ bắt đầu đến kết thúc, nhưng mang lại cho họ những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt và toàn diện.”

Giám đốc Maxxium Bán Lẻ Du Lịch, Glen Williams cho biết : “Chúng tôi rất vui mừng có được cơ hội đón nhận ba sản phẩm đầu tiên từ bộ sản phẩm độc đáo của thương hiệu lớn như Highland Park.”


Svein được mô tả như thủ lĩnh Viking cuối cùng, trung tâm của Orkeyinga saga ( câu chuyện lịch sử trong lịch sử Orkney Islands).


Einar là mấu chốt của ‘Earl of Orkney’ từ năm 1014. Nổi tiếng với những hành trình thám hiểm dài, không bó buộc trong những quy tắc, kết hợp với chiếc rìu khổng lồ đặc trưng trên nhãn của dòng mạch nha này.


Harald là nhân vật quan trọng trong việc thành lập nên lãnh địa bá tước Orkney, cũng như đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của lịch sử Viking. Vua Nauy, Harald Fairhair là một trong những chiến binh – thủ lĩnh người Scandinavi vĩ đại nhất trong thế kỷ thứ 9.
(Thông tin sưu tầm trên mạng)

Bộ 6 chai HLP này cũng đáng để các bác khoái nhà HLP như bác phamhavn truy lùng và sưu tầm. Tuy nhiên bộ này hiện chỉ được bán tại các DFS bên Châu Âu thì phải. Hiện em thấy WoW có đủ bộ 3 chai, bác nào có người nhà từ UK về nên nhờ mua.
Một điểm nữa em thấy là nhà HLP của đảo Orkney tuy là đảo nằm ở cực Bắc của Scotch tuy nhiên lại mang đậm phong cách và sự ảnh hưởng của văn hóa Viking cổ đại, hoàn toàn khác với các nhà chưng cất thuần Scotch khác. Do vậy HLP có cái gì đó luôn mang tính chất mạnh mẽ, phóng khoáng và có phần hoang dã và đầy nét phiêu lưu của người Viking. Đều đó có thể nhận thấy từ cách gọi tên, thiết kế logo hay thậm chí là hình dáng của chai rượu. Quả là rất đặc biệt.
 
Chỉnh sửa cuối:

ca_voi

Xe cút kít
Biển số
OF-106114
Ngày cấp bằng
18/7/11
Số km
17,700
Động cơ
534,593 Mã lực
Thảo nào nhà Em cũng nghe bọn sinh viên hàng hải dưới hải phòng khoe có đại gia hà thành thuê cả tiểu đội chúng nó với giá 800k/đứa/ngày để đi lùng rượu hồi bọn nó đến cửa hàng nào shop nào cũng baỏ có hai gã 1gầy 1béo đi BMW525i lượn qua vét sạch may qua vẫn còn hàng sót lại 1chai Maca 12 gia 500k mặc cả mãi xuống đc 499k đem về lập công với đại gia Hà thành, chẳng hiểu sao sau vụ hoành tráng này thấy mât hút luôn các cụ ợ, tội nghiệp hĩ hĩ
=)) em tý sặc nước :):)

Highland Park tung ra bộ sản phẩm whisky mạch nha đơn mới, The Warrior Series, dựa trên di sản Bắc Âu & các nhân vật lịch sử có lien quan đến nhà máy chưng cất Orkney Islands.
Bộ sản phẩm này ban đầu sẽ được phân phối độc quyền trong kênh bán lẻ du lịch Châu Âu, bao gồm ba dòng mạch nha đơn, sẽ ra mắt trong những tháng tới. Ba dòng mạch nha đơn tiếp sau sẽ được tung ra vào nửa cuối năm nay.

Bộ sản phẩm này vừa được ra mắt tại London. Giám đốc tiếp thị của Hingland Park, Gerry Tosh giải thích về tên của từng loại whisky – Svein, Einar và Harald – được đặt theo tên của các nhân vật lịch sử Bắc Âu, gắn liền với lịch sử Orkney Islands, nới những dòng whisky đơn này được tạo ra.

Ông cũng giải thích chi tiết về cách các hương vị phát triển bằng cách thay đổi độ cân bằng giữa thùng gỗ sồi Mỹ và thùng sherry Châu Âu được phơi khô, với sự nhấn mạnh thêm về bước tiến vượt bậc của bộ sản phẩm.

Cả Svein và Einar đều ra mắt trong chai dung tích 1L với giá bán dự kiến 40 euro và 53 euro, trong khi Harald, với chai dung tích 70cl, giá bán dự kiến 75 euro.

“Bộ sản phẩm ‘Chiến Binh’ là bước phát triển tự nhiên đối với Highland Park, cả về thương hiệu lẫn trong kênh bán lẻ du lịch toàn cầu. Bằng cách tiếp tục tôn vinh di sản Bắc Âu phong phú và độc đáo của chúng tôi, chúng tôi có thể kể những câu chuyện đưa thương hiệu và sản phẩm trở nên gần gũi hơn với khách hàng,” Tosh cho biết.



“Để tiếp tục sự phát triển này, nhà sản xuất whisky đã chế tác nên 6 dòng whisky khác nhau mang đến cho khách hàng một phong cách mới trong hành trình hương vị, vẫn theo cách cổ điển của Highland Park từ bắt đầu đến kết thúc, nhưng mang lại cho họ những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt và toàn diện.”

Giám đốc Maxxium Bán Lẻ Du Lịch, Glen Williams cho biết : “Chúng tôi rất vui mừng có được cơ hội đón nhận ba sản phẩm đầu tiên từ bộ sản phẩm độc đáo của thương hiệu lớn như Highland Park.”


Svein được mô tả như thủ lĩnh Viking cuối cùng, trung tâm của Orkeyinga saga ( câu chuyện lịch sử trong lịch sử Orkney Islands).


Einar là mấu chốt của ‘Earl of Orkney’ từ năm 1014. Nổi tiếng với những hành trình thám hiểm dài, không bó buộc trong những quy tắc, kết hợp với chiếc rìu khổng lồ đặc trưng trên nhãn của dòng mạch nha này.


Harald là nhân vật quan trọng trong việc thành lập nên lãnh địa bá tước Orkney, cũng như đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của lịch sử Viking. Vua Nauy, Harald Fairhair là một trong những chiến binh – thủ lĩnh người Scandinavi vĩ đại nhất trong thế kỷ thứ 9.
(Thông tin sưu tầm trên mạng)

Bộ 6 chai HLP này cũng đáng để các bác khoái nhà HLP như bác phamhavn truy lùng và sưu tầm. Tuy nhiên bộ này hiện chỉ được bán tại các DFS bên Châu Âu thì phải. Hiện em thấy WoW có đủ bộ 3 chai, bác nào có người nhà từ UK về nên nhờ mua.
Một điểm nữa em thấy là nhà HLP của đảo Orkney tuy là đảo nằm ở cực Bắc của Scotch tuy nhiên lại mang đậm phong cách và sự ảnh hưởng của văn hóa Viking cổ đại, hoàn toàn khác với các nhà chưng cất thuần Scotch khác. Do vậy HLP có cái gì đó luôn mang tính chất mạnh mẽ, phóng khoáng và có phần hoang dã và đầy nét phiêu lưu của người Viking. Đều đó có thể nhận thấy từ cách gọi tên, thiết kế logo hay thậm chí là hình dáng của chai rượu. Quả là rất đặc biệt.
Chết thật, chuẩn bị tiền mua cả 6 chai :(
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,515
Động cơ
417,335 Mã lực
Các Cụ SBC cho cháu hỏi thăm chai Kavalan hôm trước các Cụ thẩm định phẩm chất thế nào ah? liệu có thể ngang cấp độ chai macallan 12 không ah. Cháu thấy giá tt cao hơn chai macallam 12. Xin cảm ơn các Cụ
Nếu xét chi li đến từng "số đo" một thì Kavalan NAS không thể nào so sánh với Macallan 12yo Sherry Oak. Đem sản phẩm này so sánh với Macallan 10yo Sherry Oak thì còn... may ra, cho dù em là một trong số những người cũng rất hâm mộ Kavalan, cũng như đã từng viết bài giới thiệu về Kavalan với anh em người Việt mình từ khá lâu.

Kavalan là rượu NAS (rượu không ghi tuổi trên nhãn - No Age Statement). Trong những chai NAS trẻ hoặc là kể cả các sản phẩm từ 10 tuổi trở xuống, em này được đánh giá khá cao. Rượu KAVALAN được chưng cất và ủ hoàn toàn tại cellar trên hòn đảo Đài Loan có khí hậu hải dương châu Á nhiều nắng, nhiều gió và có số ngày nóng trong năm cao gần gấp đôi so với điều kiện ủ rượu tại vùng Speyside (Scotland), do vậy, rượu trưởng thành nhanh hơn so với rượu được ủ cùng số nắmo với rượu Scotch Whisky. Tuy nhiên, nói gì thì nói, việc ủ lâu sẽ giúp cho rượu nhẫn nại tương tác và thẩm thấu kỹ hơn để góp phần quan trọng tạo nên độ phức hợp của hương vị rượu.

Giả sử như người uống không đặt vấn đề quan trọng giữa việc chọn rượu whisky ủ trong thùng ex-Bourbon (USA) hoặc thùng ex-Sherry (Spain), có nghĩa là không gặp phải khó khăn gì về khẩu vị đối với cả 2 dòng, thì chai Macallan 12yo Sherry Oak là một chai "đáng tiền" hơn so với Kavalan, cho dù mức giá thông thường trên thị trường của Mac 12 SO này cũng đã là khá cao so với một số dòng SM 12yo khác có cùng mức độ chất lượng, sự phức hợp và đặc trưng về hương vị, trong số đó có cả những sản phẩm exclusively sherry có thể dùng để thay thế.
 

skywalkers

Xe buýt
Biển số
OF-5130
Ngày cấp bằng
4/6/07
Số km
727
Động cơ
552,170 Mã lực
Nếu xét chi li đến từng "số đo" một thì Kavalan NAS không thể nào so sánh với Macallan 12yo Sherry Oak. Đem sản phẩm này so sánh với Macallan 10yo Sherry Oak thì còn... may ra, cho dù em là một trong số những người cũng rất hâm mộ Kavalan, cũng như đã từng viết bài giới thiệu về Kavalan với anh em người Việt mình từ khá lâu.

Kavalan là rượu NAS (rượu không ghi tuổi trên nhãn - No Age Statement). Trong những chai NAS trẻ hoặc là kể cả các sản phẩm từ 10 tuổi trở xuống, em này được đánh giá khá cao. Rượu KAVALAN được chưng cất và ủ hoàn toàn tại cellar trên hòn đảo Đài Loan có khí hậu hải dương châu Á nhiều nắng, nhiều gió và có số ngày nóng trong năm cao gần gấp đôi so với điều kiện ủ rượu tại vùng Speyside (Scotland), do vậy, rượu trưởng thành nhanh hơn so với rượu được ủ cùng số nắmo với rượu Scotch Whisky. Tuy nhiên, nói gì thì nói, việc ủ lâu sẽ giúp cho rượu nhẫn nại tương tác và thẩm thấu kỹ hơn để góp phần quan trọng tạo nên độ phức hợp của hương vị rượu.

Giả sử như người uống không đặt vấn đề quan trọng giữa việc chọn rượu whisky ủ trong thùng ex-Bourbon (USA) hoặc thùng ex-Sherry (Spain), có nghĩa là không gặp phải khó khăn gì về khẩu vị đối với cả 2 dòng, thì chai Macallan 12yo Sherry Oak là một chai "đáng tiền" hơn so với Kavalan, cho dù mức giá thông thường trên thị trường của Mac 12 SO này cũng đã là khá cao so với một số dòng SM 12yo khác có cùng mức độ chất lượng, sự phức hợp và đặc trưng về hương vị, trong số đó có cả những sản phẩm exclusively sherry có thể dùng để thay thế.
Thưa chủ tịch. Rượu trưởng thành nhanh hơn theo em hiểu là nếu ủ ở Taiwan trong 5 năm có thể tương đương với rượu ủ ở Scotch trong 6, 7 năm chẳng hạn, do đó các chai NAS Kavalan có thể tương đương với những chai 10-12 năm của Scotch về độ trưởng thành phải ko ạ.
Tuy nhiên hình như em đã từng đọc ở đâu đó là rượu trưởng thành chậm (slow matured) thì thường ngon hơn, dễ dàng kiểm soát được chất lượng rượu hơn là rượu trưởng thành nhanh. Tỷ lệ và xác suất rượu bị hỏng của rượu trưởng thành nhanh là cao hơn. Có đúng vậy không hả cụ CT.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,515
Động cơ
417,335 Mã lực
Glenrothes 1991 - A Story

Glenrothes là một Nhà làm rượu khá danh tiếng của Vùng Speyside. Từ khoảng 6 năm nay, gần tương tự như Nhà Balblair, họ đã chuyển sang đóng chai nhiều line của mình theo Vintage Style (đóng chai loại rượu theo từng mẻ, từng năm chưng cất).

Chai rượu mà chúng ta nhìn thấy ở dưới đây là Vintage 1991, một Vintage khá nổi, và không rõ chi tiết nguyên nhân vì sao mà khá nhiều Nhà chưng cất đã lựa chọn rượu single malt của mẻ chưng cất năm 1991 để cho ra đời dòng Vintage 1991 được đánh giá cao của mình, chẳng hạn như Macallan, Balblair, Glenrothes... Vintage 1991 này của Nhà Glenrothes đã được đóng chai một số lần, lần gần đây nhất là 2012, có nghĩa là chai rượu này là rượu 21 tuổi.

Vintage 1991. 21 tuổi. Hương vị rượu có gì đặc biệt hay không?

Nhà Glenrothes đã giúp thêm người thưởng rượu một chút ít thông tin ngắn gọn và cơ bản bằng một dòng Tasting Notes ngay trên nhãn.









 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,515
Động cơ
417,335 Mã lực
Berry fruits, vanilla and butterscotch

“Hương vị của các trái dâu, vani và kẹo bơ Scotch”

Quá ngắn gọn!

Khi ngồi tĩnh lặng và chầm chậm thưởng thức kỹ hương vị rượu, ta có thể nhận thấy đây là một dòng khá đa hương vị và phức hợp. Hương và vị rượu có thể cảm nhận được qua từng lớp, từng lớp.

Đầu tiên là mùi hương khá nẩy của vani, mật ong, kem sữa dừa, bánh trứng, kẹo bơ, bánh quy kem. Sau đó, một số loại hương của hạt như hạt hạnh nhân và hạt dẻ. Ẩn trong lớp hương thứ hai là mùi khá ngọt ngào của chà là và mứt dâu tây. Cảm giác thèm ăn với sự dâng lên của những món ngọt ngào, bùi bùi, ngậy ngậy.

Rượu rất êm và dịu dàng, mượt mà. Phải chăng, muốn giữ cho cốt rượu có đặc điểm dịu êm và mềm mượt, mà nhà Glenrothes đã đóng chai rượu ở nồng độ cồn chỉ có 43%? Đây có lẽ sẽ là một điểm gây thất vọng cho rất nhiều whisky drinkers vì họ đã quá quen với việc thưởng thức các dòng rượu single malt 17 tuổi trở lên ở dạng tự nhiên nhất có thể, với natural color và non-chill filtered.

Vị rượu ngọt ngào, nhẹ nhàng chứ không quá đậm đà, sâu lắng. Ẩn trong hương vị kẹo bơ, hương vị của hạt dẻ, của nước xoài, chuối chín, còn có thể cảm nhận thấy một chút vị gỗ và cam chín.

Hậu vị không quá dài. Nếu xét trong một dải 100 phần của hậu vị, thì hậu vị của dòng này có lẽ chỉ ở mức 80. Không thấy cảm giác râm ran, ngân nga và một chút, cho dù chỉ một chút thôi của cảm giác rancio như khi ta thưởng thức một số dòng rượu SM 21 tuổi trở lên khác.

Về tổng thể, đây là một chai khá tốt. Rượu chắc chắn phải được ủ trong cả hai loại thùng, ex-Bourbon và ex-Sherry. Có lẽ sẽ là hợp hơn, nếu đó là thùng first-fill Bourbon và refill Sherry Oak.

Rượu có hấp dẫn? Có lôi cuốn? Có đáng để thưởng thức?

Câu trả lời là “Có”.

Tuy nhiên, đến tận bây giờ, khi ngồi viết những dòng này để chia sẻ với các cụ BSC và OF, em vẫn còn cảm nhận thấy một chút dư vị đắng chát, uh huh. Một cảm giác vừa bức bối, bức bội, lại vừa buồn cười.

Một câu chuyện thật tệ, nhưng ít ra vẫn còn có hậu, haha.

Câu chuyện này, em sẽ kể cho các cụ nghe, nhưng đầu tiên, em sẽ chỉ “kể” cho các cụ bằng những tấm hình em đã chụp lại. Phần lời, em sẽ dành cho các cụ… kể lại chi tiết để các cụ có thêm… những phút giây thư giãn cuối tuần.
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,515
Động cơ
417,335 Mã lực
Glenrothes 1991 - A Story

... và dưới đây là phần cốt truyện :D



 

skywalkers

Xe buýt
Biển số
OF-5130
Ngày cấp bằng
4/6/07
Số km
727
Động cơ
552,170 Mã lực
Tuy nhiên, đến tận bây giờ, khi ngồi viết những dòng này để chia sẻ với các cụ BSC và OF, em vẫn còn cảm nhận thấy một chút dư vị đắng chát, uh huh. Một cảm giác vừa bức bối, bức bội, lại vừa buồn cười.

Một câu chuyện thật tệ, nhưng ít ra vẫn còn có hậu, haha.

Câu chuyện này, em sẽ kể cho các cụ nghe, nhưng đầu tiên, em sẽ chỉ “kể” cho các cụ bằng những tấm hình em đã chụp lại. Phần lời, em sẽ dành cho các cụ… kể lại chi tiết để các cụ có thêm… những phút giây thư giãn cuối tuần.
Đón nghe tiếp phần kết của cụ Chủ tịch.
Em thì có chai Vintage 91 này nhưng đóng chai năm 2010 chứ ko phải 2012 ạ
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,515
Động cơ
417,335 Mã lực
Câu chuyện của em chỉ có thế. Em chẳng đủ văn vẻ hay ho để kể chi tiết từng thứ một cho các cụ nghe.

Thôi thì hãy cứ để các cụ tự kể lại cho mình hoặc kể cho nhau nghe tiếp vậy :D :D :D
 

Clayton

Xe điện
Biển số
OF-107142
Ngày cấp bằng
30/7/11
Số km
2,515
Động cơ
417,335 Mã lực
Thưa chủ tịch. Rượu trưởng thành nhanh hơn theo em hiểu là nếu ủ ở Taiwan trong 5 năm có thể tương đương với rượu ủ ở Scotch trong 6, 7 năm chẳng hạn, do đó các chai NAS Kavalan có thể tương đương với những chai 10-12 năm của Scotch về độ trưởng thành phải ko ạ.
Tuy nhiên hình như em đã từng đọc ở đâu đó là rượu trưởng thành chậm (slow matured) thì thường ngon hơn, dễ dàng kiểm soát được chất lượng rượu hơn là rượu trưởng thành nhanh. Tỷ lệ và xác suất rượu bị hỏng của rượu trưởng thành nhanh là cao hơn. Có đúng vậy không hả cụ CT.
Điều này đúng.

Trong ngành sản xuất rượu whisky nói riêng, rượu mạnh nói chung, ngoài "ủ chậm (ủ rượu cho trưởng thành chậm)" còn có một số kỹ thuật nữa như "chưng cất chậm", "lên men chậm", "làm malt chậm".

Nhìn chung, "chậm" đồng nghĩa với "lâu", tức mất thời gian hơn. Mà thời gian thì lại là "tiền". Tốn thời gian hơn tức là mất nhiều chi phí cơ hội và tốn kém công sức con người hơn. Trong khi đó, giá nhân công tại Scotland thì lại cũng rất cao. Vì thế, thường các nhà làm rượu phải có những lý do đặc biệt mới khiến cho họ sử dụng kỹ thuật "làm chậm" cho một số công đoạn.
 

tuankts

Xe buýt
Biển số
OF-75342
Ngày cấp bằng
13/10/10
Số km
500
Động cơ
427,045 Mã lực
Ới ời Chủ tịch ơi, cụ cũng om hàng nhiều quá giống cụ Mô đút gầm giường đây mà, khốn khổ, nhà em bao nhiêu rượu bày lên tủ mà cái tủ cứ như nồi Thạch Sanh, mãi chả đầy, cụ nhiều quá nên đâm cũng khổ, em thấy cái loại Blend in Túi nylon kia của cụ có thành phần mực in nên màu tối thâm giống Bunnahabhain, có sáp, có dầu, thêm tí mùi nhựa thông, nổi bật lên mùi thum thủm của bìa carton ngâm nc lâu ngày na ná như mùi da thuộc trong chai Ardbeg Uigeadail vậy :D
 

MaltBrothers

Xe buýt
Biển số
OF-175030
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
783
Động cơ
348,541 Mã lực
Nơi ở
Nơi có rượu ngon và đàn bà đẹp
Câu chuyện của em chỉ có thế. Em chẳng đủ văn vẻ hay ho để kể chi tiết từng thứ một cho các cụ nghe.

Thôi thì hãy cứ để các cụ tự kể lại cho mình hoặc kể cho nhau nghe tiếp vậy :D :D :D
=)) Công nhận là nhà em cũng ức chế thay cho cụ, hức hức.

Lúc đầu nhìn thì cứ tưởng là cụ CT uống tham quá chưa gì hết bay 3/4 chai vì em nghe là vừa mới tậu ở NT, xem tiếp thì hóa ra là như thế. Nhưng mà cũng hơi akay đấy ạ
 
Chỉnh sửa cuối:

skywalkers

Xe buýt
Biển số
OF-5130
Ngày cấp bằng
4/6/07
Số km
727
Động cơ
552,170 Mã lực
=)) Công nhận là nhà em cũng ức chế thay cho cụ, hức hức.

Lúc đầu nhìn thì cứ tưởng là cụ CT uống tham quá chưa gì hết bay 3/4 chai vì em nghe là vừa mới tậu ở NT, xem tiếp thì hóa ra là như thế. Nhưng mà cũng hơi akay đấy ạ
Chai này NT hơn 2 củ. Sao mới đóng chai 2012 mag tụt nắp đc rồi nhỉ?
 

ca_voi

Xe cút kít
Biển số
OF-106114
Ngày cấp bằng
18/7/11
Số km
17,700
Động cơ
534,593 Mã lực
Đọc page 31 của cụ Claton..nhà cháu cứ như xem game of throne - Red wedding :|
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top